I- MỤC TIÊU BÀI DẠY:
Giúp HS:
Tiết1:
- Nắm được khái quát về tác giả, tác phẩm; Thấy được sự yêu thương quan tâm của tác giả đối với những người nghèo khổ.
- Giáo dục tình cảm yêu thương con người.
- Rèn luyện kĩ năng tóm tắt, cảm nhận tác phẩm.
Tiết2:
- Tiếp tục giúp các em khám phá vài nét cơ bản về nghệ thuật truyện ngắn của tác giả, tấm lòng biết yêu thương, rung động trước cái hay, cái đẹp và lòng cảm thông của nhà văn đối với những người bất hạnh.
- Giáo dục tình cảm yêu thương con người.
- Rèn luyện kĩ năng tóm tắt, cảm nhận tác phẩm.
II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC , KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mỹ.
- Lịng cảm thơng, sự sẻ chia giữa những nghệ sĩ ngho.
- Ý nghĩ của tc phẩm nghệ thuật trong cuộc sống của con người.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc – hiểu tác phẩm.
- Phát hiện, phân tích đặc điểm nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn.
- Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn su sắc của truyện.
46 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 23/06/2022 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 8-12, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :8
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 29, 30: CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
O. Hen – ri
I- MỤC TIÊU BÀI DẠY:
Giúp HS:
² Tiết1:
Nắm được khái quát về tác giả, tác phẩm; Thấy được sự yêu thương quan tâm của tác giả đối với những người nghèo khổ.
Giáo dục tình cảm yêu thương con người.
Rèn luyện kĩ năng tóm tắt, cảm nhận tác phẩm.
² Tiết2:
Tiếp tục giúp các em khám phá vài nét cơ bản về nghệ thuật truyện ngắn của tác giả, tấm lòng biết yêu thương, rung động trước cái hay, cái đẹp và lòng cảm thông của nhà văn đối với những người bất hạnh.
Giáo dục tình cảm yêu thương con người.
Rèn luyện kĩ năng tóm tắt, cảm nhận tác phẩm.
II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC , KĨ NĂNG:
Kiến thức:
Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mỹ.
Lịng cảm thơng, sự sẻ chia giữa những nghệ sĩ nghèo.
Ý nghĩ của tác phẩm nghệ thuật trong cuộc sống của con người.
Kĩ năng:
Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc – hiểu tác phẩm.
Phát hiện, phân tích đặc điểm nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn.
Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện.
III -CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
ĐDDH: Bảng phụ, phiếu học tập, tranh
Phương án tổ chức lớp: thảo luận
Nội dung kiến thức ôn tập, chuẩn bị ở nhà: bài soạn
IV- PHƯƠNG PHÁP:
Đặt câu hỏi, nêu vấn đề,gợi mở, thảo luận,..
V- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1/ Ổn định tình hình lớp:
- Sĩ số.
- Chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
2/ Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: So sánh hình tượng nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan- xa?Việc xây dựng hai nhân vật đó có ý nghĩa gì?
Trả lời: Hai nhân vật đối lập hoàn toàn về ngoại hình, hành động và tính cách -> Sự đối lập giúp ta nhìn nhận đúng đắn về bản hất một con người và tào nên tiếng cười đả kích vào bọn quí tộc Tây Ban Nha.
3/ Bài mới:
Giới thiệu bài mới:
Hoa Kỳ là một đất nước được biết đến với tất cả sự phồn thịnh của một đời sống hiện đại, giàu sang. Thế nhưng văn bản “Chiếc lá cuối cùng” hôm nay sẽ cho ta thấy được một thực tế khác.
Tiết1
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung bài học
Hoạt động1:Giới thiệu tác giả, tác phẩm
I- Đọc – tìm hiểu chú thích:
Yêu cầu HS đọc chú thích (*)
HS đọc
1. Tác giả:
s Vài nét về tác giả O. Hen-ri?
