Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 103: Các thành phần biệt lập (Tiếp theo) - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Giang

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

1. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu về vai trò và tầm quan trọng của sách.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, HĐ chung cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

1. Ôi, trời rét thế!

2. Cũng may mà bằng mấy nét vẽ, họa sĩ đã ghi xong lần đầu gương mặt người thanh niên.

3. Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

4. Chính Hữu (tác giả của bài thơ "Đồng chí") tên thật là Trần Đình Đắc.

? Tìm thành phần biệt lập trong các câu trên.

? Hãy cho biết tên gọi của các thành phần biệt lập đó? - Ôi

- Cũng may

- Trâu ơi, này

- ( tác giả của bài thơ "Đồng chí")

 HĐ cá nhân - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

- Gv lấy những điều học sinh còn chưa biết rõ để vào bài học hôm nay.

 

doc14 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 103: Các thành phần biệt lập (Tiếp theo) - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 103. CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP (tiếp theo) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1/Kiến thức: - Đặc điểm của thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú. - Công dụng của thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú. 2/Kĩ năng: Nhận diện, biết cách vận dụng để làm bài tập 3/ Thái độ -Chăm học, ý thức việc sử dụng thành phần biệt lập trong khi nói và viết. 4/ Năng lực: - Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự chủ và tự học. - Năng lực chuyên biệt: + Năng lực sử dụng ngôn ngữ: đọc hiểu nhận biết thành phần gọi đáp, thành phần phụ chú trong câu. II. PHƯƠNG TIỆN/HỌC LIỆU 1. Giáo viên: Sưu tầm tài liệu, lập kế hoạch dạy học . + Thiết kể bài giảng điện tử. + Chuẩn bị phiếu học tập và dự kiến các nhóm học tập. + Các phương tiện : Máy vi tính, máy chiếu đa năng... 2. Học sinh : Đọc trước và chuẩn bị. + Sưu tầm tài liệu liên quan đến bài học + Thực hiện hướng dẫn chuẩn bị học tập theo văn bản của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Ổn định tổ chức lớp: 1’ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: trong lúc dạy bài mới Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU 1. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tìm hiểu về vai trò và tầm quan trọng của sách. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân, HĐ chung cả lớp. 3. Sản phẩm hoạt động - Trình bày miệng 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh đánh giá. - Giáo viên đánh giá. 1. Ôi, trời rét thế! 2. Cũng may mà bằng mấy nét vẽ, họa sĩ đã ghi xong lần đầu gương mặt người thanh niên. 3. Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta. 4. Chính Hữu (tác giả của bài thơ "Đồng chí") tên thật là Trần Đình Đắc. ? Tìm thành phần biệt lập trong các câu trên. ? Hãy cho biết tên gọi của các thành phần biệt lập đó? - Ôi - Cũng may - Trâu ơi, này - ( tác giả của bài thơ "Đồng chí") HĐ cá nhân - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá - Gv lấy những điều học sinh còn chưa biết rõ để vào bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm và công dụng của thành phần gọi- đáp: * Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về đặc điểm và công dụng của thành phần gọi- đáp. * Nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu vào phiếu học tập. * Phương thức thực hiện: hoạt động nhóm. * Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS. + Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu a, b, c? + Xác định vị trí của từ in đậm trong câu? + Các từ ngữ đó có tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu không? Vì sao? ? Em hiểu thành phần gọi đáp là gì? ? Đặt câu có thành phần gọi- đáp? HS xác định CN-VN Đứng trước chủ ngữ Không HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng I. Thành phần gọi- đáp 1. Ví dụ 2. Nhận xét Này: dùng để gọi. Thưa ông: dùng để đáp. - Những từ này không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu-> chúng là các thành phần biệt lập. - Công dụng: + Từ: Này dùng để tạo lập cuộc hội thoại. + Từ: Thưa ông dùng để duy trì cuộc hội thoại. 