Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tuần 6 Tiết 21 Cô bé bán diêm

A- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 - Cảm nhận được tinh thần nhân đạo của truyện Cô bé bán diêm ; giọng văn đầy thương cảm của của Anđecxen và màu sắc cổ tích qua những giấc mơ của em bé. Từ đó có hứng thú tìm đọc các truyện cổ của Anđécxen.

 - Cảm thụ được các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự qua câu chuyện cổ tích này.

ã Chuẩn bị:

 - HS: Bài soạn, đọc trước và tìm hiểu tác phẩm.

 - GV: Ảnh chân dung tác giả, bức tranh vẽ minh họa trong SGK, tư liệu tham khảo.

B- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

 1. Kiểm tra bài cũ:

1- Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc, em hiểu thế nào về cuộc đời và tính cách người nông dân trong xã hội cũ ?

 2. Bài mới : Từ đầu năm, các em đã được học các tác phẩm trong nước, hôm nay chúng ta tiếp cận với một số tác phẩm của văn học phương Tây.

I- Tác giả, tác phẩm : ( 5)

 Câu hỏi 1: Ngoài các thông tin trong SGK, em hiểu biết gì thêm về tác giả Anđécxen ?

 1. Tác giả: Anđécxen (1805-1875) là nhà văn vĩ đại của Đan Mạch trong thế kỉ 19. Nổi tiếng trên thế giới về những truyện viễn tưởng, truyện cổ tích viết cho tuổi thơ .

 2. Tác phẩm: Năm 30 tuổi tài năng nghệ thuật của ông nở rộ với nhiều tác phẩm nổi tiếng: Truyện kể cho các em, Bầy chim thiên nga, Nàng tiên cá, nàng công chúa và hạt đậu .

 Kho tàng truyện cổ tích của ông giàu chất nhân văn, đượm màu sắc hư ảo và thơ mộng, ngộ nghĩnh và thông minh đáng yêu.

II- Đọc và tóm tắt truyện: ( 20 )

 1. Đọc: Giọng kể nhẹ nhàng trong sáng, nhấn giọng ở các tình tiết sau mỗi làn đốt một que diêm, diễn tả các chi tình tiết cốt truỵện thật hấp dẫn.

 2. Tóm tắt truyện: (3 phần)

- Đêm giao thừa rét buốt và sự xuất hiện của cô bé.

- Cảnh đối lập giữa nhà nhà sáng rực ánh đèn và sực nức mùi ngỗng quay với một cô bé bán diêm lang thang đói rét phải ngồi nép vào một góc tường. Cô bé rét quá đành phải quẹt những que diêm lên để sưởi cho đỡ rét. Những tưởng tượng lạ kì sau bốn lần em quẹt que diêm.

- Sáng hôm sau mồng một Tết. Mọi người nhìn thấy em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười nằm chết ở xó đường giữa những bao diêm, trong đó có một bao diêm đã đốt hết nhẵn.

 

 