HS trả lời dựa theo SGK.
O Hen – ri (1862-1910) là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn.
s Một số nét cần lưu ý về văn bản này?
2. Tác phẩm:
Đoạn trích này là phần cuối truyện “ Chiếc lá cuối cùng”
Hoạt động2: Đọc, tìm hiểu chung
II- Đọc - hiểu văn bản
Yêu cầu HS tóm tắt lại đoạn cuối truyện.
GV giới thiệu thêm đoạn đầu của văn bản.
s Đoạn văn bản cuối có những nhân vật nào được xuất hiện?
HS đọc tiếp
HS tóm tắt
Hình ảnh cụ Bơ- men:
a. Thái độ và hành đoộng của cụ Bơ-men:
- Là một hoạ sĩ già nghèo khổ, ao ước vẽ một kiệt tác nhưng vẫn chưa thực hiện được.
- - Ông rất mực yêu thương Giô-xi, quan tâm, lo lắng cho cô.
- Hành động: âm thầm vẽ chiếc lá cuối cùng.
-> Tình thương yêu cao cả thật cảm động.
Hoạt động 3: Kiệt tác của cụ Bơ-men
4Là một hoạ sĩ già nghèo khổ, sống bằng cách ngồi làm mẫu, ao ước vẽ một kiệt tác nhưng vẫn chưa thực hiện được.
s Dựa vào nhần chữ nhỏ, hãy phát họa vài nét về chân dung cụ Bơ-men?
4Ông rất mực yêu thương Giô-xi, quan tâm, lo lắng cho cô, vì cô đã gắn vận mệnh của mình với dây leo.
Vẽ chiếc lá thường xuân vào ngay chỗ chiếc lá thật.
4Để tiếp thêm niềm tin cho cô bé đang tuyệt vọng
4Cứu sống cô bé nhưng ông phải chết vì sưng phổi nặng.
b.Kiệt tác: “Chiếc lá cuối cùng” của cụ Bơ-men:
-Vẽ chiếc lá giống y như thật.
- Vẽ trong một hồn cảnh khắc nghiệt.
- Cứu sống Giơn-xi
-> Bức tranh khơng chỉ được vẽ bằng bút long, màu mực mà bằng cả tấm lịng và sự hi sinh cao thượng của cụ Bơ-men
s Trước bệnh tình của cô hàng xóm nhỏ, ông có thái độ gì?
HS tự do trình bày
s Giải nghĩa thường xuân?
4Một kiệt tác của cụ Bơ-men
s Vì sao ông lại có ánh nhìn lo sợ ấy?
s Trong lần đi thăm ấy, cả cụ và Xui đều nhìn nhau mà không nói gì. Nếu em là cụ Bơ-men, em hãy giải bày những suy nghĩ của mình?
4Sinh động như thật; được vẽ bằng tình cảm, tâm huyết, tình yêu thương con người của cụ Bơ-men; tạo được sức mạnh khơi dậy tình yêu cuộc sống cho con người
s Để cứu sống Giio-xi cụ đã quyết định làm việc gì?
s Vì sao cụ thực hiện việc làm đó?
4Bỏ qua không miêu tả cụ thể về việc cụ Bơ-men vẽ chiếc lá như thế nào mà chỉ để người đọc nhận biết qua một số vật dụng còn lại trên mặt đất
sKết quả sau khi ông vẽ xong tác phẩm ấy?
4Tạo sự bất ngờ cho Giôn-xi, cho người đọc; khẳng định thêm sự cao cả của ông hoạ sĩ già.
s Qua hành động ấy ta hiểu được điều gì ở con người cụ Bơ-men?
s Về tác phẩm chiếc lá, Xiu đã có đánh giá gì?
Thảo luận:
s Vì sao Xiu laị nhận định như vậy?
s Cách kể chuyện của tác gỉa ở đây có gì đặt biệt?
-Cách kể chuyện bất ngờ lí thú.
