HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
1. Mục tiêu:
- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.
- Kích thích HS tìm hiểu về vai trò và tầm quan trọng của sách.
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động cá nhân, HĐ chung cả lớp.
3. Sản phẩm hoạt động
- Trình bày miệng
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh đánh giá.
- Giáo viên đánh giá
- Giáo viên dán một số bức tranh trên bảng
? Các em quan sát những bức tranh trên và cho biết mỗi bức tranh trên nói về vấn đề gì?
? Địa phương em hiện nay có những sự việc hiện tượng nào đang diễn ra?
- Nội dung tranh:
Ảnh 1: ô nhiễm nguồn nước
Ảnh 2: tai nạn giao thông
Ảnh 3: học sinh chơi điện tử
Ảnh 4: vứt rác bừa bãi.
- Hiện tượng diễn ra ở địa phương
VD: cả 4 hiện tượng trên. - HS nghe câu hỏi, quan sát tranh, trả lời miệng.
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá lẫn nhau
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, dẫn vào bài
5 trang |
Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 490 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 102: Hướng dẫn chuẩn bị cho chương trình địa (Phần tập làm văn) - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : .../.../ Ngày dạy :.../.../
Tiết 102 : HƯỚNG DẤN CHUẨN BỊ CHO CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(PHẦN TẬP LÀM VĂN)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Biết vận dụng cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống của địa phương. Có thái độ đúng đắn trước các hiện tượng đó.
2. Kỹ năng- Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng làm văn nghị luận.
3. Thái độ: Nghiêm túc, tự giác.
4. Năng lực:
- Năng lực chung: đọc – hiểu, giải quyết vấn đề, tư duy logic, hợp tác
- Năng lực riêng: đánh giá, giao tiếp bằng ngôn ngữ
II. PHƯƠNG TIỆN/HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài, chia nhóm yêu cầu học sinh tìm hiểu một số svht phổ biến đáng suy nghĩ ở địa phương em. Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến 2 vấn đề và Lập dàn ý chi tiết cho 2 vấn đề sau:
Vấn đề 1: Suy nghĩ về một tấm gương vượt khó học giỏi ở địa phương em.
Vấn đề 2: Vấn đề rác thải ở địa phương em.
2. Chuẩn bị của học sinh: làm theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức lớp: 1’
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: trong lúc dạy bài mới
Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
1. Mục tiêu:
- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.
- Kích thích HS tìm hiểu về vai trò và tầm quan trọng của sách.
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động cá nhân, HĐ chung cả lớp.
3. Sản phẩm hoạt động
- Trình bày miệng
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh đánh giá.
- Giáo viên đánh giá
- Giáo viên dán một số bức tranh trên bảng
? Các em quan sát những bức tranh trên và cho biết mỗi bức tranh trên nói về vấn đề gì?
? Địa phương em hiện nay có những sự việc hiện tượng nào đang diễn ra?
- Nội dung tranh:
Ảnh 1: ô nhiễm nguồn nước
Ảnh 2: tai nạn giao thông
Ảnh 3: học sinh chơi điện tử
Ảnh 4: vứt rác bừa bãi.
- Hiện tượng diễn ra ở địa phương
VD: cả 4 hiện tượng trên.
- HS nghe câu hỏi, quan sát tranh, trả lời miệng.
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá lẫn nhau
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, dẫn vào bài
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:
Hoạt động 1: Xác định những vấn đề có thể bàn luận ở địa phương.
* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những sự việc hiện tượng đang diễn ra phổ biến ở địa phương mình.
* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà.
* Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm.
* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng video (hoặc dự án nhóm), phiếu học tập, câu trả lời của HS
? Trình bày dự án nghiên cứu của nhóm về các vấn đề đang diễn ra ở địa phương?
+ Vấn đề về môi trường
+ Vấn đề về quyền trẻ em
+ Vấn đề về an toàn giao thông
....
- HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, trình bày các vấn đề đã chuẩn bị.
