Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 25: Văn bản Truyền Kiều (Nguyễn Du)

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả ND I. Nguyễn Du ( 1765 - 1820) : SGK tr 77

- Nêu những nét chính về cuộc đời, con người Nguyễn Du có ảnh hưởng tới sự nghiệp văn học của ông.

 - HS trả lời

HS khác nhận xét, bổ sung

 - Nguyễn Du sinh trưởng trong một thời đại có nhiều biến động dữ dội. Những thay đổi kinh thiên động địa ấy đã tác động mạnh tới tình cảm, nhận thức của Nguyễn Du để ông hướng ngòi bút vào hiện thực

- Gia đình Nguyễn Du là một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan. Hoàn cảnh gia đình cũng có tác động lớn tới cuộc đời Nguyễn Du.

- Nguyễn Du là người có hiểu biết sâu rộng, có vốn sống phong phú. Đi nhiều, tiếp xúc nhiều, từng trải trong cuộc sống, tất cả những điều đó đã có ảnh hưởng lớn đến sáng tác của nhà thơ.

- Nguyễn Du là con người có trái tim yêu thương.

- Về sự nghiệp văn học của Nguyễn Du mang tầm vóc của một thiên tài văn học ở cả sáng tác chữ Hán và chữ Nôm, ở giá trị kiệt tác của truyện Kiều.

- Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hoá.

 