doc12 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1900 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tuần 6 Tiết 21 Cô bé bán diêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 6 Ngày soạn: 24/9/2007 Tuần 6: Tiết 21: Cô bé bán diêm ( An-đéc-xen ) A- Mục đích yêu cầu: - Cảm nhận được tinh thần nhân đạo của truyện Cô bé bán diêm ; giọng văn đầy thương cảm của của Anđecxen và màu sắc cổ tích qua những giấc mơ của em bé. Từ đó có hứng thú tìm đọc các truyện cổ của Anđécxen. - Cảm thụ được các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự qua câu chuyện cổ tích này. Chuẩn bị: - HS: Bài soạn, đọc trước và tìm hiểu tác phẩm. - GV: ảnh chân dung tác giả, bức tranh vẽ minh họa trong SGK, tư liệu tham khảo. B- tiến trình bài dạy: 1. Kiểm tra bài cũ: 1- Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc, em hiểu thế nào về cuộc đời và tính cách người nông dân trong xã hội cũ ? 2. Bài mới : Từ đầu năm, các em đã được học các tác phẩm trong nước, hôm nay chúng ta tiếp cận với một số tác phẩm của văn học phương Tây. I- Tác giả, tác phẩm : ( 5’) Câu hỏi 1: Ngoài các thông tin trong SGK, em hiểu biết gì thêm về tác giả Anđécxen ? 1. Tác giả: Anđécxen (1805-1875) là nhà văn vĩ đại của Đan Mạch trong thế kỉ 19. Nổi tiếng trên thế giới về những truyện viễn tưởng, truyện cổ tích viết cho tuổi thơ ... 2. Tác phẩm: Năm 30 tuổi tài năng nghệ thuật của ông nở rộ với nhiều tác phẩm nổi tiếng: Truyện kể cho các em, Bầy chim thiên nga, Nàng tiên cá, nàng công chúa và hạt đậu ... Kho tàng truyện cổ tích của ông giàu chất nhân văn, đượm màu sắc hư ảo và thơ mộng, ngộ nghĩnh và thông minh đáng yêu. II- Đọc và tóm tắt truyện: ( 20’ ) 1. Đọc: Giọng kể nhẹ nhàng trong sáng, nhấn giọng ở các tình tiết sau mỗi làn đốt một que diêm, diễn tả các chi tình tiết cốt truỵện thật hấp dẫn. 2. Tóm tắt truyện: (3 phần) - Đêm giao thừa rét buốt và sự xuất hiện của cô bé. - Cảnh đối lập giữa nhà nhà sáng rực ánh đèn và sực nức mùi ngỗng quay với một cô bé bán diêm lang thang đói rét phải ngồi nép vào một góc tường. Cô bé rét quá đành phải quẹt những que diêm lên để sưởi cho đỡ rét. Những tưởng tượng lạ kì sau bốn lần em quẹt que diêm. - Sáng hôm sau mồng một Tết. Mọi người nhìn thấy em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười nằm chết ở xó đường giữa những bao diêm, trong đó có một bao diêm đã đốt hết nhẵn. III. Phân tích: ( 15’) 1. Gia cảnh và thân phận khổ cực của cô bé bán diêm: Câu hỏi 2: Qua phần đầu em được biét gì về gia cảnh của cô bé bán diêm? Không gian thời gian xảy ra câu chuyện? Những chi tiết hình ảnh nào khắc họa rõ nét nhất thân phận và nỗi khổ cực của cô bé ? - Một cô bé bán diêm lang thang đói rét phải ngồi nép vào một góc tường giữa đêm giao thừa rét buốt. - Gia sản tiêu tán, bà mất, hai bố con phải sống nghèo khổ, túng quẫn; phải đi bán diêm giữa đêm giao thừa. => Gia cảnh nghèo khổ và thân phận đáng thương của cô bé bán diêm. C- Luyện tập củng cố: ( 5’) Câu hỏi 3: Hoàn cảnh và thân phận nghèo khổ của cô bé bán diêm gợi cho em những tình cảm gì ? ---------------------***-------------------- Tiết 22: Cô bé bán diêm (tiếp) - An-đéc-xen - A- Mục đích yêu cầu: - Cảm nhận được tinh thần nhân đạo của truyện Cô bé bán diêm ; giọng văn đầy thương cảm của của Anđecxen và màu sắc cổ tích qua những giấc mơ của