I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả
- Bằng Việt
- Sinh 1941
Nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
2. Tác phẩm
a. Đọc văn bản:
b. Chú thích:
c. Bố cục: Bốn phần.
- Ba dòng thơ đầu: Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà.
- Bốn khổ tiếp theo: Hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ bên bà và hình ảnh bếp lửa.
- Khổ thứ 6: Suy ngẩm về bà và cuộc đời bà.
- Khổ cuối: Người cháu đã trưởng thành, đi xa nhưng không nguôi nhớ về bà.
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu:
“ Một bếp lửa nồng đượm”
- Bắt nguồn từ hình ảnh bếp lửa thân thương, ấm áp.
- Đó là một hình ảnh quen thuộc của mỗi làng quê nông thôn Việt Nam.
- “ Chờn vờn”; là một từ láy tượng hình gợi ra hình ảnh sương khói mờ nhạt buổi sớm mai đang bay nhè nhẹ gợi ra hình ảnh nhạt nhòa của kí ức theo thời gian.
- Ấp iu: Là sự sáng tạo mới mẻ, sự kết hợp gữa hai từ: ấp ủ và nâng niu, ấp iu gợi đến bàn tay kiên nhẩn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm lửa -> Gợi cảm giác ấm áp, thân thuộc.
7 trang |
Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 1480 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 58+59: Văn bản Bếp lửa - Năm học 2020-2021 - Ngô Thị Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:..../..../20
Ngày dạy:..../.../20
Tiết 58,59:
BẾP LỬA
(Bằng Việt)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Học sinh thấy được tình cảm, cảm xúc chân thành và sâu lắng của nhân vật trữ tình- người cháu và hình ảnh người bà giàu tình thương, đức hi sinh đối với con cháu trong gia đình
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng sử dụng phương thức miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự.
3. Thái độ: Yêu mến, trân trọng những tình cảm với bà và những người thân yêu.
- Học sinh cảm nhận tình bà cháu ấm áp trong bài thơ từ đó mở rộng đến tình cảm của bản thân đối với ông bà, cha mẹ, với quê hương, đất nước.
4. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học
- Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực thẩm mỹ.
* Năng lực riêng: giao tiếp, hợp tác, công nghệ thông tin và truyền thông
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Soạn giáo án, đọc các tài liệu về nhà thơ Bằng Việt và bài thơ Bếp lửa.
2. Học sinh: Đọc bài thơ và trả lời các câu hỏi ở sách giáo khoa.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: lồng ghép trong tiết dạy
3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)
- Cho học sinh theo dõi một số hình ảnh về bếp lửa
- Yêu cầu học sinh phát hiện và nêu đặc điểm
- Câu hỏi: Hiện nay, hình ảnh này còn phổ biến không? Ở đâu?
à GV dẫn vào bài
- Hs theo dõi, phát hiện
- Hs trả lời câu hỏi
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (25 phút)
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung:
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả
Gọi học sinh đọc chú thích * ở sách giáo khoa.
- Nêu vài nét về tác giả Bằng Việt?
- Hs đọc
- Hs trả lời
- Bằng Việt
- Sinh 1941
Nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
2. Tác phẩm
a. Đọc văn bản:
Đọc to, rõ ràng, giọng thơ chân thành, tha thiết.
- Hs đọc
- Hs theo dõi chú thích
b. Chú thích:
c. Bố cục: Bốn phần.
Hãy cho biết bố cục của văn bản?
- Hs trả lời câu hỏi
- Ba dòng thơ đầu: Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà.
- Bốn khổ tiếp theo: Hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ bên bà và hình ảnh bếp lửa.
- Khổ thứ 6: Suy ngẩm về bà và cuộc đời bà.
- Khổ cuối: Người cháu đã trưởng thành, đi xa nhưng không nguôi nhớ về bà.
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản:
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu:
Sự hồi tưởng của nhà thơ bắt nguồn từ hình ảnh nào?
- Hs trả lời
“ Một bếp lửanồng đượm”
- Bắt nguồn từ hình ảnh bếp lửa thân thương, ấm áp.
Hình ảnh ấy có ý nghiã như thế nào?
- Hs khá – giỏi
- Đó là một hình ảnh quen thuộc của mỗi làng quê nông thôn Việt Nam.