Tiết2
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức
s Vì sao bức hoạ của cụ Bơ-men được coi là một kiệt tác? (ktbc)
Hoạt động 1: Tình thương yêu của Xiu.
2/ Tình thương yêu của Xiu:
s Xiu là ai?
4Một hoạ sĩ nghèo, ở chung nhà trọ với Giôn-xi.
s Trước bệnh tình của Giôn-xi, Xiu có những hành động tâm lí gì?
4Lo sợ nhìn cây thường xuân; Lo sợ nếu Giôn-xi mất thì cô biết làm gì đây; Tìm lời động viên Giôn-xi; Nấu cháo chăm sóc Giôn-xi
-Lo sợ vì bệnh tình của Giô-xi
-Động viên, chăm sóc Giôn-xi
s Với những việc làm, hành động đó, cho ta hiểu được điều gì về Xiu?
=> Giàu tình yêu thương con người.
s Có người cho rằng: Vì yêu thương em, Xiu đã bàn với cụ Bơ-men vẽ chiếc lá cuối cùng. Nhận xét này theo em đúng hay sai.
4Không đúng. Xiu không hề biết cụ Bơ-men làm việc nay, nên khi Giôn-xi yêu cầu kéo tấm rèm, Xui đã thật sụ lo sợ
GV: Nỗi lo sợ đó lại một lần nữa làm hiện lên tình cảm yêu thương của Xui giành cho Giôn-xi.
s Vì sao cụ Bơ-men lại giấu cả Xiu ý định của mình?
4Để tạo bất ngờ cho Xiu và Giôn-xi góp phần tạo niềm tin cho cô
GV; nêu đến Xiu cũng biết thì câu chuyện thiếu đi chi tiết hấp dẫn. Đó là nghệ thuật kể chuyện của tác giả.
Hoạt động 2: Diễn biến tâm trạng của Giôn-xi
3. Diễn biến tâm trạng của Giôn-xi
Yêu cầu HS đọc lại phần tóm tắt đoạn đầu văn bản.
HS đọc
s Liên hệ với phần tóm tắt đoạn đầu văn bản, hãy hình dung tâm trạng của Giôn-xi khi hai lần ra lệnh kéo tấm mành lên?
4Giôn-xi thẫn thờ, tuyệt vọng, đang sẵn sàng đón chờ thần chết khi chiếc lá cuối cùng lìa cành.
Tuyệt vọng, yếu đuối, mất sức sống
s Tâm trạng ấy giúp ta hiểu được điều gì về con người Giôn-xi?
4Yếu đuối, tuyệt vọng, sẵn sàng đón chờ thần chết
s Đứng trước tâm trạng này của Giôn-xi, người đọc có cảm giác gì?
4Hồi hộp, lo lắng cùng với nỗi thấp thỏm của bác Bơ-men và Xiu.
s Điều kì diệu nào đã xảy ra khi Xiu kéo bức mành lên?
4Chiếc lá vẫn hiên ngang trên cành cây giữa gió bão. Giôn-xi tái sinh.
s Chi tiết nào cho thấy Giôn-xi đã vượt qua cái chết?
4Cô xin cháo, uống sữa, đòi soi gương, muốn ngồi dậy, mong muốn được đến vẽ vịnh Na-pơ
Cô tái sinh và tìm được sự sống khi nhìn thấy chiếc lá thường xuân vẫn hiên ngang trên cành cây giữa gió bão.
s Vì đâu cô lại được hồi sinh như vậy?
4Giôn-xi đã cảm nhận sức sống mãnh liệt, bền bỉ, dẻo dai của chiếc lá mong manh, nhỏ nhoi ấy và nghĩ đến bản thân mình.
-> Là một con người thiếu nghị lực nhưng cũng đáng thương.
s Cách kết thúc câu chuyện có gì đặt biệt?