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
1. Xác định những vấn đề có thể bàn luận ở địa phương
a. Vấn đề môi trường:
- Hậu quả của việc phá rừng
- ô nhiễm bầu không khí
- Hậu quả của rác thải khó tiêu huỷ (bao bì ni lông, chai lọ bằng nhựa tổng hợp) đối với việc canh tác trên đồng ruộng ở nông thôn.
b. Vấn đề quyền trẻ em:
- Giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
- Bạo hành trẻ em.
c. Vấn đề giao thông:
- Đi xe máy không đội mũ bảo hiểm
- Vượt đèn đỏ
- Tai nạn giao thông.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách viết về một trong các vấn đề trên.
* Mục tiêu: Giúp học sinh định hướng được cách làm bài văn bàn về một trong các vấn đề xã hội đang diễn ra ở địa phương.
* Nhiệm vụ: HS thực hiện yêu cầu của GV.
* Phương thức thực hiện: HĐ chung, thảo luận nhóm.
* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, trả lời miệng.
? Về nội dung vấn đề cần bàn luận cần có đặc điểm gì ?Khi đưa ra thực trạng của hiện tượng em cần đảm bảo yêu cầu nào? Ngôn ngữ trong bài viết cần ra sao?
? Về hình thức, bài nghị luận cần đảm bảo bố cục như thế nào? Hệ thống luận điểm, luận cứ cần đảm bảo yêu cầu gì?
+ Vấn đề cần bàn luận phải có tính phổ biến...Khi bàn về thực trạng vấn đề cần đảm bảo khách quan, trung thực, không nên nói quá..Ngôn ngữ trong bài làm cần đơn giản, tường minh.....
+ Về hình thức: bài làm ba phần đầy đủ. Luận điểm, luận cứ rõ ràng...
Thảo luận nhóm 2 bàn (6 phút)
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng.
2. Xác định cách viết:
a. Yêu cầu về nội dung:
- Sự việc, hiện tượng mang tính phổ biến
- Trung thực, có tính xây dựng, không cường điệu
- Phân tích nguyên nhân phải đảm bảo tính khách quan và có sức thuyết phục
- Nội dung bài viết giản dị, dễ hiểu, tránh kiến thức sách vở dài dòng
b. Yêu cầu về hình thức:
- Bài viết phải đủ 3 phần: MB, TB, KB
- Bài viết phải có luận điểm, luận cứ, lập luận rõ ràng.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
Bài tập: Xây dựng dàn ý cho đề bài sau:
Trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng vi phạm giao thông ở địa phương em.
* Mục tiêu: Hs xây dựng được dàn ý cho đề văn nghị luận về một vấn đề ở địa phương.
* Nhiệm vụ: HS đọc yêu cầu, trao đổi nhóm.
* Phương thức thực hiện: HĐ nhóm lớn (8 phút)
* Yêu cầu sản phẩm: Phiếu học tập lớn, vở ghi.
Hãy xây dựng dàn ý sơ lược cho đề văn trên.
+ Mở bài:
Giới thiệu vấn đề trong đề bài
Đánh giá khái quát về hiện tượng ở địa phương trong đề bài.
+ Thân bài:
Thực trạng vi phạm giao thông ở địa phương: đi sai làn đường, đi quá tốc độ, đi xe máy, xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, đi hàng ba...
Nguyên nhân: chủ quan: do người tham gia giao thông không nắm được luật giao thông, có người cố tình không thực hiện đúng...
Hậu quả: tai nạn giao thông, hỏng phương tiện đi lại, bị thương, chết, tốn kém tiền của , ảnh hưởng đến tinh thần...
Giải pháp khắc phục: nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông, tuyên truyền, xử phạt...
+ Kết bài: Khái quát lại vấn đề. Đưa ra lời khuyên...
- Đọc, làm cá nhân, trao đổi với bạn trong nhóm.
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức = bài làm của nhóm học sinh làm tốt nhất.
HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG:
* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV.
* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân
* Sản phẩm: Câu trả lời của HS
Để góp phần thực hiện tốt luật an toàn giao thông, em cần làm gì?
Thực hiện luật ATGT
+ Nghe yêu cầu.
+ Trình bày cá nhân.
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
4.GV dặn dò và giao bài tập về nhà cho HS:
Bài cũ: Ghi lại những sự việc ở địa phương mà em thấy diễn ra phổ biến.
Bài mới: Soạn Các thành phần biệt lập
RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_102_huong_dan_chuan_bi_cho_chuong.docx