HĐ1. Tìm hiểu văn bản
GV: Đây là một văn bản tự sự có nhân vật, cốt truyện và các tình tiết. Vậy ta nên phân tích theo hướng nào?
? Mở đầu truyện nhân vật Vũ Nương đã được tác giả giới thiệu như thế nào?
? Về làm vợ chàng Trương nàng tỏ ra là người như thế nào?
? Khi tiễn chồng ra trận nàng bày tỏ những gì?
? Qua lời dặn dò ấy giúp ta hiểu thêm những gì về người phụ nữ ấy? (HS giỏi)
? Trong thời gian chồng ra trận Vũ Nương ở nhà sống như thế nào?
? Qua lời trăn trối của bà cụ cho biết thêm những gì về Vũ Nương?
? Nguyên nhân dẫn đến nỗi oan của Vũ Nương?
? Vì sao nàng quyết định tìm đến cái chết? Đó có phải là suy nghĩ bồng bột?
? Vì sao khi được Linh Phi cứu rồi về động rùa nàng không muốn trở về với chồng con?
? Sau đó sao nàng lại muốn quay về?
? Cuối cùng nàng có về được không? Vì sao?
? Qua đoạn truỵên kỳ ảo này tác giả muốn nhắn gửi điều gì? So sánh với truyện cổ tích “Vợ chàng Trương” (HS giỏi)
? Qua đó em rút ra kết luận gì về tâm hồn, tính cách và số phận của Vũ Nương?
? Em rút ra nhận xét gì về người phụ nữ nói chung trong xã hội phong kiến?
? Em có nhận xét gì về nhân vật Trương Sinh?
6 trang |
Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 462 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 15: Văn bản Chuyện người con gái Nam Xương - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 15:
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
(Trích Truyền kỳ mạn lục - Nguyễn Dữ)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1.Kiến thức:
- Giúp học sinh cảm nhận được vẽ đẹp truyền thống trong tâm hồn người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương.
- Thấy rõ số phận oan trái của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
- Thấy rõ nghệ thuật dựng truỵên của tác giả, sự kết hợp giữa các yếu tố kỳ ảo với những tình tiết có thực tạo nên vẽ đẹp riêng.
2. Kỹ năng:
- Tóm tắt tác phẩm tự sự và phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
3. Thái độ: Giáo dục tình cảm yêu thương, cảm thông với những số phận bất hạnh.
- Từ nội dung câu chuyện học sinh có thể thấy được số phận bất hạnh của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến từ đó bày tỏ lòng cảm thông chân thành đối với họ. Và bản thân các em có sự cố gắng vươn lên trong cuộc sống.
Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực thể chất; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực công nghệ thông tin và truyền thong.
- Năng lực riêng: Năng lực ngôn ngữ, năng lực thuyết trình, năng lực đọc – hiểu văn bản.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Giáo viên: Đọc nghiên cứu tài liệu + soạn bài.
2. Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi ở sgk.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong dạy bài mới
3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3’)
GV cho học sinh hát 1 bài hát về người phụ nữ
GV Giới thiệu vào bài
Cả lớp hát
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (27’)
HĐ1. Tìm hiểu chung
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả - tác phẩm
Gọi học sinh đọc chú thích ở sgk
a. Tác giả
? Tóm tắt những nét chính về tác giả, tác phẩm?
Em hiểu thêm những gì về tác giả Nguyễn Dữ (HS giỏi)
HS tóm tắt
Nguyễn Dữ là một người học rộng, tài cao, nhưng ông chỉ làm quan một năm rồi xin nghỉ về nuôi mẹ già và viết sách, sống ẩn dật như các trí thức đường thời.
b. Tác phẩm:
Truyền kỳ mạn lục là một tác phẩm gồm 20 truyện, được viết bằng chữ Hán, khai thác các truyện dân gian và truyền thuyết lịch sử. Nhân vật là người phụ nữ bất hạnh trong xã hội cũ hoặc những trí thức bất mãn với thời cuộc và các truyện thường có thêm yếu tố hoang đường, kỳ ảo.
2. Đọc văn bản
Yêu cầu: Đọc mạch lạc, rõ ràng, diễn cảm
HS đọc
Giáo viên đọc -> Học sinh đọc -> nhận xét.
Gọi học sinh đọc một số chú thích.