em bé. Từ đó có hứng thú tìm đọc các truyện cổ của Anđécxen. - Cảm thụ được các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự qua câu chuyện cổ tích này. Chuẩn bị: - HS: Bài soạn, đọc trước và tìm hiểu tác phẩm. - GV: ảnh chân dung tác giả, bức tranh vẽ minh họa trong SGK, tư liệu tham khảo. B- tiến trình bài dạy: III. Phân tích: ( 35’) 2. Bốn giấc mơ của em bé bân diêm: (20’) Câu hỏi 4: Sau mỗi lần quẹt que diêm, em bé bán diêm đều tưởng tượng thấy điều gì ? Câu hỏi 5: Những mộng tưởng đó có thật được không? Tại sao ? Mộng tưởng nào không thể có thật ? Câu hỏi 6: Những tưởng tượng đó có ý nghĩa gì ? Lò sưởi - Cây thông Nô en- Được gặp bà - Hai bà cháu bay về Thượng đế. => Những giấc mơ hiện thực và kì ảo của tuổi thơ cô bé bán diêm 3. Hình tượng Ngọn lửa - diêm: (10’) Câu hỏi 7: Trong phần hai của câu chuyện, hình ảnh nào gây cho em những ấn tượng xúc động nhất ? Ngọn lửa - diêm - Ngôi sao (Hình ảnh đẹp rực rỡ lấp lánh nhất trong câu chuyện) => Đó là ngọn lửa của ước mơ tuổi thơ về mái ấm gia đình, về ấm no hạnh phúc. Vẻ đẹp nhân văn của truyện Cô bé bán diêm được thể hiện tài tình qua hình tượng ngọn lửa ấy. 4. Phát biểu cảm nghĩ về truyện “Cô bé bán diêm” : (5’) - Qua hình tượng ngọn lửa và ngôi sao sáng, Anđecxen đã cảm thông, trân trọng và ngợi ca những giấc mơ bình dị hoặc kì diệu của tuổi thơ. Qua đó ông nhắc nhở mọi người hãy san sẻ tình thương, đừng phũ phàng vô tình trước những nỗi đau, bất hạnh của trẻ thơ. IV. Tổng kết: ( 5’) a. Nội dung: Câu chuyện truyền cho chúng ta lòng thương cảm sâu sắc đối với một em bé nghèo khổ bất hạnh b. Nghệ thuật: Cách kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng phù hợp với tam lý tuổi thơ. C- Luyện tập củng cố: ( 5’) Câu hỏi 8: Phát biểu cảm nghĩ của em về đoạn kết câu chuyện Cô bé bán diêm ? Tìm đọc những tác phẩm của An đéc xen ? Dặn dò: Đọc và soạn trước bài Đánh nhau với cối xay gió cho tuần sau. ------------------***------------------ Ngày soạn: 25/9/2007 Tiết 23: Trợ từ, thán từ A- Mục đích yêu cầu: - Hiểu được thế nào là trợ từ, thán từ. Biết cách dùng trợ từ, thán từ trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể - Luyện tập cách dùng trợ từ thán từ trong hoàn cảnh nói hoặc viết. Chuẩn bị: - HS: Làm bài tập , đọc trước bài học. - GV: SGK, tư liệu tham khảo. B- tiến trình bài dạy: I. Kiểm tra bài cũ: 1- Tìm một vài từ ngữ địa phương ở địa phương hoặc ở vùng khác. Nêu từ ngữ toàn dân tương ứng ? 2- Sưu tầm một số câu thơ, ca hò vè có sử dụng từ ngữ địa phương ? II. Bài mới : 1. Thế nào là trợ từ ? Câu hỏi 1: Nghĩa của các câu sau đây có gì khác nhau ? Vì sao có sự khác nhau đó ? Câu hỏi 2: Các từ những, có trong các câu trên đi kèm từ ngữ nào trong câu và biểu thị thái độ gì của người nói đối với sự việc ? Nó ăn hai bát cơm. à Thông tin mang tính thông báo Nó ăn những hai bát cơm. à Từ những đã nhấn mạnh về số lượng, đồng thời biểu thị thái độ đánh giá ăn như vậy là nhiều Nó ăn có hai bát cơm. à Từ có đã nhấn mạnh về số lượng, đồng thời biểu thị thái độ đánh giá ăn như vậy là ít. Câu hỏi 3: Người ta gọi các từ những , có là trợ từ. Vậy thế nào là Trợ từ ? Ghi nhớ 1 : SGK (trang 69). 