I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
a. Cuộc đời:
- Đỗ tú tài năm 1843
- Chưa kịp thi tiếp thì mẹ mất rồi ốm nặng, bị mù và bị bội hôn.
- Ông về quê mẹ bốc thuốc chữa bệnh và mở lớp dạy học.
- Cùng các lãnh tụ nghĩa quân bày mưu chống giặc.
- Ông sáng tác thơ văn khích lệ tinh thần yêu nước, chiến đấu của nhân dân Nam Bộ
- NĐC là tấm gương sáng ngời về nghị lực sống và cống hiến cuộc đời cho dân, cho nước. Là ngọn cờ đầu của thơ văn yêu nước thế kỷ XIX.
b. Sự nghiệp
Ông để lại cho đời một sự nghiệp văn chương khá đồ sộ.
- Tất cả các tác phẩm đều được viết bằng chữ Nôm.
- Trước 1858:
+ Truyện Lục Vân Tiên
+ Ngư Tiền y thuật vấn đáp
- Sau 1858: Văn tế
Chạy giặc
2. Tác phẩm LVT:
- Truyện có 2082 câu lục bát
- Sáng tác năm 1850, trong thời gian Nguyễn Đình Chiểu dạy học và làm thầy thuốc ở gia đình.
- Truyện được lưu truyền rộng rãi khắp các tỉnh miền nam dưới hình thức SH dân gian như: Nói thơ, kể chuyện, hát thơ.
1. Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga
6 trang |
Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 518 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 39: Văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:.../..../20 Ngày dạy: ..../..../20
Tiết 39: LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về tác giả, tác phẩm.
- Tìm hiểu phương thức khắc hoạ tính cách nhân vật của truyện.
- Qua đoạn trích, hiểu được khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của 2 nhân vật: Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga
2. Kỹ năng:
- Phân tích nhân vật qua ngoại hình, hành động, tính cách.
3. Thái độ:
- Biết sống ngay thẳng, trung thực, sẵn sàng giúp đỡ người khác.
- Học sinh thấy được tình yêu thiên nhiên, con người và nghị lực sống phi thường của Nguyễn Đình Chiểu để từ đó vận dụng vào cuộc sống của bản thân. Tìm đọc thêm về truyện.
4. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực thẩm mỹ;
- Năng lực riêng: Năng lực ngôn ngữ, năng lực đọc – hiểu văn bản.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Soạn giáo án, nghiên cứu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và truyện Lục Vân Tiên.
2. Học sinh:
- Đọc văn bản, trả lời câu hỏi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, chuẩn bị của HS (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong bài mới
3. Bài mới (44’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3’)
Tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”
Hãy kể tên những tác giả của nền VHTĐ mà em đã đc học
HS kể
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (35’)
Hoạt động 1. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
Gọi học sinh đọc lại đoạn 1.
Đọc
a. Cuộc đời:
- Đỗ tú tài năm 1843
- Chưa kịp thi tiếp thì mẹ mất rồi ốm nặng, bị mù và bị bội hôn.
- Ông về quê mẹ bốc thuốc chữa bệnh và mở lớp dạy học.
- Cùng các lãnh tụ nghĩa quân bày mưu chống giặc.
- Ông sáng tác thơ văn khích lệ tinh thần yêu nước, chiến đấu của nhân dân Nam Bộ
- NĐC là tấm gương sáng ngời về nghị lực sống và cống hiến cuộc đời cho dân, cho nước. Là ngọn cờ đầu của thơ văn yêu nước thế kỷ XIX.
b. Sự nghiệp
? Cho biết sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu?
Trả lời
Ông để lại cho đời một sự nghiệp văn chương khá đồ sộ.
- Tất cả các tác phẩm đều được viết bằng chữ Nôm.
Từ cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu, em rút ra bài học gì cho bản thân? HS giỏi
Trả lời
- Trước 1858:
+ Truyện Lục Vân Tiên
+ Ngư Tiền y thuật vấn đáp
- Sau 1858: Văn tế
Chạy giặc
2. Tác phẩm LVT:
- Truyện có 2082 câu lục bát
- Sáng tác năm 1850, trong thời gian Nguyễn Đình Chiểu dạy học và làm thầy thuốc ở gia đình.
- Truyện được lưu truyền rộng rãi khắp các tỉnh miền nam dưới hình thức SH dân gian như: Nói thơ, kể chuyện, hát thơ.
? Em hãy tóm tắt tác phẩm?
Tóm tắt
1. Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga
2. Lục Vân Tiên gặp nạn được thần giúp
3. Kiều Nguyệt Nga gặp nạn được cứu
4. Đoàn tụ
3. Giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
a. Giá trị nội dung
- Truyện viết ra để nhằm truyền thụ đạo lý làm người.
- Xem trọng tình nghĩa giữa con người với con người trong xã hội. Tình cha con, mẹ con, nghĩa vợ chồng, tình bè bạn
- Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn phò nguy.
- Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
b. Giá trị nghệ thuật
- Truyện thơ nôm lục bát mang tính chất kể nhiều hơn, dễ đọc, dễ xem.
- Chủ yếu tả hành động nhân vật, không miêu tả nội tâm.
- Tác phẩm có nhiều yếu tố tự truyện: Giữa tác giả và nhân vật có sự trùng hợp.
? Truyện LVT được kết cấu theo kiểu thông thường của loại truyện truyền thống xưa như thế nào?
