Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 137: Tổng kết văn học - Năm học 2019-2020 - Ngô Thị Thủy

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

 - Hệ thống hoá kiến thức văn học nước ngoài. Qua đó có cái nhìn khái quát về thể loại, nội dung, hình thức nghệ thuật.

 - Bước đầu có thể so sánh với văn học Việt Nam trên một số khía cạnh, một số phương diện.

2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng tổng hợp kiến thức.

3. Thái độ: Nghiêm túc, tự giác.

B. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Soạn giáo án.

2. Học sinh: Hệ thống các văn bản văn học nước ngoài.

C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KTDH:

- Ôn tập, Thảo luận nhóm

- Kĩ thuật dạy học: thực hành luyện tập.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định tổ chức: (1’)

 

docx16 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 458 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 137: Tổng kết văn học - Năm học 2019-2020 - Ngô Thị Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 137 : TỔNG KẾT VĂN HỌC A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Hệ thống hoá kiến thức văn học nước ngoài. Qua đó có cái nhìn khái quát về thể loại, nội dung, hình thức nghệ thuật. - Bước đầu có thể so sánh với văn học Việt Nam trên một số khía cạnh, một số phương diện. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng tổng hợp kiến thức. 3. Thái độ: Nghiêm túc, tự giác. B. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Soạn giáo án. 2. Học sinh: Hệ thống các văn bản văn học nước ngoài. C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KTDH: - Ôn tập, Thảo luận nhóm - Kĩ thuật dạy học: thực hành luyện tập. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò HĐ của trò Nội dung bài học HĐ1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5’) Hãy kể ngắn gọn một câu chuyện mà em đã được đọc GV chuyển ý HS kể, lắng nghe HĐ2: HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP (30’) Yêu cầu trình bày bảng hệ thống chuẩn bị ở nhà HS trình bày I. Thống kê các tác phẩm văn học nước ngoài đã học ở THCS: Tên bài Thể loại Tác giả (nước) Nội dung chủ yếu Đặc sắc nghệ thuật Cây bút thần Truyện Dân gian (Trung Quốc) Quan niệm về công lý xã hội, về mục đích tài năng nghệ thuật, ước mơ khả năng kì diệu. Trí tưởng tượng phong phú, truyện kể hấp dẫn. Ông lão đánh các và con cá vàng Truyện Dân gian (Nga) Ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu, phê phán kẻ tham lam. Lặp lại tăng tiến của cốt truyện, nhân vật đối lập, yếu tố hoang đường. Xa ngắm thác núi Lư Thơ Lý Bạch (Trung Quốc) Vẻ đẹp núi Lư và tình yêu thiên nhiên đằm thắm bộc lộ tính cách phóng khoáng của nhà thơ Hình ảnh thơ tráng lệ, huyền ảo. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Thơ Lí Bạch (Trung Quốc) Tình cảm quê hương của người sống xa nhà trong một đêm trăng yên tĩnh. Từ ngữ giản dị, tinh luyện. Cảm xúc chân thành Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê Thơ Hạ Tri Chương (Trung Quốc) Tình cảm sâu sắc mà chua xót của người sống xa quê lâu ngày trong khoảnh khắc mới về quê. Cảm xúc chân thành, hóm hỉnh; kết hợp với tự sự. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá Thơ Đỗ Phủ (Trung Quốc) Nỗi khổ nghèo túng và ước mơ có ngôi nhà vững chắc để che chở cho người nghèo. Kết hợp trữ tình với tự sự, nghị luận. Mây và sóng Thơ Ta-go (Ấn Độ) Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt. Hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng. Kết hợp biểu cảm với kể chuyện. Ông Giuốc Đanh mặc lễ phục Kịch Mô-li-e (Pháp) Phê phán tính cách lố lăng của tên trưởng giả học làm sang. Chọn tình huống tạo tiếng cười sảng khoái châm biếm sâu cay. Buổi học cuối cùng Truyện Đô-đê (Pháp) Yêu nước là yêu cả tiếng nói dân tộc. Xây dựng nhân vật thầy giáo Phrăng. Cô bé bán diêm Truyện An-đéc-xen (Đan Mạch) Nỗi bất hạnh, cái chết đau khổ và niềm tin yêu cuộc sống của cô bè bán diêm. Kể chuyện hấp dẫn, đan xen hiện thực và mộng tưởng. Đánh nhau với cối xay gió Trích tiểu thuyết Xéc-van-téc (Tây Ban Nha) Sự tương phản về nhiều mặt giữa hai nhân vật: Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô-Phan-xa qua đó ngợi ca mặt tốt, phê phán mặt xấu. Nghệ thuật xây dụng nhân vật, nghệ thuật gây cười. Chiếc lá cuối cùng Truyện O.Hen-ri (Mĩ) Tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ: cụ Bơ-men, Giôn Xi và Xiu. Tình tiết hấp dẫn, kết cấu đảo ngược tình huống 2 lần Hai cây phong Truyện Ai-mi-tốp (Cư-rơ-giơ-xtan) Tình yêu quê hương và câu chuyện về người thầy vun trồng mơ ước hi vọng co học sinh. Lối kể chuyện hấp dẫn, lối miêu tả theo phong cách hội hoạ, gây ấn tượng mạnh. Cố hương Truyện Lỗ Tấn (Trung Quốc) Sự thay đổi của làng quê, của nhân vật Nhuận Thổ → phê phán xã hội phong kiến, đặt vấn đề con đường đi cho nông dân, cho xã hội. lối tường thuật hấp dẫn, kết hợp kể và bình.. ngôn ngữ giản dị, giàu hình ảnh. Những đứa trẻ Truyện Go rơ ki (Nga) Tình bạn thân thiết giữa những đứa trẻ (tác giả, 3 đứa trẻ con, một đại tá) sống thiếu tình thương, bất chất cản trở của xã hội. Lối kể chuyện giàu hình ảnh, đan xen chuyện đời thường với cổ tích. Rô bin xơn ngoài đảo hoang Trích tiểu thuyết Đi-phôn (Anh) Cuộc sống khó khăn và tinh thần lạc quan của nhân vật giữa vùng đảo hoang xích đạo trên 10 năm trời. Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn của nhân vật “tôi” tự hoạ, kết hợp miêu tả. Bố của Xi- mông Truyện Mô-a-ăng (Pháp) Nỗi tuyệt vọng của Xi-mông, tình cảm chân tình của người mẹ (Blăng-ốt), sự bao dung của Phi-Líp. Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng 3 nhân vật, kết hợp tự sự với nghị luận. Con chó Bấc Trích tiểu thuyết London (Mĩ) Tình cảm yêu thương của tác giả đối với loài vật. Trí tưởng tưởng khi đii sâu vào “thế giới tâm hồn” của chó Bấc. Lòng yêu nước Nghị luận E ren bua (Nga) Lòng yêu nước bắt đầu từ lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê... như suối chảy ra sông, sông đi ra bể... Cảm xúc chân thành, mãnh liệt biện pháp so sánh phù hợp. Đi bộ ngao du Nghị luận Ru-ô (Pháp) Ca ngợi sự giản dị, tự do, thiên nhiên muốn ngao du cần đi bộ → tự do... Lập luận chặt chẽ, luận cứ sinh động → có sức thuyết phục. Chó sói và cừu.... Nghị luận La-Phông-Ten (Pháp) Nêu lên đặc trưng sáng tác nghệ thuật làm đậm dấu ấn, cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn. Nghệ thuật so sánh, nghệ thuật lập luận của bài nghị luận văn học hấp dẫn. Hoạt động 2: Văn học dân gian: TL Định nghĩa Các VB được học Truyện - Truyền thuyết: Kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử quá khứ. Thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảoŽ thái độ cách đánh giá của nhân dân.về sự kiện và nhân vật lịch sử - Cổ tích: Kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật quen thuộc( bất hạnh, thông minh) Có yếu tố hoang đường ŽƯớc mơ, niềm tin chiến thắng - Ngu ngôn: Mượn chuyện đồ vật nói bóng gió kín đáo về chuyện con ngườiŽ Khuyên nhủ, răn dạy. - Truyện cười: Kể về hiện tượng đáng cười trong cuộc sốngŽ tạo ra tiếng cười mua vui hay phê phán - Con Rồng cháu tiên -Bánh chưng bánh giầy, Thánh gióng, Sơn tinh Thuỷ tinh, sự tích Hồ Gươm - Sọ dừa, Thạch Sanh, Em bé thông minh. - Ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi, Đeo nhạc cho mèo, Chân, tai, tay, mắt , miệng. - Treo biển, lợn cưới áo mới. Ca dao-dân ca Chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm con người. - Những câu hát về tình cảm gia đình. - Tình yêu quê hương đất nước. ... Sân khấu. Là loại kịch hát, múa dân gian; kể chuyện diễn tích bằng hình thức sân khấu. Quan Âm Thị Kính Tục ngữ Là những câu nói dân gian ngắn gọn thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt. Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. Tục ngữ về con người và xã hội. Hoạt động 3: Tổng kết văn học Trung đại: Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu bài tập 3, Giáo viên kẻ bảng, gọi học sinh điền vào bảng. Thể loại Tên văn bản Thời gian Tác giả Nét chính về nội dung và nghệ thuật Truyện kí Con hổ có nghĩa NXBGD 1997 Vũ Trinh Mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người, đề cao ân nghĩa trọng đạo làm người. Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng Đầu thế kỉ XV Hồ Nguyên Trừng. Ca ngợi phẩm chất cao quí của vị thái y lệnh họ Phạm. Chuyện người con gái Nam Xương. Thế kỉ XVI Nguyễn Dữ Thông cảm với số phận oan nghiệt và vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ. nghệ thuật kể chuyện, miêu tả nhân vật. Chuỵện cũ trong phủ chúa Trịnh Đầu thế kỉ XIX Phạm Đình Hổ Phê phán thói ăn chơi của vua chúa qua lối ghi chép sự viêc cụ thể, chân thực, sinh động. Hoàng Lê nhất thống chí Đầu thế kỉ XIX Ngô Gia Văn Phái Ca ngợi chiến công của Nguyễn Huệ, sự thất bại của quân Thanh.- Nghệ thuật viết tiểu thuyết chương hồi kết hợp tự sự và miêu tả. Thơ Sông núi nước Nam 1077 Lí Thường Kiệt Tự hào dân tộc, ý chí quyết chiến quyết thắng với giọng văn hào hùng. Phò giá về kinh 1285 Trần Quang Khải Ca ngợi chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và bài học về thái bình sẽ giữ cho đất nước vạn cổ. Thiên trường vãn vọng Cuối thế kỉ XIII Trần Nhân Tông Sự gắn bó với thiên nhiên và cuộc sống. Nghệ thuật tả cảnh tinh tế. Bài ca Côn Sơn Trước 1442 Nguyễn Trãi Sự giao hoà giữa thiên nhiên và một tâm hồn nhạy cảm và nhân cách thanh cao. Nghệ thuật tả cảnh, so sánh đặc sắc. Sau phút chia ly Đầu thế kỉ XVIII Đặng Trần Côn (Đoàn Thị Điểm) Nỗi sầu của người vợ, tố cáo chiến tranh phi nghĩa. Cách dùng điệp từ tài tình. Bánh trôi nước Thế kỉ XVIII Hồ Xuân Hương Trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ và ngậm ngùi cho số phận của họ. Hình ảnh ẩn dụ, so sánh. Qua đèo Ngang Thế kỉ XIX Bà Huyện Thanh Quan Vẻ đẹp cổ điển của bức tranh Đèo Ngang, tâm sự u hoài. Lời thơ trang trọng. Bạn đến chơi nhà Cuối XVIII-đầu XIX Nguyễn Khuyến Tình cảm bạn bè chân thật, sâu sắc, hóm hỉnh. Hình ảnh thơ giản dị, linh hoạt. Truyện thơ Truyện Kiều (trích) - Chị em Thuý Kiều - Cảnh ngày xuân. - Kiều ở lầu Ngưng Bích. - Mã Giám Sinh mua Kiều - Kiều báo ân, báo oán. Thế kỉ XIX Nguyễn Du - Miêu tả vẻ đẹp tài hoa của chị em Thuý Kiều. - Cảnh đẹp ngày xuân cổ điển , trong sáng. - Tâm trạng của Thuý Kiều. Lối dùng điệp từ. - Vạch trần bản chất Mã Giám Sinh - tâm trạng Thuý Kiều. - Kiều báo ân, báo oán. Giấc mơ thực hiện công lý. Miêu tả kết hợp với lời bình. Truyện Lục Vân Tiên - Lục Vân Tiên Cứu Kiều Nguyệt Nga. - Lục Vân Tiên gặp nạn Giữa thế kỉ XIX Nguyễn Đình Chiểu - Vẻ đẹp của sức mạnh nhân nghĩa. Giọng văn biểu cảm. - Lên án cái xấu, cái ác. Nghị luận Chiếu dời đô 1010 Lý Công Uẩn Lý do dời đô và nguyện vọng giữ nước muôn đời phồn thịnh. Lập luận chặt chẽ. Hịch tướng sĩ Trước 1285 Trần Quốc Tuấn Trách nhiệm đối với đất nước và lời kêu gọi thống thiết đối với tướng sĩ. Nước Đại Việt ta 1428 Nguyễn Trãi Tự hào dânghệ thuậtôc,niềm tin chiến thắng. Luận cứ rõ ràng, hấp dẫn. Bàn luận về phép học 1791 Nguyễn Thiếp Học để có tri thức để phục vụ đất nước không phải học để cầu danh. Lập luận chặt chẽ, thuyết phục. * Hoạt động 4 : Giáo viên: chốt lại nội dung cơ bản. * Hoạt động 2: Giáo viên: nêu câu hỏi Giáo viên: Nhận xét bổ sung. C. Hoạt động luyện tập: Giáo viên: hướng dẫn cho học sinh làm luyện tập. Học sinh: đọc đoạn khái quát trong sách giáo khoa, làm việc nhóm đôi Học sinh: đứng tại chỗ trả lời Làm bài cá nhân Làm theo nhóm đôI Học sinh: đọc đoạn này trong sách giáo khoa, trả lời cá nhân I.Nhìn chung về văn học Việt Nam: 1 .Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam: a. Văn học dân gian: - Hoàn cảnh ra đời: trong lao động sản xuất, đấu tranh xã hội. - Đối tượng sáng tác: người lao động, tầng lớp dưới Ž Văn học bình dân. - Đặc tính: tính tập thể, truyền miệng, dị bản, diễn xướng. - Thể loại phong phú. - Nội dung: + Tố cáo xã hội cũ, thông cảm với những nỗi nghèo khổ. + Ca ngợi nhân nghĩa đạo lý. + Ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước + Ước mơ cuộc sống tốt đẹp, thể hiện lòng lạc quan yêu đời b. Văn học viết: - Chữ viết: Hán, Nôm, Quốc ngữ, tiếng Pháp (tính dân tộc đậm đà) - Nội dung: + Đấu tranh chống xâm lược, chống phong kiến, đế quốc. + Ca ngợi đạo đức nhân nghĩa dũng khí. + Ca ngợi lòng yêu nước và anh hùng. + Ca ngợi lao động xây dựng + Ca ngợi thiên nhiên + Ca ngợi tình bạn 2.Tiến trình lịch sử văn học Việt Nam: a. Từ thế kỉ X Ž XIX: - Văn học yêu nước chống xâm lược. - Văn học tố cáo xã hội phong kiến thể hiện khát vọng tự do. b. Từ đầu thế kỉ XX Ž 1945: - Văn học yêu nước và cách mạng. - Sau 1930: xu hướng hiện đại trong văn học với văn học hiện thực, lãng mạn, cách mạng. c. Từ 1945 Ž 1975: - Văn học viết về cuộc kháng chiến chống Pháp. - Văn học viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ. - Văn học viết về cuộc sống lao động. d. Sau 1975: - Văn học viết về chiến tranh (hồi ức kỉ niệm) - Văn học viết về sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước 3. Mấy nét đặc sắc nổi bật của văn học Việt Nam: a. Tư tưởng yêu nước b. Tinh thần nhân đạo c. Sức sống bền bỉ và tinh thần lạc quan d. Tính thẩm mĩ cao ð - Văn học Việt Namgóp phần bồi đắp tâm hồn, tính cách tư tưởng cho các thế hệ người Việt Nam. - Là bộ phận quan trọng của văn hoá tinh thần dân tộc thể hiện những nét tiêu biểu của tâm hồn, lối sống, tính cách và tư tưởng của con người Việt Nam, dân tộc Việt Namqua các thời đại. II. Sơ lược về một số thể loại văn học: 1 .Một số thể loại văn học dân gian: 2. Một số thể loại văn học trung đại: a. Các thể thơ: - Các thể thơ có nguồn gốc thơ ca Trung Quốc: thể Cổ phong và thể Đường luật. - Gồm: Côn sơn ca, Chinh phụ ngâm khúc - Thơ tứ tuyệt, thất ngôn bát cú (Hồ Xuân Hương, Hồ Chí Minh). - Các thể thơ có nguồn gốc dân gian: Truyện Kiều, thơ Tố Hữu. b. Các thể truyện kí c. Truyện thơ Nôm d. Văn nghị luận 3.Một số thể loại văn học hiện đại: - Gồm truyện ngắn, thơ, kịch, tuỳ bút III.Luyện tập: Bài tập 3: Quy tắc niêm luật của thơ Đường (nhịp, vần) Bài tập 5: Ca dao và truyện Kiều (lục bát) có khả năng biểu hiện tâm trạng, kể chuyện, thuật chuyện: Ca dao: - Con cò mà đi ăn đêm - Người ta đi cấy Truyện Kiều: - Cảnh ngày xuân - Tài sắc chị em Thuý Kiều. HĐ3: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (7’) Từ tác phẩm Con chó Bấc, hãy nêu thái độ của con người hôm nay với các loài động vât Thảo luận nhóm - Các thú cưng, thú cảnh được chăm sóc rất tốt - Các động vật hoang dã đang bị tuyệt chủng do nạn săn bắt vô tổ chức của con người HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Nắm hệ thống văn học nước ngoài. - Làm bài tập về văn học nước ngoài. - Chuẩn bị bài: Bắc Sơn * Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ********************************

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_137_tong_ket_van_hoc_nam_hoc_2019.docx
Giáo án liên quan