2. Thế nào là thán từ ? Ví dụ : SGK ( trang 70) Câu hỏi 1: Các từ này, ạ, vâng trong các câu sau biểu thị điều gì ? Câu hỏi 2: Nhận xét về cách dùng các từ này, ạ, vâng bằng cách chọn các câu trả lời đúng? - Các từ ấy có thể làm thành một câu độc lập. - Các từ ấy không thể làm thành một câu độc lập. - Các từ ấy không thể làm thành một bộ phận của câu. - Các từ ấy có thể cùng những từ khác làm thành một câu và thường đứng đầu câu. Câu hỏi 3: Người ta gọi các từ đó là thán từ. Vậy thế nào là Thán từ ? Ghi nhớ 2 : SGK (trang 70) 2.1. Vị trí của thán từ: Thán từ có khi tách thành câu đặc biệt, đứng ở đầu, giữa, hoặc cuối câu, nhưng thường hay đứng ở đầu câu. 2.2. Phân loại thán từ : Có hai loại chính: Thán từ biểu lộ tình cảm (a, ái, ơ, ôi, ô, than ôi, trời ơi, chao ôi ...) , Ví dụ ? Thán từ gọi - đáp (này, ơi, vâng , dạ, ừ ...) c- Luyện tập củng cố: 1. Bài 1-2-3-4: (SGK trang 70-71) Cho HS làm và giải đáp tại lớp. 2. Bài 5: Đặt 5 câu với những thán từ khác nhau? 3. Bài 6: Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ “Gọi dạ bảo vâng”? (Cho HS về nhà suy nghĩ và viết vào vở bài tập. Giờ sau kiểm tra. Dặn dò: Làm bài tập bổ sung trong vở bài tập. Đọc và chuẩn bị trước bài Tình thái từ. -------------------***---------------------- Ngày soạn: 25/9/2007 Tiết 24: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự A- Mục đích yêu cầu: - Giúp học sinh nhận biết được sự kết hợp và tác động qua lại giữa các yếu tố kể, tả và biểu cảm trong một văn bản tự sự. - Nắm được cách thức vận dụng các yếu tố này trong một bài văn tự sự. Chuẩn bị: - HS: Làm bài tập , đọc trước bài học. - GV: SGK, tư liệu tham khảo. B- tiến trình bài dạy: I. Kiểm tra bài cũ: 1- Hãy tóm tắt truyện Cô bé bán diêm thật ngắn gọn (khoảng 10 dòng) ? II. Bài mới : 1. Hoạt động 1: HS đọc đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng. Câu hỏi 1: Tìm và chỉ ra các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong trong đoạn văn trên ?Các yếu tố này thường đứng riêng hay đan xen với các yếu tố tự sự? Kể thường tập trung nêu cái gì ? Tả thường tập trung chỉ ra cái gì ? Biểu cảm thường thể hiện ở các chi tiết nào ? Câu hỏi 2: Nếu bỏ hết các yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm trong đoạn văn trên đi thì việc kể chuyện trong đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng như thế nào ? Vậy các yếu tố này có vai trò tác dụng như thế nào trong việc kể chuyện? Kết luận 1: - Yếu tố miêu tả giúp cho việc kể lại cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con thêm sinh động; tất cả màu sắc, hương vị, hình dáng, diện mạo của sự việc, nhân vật hành động... như hiện lên trước mắt người đọc. - Yếu tố biểu cảm cho thấy tình mẫu tử sâu nặng làm cho người đọc xúc động trăn trở suy nghĩ trước sự việc và nhân vật. - Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho ý nghĩa của truyện càng thêm sâu sắc. Câu hỏi 3: Ngược lại nếu bỏ hết các yếu tố kể đi chỉ để lại các yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm thì đoạn văn có thành chuyện được không ? Vậy vai trò của yếu tố kể người và việc như thế nào trong văn bản tự sự ? Kết luận 2: Ghi nhớ (SGK - trang 74) c- Luyện tập : 1. Đọc đoạn đầu của văn bản Cô bé bán diêm và chỉ ra tác dụng của các yếu tố miêu tả biểu cảm trong đoạn văn đó. 2. Viết một đoạn văn tự sự về chủ đề nhà trường (bạn bè, vui chơi, học tập) có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm. Dặn dò: Làm bài tập 2 (SGK-trang 74) để chuẩn bị