4Bí mật được bộc lộ; kết thúc bằng lời kể của Xiu, không để Giôn-xi phản ứng gì thêm
s Nếu là Giôn-xi thì em sẽ suy nghĩ gì khi biết được sự thật?
s Đọc văn bản em thấy có những sự kiện nào gây bất ngờ, ngạc nhiên cho người đọc?
GV: hai sự việc đối lập bị đảo ngược một cách bất ngờ.
HS tự bộc lộ.
4Giôn-xi bé bỏng đang tuyệt vọng bỗng lấy lại lạc quan, vượt lên bệnh tật; Cụ Bơ-men khoẻ mạnh nhưng lại ra đi bất ngờ.
4. Nghệ thuật:
- Cốt truyện và các tình tiết trong truyện tạo được hứng thú cho người đọc.
- Nghệ thuật kể chuyện đảo ngược tình huống hai lần tạo sự hấp dẫn cho thiên truyện.
s Cách kể chuyện như vậy mang lại giá trị gì cho câu chuyện?
4Câu chuyện lắng đọng, sâu sắc, gây hứng thú cho người đọc
Hoạt động 3: Tổng kết
s Nghệ thuật nổi bật của tác phẩm?
Hs trả lời
s Câu chuyện giúp em cảm nhận được điều gì sâu sắc?
III- Ghi nhớ: Sgk/90
s Từ bức tranh là kiệt tác của cụ Bơ-men em hiểu thêm được điều gì về giá trị của nghệ thuật đích thực?
s Câu chuyện giúp em cảm nhận được điều gì sâu sắc?
s Từ bức tranh là kiệt tác của cụ Bơ-men em hiểu thêm được điều gì về giá trị của nghệ thuật đích thực?
4Nghệ thuật chân chính là phải xuất phát từ tình yêu con người và phục vụ cho con người.
GV: đó cũng là một thông điệp mà tác giả muốn nhắn gởi.
Hs đọc ghi nhớ
4/ Hướng dẫn tự học:
*Bài cũ: - Nắm được giá trị nghệ thuật, nội dung văn bản.
- Suy nghĩ về giá trị của nghệ thuật đích thực, về tình cảm của những nhân vật trong tác phẩm
*Bài mới: Chuẩn bị cho bài: Hai cây phong
+Tìm hiểu câu chuyện về người thầy giáo, về tình cảm đối với quê hương đất nước.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 31: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần Tiếng Việt)
I- MỤC TIÊU BÀI DẠY:
Giúp HS:
-Hiểu được từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương nơi em đang sống; Bước đầu so sánh các từ ngữ địa phương với các từ ngữ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân để thấy rõ nhữn từ ngữ nào trùng với từ ngữ toàn dân, từ nào không trùng.
-Rèn luyện khả năng sử dụng từ, mở rộng vốn từ của HS.
II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1.Kiến thức
Các từ ngữ địa phương Nam bộ.
2. Kĩ năng
Cách sử dụng từ ngữ địa phương Nam bộ
III- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
ĐDDH: Bảng phụ, phiếu học tập
Phương án tổ chức lớp: thảo luận
Nội dung kiến thức ôn tập, chuẩn bị ở nhà: bài soạn
IV - PHƯƠNG PHÁP:
Đặt câu hỏi, nêu vấn đề,gợi mở, thảo luận,..
V-TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1/ Oån định tình hình lớp:
-Sĩ số.
-Chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
2/ Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Thế nào là tình thái từ ? Cho ví dụ?
Trả lời: Là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.