3. Chú thích
4. Thể loại: Truyền kỳ
? Hãy cho biết bố cục của văn bản
HS trả lời
5. Bố cục
Ba đoạn
Đoạn 1: Từ đầu -> Cha mẹ đẻ mình
=> Vũ Thị Thiết lấy chồng và phẩm hạnh của nàng khi xa chồng.
Đoạn 2: Tiếp -> Trót đã qua rồi => Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương.
Đoạn 3: Còn lại -> Cuộc gặp gỡ của Long và Vũ Nương được giải oan.
? Qua tìm hiểu bố cục em hãy nêu lên đại ý chung của bài?
HS trả lời
Chuyện kể về số phận oan nghiệt của một người phụ nữ có nhan sắc, đức hạnh dưới chế độ phong kiến. Chỉ vì lời nói ngây thơ của trẻ mà bị nghi oan phải tìm đến cái chết để tỏ tấm lòng trong sạch. Tác phẩm thể hiện mong ước ngàn đời của người dân ở hiền gặp lành.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (6’)
- Xác định ngôi kể của văn bản? Tác dụng?
- Thuyết minh về tác giả
HS trả lời
HS thuyết minh
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (8’)
Tổ chức thảo luận nhóm
- Liên hệ trong chương trình đã học những văn bản nào cũng đề cập đến số phận người phụ nữ.
- Trong thực tế cuộc sống, vai trò của người phụ nữ ntn?
Thảo luận nhóm, trả lời
Rút kinh nghiệm:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
***************************************
Ngày soạn: .../.../20 Ngày dạy: .../.../20
Tiết 16:
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG (T2)
(Trích Truyền kỳ mạn lục - Nguyễn Dữ)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương.
- Thấy rõ số phận oan trái của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
- Thấy rõ nghệ thuật dựng truỵên của tác giả, sự kết hợp giữa các yếu tố kỳ ảo với những tình tiết có thực tạo nên vẽ đẹp riêng.
2. Kỹ năng:
Tóm tắt tác phẩm tự sự và phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
3. Thái độ: Giáo dục tình cảm yêu thương, cảm thông với những số phận bất hạnh.
- Từ nội dung câu chuyện học sinh có thể thấy được số phận bất hạnh của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến từ đó bày tỏ lòng cảm thông chân thành đối với họ. Và bản thân các em có sự cố gắng vươn lên trong cuộc sống.
Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực thể chất; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực công nghệ thông tin và truyền thong.
- Năng lực riêng: Năng lực ngôn ngữ, năng lực thuyết trình, năng lực đọc – hiểu văn bản.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Đọc nghiên cứu tài liệu + soạn bài.
2. Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi ở sgk.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong dạy bài mới
3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (4’)
Tổ chức trò chơi “Chiếc hộp bí mật”
GV chuẩn bị trong chiếc hộp có 5 câu hỏi, quản trò cầm chiếc hộp đưa cho 1 HS bất kì, cả lớp đồng thanh hát, lời hát dừng ở HS nào, học sinh đó sẽ mở chiếc hộp và trả lời câu hỏi gắp thăm được. Lần lượt cho tới hết 5 câu
HS chơi theo HD của giáo viên
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (27’)
HĐ1. Tìm hiểu văn bản
GV: Đây là một văn bản tự sự có nhân vật, cốt truyện và các tình tiết. Vậy ta nên phân tích theo hướng nào?
HS trả lời
II. Tìm hiểu văn bản
1. Nhân vật Vũ Nương
* Khi sống với chống
? Mở đầu truyện nhân vật Vũ Nương đã được tác giả giới thiệu như thế nào?
HS trả lời
- Là cô gái xinh đẹp, nết na
? Về làm vợ chàng Trương nàng tỏ ra là người như thế nào?
HS trả lời
Về làm vợ chàng Trương:
- Luôn giữ gìn khuôn phép, không để xảy đến bất hoà.
? Khi tiễn chồng ra trận nàng bày tỏ những gì?
* Khi chồng đi xa:
- Không mong đeo ấn phong hầu, áo gấm trở về, chỉ xinh ngày về hai chữ bình yên
? Qua lời dặn dò ấy giúp ta hiểu thêm những gì về người phụ nữ ấy? (HS giỏi)
HS trả lời
- Thông cảm, lo lắng và khắc khoải chờ chồng.
? Trong thời gian chồng ra trận Vũ Nương ở nhà sống như thế nào?