cho bài Luyện tập về viết văn bản tự sự cóyếu tố miêu tả biểu cảm . -----------------***------------------- Bài 7 Ngày soạn: 26/9/2007 Tuần 7 : Tiết 25: Đánh nhau với cối xay gió (Trích Đôn ki-hô-tê của Xéc-van-tet) A- Mục đích yêu cầu: - Giúp học sinh thấy rõ tài nghệ của Xéc-van-tet trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn ki-hô-tê và Xan chô Pan-xa tương phản về mọi mặt. đánh giá đúng đắn các mặt tốt xấu của hai nhan vật này từ đó rút ra bài học thực tiễn Chuẩn bị: - HS: Bài soạn, đọc trước và tìm hiểu tác phẩm. - GV: ảnh chân dung tác giả, bức tranh vẽ minh họa trong SGK, tư liệu tham khảo. B- tiến trình bài dạy: 1. Kiểm tra bài cũ: 1- Kể tóm tắt truyện Cô bé bán diêm ? Em rút ra được được điều gì về tính nhân văn sau khi học truyện cổ này ? 2. Bài mới : Hôm nay chúng ta tiếp tục khám phá một tác phẩm bất hủ của văn học phương Tây. Đó là chàng hiệp sĩ Đôn ki-hô-tê và vị giám mã Xan chô Pan-xa trong tiểu thuyết cùng tên Đôn ki-hô-tê. I- Tác giả, tác phẩm : ( 5’) Câu hỏi 1: Ngoài các thông tin trong SGK, em hiểu biết gì thêm về tác giả Xéc-van-tet? 1. Tác giả: Xéc-van-tet (1805-1875) là nhà văn vĩ đại của Tây ban Nha trong thời đại Phục hưng. 2. Tác phẩm: Xuất hiện trong thế kỉ 16, tiểu thuyết Đôn ki-hô-tê được coi là kiệt tác của văn chương thế giới. II- Đọc và tóm tắt truyện: ( 20’ ) 1. Đọc: Giọng kể nhẹ nhàng giàu chất tự sự, chú ý nhấn giọng ở các đoạn đối thoại giữa hai nhân vật Đôn ki-hô-tê và Xan chô Pan-xa và đoạn độc thoại của Đôn ki-hô-tê. 2. Tóm tắt truyện: (3 phần) Diễn biến các sự việc: - Trước lúc đánh nhau với cối xay gió. - Trong lúc đánh nhau với cối xay gió. - Sau lúc đánh nhau với cối xay gió. III. Phân tích: ( 15’) 1. Hiệp sĩ Đôn ki-hô-tê: Câu hỏi 1: Hãy liệt kê 5 sự việc chủ yếu qua đó biểu lộ tính cách của chàng hiệp sĩ Đôn ki-hô-tê và vị giám mã ? Gợi ý: - Nhìn thấy và nhận định về những chiếc cối xay gió ? - Thái độ và hành động của mỗi người? - Quan niệm và cách xử sự của mỗi người khi bị đau đớn? - Về chuyện ăn ngủ của mỗi người ? Câu hỏi 2: 5 sự việc đó thể hiện những tính cách gì của gã hiệp sĩ Đôn ki-hô-tê và bác giám mã ? C- Luyện tập củng cố: ( 5’) Câu hỏi 3: Đánh giá khái quát về tính cách của hai nhân vật ? -----------------***------------------ Ngày soạn: 26/9/2007 Tiết 26 : Đánh nhau với cối xay gió (Tiếp T2) (Trích Đôn ki-hô-tê của Xéc-van-tet) A- Mục đích yêu cầu: - Giúp học sinh thấy rõ tài nghệ của Xéc-van-tet trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn ki-hô-tê và Xan chô Pan-xa tương phản về mọi mặt. đánh giá đúng đắn các mặt tốt xấu của hai nhan vật này từ đó rút ra bài học thực tiễn Chuẩn bị: - HS: Bài soạn, đọc trước và tìm hiểu tác phẩm. - GV: ảnh chân dung tác giả, bức tranh vẽ minh họa trong SGK, tư liệu tham khảo. B- tiến trình bài dạy: III. Phân tích: ( 35’) Câu hỏi 1: Quan sát xem hình dáng bên noài của gã hiệp sĩ Đôn ki-hô-tê và bác giám mã có gì đối lập nhau ? 1. Hiệp sĩ Đôn ki-hô-tê: - Cao lênh khênh, cưỡi trên con ngựa còm. - Xuất thân từ một gia đình quí tộc. - Đọc nhiều truyện hiệp sĩ và tự coi mình là một hiệp sĩ giang hồ (bị thương không kêu rên, không cần ăn, đêm không ngủ, luôn nhớ đến người yêu...) Câu hỏi 2: Qua những chi tiết đó hãy chỉ ra những tính cách hay và dở của gã hiệp sĩ Đôn ki-hô-tê và bác giám mã Xan chô Pan-xa? => Là một gã gàn dở do bị ảnh hưởng của loại truyện hiệp sĩ giang hồ song có khát vọng lớn lao cứu giúp người nghèo khổ lương thiện. 