docx4 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 25: Văn bản Truyền Kiều (Nguyễn Du), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 25: “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU I. Mục tiêu cần đạt : Qua bài học HS có được: 1. Kiến thức: - Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du. - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện của Truyện Kiều. - Thể thơ lục bát của truyền thống của dân tộc trong 1 tác phẩm VH trung đại 2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu 1 tác phẩm truyện Nôm trong văn học trung đại - Nhận ra những đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của 1 tác giả văn học trung đại. 3. Thái độ: - Trân trọng giá trị của Truyện Kiều, tự hào về truyền thống văn học nước nhà 4. Năng lực - Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. - Năng lực riêng: Năng lực ngôn ngữ, năng lực thuyết trình, năng lực đọc – hiểu văn bản. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên : - Soạn giáo án. - Chuẩn bị bảng phụ hoặc máy chiếu - Chuẩn bị ảnh chân dung tác giả, cuốn “Truyện Kiều” và tranh ảnh minh hoạ cho bài học 2. Học sinh : - Soạn bài . - Chuẩn bị giấy khổ to & bút dạ để thảo luận nhóm . III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học 1. Ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong tiết học 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút) - 1 nhóm chiếu video đã chuẩn bị giới thiệu về tài liệu liên quan đến truyện Kiều -> GV dẫn vào bài: Truyện Kiều của thi hào dân tộc Nguyễn Du là 1 công trình nghệ thuật bằng thơ lục bát chan chứa tinh thần nhân đạo. Thiên diễm tình của Người quốc sắc, kẻ thiên tài với bao tình tiết đẹp đẽ, cảm động gieo vào lòng ta bao ấn tượng khó phai mờ. Trong tiết học hôm nay , cô sẽ giới thiệu với các em về cuộc đời, con người, sự nghiệp văn học của Nguyễn Du; về cốt truyện, những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều. Hs theo dõi B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (30 phút) Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả ND I. Nguyễn Du ( 1765 - 1820) : SGK tr 77 - Nêu những nét chính về cuộc đời, con người Nguyễn Du có ảnh hưởng tới sự nghiệp văn học của ông. - HS trả lời HS khác nhận xét, bổ sung - Nguyễn Du sinh trưởng trong một thời đại có nhiều biến động dữ dội. Những thay đổi kinh thiên động địa ấy đã tác động mạnh tới tình cảm, nhận thức của Nguyễn Du để ông hướng ngòi bút vào hiện thực - Gia đình Nguyễn Du là một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan. Hoàn cảnh gia đình cũng có tác động lớn tới cuộc đời Nguyễn Du. - Nguyễn Du là người có hiểu biết sâu rộng, có vốn sống phong phú. Đi nhiều, tiếp xúc nhiều, từng trải trong cuộc sống, tất cả những điều đó đã có ảnh hưởng lớn đến sáng tác của nhà thơ. - Nguyễn Du là con người có trái tim yêu thương. - Về sự nghiệp văn học của Nguyễn Du mang tầm vóc của một thiên tài văn học ở cả sáng tác chữ Hán và chữ Nôm, ở giá trị kiệt tác của truyện Kiều. - Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hoá. - GV cho HS quan sát ảnh và giới thiệu thêm về tác giả. - HS quan sát và nghe Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu truyện Kiều II. Truyện Kiều. - Gọi HS giới thiệu nguồn gốc của truyện Kiều? - HS trả lời * Nguồn gốc: Có nguồn gốc cốt truyện từ một tác phẩm và học Trung Quốc nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du là hết sức lớn, mang ý nghĩa quyết định thành công của tác phẩm. -Viết truyện Kiều, tác giả có dựa vào cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Tuy nhiên, Nguyễn Du đã có nhiều sáng tạo từ nghệ thuật tự sự-kể chuyện bằng thơ, đến nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả thiên nhiên - Cho HS đọc tóm tắt Truyện Kiều theo ba phần như SGK tr 78. - HS đọc * Tóm tắt Truyện Kiều : SGK tr 78 - Cho HS kể lại “Truyện Kiều” một cách cô đọng, ngắn gọn. - HS kể - Nêu giá trị to lớn của Truyện Kiều, cả giá trị nội dung và nghệ thuật? -HS trả lời * Giá trị to lớn của Truyện Kiều (Bảng phụ, máy chiếu) 1. Giá trị nội dung: Truyện Kiều có hai giá trị lớn là hiện thực và nhân đạo. - Hiện thực: Tác phẩm đã phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của taqàng lớp thống trị và số phận những con người bị áp bức đau khổ, đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ. - Nhân đạo: Truyện Kiều mang giá trị nhân đạo với những nội dung cơ bản nhất: + Niềm thương cảm sâu sắc trước những đau khổ của con người + Sự lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo + Sự trân trọng, đề cao con người từ vẻ đẹp hiình thức, phẩm chất đến những ước mơ, những khát vọng chân chính. 2. Giá trị nghệ thuật: Truyện Kiều có thành tựu lớn về nhiều mặt, đặc biệt là ngôn ngữ và thể loại. + Đến Truyện Kiều, tiếng Việt đã đạt tới đỉnh cao ngôn ngữ nghệ thuật, không chỉ có chức năng biểu đạt (phản ánh), biểu cảm (thể hiện cảm xúc) mà còn mang chức năng thẩm mĩ (vẻ đẹp của nghệ thuật ngôn từ). Tiếng Việt trong Truyện Kiều hết sức giàu và đẹp. +Với Truyện Kiều, nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc. Ngôn ngữ kể chuyện đã có cả ba hình thức: trực tiếp (lời nhân vật), gián tiếp (lời tác giả), nửa trực tiếp (lời tác giả nhưng mang suy nghĩ, giọng điệu nhân vật). Nhân vật xuất hiện với cả con người hành động (dáng vẻ bên ngoài) và con người cảm nghĩ (đời sống nội tâm bên trong). Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đa dạng, bên cạnh những bức tranh chân thực, sinh động là những bức tranh tả cảnh ngụ tình. Những thành tựu nghệ thuật này sẽ phần nào được thể hiện trong các đoạn trích Truyện Kiều ở SGK. - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK tr 80 - HS đọc *Ghi nhớ : SGK tr 80 C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (4 phút) Yêu cầu hs tóm tắt “Truyện Kiều” - Hs trả lời D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (3 phút) GV yêu cầu học sinh lấy một số dẫn chứng khác từ Truyện Kiều để chứng minh những nhận định về giá trị nhân đạo của tác phẩm. - Hs trả lời E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, SÁNG TẠO (2 phút) - Hoàn chỉnh bài tập . - Hướng dẫn HS học và chuẩn bị bài ở nhà - Soạn bài: Chị em Thuý Kiều - Hs luyện tập ở nhà IV. RÚT KINH NGHIỆM ...................................................................................................................................................................................................................................................................................... ******************************

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_25_van_ban_truyen_kieu_nguyen_du.docx