3/ Bài mới:
Giới thiệu bài mới: Nơi ta đang sinh sống có những từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng với những đặc điểm riêng, tiết học này ta sẽ tìm hiểu về điều đó.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung bài hoc
Hoạt động 1: Bài tập 1
Bài tập 1
Thảo luận
Từ ngữ toàn dân
Từ ngữ địa phương
Yêu cầu HS tìm ra những từ địa phương tương ứng với bảng từ đã cho sgk, sau đó thống kê từ địa phương nào trùng với từ toàn dân, từ nào không trùng
HS thảo luận
Cha
Mẹ
Bác (vợ anh trai của cha)
Bác (chị gái của cha)
Chú (em trai của cha)
Bác (anh trai của mẹ)
Bác (vợ anh trai mẹ)
Ba
Má
Bác gái
Cô
Dượng
Dượng
Cậu
Yêu cầu nhóm trình bày kết quả thảo luận
Đại diện nhóm trình bày
Bác (chị gái mẹ)
Bác (chồng chi gái mẹ)
Chú (chồng chị gái mẹ)
Chú (chồng em gái mẹ)
Mợ
Dì
Dượng
Dượng
GV nhận xét, sửa chữa.
(Các từ còn lại trùng vói từ toàn dân)
Hoạt động 2: Bài tập 2
Bài tập 2
Thảo luận
Sưu tầm một số từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương khác.
HS thảo luận
Yêu cầu nhóm trình bày kết quả thảo luận
Đại diện nhóm trình bày
Hoạt động 3: Bài tập 3
Bài tập 3
Yêu cầu HS đọc một số thơ ca có sử dụng từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thiết của địa phương em
HS thực hiện
GV nhận xét, góp ý kiến
4/ Hướng dẫn tự học
*Bài cũ: - Hoàn tất các bài tập vào vở.
-Tiếp tục sưu tầm theo yêu cầu các bài tập
*Bài mới:Chuẩn bị cho bài:Nói quá
+Trả lời các câu hỏi sgk
+Tự rút ra khái niệm.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 32: LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP
MIÊU TẢ – BIỂU CẢM
I- MỤC TIÊU BÀI DẠY:
Giúp HS:
-Hiểu rõ về bố cục, dàn ý của một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
-Rèn kĩ năng viết văn tự sự trong sự so sánh với loại văn có vận dụng ba phương thức: kể, tả, biểu cảm.
II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1.Kiến thức
- Cách lập dàn ý cho văn bản tự sự cĩ sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
2. Kĩ năng
Xây dựng bố cục, sắp xếp các ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm;
Viết một bài văn tự sự cĩ sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm cĩ độ dài khoảng 450 chữ.
III- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
ĐDDH: Bảng phụ, phiếu học tập
Phương án tổ chức lớp: thảo luận
Nội dung kiến thức ôn tập, chuẩn bị ở nhà: bài soạn
IV- PHƯƠNG PHÁP:
Đặt câu hỏi, nêu vấn đề,gợi mở, thảo luận,..
V-TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1/ Ổn định tình hình lớp:
-Sĩ số.
-Chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
2/ Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Yêu cầu HS đọc bài viết theo một trong 3 đề đã luyện tập trong tiết trước.
Trả lời: HS thực hiện.
3/ Bài mới:
Giới thiệu bài mới: Bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm có bố cục, dàn ý như thế nào, có gì khác so với bài văn tự sự bình thường không?
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự
I- Tìm hiểu:
Yêu cầu HS đọc “Món quà sinh nhật”
HS đọc
II- Bài học
s Xác định bố cục của văn bản này?
Gồm 3 phần
GV treo bảng phụ ghi bố cục
GV: mỗi phần ứng với bố cục 3 phần MB, TB, KB của văn bản.
4-P1: từ đầu đến “trên bàn”: quang cảnh buổi sinh nhật
-P2: tiếp theo đến “không nói”: diễn biến của câu chuyện
-P3: phần còn lại: cảm xúc về món quà bất ngờ đó.
1/ Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm:
a)Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự:
Yêu cầu HS đọc câu hỏi b. sgk
HS đọc
Yêu cầu HS thảo luận
4-Truyện kể về nhân vật Tôi nhận món quà sinh nhật
-Chuyện xảy ra tại buổi sinh nhật được tổ chức tại nhà
-Chuyện xảy ra với hai nhân vật chính Tôi và Trinh một số nhân vật khác là bạn bè của Tôi, mỗi nhân vật có một tính cách.