2. Giám mãXan chô Pan-xa: - Béo lùn, cưỡi trên con lừa thấp lè tè - Nhút nhát, chất phác, thật thà, hay ăn hay ngủ. - Không để ý gì đến mọi người. => Một con người nhút nhát, tầm thường, chỉ nghĩ đến bản thân mình. Câu hỏi 3: Những tính cách đối lập của gã hiệp sĩ Đôn ki-hô-tê và vị giám mã Xan chô Pan-xa đã làm nên điều thành công gì cho tác phẩm ? Đó là dụng ý nghệ thuật gì về xây dựng nhân vậtcủa Xéc-van-tet ? Một cặp nhân vật tương phản đối lập đến nực cười nhưng đã làm nên sự bất hủ cho tiểu thuyết Đôn ki-hô-tê. IV. Tổng kết: ( 5’) a. Nội dung: Phần 1 Ghi nhớ trong SGK - (trang 80) b. Nghệ thuật: Cách kể chuyện hấp dẫn, nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vât đối lập tài tình. C- Luyện tập củng cố: ( 5’) Câu hỏi 4: Câu chuyện giúp cho em rút ra bài học gì trong việc đọc các loại truyện kiếm hiệp hiệp sĩ nói riêng và việc đọc sách nói chung ? Dặn dò: Đọc và soạn trước bài Chiếc lá cuối cùng cho bài học tuần sau. -----------------***------------------ Ngày soạn: 02/10/2007 Tiết 27: Tình thái từ A- Mục đích yêu cầu: - Hiểu được thế nào là tình thái từ. Biết cách dùng tình thái từ trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể - Luyện tập cách dùng tình thái từ trong các hoàn cảnh nói hoặc viết. Chuẩn bị: - HS: Làm bài tập , đọc trước bài học. - GV: SGK, tư liệu tham khảo. B- tiến trình bài dạy: I. Kiểm tra bài cũ: 1- Hãy viết hai câu có dùng trợ từ, thán từ ? Chỉ ra các trợ từ, thán từ ấy ? 2- Sưu tầm một số câu thơ, ca dao có sử dụng trợ từ, thán từ? II. Bài mới : 1. Thế nào là tình thái từ ? Ví dụ : SGK (trang 80) Câu hỏi 1: Trong các ví dụ trên, nếu bỏ các từ in đậm đi thì ý nghĩa của câu có gì thay đổi ? Câu hỏi 2: Trong ví dụ sau từ ạ biểu thị tình cảm gì của người nói ? - Em chào cô ạ ! Câu hỏi 3: Người ta gọi các từ à , đi, ạ là tình thái từ. Vậy thế nào là tình thái từ ? Ghi nhớ 1 : SGK (trang 81). 2. Các loại tình thái từ ? - Tình thái từ nghi vấn : à, ư, hả, hử, chứ, chăng ... - Tình thái từ cầu khiến : đi, nào, với ... - Tình thái từ cảm thán : thay, sao ... - Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm : ạ, nhé, cơ mà ... 3. Sử dụng tình thái từ: Câu hỏi 3: Các tình thái từ sau đây thường dùng trong các hoàn cảnh giao tiếp (quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm...) khác nhau như thế nào ? Bạn chưa về à ? Thầy mệt ạ ? Bạn giúp mình một tay nhé ! Bác giúp cháu một tay ạ ! Ghi nhớ 2 : SGK (trang 81) c- Luyện tập củng cố: 1. Bài 1-2-3-4: (SGK trang 82-83). Cho HS làm và giải đáp tại lớp. 3. Bài 5: Cho HS về nhà suy nghĩ và viết vào vở bài tập. Giờ sau kiểm tra. Dặn dò: Làm bài tập bổ sung trong vở bài tập. Đọc và chuẩn bị trước bài Chương trình địa phương phần Tiếng Việt. -----------------***------------------ Ngày soạn: 02/10/2007 Tiết 28: Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với Miêu tả và biểu cảm A- Mục đích yêu cầu: - Giúp học sinh nhận biết được sự kết hợp và tác động qua lại giữa các yếu tố kể, tả và biểu cảm trong một văn bản tự sự. - Nắm được và biết cách viết đoạn văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm. Chuẩn bị: - HS: Làm bài tập , đọc trước bài học. - GV: SGK, tư liệu tham khảo. B- tiến