3. Ghi nhớ: SGK Trong vòng 5 phút, nhóm viết ra những câu ca dao, hò vè, thơ có sử dụng thành phần gọi đáp và gạch chân dưới các thành phần đó. Đội nào viết được nhiều và đúng nhất sẽ giành chiến thắng HĐ nhóm đôi 4 phút - Hs thảo luận nhóm, viết ra giấy. - Hs trình bày dán trên bảng, đọc và xác định - Hs nhóm khác nhận xét. - Gv nhận xét 4 nhóm, cho điểm Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm và công dụng của thành phần phụ chú: * Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về đặc điểm và công dụng của thành phần phụ chú. * Nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu vào phiếu học tập. * Phương thức thực hiện: hoạt động nhóm. * Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS. ? Nếu lược bỏ các từ in đậm nghĩa của câu có thay đổi không? Vì sao? ? Trong câu a các từ ngữ in đậm được dùng để làm gì (chú thích cho từ ngữ nào) ? Trong câu b, cụm chủ vị in đậm được dùng để làm gì, chú thích điều gì? ? Thế nào là thành phần phụ chú của câu? ? Dấu hiệu nhận biết thành phần phụ chú, cấu tạo thành phần phụ chú? - Khi bỏ các từ in đậm nghĩa của câu không thay đổi vì các từ đó không nằm trong cấu trúc cú pháp. - Từ in đậm trong câu a chú thích : Đứa con gái đầu lòng của anh. - Cụm chủ vị in đậm trong câu b chú thích cho suy nghĩ của nhân vật Tôi. Chú thích Các dấu câu HĐ nhóm 3 phút HS: Làm việc cá nhân, sau đó thống nhất kết quả trong nhóm - GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất. HĐ cá nhân - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá II. Thành phần phụ chú. 1.Ví dụ 2. Nhận xét: - Khi bỏ các từ in đậm nghĩa của câu không thay đổi vì các từ đó không nằm trong cấu trúc cú pháp. - Từ in đậm trong câu a chú thích: Đứa con gái đầu lòng của anh - Cụm chủ vị in đậm trong câu b chú thích cho suy nghĩ của nhân vật Tôi. 3. Ghi nhớ: SGK HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP Bài tập 1: * Mục tiêu: HS biết xác định được thành phần gọi - đáp trong văn cảnh cụ thể. * Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi trả lời. * Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân. * Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi. + Đọc yêu cầu. + Xác định khởi ngữ trong các câu? a. Từ dùng để gọi: Này b. Từ dùng để đáp: Vâng - Nghe và làm bt cá nhân - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá Bài 1 a. Từ dùng để gọi: Này b. Từ dùng để đáp: Vâng Bài tập 2 * Mục tiêu: HS biết xác định được thành phần gọi - đáp trong câu ca dao * Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi trả lời. * Phương thức thực hiện: HĐ nhóm cặp * Yêu cầu sản phẩm: Phiếu học tập; vở ghi + Đọc yêu cầu bài tập. + xác định được thành phần gọi - đáp Dự kiến sán phẩm: a. Cụm từ dùng để gọi: Bầu ơi b. Đối tượng hướng tới của sự gọi: tất cả các thành viên trong cộng đồng người Việt * Phương thức thực hiện: HĐ nhóm cặp - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá Bài tập 2: a. Cụm từ dùng để gọi: Bầu ơi b. Đối tượng hướng tới của sự gọi: tất cả các thành viên trong cộng đồng người Việt 3. Bài tập 3: * Mục tiêu: HS viết được một đoạn văn có sử dụng khởi ngữ. * Nhiệm vụ: HS đọc yêu cầu, viết đv. * Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân. * Yêu cầu sản phẩm: vở ghi. + Đọc yêu cầu bài tập. + Tìm thành phần phụ chú và nêu tác dụng của thành phần đó trong từng ví dụ a. TP phụ chú "kể cả anh" giải thích cho cụm từ "mọi người" b. TP phụ chú "các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ" giải thích cho cụm từ "những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này" c. TP phụ chú "những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỷ tới" giải thích cho cụm từ "lớp trẻ" d. Các TP phụ chú và tác dụng của nó - Thành phần phụ chú "có ai ngờ" thể hiện sự ngạc nhiên của nhân vật trữ tình "tôi" - TP phụ chú " thương quá đi thôi" thể hiện tình cảm trìu mến của nhân vật trữ tình "tôi" với nhân vật "cô bé nhà bên" - Nghe và làm bt - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá Bài 3. a. TP phụ chú "kể cả anh" giải thích cho cụm từ "mọi người" b. TP phụ chú "các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ" giải thích cho cụm từ "những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này" c. TP phụ chú "những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỷ tới" giải thích cho cụm từ "lớp trẻ" d. Các TP phụ chú và tác dụng của nó - Thành phần phụ chú "có ai ngờ" thể hiện sự ngạc nhiên của nhân vật trữ tình "tôi" - TP phụ chú " thương quá đi thôi" thể hiện tình cảm trìu mến của nhân vật trữ tình "tôi" với nhân vật "cô bé nhà bên" HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG * Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. * Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV. * Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân * Sản phẩm: Câu trả lời của HS + Tạo lập một cuộc hội thoại từ hai nhân vật trở lên trong đó có sử dụng thành phần gọi đáp phù hợp. + Từ đó rút ra bài học trong giao tiếp Mẹ: Con ơi con đã làm xong bài chưa? Con: Dạ, thưa mẹ, con đã làm xong rồi ạ! = > khi giao tiếp cần sử dụng thành phần gọi đáp cho phù hợp với lứa tuổi, thứ bậc trong gia đình... - Nghe và thực hiện - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá 4.GV dặn dò và giao bài tập về nhà cho HS: Bài cũ: Ghi nhớ các thành phần biệt lập Bài mới: Soạn Ôn tập văn nghị luận RÚT KINH NGHIỆM: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn : .../.../ Ngày dạy :.../.../ Tiết 104 : ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Nhớ lại các kiến thức về tác giả, tác phẩm của các văn bản nghị luận đã học. - Vận dụng kiến thức để làm các bài tập, đặc biệt là bài tập viết đoạn văn 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng phân tích, trình bày, đánh giá và nhận xét. - Kỹ năng làm việc nhóm. 3. Thái độ: - Ham học, tích cực, hợp tác và chủ động. 4. Năng lực: - Năng lực chung: giải quyết vấn đề, tư duy logic, hợp tác - Năng lực riêng: đánh giá, giao tiếp bằng ngôn ngữ II. PHƯƠNG TIỆN/HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài. 2. Chuẩn bị của học sinh: làm theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Ổn định tổ chức lớp: 1’ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: trong lúc dạy bài mới Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU 1. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân, HĐ chung cả lớp. 3. Sản phẩm hoạt động - Trình bày miệng 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh đánh giá. - Giáo viên đánh giá. TRÒ CHƠI “AI NHANH NHẤT” Câu hỏi: Em hãy kể nhanh tên các tác phẩm nghị luận đã học từ đầu học kì 2 (nêu tên tác giả) VB 1: Tiếng nói văn nghệ (Tác giả: Nguyễn Đình Thi) VB2: Bàn về đọc sách ( Tác giả: Chu Quang Tiềm) Trả lời cá nhân - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá HOẠT ĐỘNG 2: HỆ THỐNG KIẾN THỨC * Mục tiêu: Giúp HS nắm được các kiến thức cơ bản của 2 văn bản * Nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu vào phiếu học tập. * Phương thức thực hiện: hoạt động nhóm. * Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS Hệ thống kiến thức 2 văn bản? -Tác giả -Tác phẩm (xuất xứ, thể loại, bố cục, nội dung, nghệ thuật) Hoạt động nhóm đôi Đại diện trình bày, nhận xét Củng cố lí thuyết Bàn về đọc sách - Trích trong “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách”-Bắc Kinh, 1995. PTBĐ: Nghị luận ND: Sự cần thiết và ý nghĩa của việc đọc sách. Những khó khăn, thiên hướng sai lệch thường gặp khi đọc sách. Phương pháp đọc sách NT: Lí lẽ, dẫn chứng sinh động, cụ thể - > tăng sức thuyết phục 2. Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi - Viết năm 1948. In trong cuốn “Mấy vấn đề văn học”, xuất bản năm 1956. - Nội dung của văn nghệ:Vai trò quan trọng của văn nghệ; khả năng kì diệu của văn nghệ trong việc tác động đến người đọc HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP * Mục tiêu: Giúp HS nắm được các dạng bài tập cơ bản. * Nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu vào phiếu học tập. * Phương thức thực hiện: hoạt động nhóm. * Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại. Nếu chúng ta mong tiến lên từ văn hóa, học thuật của giai đoạn này, thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát. Nếu xóa bỏ hết những thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ, thì chưa biết chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát về đến mấy trăm năm, thậm chí là mấy nghìn năm trước. lúc đó, dù có tiến lên cũng chỉ là đi giật lùi, làm kẻ lạc hậu” (Chu Quang Tiềm, SGK Ngữ văn 9, tập 2, NXBGD) Câu 1 (0.5 điểm). Đoạn văn trích từ văn bản nào? Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn Câu 2 (0.5 điểm). Đoạn văn được viết theo phép lập luận nào? Câu 3 (1,0 điểm).  Xác định các phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn sau: Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Câu 4 (1,0 điểm). Nội dung chính của đoạn văn trên Nêu câu hỏi 1.“Bàn về đọc sách”. Phương thức biểu đạt chính: nghị luận. 2. Phép lập luận: Diễn dịch 3. Các phép liên kết: +Phép lặp: học vấn. +Phép nối: Bởi vì. 4. Nội dung chính của đoạn văn: Đọc sách là một trong những con đường quan trọng để nâng cao học vấn bởi sách là nơi lưu giữ những thành quả tinh hoa của nhân loại. Hoạt động cá nhân HS trả lời, nhận xét. GV nhận xét 1.“Bàn về đọc sách”. Phương thức biểu đạt chính: nghị luận. 2. Phép lập luận: Diễn dịch 3. Các phép liên kết: +Phép lặp: học vấn. +Phép nối: Bởi vì. 4. Nội dung chính của đoạn văn: Đọc sách là một trong những con đường quan trọng để nâng cao học vấn bởi sách là nơi lưu giữ những thành quả tinh hoa của nhân loại. HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG * Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. * Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV. * Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân * Sản phẩm: Câu trả lời của HS + Sách có ý nghĩa gì với bản thân em? Thêm kiến thức, kinh nghiệm, bài học đạo đức... - Nghe và thực hiện - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá 4.GV dặn dò và giao bài tập về nhà cho HS: Bài cũ: Ôn tập kiến thức văn bản Bài mới: Soạn Ôn tập văn nghị luận (t) RÚT KINH NGHIỆM: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn : .../.../ Ngày dạy :.../.../ Tiết 105: ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN (T) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Nhớ lại các kiến thức về tác giả, tác phẩm của các văn bản nghị luận đã học. - Vận dụng kiến thức để làm các bài tập, đặc biệt là bài tập viết đoạn văn 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng phân tích, trình bày, đánh giá và nhận xét. - Kỹ năng làm việc nhóm. 3. Thái độ: - Ham học, tích cực, hợp tác và chủ động. 4. Năng lực: - Năng lực chung: giải quyết vấn đề, tư duy logic, hợp tác - Năng lực riêng: đánh giá, giao tiếp bằng ngôn ngữ II. PHƯƠNG TIỆN/HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài. 2. Chuẩn bị của học sinh: làm theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Ổn định tổ chức lớp: 1’ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: trong lúc dạy bài mới Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU 1. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân, HĐ chung cả lớp. 3. Sản phẩm hoạt động - Trình bày miệng 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh đánh giá. - Giáo viên đánh giá. Kể tên các loại hình văn nghệ mà em biết? Cải lương, chèo, tuồng Trả lời cá nhân - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP * Mục tiêu: Giúp HS nắm được các dạng bài tập cơ bản. * Nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu vào phiếu học tập. * Phương thức thực hiện: hoạt động nhóm. * Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại (1). Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ (2). Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh (3). (Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ) Câu 1: Đoạn văn bàn về vấn đề gì? Chủ đề ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề chung của văn bản? Câu 2: Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn trên là gì? Câu 3: Những nội dung trên có quan hệ như thế nào với chủ đề của đoạn văn? Nêu nhận xét về trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn. Câu 4: Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn trên được thể hiện bằng những biện pháp nào? Nêu câu hỏi Câu 1: Đoạn văn bàn về tâm sự người nghệ sĩ muốn gửi gắm trong tác phẩm của mình. - Chủ đề chung của văn bản là tiếng nói của văn nghệ. Chủ đề của đoạn văn trên nằm trong chủ đề chung của toàn văn bản, là một phần tạo nên chủ đề chung. Câu 2: Nội dung chính của mỗi câu văn trong đoạn là: - Câu (1) Vật liệu xây dựng nên tác phẩm là thực tại - Câu (2) Khi phản ánh thực tại những người nghệ sĩ muốn nói một điều gì mới mẻ. - Câu (3) Mục đích của tâm sự gửi gắm trong tác phẩm. Câu 3: - Những nội dung của các câu đều xoay quanh chủ đề cách phản ánh đời sống của tác phẩm văn nghệ. - Nhận xét về cách sắp xếp các câu: Các câu được sắp xếp theo trình tự triển khai chủ đề của đoạn, câu sau nối tiếp ý của câu trước. Câu 4: Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn trên được thể hiện bằng những biện pháp: Sự lặp lại các từ: tác phẩm – tác phẩm; Sử dụng các từ cùng trường liên tưởng: tác phẩm – nghệ sĩ, ghi lại – muốn nói – gửi vào – góp vào. Thay thế: những vật liệu mượn ở thực tại - cái đã có rồi, nghệ sĩ - anh; Dùng quan hệ từ: nhưng Hoạt động cá nhân Hoạt động nhóm đôi HS trả lời, nhận xét. GV nhận xét Đại diện HS trả lời, nhận xét. GV nhận xét Câu 1: Đoạn văn bàn về tâm sự người nghệ sĩ muốn gửi gắm trong tác phẩm của mình. - Chủ đề chung của văn bản là tiếng nói của văn nghệ. Chủ đề của đoạn văn trên nằm trong chủ đề chung của toàn văn bản, là một phần tạo nên chủ đề chung. Câu 2: Nội dung chính của mỗi câu văn trong đoạn là: - Câu (1) Vật liệu xây dựng nên tác phẩm là thực tại - Câu (2) Khi phản ánh thực tại những người nghệ sĩ muốn nói một điều gì mới mẻ. - Câu (3) Mục đích của tâm sự gửi gắm trong tác phẩm. Câu 3: - Những nội dung của các câu đều xoay quanh chủ đề cách phản ánh đời sống của tác phẩm văn nghệ. - Nhận xét về cách sắp xếp các câu: Các câu được sắp xếp theo trình tự triển khai chủ đề của đoạn, câu sau nối tiếp ý của câu trước. Câu 4: Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn trên được thể hiện bằng những biện pháp: Sự lặp lại các từ: tác phẩm – tác phẩm; Sử dụng các từ cùng trường liên tưởng: tác phẩm – nghệ sĩ, ghi lại – muốn nói – gửi vào – góp vào. Thay thế: những vật liệu mượn ở thực tại - cái đã có rồi, nghệ sĩ - anh; Dùng quan hệ từ: nhưng HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG * Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. * Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV. * Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân * Sản phẩm: Câu trả lời của HS + Văn hóa văn nghệ có ý nghĩa gì với bản thân em? Giải trí, mở rộng hiểu biết, thêm yêu đời.... - Nghe và thực hiện - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá 4.GV dặn dò và giao bài tập về nhà cho HS: Bài cũ: Ôn tập nội dung đã học - Sơ đồ hóa kiến thức Bài mới: Chuẩn bị bài tiết tiếp theo: Xem lại kiến thức viết đoạn văn nghị luận xã hội để luyện viết RÚT KINH NGHIỆM: ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_103_cac_thanh_phan_biet_lap_tiep.doc
Giáo án liên quan