- Buồn, cô đơn, nhớ mong chồng
- Chăm sóc mẹ chồng chu đáo.
? Qua lời trăn trối của bà cụ cho biết thêm những gì về Vũ Nương?
HS trả lời
-> Là người vợ hiền thục, người con hiếu thảo.
* Nỗi oan của Vũ Nương
? Nguyên nhân dẫn đến nỗi oan của Vũ Nương?
HS trả lời
- Chàng Trương đa nghi
- Lời nói vô tư của con trẻ.
? Vì sao nàng quyết định tìm đến cái chết? Đó có phải là suy nghĩ bồng bột?
HS trả lời
- Tìm đến cái chết để giải bày oan ức và bảo vệ danh dự.
? Vì sao khi được Linh Phi cứu rồi về động rùa nàng không muốn trở về với chồng con?
HS trả lời
- Vì nỗi oan chưa hoá giải đành cam chịu số phận.
? Sau đó sao nàng lại muốn quay về?
HS trả lời
- Tình cảm chồng con, muốn được thanh minh lấy lại danh dự.
? Cuối cùng nàng có về được không? Vì sao?
- Không, chỉ về giữa dòng nói vọng vào rồi biến mất. Đó cũng là một dụng ý của tác giả vì nếu nàng có muốn quay về thì xã hội và gia đình phong kiến phụ quyền cũng không có chổ cho những người như nàng.
? Qua đoạn truỵên kỳ ảo này tác giả muốn nhắn gửi điều gì? So sánh với truyện cổ tích “Vợ chàng Trương” (HS giỏi)
HS trả lời
- Tác giả mơ ước sự thật phải được sáng tỏ, người hiền được đền đáp.
? Qua đó em rút ra kết luận gì về tâm hồn, tính cách và số phận của Vũ Nương?
HS trả lời
- Người phụ nữ xinh đẹp, đức hạnh nhưng vô cùng bất hạnh
? Em rút ra nhận xét gì về người phụ nữ nói chung trong xã hội phong kiến?
HS trả lời
=> Số phận của Vũ Nương cũng chính là số phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến
2. Trương Sinh và hình ảnh cái bóng.
? Em có nhận xét gì về nhân vật Trương Sinh?
HS trả lời
- Là người đa nghi, độc đoán, cố chấp, nông nổi.
- Ghen tuông mù quáng-> đại diện cho chế độ nam quyền.
? Em có nhận xét gì về 2 lần xuất hiện của hình ảnh cái bóng? (thảo luận)
HS trả lời
* Hình ảnh cái bóng.
- Hình ảnh cái bóng xuất hiện có tác dụng thắt nút, mở nút trong bi kịch của Vũ Nương.
+ Lần 1: Là bằng chứng không thể chối cãi cho sự hư hỏng của vợ -> nguyên nhân nỗi oan của Vũ Nương.
+ Lần 2: Nguyên nhân giải oan cho Vũ Nương, khơi gợi sự ân hận muộn màng của Trương Sinh.
HĐ2. Tổng kết
III. Tổng kết:
1. Nội dung
? Qua câu chuyện này em rút ra điều gì? (Tác giả muốn gửi gắm điều gì?)
HS trả lời
-> Chế độ nam quyền đã đẩy người phụ nữ đến bước đường cùng. Bi kịch của Vũ Nương là một lời tố cáo xã hội phong kiến xem trọng uy quyền của người nam giới và đồng thời đã nói lên số phận oan nghiệt của người phụ nữ.
2. Nghệ thuật
? Rút ra những nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản?
HS trả lời
- Nghệ thuật dựng truyện, xây dựng tình tiết, tắt nút, mở nút.
- Miêu tả tâm lý nhân vật
- Yếu tố kỳ ảo làm cho câu chuyện hấp dẫn và gần gũi, mang âm hưởng dân gian.
- Kết hợp giữa tự sự với trữ tình.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5’)
GV hướng dẫn học sinh làm bài trong phần luyện tập (SGK)
Nhấn mạnh lại những câu hỏi trong phần “đọc – hiểu văn bản”
HS làm cá nhân
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (7’)
Tổ chức thảo luận nhóm
So sánh hình ảnh người phụ nữ xưa và nay.
HS làm việc nhóm, nhận xét, trả lời
IV. Rút kinh nghiệm:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_15_van_ban_chuyen_nguoi_con_gai_n.docx