trình bài dạy: I. Kiểm tra bài cũ: 1- Kiểm tra sự chuẩn bị bài viết của HS ở nhà trong vở bài tập ? II. Bài mới : 1. Từ sự việc và nhân vật đến đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm. Yêu cầu 1: Cho các sự việc và nhân vật sau, Hãy xây dựng một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm ? (Ví dụ ba sự việc trong SGK) * Các bước tiến hành: + Bước 1: Lựa chọn sự việc chính + Bước 2: Lựa chọn ngôi kể + Bước 3: Xác định thứ tự kể (Bắt đầu - diễn ra thế nào - kết thúc ) + Bước 4: Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong đoạn văn sẽ viết. + Bước 5 : Viết thành đoạn văn kể chuyện kết hợp các yếu tố miêu tả biểu cảm. Câu hỏi 1: Các bước trên đã hợp lý chưa ? Em có gì bổ sung ? Sử dụng các yếu tố này có tác dụng như thế nào trong việc kể chuyện? c- Luyện tập : 1. Làm bài tập 1 trong SGK (trang 84). - Em hãy xây dựng dàn ý theo 5 bước để viết đoạn văn theo yêu cầu của bài tập 1? 2. Viết một đoạn văn tự sự về chủ đề nhà trường (bạn bè, vui chơi, học tập) có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm. Dặn dò: Làm bài tập 2 (SGK-trang 84). Đọc trước bài Lập dàn ý .... -------------------***-------------------- Bài 8 Ngày soạn: 06/10/2007 Tuần 8: Tiết 29: Chiếc lá cuối cùng ( O Hen-ri ) A- Mục tiêu bài học: - Cảm nhận được tinh huống đảo lộn tình thế và cảm hứng nhân đạo trong truyện của O hen-ri, nghệ thuật kể chuyện độc đáo và lòng thương yêu những người nghèo khổ. B- Chuẩn bị: - HS: Bài soạn, đọc trước và tìm hiểu tác phẩm. - GV: ảnh chân dung tác giả, bức tranh vẽ minh họa trong SGK, tư liệu tham khảo. C- tiến trình bài mới: 1. Kiểm tra bài cũ: H: Nêu những mặt tốt và những mặt xấu của nhân vật Đôn ki hô tê và vị giám mã? Em rút ra bài học gì cho bản thân trong đọc sách ? 2. Bài mới : O Hen-ri là một trong số những nhà văn viết truyện ngắn hay nhất của nền văn học Mỹ đầu thế kỷ 20. Tên ông đã được dùng để tặng giải thưởng cho những truyện ngắn hay nhất hàng năm ở Mỹ. Chúng ta hãy tìm hiểu truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng để thấy tài nghệ viết truyện ngắn bậc thầy của ông. HĐ của GV và HS Yêu cầu cần đạt HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, t/p. - Hãy trình bày những hiểu biết chính về tác giả, tác phẩm. - GV bổ sung thông tin ngoài SGK. HĐ 2: Hướng dẫn HS đọc, tìm hiểu chung về TP. -GV hướng dẫn HS đọc và đọc mẫu, gọi HS đọc, nhận xét, GV sửa lỗi đọc của HS. -Giải nghĩa các chú thích 1,3,6,8. HĐ 3: HD học sinh phân tích - HS đọc đoạn 1 - H/ả cụ Bơ men được t/g miêu tả như thế nào? - Những chi tiết nào trong VB nói lên tấm lòng thương yêu và hành động cao cả của cụ Bơ men đối với Giôn-xi? - Tại sao t/g bỏ qua không kể về việc cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết ? - Những chi tiết ấy cho biết cụ là người như thế nào ? - Vì sao có thể nói chiếc lá cụ vẽ là một kiệt tác ? - Những việc làm nào chứng tỏ Xiu có một tình thương yêu sâu nặng đối với Giôn-xi ? - Xiu có được biết ý định vẽ chiếc lá trên tường của cụ Bơ-men không? - Tâm trạng của Giôn -xi, của Xiu và của bạn đọc khi hai lần Giôn-xi ra lệnh kéo chiếc mành lên được t/g miêu tả như thế nào ? I- Giới thiệu tác giả , tác phẩm : 1. Tác giả: - O Hen-ri (1862-1910), là nhà văn viết truyện ngắn hay nhất của văn học Mỹ đầu thế kỷ 20. 