1. Kiến thức: Giúp hs:
- Hệ thống được các kiến thức trọng tâm của cả chủ đề, nắm vững kiến thức cơ bản của các văn bản trong chủ để và vận dụng được để thực hiện các yêu cầu, bài tập có liên quan đến chủ đề.
2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng hệ thống, khái quát kiến thức, vận dụng giải quyết các bài tập, kĩ năng tự học bằng bản đồ tư duy, phương pháp so sánh, đối chiếu.
3. Thái độ:- Giáo dục ý thức tự giác, tích cực trong học tập, trong cuộc sống; những tình cảm đẹp đẽ, biết trân trọng những giá trị của dân tộc.
4. Năng lực: - Phát triển năng lực tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, hợp tác và chia sẻ
II. PHƯƠNG TIỆN/HỌC LIỆU
1. Giáo viên: Sưu tầm tài liệu, lập kế hoạch dạy học .
+ Thiết kể bài giảng điện tử.
+ Chuẩn bị phiếu học tập và dự kiến các nhóm học tập.
+Các phương tiện : Máy vi tính, máy chiếu đa năng.
2. Học sinh : Đọc trước và chuẩn bị.
+ Sưu tầm tài liệu liên quan đến bài học
+ Thực hiện hướng dẫn chuẩn bị học tập theo văn bản của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: 1’
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: trong lúc dạy bài mới
3. Bài mới
HĐ1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU:
* Mục tiêu:
- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.
- Kích thích HS tìm hiểu về đặc điểm của bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
* Nhiệm vụ: HS theo dõi và thực hiện yêu cầu của GV.
* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.
* Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.
8 trang |
Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 624 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 101: Tổng kết, đánh giá chủ đề - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : .../.../ Ngày dạy :.../.../
Tiết 101 : TỔNG KẾT – ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp hs:
- Hệ thống được các kiến thức trọng tâm của cả chủ đề, nắm vững kiến thức cơ bản của các văn bản trong chủ để và vận dụng được để thực hiện các yêu cầu, bài tập có liên quan đến chủ đề.
2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng hệ thống, khái quát kiến thức, vận dụng giải quyết các bài tập, kĩ năng tự học bằng bản đồ tư duy, phương pháp so sánh, đối chiếu.
3. Thái độ:- Giáo dục ý thức tự giác, tích cực trong học tập, trong cuộc sống; những tình cảm đẹp đẽ, biết trân trọng những giá trị của dân tộc.
4. Năng lực: - Phát triển năng lực tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, hợp tác và chia sẻ
II. PHƯƠNG TIỆN/HỌC LIỆU
1. Giáo viên: Sưu tầm tài liệu, lập kế hoạch dạy học .
+ Thiết kể bài giảng điện tử.
+ Chuẩn bị phiếu học tập và dự kiến các nhóm học tập.
+Các phương tiện : Máy vi tính, máy chiếu đa năng...
2. Học sinh : Đọc trước và chuẩn bị.
+ Sưu tầm tài liệu liên quan đến bài học
+ Thực hiện hướng dẫn chuẩn bị học tập theo văn bản của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức lớp: 1’
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: trong lúc dạy bài mới
Bài mới
HĐ1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU:
* Mục tiêu:
- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.
- Kích thích HS tìm hiểu về đặc điểm của bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
* Nhiệm vụ: HS theo dõi và thực hiện yêu cầu của GV.
* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.
* Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.
? Nhắc lại những bài đã học trong chủ đề?
Phần văn bản: Bàn về đọc sách
Phần làm văn: Nghị luận xã hội
+ Nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống
+ Nghị luận về tư tưởng đạo lí
HĐ cá nhân
- HS trả lời
- HS lĩnh hội kiến thức theo dẫn dắt giới thiệu của thầy
- Ghi tên bài
HOẠT ĐỘNG: TỔNG KẾT- ĐÁNH GIÁ
- Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học về văn bản và dạng bài văn nghị luận xã hội.
* Nhiệm vụ: HS thực hiện yêu cầu của GV.
* Phương thức thực hiện: HĐ chung, Thảo luận nhóm, Hoạt động cặp đôi.
* Yêu cầu sản phẩm: vở ghi HS.
?Giới thiệu những nét chính về Chu Quang Tiềm và văn bản “Bàn về đọc sách”?
Hệ thống kiến thức chung về tác giả, tác phẩm (nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa)
HĐ cá nhân
- HS trả lời
- GV đánh giá
Hệ thống kiến thức
Văn bản: Bàn về đọc sách
Tác giả: Chu Quang Tiềm (1897-1986) là nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.