-Câu chuyện sử dụng các yếu tố kể, tả, biểu cảm.
s Diễn biến câu chuyện cùng với đỉnh điểm câu chuyện được trình bày ở nội dung nào?
4Ở phần thân bài
s Trong câu chuyện, để cách kể chuyện hấp dẫn, tác giả đã trình bày sự việc theo trình tự nào?
4Theo diễn biến từ đầu đến cuối buổi sinh nhật, trong đó tác giả có dùng cách xen lẫn với hồi ức (trình tự thời gian và trình tự diễn biến tâm trạng nhân vật
s Câu chuyện kết thúc như thế nào?
4Kết thúc bằng cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật về món quà.
Hoạt động 2: Dàn ý một bài văn tự sự
b)Dàn ý một bài văn tự sự:
s Chỉ ra sự giống và khác giữ dàn ý bài văn tự sự với bài văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
4Giống: gồm 3 phần
Khác: bài 2, ở từng phần có xen nội dung miêu tả, biểu cảm
s Nhiệm vụ chính từng phần trong bố cục là gì?
4MB: giới thiệu sự việc, nhân vật tình huống câu chuyện, hoặc nêu kết quả sự việc trước.
TB: diễn biến câu chuyện theo cách kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
KB: nêu kết thúc câu chuyện hoặc cảm nghĩ của nhân vật, của người kể.
4MB: giới thiệu sự việc, nhân vật tình huống câu chuyện, hoặc nêu kết quả sự việc trước.
TB: diễn biến câu chuyện theo cách kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
KB: nêu kết thúc câu chuyện hoặc cảm nghĩ của nhân vật, của người kể.
Hoạt động 3: Luyện tập
III- Luyện tập
Yêu cầu HS đọc và thực hiện BT1.
1/ Từ văn bản “Cô bé bán diêm” lập dàn ý
MB: Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa và gia cảnh của cô bé.
TB: -Lúc đầu cô không bán được diêm nên không dám về nhà. Em tìm chỗ tránh rét
-Em đánh liều quẹt diêm để sưởi ấm. Mỗi lầm quẹt em lại mộng tưởng (5 lần) Lần cuối cùng em thấy được cùng bà bay về trời
GV nhận xét, sửa chữa.
KB: Em bé chết, mọi người nghĩ em muốn sưởi cho ấm nhưng không ai hiểu rằng em đã có những mộng tưởng đẹp.
4/ Hướng dẫn tự học
*Bài cũ: - Hoàn tất các bài tập vào vở.
-Tự thực hành lập dàn ý cho một số đề văn tr103 sgk.
*Bài mới:Chuẩn bị cho bài: Viết bài tập làm văn số 2
+Ôn lại tất cả các kến thức về văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
+Thực hành viết bài văn với 4 đề sgk.
Tuần :9
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 33, 34: HAI CÂY PHONG
Ai-ma-tốp
I- MỤC TIÊU BÀI DẠY:
Giúp HS:
² Tiết1:
Nắm được những nét cơ bản về Ai-ma –tốp, đặt văn bản “Hai cây phong” vào mạch văn của toàn văn bản với hai mạch kể lồn ghép nhau.
Giáo dục tình yêu yêu quê hương, đất nước, thiên nhiên.
Rèn luyện kĩ năng vận dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự.
² Tiết2:
Tiếp tục cho HS cảm nhận văn bản, cảnh sắc thiên nhiên của đất nước Cơ-gơ-rư-xtan qua ngòi bút đậm chất hội hoạ của tác giả khi miêu tả hai cây phong.
Giáo dục tình cảm yêu thương con người.
Rèn luyện kĩ năng vận dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự.