1. Tác phẩm: - Đoạn trích là phần cuối truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng II- Đọc hiểu văn bản: 1. Đọc và tìm hiểu chú thích. III- Phân tích: 1. Kiệt tác của Bơ-men: - Hình ảnh cụ Bơ men: là một HS nghèo, ngoài 60 tuổi râu xồm, kiếm ăn bằng cáh ngồi làm mẫu vẽ cho các HS trẻ. - Mơ ước lớn nhất của cụ: vẽ được một kiệt tác, nhưng 40 năm nay vẫn chưa vẽ được. - Bơ men và Xiu sợ sệt khi nhìn những chiếc lá theo nhau rụng dần. Họ nhìn nhau chẳng nói năng gì => Cụ là con người cao thượng, quên mình vì người khác. - Chiếc lá cụ vẽ rất giống (cuống lá, răng cưa, mép lá, màu sắc...). Nó ko chỉ được vẽ bằng bút lông và bột màu mà bằng tình thương và lòng hy sinh cao thượng. 2. Tình thương yêu của Xiu: - Lo sợ khi nhìn thấy những chiếc lá thường xuân rụng xuống. - Luôn săn sóc và làm theo yêu cầu của Giôn-xi lúc ốm. Nấu cháo gà cho Giôn-xi. - Xiu ngạc nhiên khi nhìn thấy chiếc lá thường xuân vẫn còn đó sau một đêm mưa vùi dập. => Xiu là một người bạn giàu tình thương yêu và rất tình người. 3. Luyện tập, củng cố: ( 5’) - H : Vì sao có thể nói chiếc lá cụ Bơ - men vẽ là một kiệt tác ? * Hướng dẫn về nhà: - Tìm hiểu phần câu hỏi 3. Nghệ thuật kết thúc của truyện ngắn này có gì đặc sắc? -------------------***------------------- Ngày soạn: 06/10/2007 Tiết 30: Chiếc lá cuối cùng (Tiết 2) ( O Hen-ri ) A- Mục tiêu bài học: - Cảm nhận được tinh huống đảo lộn tình thế và cảm hứng nhân đạo trong truyện của O hen-ri, nghệ thuật kể chuyện độc đáo và lòng thương yêu những người nghèo khổ. B- Chuẩn bị: - HS: Bài soạn, đọc trước và tìm hiểu tác phẩm. - Bức tranh vẽ minh họa trong SGK, tư liệu tham khảo. C- tiến trình bài mới: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới : (tiếp) GV giới thiệu bài, tóm tắt tiết 1 chuyển sang tiết 2 HĐ của GV và HS Yêu cầu cần đạt HĐ 3: HD học sinh phân tích - HS đọc đoạn cuối - Tâm trạng của Giôn -xi và của Xiu trong hai lần kéo mành lên khác nhau như thế nào? - Nguyên nhân sâu xa quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi là gì ? - Tình huống kết thúc của truyện ngắn này có gì đặc biệt ? - Tại sao tác giả lại kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu vvề cái chết của cụ Bơ men? Điều đó có dụng ý nghệ thuật gì ? III- Phân tích: (Tiếp) 3. Diễn biến tâm trạng của Giôn-xi: - Lạnh lùng thản nhiên chờ đón cái chết khi chẳng còn thấy chiếc lá nào bám trên tường. - Chiếc lá cuối cùng vẫn còn-Chết là tội lỗi, ngồi dậy và nghĩ tới một ngày nào đó sẽ vẽ vịnh Napơ 4. Tình huống đảo ngược bất ngờ: - Giôn-xi sống trở lại với lòng yêu đời, bệnh qua cơn nguy hiểm khi gắn cuộc sống của cô với chiếc lá cuối cùng. - Cụ Bơ men đã chết vì bệnh sưng phổi sau hai ngày ốm vì thức vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng trong đêm rét buốt. IV. Tổng kết: ( 5’) a. Nội dung: Câu chuyện làm cho chúng ta rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ. b. Nghệ thuật: Cách kể chuyện hấp dẫn, sắp xếp khéo léo và kết cấu đảo ngược hai lần tình huống cuối truyện. 3. Luyện tập, củng cố: ( 5’) - H : Nghệ thuật kết thúc của truyện ngắn này có gì đặc sắc? * Hướng dẫn về nhà: - Tìm hiểu phần câu hỏi 3. Tìm hiểu nghệ thuật kết thúc của truyện ngắn ? Dặn dò: Đọc và soạn trước bài Hai cây phong cho bài học tuần sau. -----------------***------------------

File đính kèm:

  • docGiao an Van 8(4).doc