2.Tác phẩm: Bàn về đọc sách trích trong Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách.
* Nội dung: Bài viết nêu tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách, các khó khăn nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay. Từ đó đưa ra cách lựa chọn sách cần đọc và cách đọc như thế nào cho hiệu quả.
* Nghệ thuật:
Sức thuyết phục, hấp dẫn của văn bản được thể hiện ở:
+ Nội dung luôn thấu tình đạt lý. Các ý kiến nhận xét đưa ra thật xác đáng, có lý lẽ đưa ra với tư cách là một học giả có uy tín, cách trò chuyện thân tình, chia sẻ những kinh nghiệm trong cuộc sống.
+ Bố cục chặt chẽ, hợp lý, ý kiến dẫn dắt tự nhiên.
+ Cách viết giàu hình ảnh, ví von cụ thể sinh động.
* Ý nghĩa: Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách và cách lựa chọn sách, cách đọc sách sao cho hiệu quả.
?Nhắc lại khái niệm các dạng bài nghị luận xã hội?
? Dàn ý của hai dạng bài nghị luận xã hội?
-Phân biệt nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống và nghị luận về tư tưởng đạo lí.
Sự việc hiện tượng
ảnh hưởng xấu
Sự việc hiện tượng
ảnh hưởng tốt
Mở bài
Nêu vấn đề
Nêu vấn đề
Thân bài
1.Giải thích sự việc hiện tượng.
a. Giải thích( với sự việc hiện tượng khó hiểu hoặc xa lạ)
b.Trình bày thực trạng, biểu hiện thực tế vấn đề
2. Bàn luận
a.Phân tích tác hại
b. Chỉ ra nguyên nhân.
c.Biện pháp khắc phục.
3.Bài học cho bản thân
1.Giải thích sự việc hiện tượng
a. Giải thích( với sự việc hiện tượng khó hiểu hoặc xa lạ)
b.Trình bày thực trạng, biểu hiện thực tế vấn đề
2. Bàn luận
a. Phân tích tác dụng, ý nghĩa của hiện tượng.
c.Biện pháp nhân rộng hiện tương.
d.Phê phán hiện tượng trái ngược.
3.Bài học cho bản thân
Kết bài
-Đánh giá chung về hiện tượng
-Liên hệ
-Đánh giá chung về hiện tượng
-Liên hệ
Dàn ý bài nghị luận tư tưởng đạo lý
Mở bài
– Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận
– Nêu vấn đề cần nghị luận ra (trích dẫn)
– Phải làm gì về vấn đề đưa ra nghị luận (có tính chuyển ý)
b. Thân bài
* Bước 1: Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận ().
* Bước 2: Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng, đạo lí cần bàn luận ()
* Bước 3: Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến):
* Bước 4: Rút bài học nhận thức và hành động
c.Kết bài
– Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài ()
– Lời nhắn gửi đến mọi người ()
1. Giống: Đều là văn bản nghị luận.
2. Khác: - NL về HTĐS: Xuất phát từ sự thực đời sống mà nêu ra tư tưởng, bày tỏ thái độ.
- NLVTTĐL: Xuất phát từ tương tưởng đạo lý, được giải thích, phân tích thì vận dụng các sự việc, thực tế của đời sống để chứng minh, nhằm khẳng định hoặc phủ định một tư tưởng nào đó.
HĐ nhóm đôi
Đại diện trả lờià đánh giá
II. Tập làm văn: Nghị luận xã hội.
1.Nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống
2.Nghị luận về tư tưởng đạo lí
3. Phân biệt điểm giống và khác của văn bản NL về 1 HTĐS và TTĐL:
1. Giống: Đều là văn bản nghị luận.
2. Khác: - NL về HTĐS: Xuất phát từ sự thực đời sống mà nêu ra tư tưởng, bày tỏ thái độ.
- NLVTTĐL: Xuất phát từ tương tưởng đạo lý, được giải thích, phân tích thì vận dụng các sự việc, thực tế của đời sống để chứng minh, nhằm khẳng định hoặc phủ định một tư tưởng nào đó.
HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP
* Mục tiêu: Giúp học sinh bước đầu làm được các bài tập
* Nhiệm vụ: HS thực hiện yêu cầu của GV.
* Phương thức thực hiện: HĐ chung, Thảo luận nhóm, Hoạt động cặp đôi.
* Yêu cầu sản phẩm: vở ghi HS.
Đọc đoạn văn sau đây rồi trả lời câu hỏi
() “ Đọc sách vốn có lợi ích cho riêng mình, đọc nhiều không thể coi là một vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức thay đổi khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về. Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém” ()
(Trích “Bàn về đọc sách” – Chu Quang Tiềm, Ngữ văn 9, tập 2, NXBGDVN, 2015)
Câu hỏi:
Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích trên.