II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1.Kiến thức
Vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích.
Sự gắn bĩ của người họa sĩ với quê hương, với thiên nhiên và lịng biết ơn với người thầy Đuy-sen.
Cách xây dựng mạch kể, cách miêu tả giàu hình ảnh và lời văn giàu cảm xúc.
2.Kĩ năng
- Đọc-hiểu một văn bản cĩ giá trị văn chương, phát hiện, phân tích đặc sắc về nghệ thuật miêu tả, biểu cảm trong một đoạn trích tự sự.
- Cảm thụ vẻ đẹp sinh động,giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đoạn trích.
III- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- ĐDDH: Bảng phụ, phiếu học tập, tranh
- Phương án tổ chức lớp: thảo luận
- Nội dung kiến thức ôn tập, chuẩn bị ở nhà: bài soạn
IV- PHƯƠNG PHÁP:
Đặt câu hỏi, nêu vấn đề,gợi mở, thảo luận,..
V- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1/ Ổn định tình hình lớp:
- Sĩ số.
- Chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
2/ Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Vì sao Xiu lại cho rằng tác phẩm chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác?
Trả lời: -Vẽ sống động đạt trình độ nghệ thuật cao
-Ra đời trên cơ sở lòng yêu thương con người
-Ra đời và phục vụ con người
3/ Bài mới:
Giới thiệu bài mới:
Ta đến với đất nước Cư-rơ-gư-xtan xa xôi với những thảo nguyên mênh mông qua đoạn trích “Hai cây phong”.
Tiết1
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung bài học
Hoạt động1:Giới thiệu tác giả, tác phẩm
I- Đọc – tìm hiểu chú thích:
Yêu cầu HS đọc chú thích (*)
HS đọc
SGK
s Vài nét về tác giả Ai-ma-tốp?
HS trả lời dựa theo SGK.
s Trình bày nội dung tóm tắt của câu chuyện “Người thầy đầu tiên”
HS trả lời dựa theo SGK.
Hoạt động2: Đọc, tìm hiểu chung
II- Đọc - hiểu văn bản
GV: cần đọc giọng tình cảm, khi thể hiện những cảm xúc tuổi thơ nên đọc giọng trong sáng
HS đọc
Hoạt động 3: Mạch kể của văn bản
s Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy?
Thứ nhất
1)Mạch kể chuyện:
s Cách dùng đại từ ở văn bản bản này có gì đặt sắc?
4Hai đại từ nhân xưng tôi và chúng tôi
Hai mạch kể xưng tôi và xưng chúng tôi lồng ghép nhau.
GV: như vậy có hai mạch kể lồng ghép nhau
s Tôi và chúng tôi nhân danh ai để kể chuyện? (tôi là ai chúng tôi là ai)
4Tôi là người kể chuyện người tự xưng là làm nghề hoạ sĩ.
Chúng tôi là tôi cùng với lũ bạn trong tuổi thơ.
+ Tôi là người kể chuyện người tự xưng là làm nghề hoạ sĩ.
+ Chúng tôi là tôi cùng với lũ bạn trong tuổi thơ.
s Trong hai mạch kể ấy, mạch kể nào quan trọng? Vì sao?
4Mạch kể xưng tôi quan trọng hơn cả. Vì nó là mạch chủ đạo, bao bọc mạch kể xưng chúng tôi.
Hoạt động 4: Hai cây phong và kí ức tuổi thơ
2) Hai cây phong và kí ức tuổi thơ:
Yêu cầu HS đọc từ “vào năm học cuối” đến “xa thẳm biêng biếc kia”
HS đọc
s Ở đoạn này, người kể chuyện đang ở mạch kể nào?
4Mạch kể xưng chúng tôi
s Điều gì đã thu hút, khiến chúng tôi ngây ngất?
4Những kí ức tuổi thơ gắn liền với hai cây phong.
s Miền kí ức hiện lên với những kỉ niệm nào đáng nhớ?