Trả lời
- Kiểu kết cấu ước lệ, gần như đã trở thành khuôn mẫu. Người tốt thường gặp nhiều gian truân, trắc trở, bị kẻ xấu hãm hại nhưng vẫn được cưu mang, cuối cùng tai qua nạn khỏi.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đoạn trích
B. LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
I. Tìm hiểu chung
1. Đọc văn bản
Yêu cầu: Giọng tâm tình, nhẹ nhàng Giáo viên đọc-> hs đọc.
Đọc
Đọc chú thích
2. Chú thích
? Cho biết bố cục của văn bản
Trả lời
3. Bố cục
14 câu đầu: Lục Vân Tiên đánh cướp cứu KKN
Đoạn còn lại: Đối thoại giữa Vân Tiên và KKN
II. Tìm hiểu văn bản
1. Hình tượng nhân vật LVT
a. Lục Vân Tiên đánh cướp cứu người.
Gọi học sinh đọc 14 câu thơ đầu
? Hình ảnh Lục Vân Tiên đánh cướp được miêu tả ở những chi tiết nào?
Trả lời
- Hành động: Bẻ cây làm gậy, bất chấp nguy hiểm xông vào đánh bọn cướp.
- Tả xung hữu đột -> Tung hoành dũng mãnh
? Hình ảnh LVT đánh cướp được so sánh như thế nào? (với ai?) So sánh với Triệu Tử Long thời Tam Quốc.
? Trận đánh diễn ra như thế nào? So sánh lực lượng của 2 bên? (Trận đánh diễn ra rất nhanh, mặc dù lực lượng chênh lệch, Vân Tiên đã đánh cho bọn cướp chạy toán loạn). Tên cướp phong lai chống đỡ không nổi, bị VT đánh cho một gậy mất mạng.
Thảo luận nhóm
? Cách kể chuyện như vậy tác giả nhằm thể hiện điều gì? (HS giỏi)
- Lục Vân Tiên là một chàng trai tài sức hơn người.
? Hình ảnh Lục Vân Tiên gợi ra hình ảnh của người anh hùng dân gian nào?
-Thạch Sanh
? Qua đoạn thơ đó những tính cách nào của nhân vật đã được bộc lộ?
Trả lời
=> Một thư sinh quả cảm, khí phách hơn người, coi trọng lẽ phải, căm ghét áp bức, không sợ gian nguy
Gọi học sinh đọc đoạn còn lại
Đọc
b. Trong cuộc trò chuyện với KKN
? Những lời nói - chi tiết nào có giá trị khắc hoạ rõ nét nhân vật Vân Tiên? (HS giỏi)
- Vân Tiên nghe nói động lòng
- Khoan khoan
- Nghe nói liền cười.
- Nhớ câu
? Qua các chi tiết đó cho thấy chàng có những phẩm chất nào?
(Đối với Vân Tiên làm việc nghĩa là một bổn phận, một lẽ tự nhiên, con người trọng nghĩa kinh tài ấy không coi đó là công trạng-> cách ứng xử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán).
Trả lời
- Là người từ tâm, nhân hậu
- Khiêm nhường
- Coi trọng dân dự, bổn phận
- Ngay thẳng, trong sáng, nghĩa hiệp.
=> Vân Tiên là một hình ảnh đẹp, lý tưởng mà tác giả gửi gắm niềm tin, ước vọng của mình.
2. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga
Gọi học sinh đọc lời của KNN.
? Qua lời giải bày, em thấy KNN là cô gái có những phẩm chất nào?
Trả lời
- Một tiểu thư khuê các, nết na, khiêm nhường, có học thức.
- Sống chân thành, tình nghĩa.
? Nàng có thái độ như thế nào trước tấm lòng nghĩa hiệp của Vân Tiên?
Trả lời
- Cảm kích, xúc động trước hoạt động nghĩa hiệp của Vân Tiên.
(áy náy, băn khoăn, tìm cách trả ơn, nguyện gắn bó cuộc đời với Vân Tiên)
- Mong muốn được đền ơn.
? Qua đó cho thấy nàng là một người như thế nào?
Trả lời
=> Là một cô gái đáng thương, đáng quý, đáng trọng, sống chân thành, tình nghĩa.
Hoạt động Tổng kết
III. Tổng kết
? Em hãy rút ra nội dung văn bản?
Trả lời
1. Nội dung: Đoạn trích thể hiện khát vọng hành đạo giúp người cứu đời của tác giả, đồng thời khắc hoạ những phẩm chất đẹp đẽ của 2 nhân vật: Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
Học sinh trả lời câu 4, 5 ở sgk, giáo viên khái quát nghệ thuật.
Trả lời
2. Nghệ thuật:
- Là một truyện kể mang nhiều t/c dân gian.
- Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường.
- Ngôn ngữ đối thoại đa dạng, phù hợp với diễn biến tình tiết.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5’)
HDHS làm phần luyện tập trong SGK
Thảo luận nhóm
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (3’)
Đọc diễn cảm bài thơ
Đọc
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI - MỞ RỘNG (1’)
- Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên, Kiểu Nguyệt Nga.
- Học thuộc lòng đoạn thơ.
- Tóm tắt tác phẩm, nắm nội dung, nghệ thuật.
Ghi chép
* Rút kinh nghiệm
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
**********************************
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_39_van_ban_luc_van_tien_cuu_kieu.doc