Câu 2: “đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu”, từ “sâu” ở đây là từ loại gì? Nó có nghĩa là gì?
Câu 3: Xác định thái độ của tác giả được gửi gắm vào câu văn “Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của chỉ biết lấy nhiều làm quý”.
Câu 4: Em đọc sách ở mức độ nào? Em có đồng ý với ý kiến sau: “Sách luôn có ích cho con người” ? Vì sao?
Câu 5. Hãy viết một đoạn văn (khoảng ½ trang giấy thi) theo cách diễn dịch trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng nhiều học sinh rất ít đọc sách, thờ ơ với sách
Câu 1: Phương thức biểu đạt của đoạn trích: Nghị luận .
Câu 2: “đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu”, từ “sâu” ở đây là tính từ. “Sâu” có nghĩa là: sâu sắc, sâu rộng.
Câu 3: Xác định thái độ của tác giả được gửi gắm vào câu văn “Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của chỉ biết lấy nhiều làm quý”:
Thái độ phê phán những người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, đọc sách chỉ biết đọc số lượng mà không chú trọng vào chất lượng của sách.
Câu 4: Em đọc sách ở mức độ nào? Em có đồng ý với ý kiến sau: “Sách luôn có ích cho con người” ? Vì sao?
- Học sinh chỉ ra mức độ đọc sách của bản thân: đọc thường xuyên, mọi lúc mọi nơi hoặc thỉnh thoảng đọc sách
- Học sinh đồng ý với ý kiến “Sách luôn có ích cho con người”. Vì: Đọc sách giúp cho em có được vốn kiến thức sâu rộng; Đọc sách giúp tăng cường khả năng giao tiếp; Đọc sách giúp rèn luyện năng lực tưởng tượng, liên tưởng, sáng tạo; Đọc sách giúp rèn luyện năng lực ngôn ngữ; Đọc sách giúp sống tốt hơn
5. Đảm bảo những yêu cầu về:
- Nội dung: nêu rõ hiện tượng; bày tỏ suy nghĩ về hậu quả và nguyên nhân của hiện tượng; đề xuất một vài giải pháp thiết thực để nâng cao nhận thức của học sinh về sách và có phương pháp đọc sách hiệu quả.
Thảo luận nhóm 5’
Đại diện trình bàyà nhận xét
Câu 1: Phương thức biểu đạt của đoạn trích: Nghị luận .
Câu 2: “đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu”, từ “sâu” ở đây là tính từ. “Sâu” có nghĩa là: sâu sắc, sâu rộng.
Câu 3: Xác định thái độ của tác giả được gửi gắm vào câu văn “Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của chỉ biết lấy nhiều làm quý”:
Thái độ phê phán những người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, đọc sách chỉ biết đọc số lượng mà không chú trọng vào chất lượng của sách.
Câu 4: Em đọc sách ở mức độ nào? Em có đồng ý với ý kiến sau: “Sách luôn có ích cho con người” ? Vì sao?
- Học sinh chỉ ra mức độ đọc sách của bản thân: đọc thường xuyên, mọi lúc mọi nơi hoặc thỉnh thoảng đọc sách
- Học sinh đồng ý với ý kiến “Sách luôn có ích cho con người”. Vì: Đọc sách giúp cho em có được vốn kiến thức sâu rộng; Đọc sách giúp tăng cường khả năng giao tiếp; Đọc sách giúp rèn luyện năng lực tưởng tượng, liên tưởng, sáng tạo; Đọc sách giúp rèn luyện năng lực ngôn ngữ; Đọc sách giúp sống tốt hơn
5. Đảm bảo những yêu cầu về:
- Nội dung: nêu rõ hiện tượng; bày tỏ suy nghĩ về hậu quả và nguyên nhân của hiện tượng; đề xuất một vài giải pháp thiết thực để nâng cao nhận thức của học sinh về sách và có phương pháp đọc sách hiệu quả.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về đặc điểm của bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân
* Sản phẩm: Câu trả lời của HS
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết đoạn văn mở bài dựa theo dàn ý trên.
HĐ cá nhân
4.GV dặn dò và giao bài tập về nhà cho HS:
Bài cũ: - Lập lại hệ thống luận điểm trong toàn bài.
Bài mới: Chuẩn bị bài: Hướng dẫn chuẩn bị cho chương trình địa phương
RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_101_tong_ket_danh_gia_chu_de_nam.docx