4Hình ảnh kì vĩ của hai cây phong; niềm vui khi phá tổ chim trên cây; nhìn thấy thế giới bao la đẹp đẽ trải ra trước mắt chúng tôi
-Niềm vui khi leo lên cây phá tổ chim
-Thấy thế giới bao la đẹp đẽ khi ngồi trên cây phong
s Để miêu tả cảnh sắc ấy, tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Hãy phân tích?
4Bằng nét phác hoạ đậm chất hội hoạ; Những nét phác thảo sắc sảo mấu mắt, cành cao ngất, nghiêng ngả, đung đưa; Bức tranh thiên nhiên sống động chân trời xanh thẳm, thảo nguyên hoang vu, dòng sông lấp lánh; Nghệ thuật pha màu tinh tế biêng biếc làn sương, mờ đục, sợi chỉ bạc
GV: Với nghệ thuật đặc sắc đó tác giả đã làm hiện lên bức tranh thiên nhiên hiện lên sống động, tự nhiên, đầy quyến rũ.
s Với miền kí ức đấy, em hiểu được điều gì về tâm tình của tác giả đối với quê hương?
4Một tình cảm yêu thương quê hương sâu nặng dành cho quê hương, dành cho miền đất thiêng liêng trong tuổi thơ của người kể chuyện và cũng là của tác giả.
Tiết2
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung bài học
GV kiểm tra lại kiến thức tiết 1. Yêu cầu HS phân tích lại nghệ thuật miêu tả đậm chất hội hoạ được tác giả sử dụng trong đoạn trích.
HS trả lời theo bài cũ.
Hoạt động 1: Hai cây phong và thầy Đuy-sen
3) Hai cây phong và thầy Đuy-sen
Yêu cầu HS đọc lại đoạn đầu văn bản.
s Mạch của đoạn này?
4Mạch kể xưng tôi (người kể chuyện)
s Qua lời kể của Tôi, hình ảnh nào lộng lẫy nhất choáng ngợp lấy tâm trí của tôi?
4Đó là hình ảnh sừng sững của hai cây phong.
-Hai cây phong gắn liền với tuổi thơ
Thảo luận
s Trong dòng cảm xúc ấy, vì sao hai cây phong lại có được sức tác động mạnh mẽ như vậy?
4-Hai cây phong gắn liền với tuổi thơ tôi tôi biết chúng từ khi biết mình, tuổi thơ tôi để lại nơi ấy.
-Hai cây phong có tiếng nói, có tâm hồn hoà nhịp với tâm hồn của tôi.
-Hai cây phong do chính thầy Đuy-sen và An-tư-nai trồng và thầy đã gửi gắm vào đó ước mơ về những học trò nghèo vẫn được đi học của mình .
-Hai cây phong có sức sống mạnh mẽ vững chãi.
-Do thầy Đuy-sen và An-tư-nai trồng và thầy đã gửi gắm vào đó ước mơ
s Ở đoạn văn này tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào?
4Phương thức kể xen lẫn với tả.
s Nghệ thuật tả của tác giả ở mạch kể này có gì đặc sắc?
4-Tả hai cây phong sống động, những hoạt động tự nhiên: nghiêng ngả thân cây, lay động cành lá, mây đen kéo đến xô gãy cành, tỉa trụi lái.
-Nghệ thuật nhân hoá: cây phong có tiếng nói tâm tình, chúng thì thầm có lúc im bặt, cất tiếng thở dài.
-Trong bức tranh còn nghe được nhiều âm thanh rộn rã: tiếng lá rì rào, tiếng reo vù vù.
- Nghệ thuật nhân hoá
s Với cách miêu tả đặc sắc đó, em cảm nhận được tình cảm gì của nhân vật tôi?
GV: hai cây phong trở thành biểu tượng của quê hương, nơi gửi g
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_8_tuan_8_12.doc