Hai từ láy “ chờn vờn” và “ ấp iu” gợi cho em cảm xúc gì?
- Hs trả lời
- “ Chờn vờn”; là một từ láy tượng hình gợi ra hình ảnh sương khói mờ nhạt buổi sớm mai đang bay nhè nhẹ gợi ra hình ảnh nhạt nhòa của kí ức theo thời gian.
- Ấp iu: Là sự sáng tạo mới mẻ, sự kết hợp gữa hai từ: ấp ủ và nâng niu, ấp iu gợi đến bàn tay kiên nhẩn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm lửa -> Gợi cảm giác ấm áp, thân thuộc.
Vì sao nỗi nhớ thương bà lại được gợi lên từ hình ảnh bếp lửa?
- Hs trả lời
- Vì những lo toan của người bà nơi vùng quê nghèo luôn gắn liền với hình ảnh bếp lửa.
Nắng mưa trong lời thơ: “ cháu thương bà biết mấy nắng mưa” được hiểu như thế nào?
- Hs khá – giỏi
- Nắng mưa không phải nói về thời tiết mà nói thời gian kéo dài cùng với nổi vất vã kéo dài của người bà.
-> Nỗi nhớ thương bà bền bỉ, dai dẳng trong tâm hồn người cháu
Từ bếp lửa chờn vờn sương sớm nhà thơ gợi lại một thời thơ ấu bên bà, nhà thơ đã nhớ lại những kỉ niệm nào?
- Hs trả lời
- Kỉ niệm tuổi thơ gắn liền với hình ảnh bếp lửa và mùi khói bếp đã trở thành nổi ám ảnh trong suốt cuộc đời nhà thơ.
“ Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mủi còn cay”
- Đó là những năm tháng đầy gian khổ, thiếu thốn, là sự đe dọa của nạn đói năm 1945, là mối lo giặc tàn phá xóm làng. Đó cũng là hoàn cảnh chung của những gia đình Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp, mẹ cha bận công tác không về, cháu lớn lên trong sự cưu mang, dạy bảo của bà.
Trong các kỉ niệm tuổi thơ thì kỉ niệm nào khiến nhà thơ day dứt nhất?
- Hs trả lời
-> Mùi khói bếp trở thành nổi day dứt trong suốt cuộc đời nhà thơ.
? Ngoài hình ảnh bếp lửa và mùi khói bếp thì còn hình ảnh nào gợi lên sự liên tưởng trong tâm hồn nhà thơ?
- Hs trả lời
- Tiếng chim tu hú kêu trên những cánh đồng xa.
? Âm thanh của tiếng chim tu hú có ý nghĩa như thế nào trong việc gợi lên những cảm xúc của nhà thơ?
- Hs trả lời
- Tiếng tu hú báo hiệu hè về, báo hiệu mùa lúa chín -> Là âm thanh quen thuộc trên những cánh đồng quê mỗi độ hè về.
(Nhà thơ như hòa mình vào quá khứ để nghe lại những câu chuyện mà bà từng kể, để giận hờn , để trò chuyện với tiếng chim, trách chim tu hú không đến ở cùng bà để bà vơi bớt nổi cô đơn)
-> Tiếng tu hú như giục giã, khắc khoải về những hoài niệm, nhớ mong.
Những câu thơ cảm thán:
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Tu hú ơicó tác dụng gì trong việc thể hiện cảm xúc của nhà thơ đối với bà và đối với quê hương?
Hs khá- giỏi
=> Nổi nhớ bà, nhớ quê cứ mãi cồn cào, day dứt, không nguôi.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG (10 phút)
Viết đoạn văn khoảng 7 câu trình bày suy nghĩ về hình ảnh người bà trong đoạn thơ trên.
Làm bài cá nhân
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (4 phút)
Chuẩn bị tranh vẽ về bài thơ
* Rút kinh nghiệm
.................................................................................................................................
*****************************
Tiết 2
1. Ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: lồng ghép trong tiết dạy
3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)
Thuyết trình tranh vẽ về bài thơ
Lắng nghe, nhận xét
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (20 phút)
Gọi học sinh đọc đoạn còn lại.
- Hs đọc
2. Những suy ngẩm về bà và hình ảnh bếp lửa:
Từ những hồi tưởng về kí ức tuổi thơ và về bà, người cháu đã thể hiện những suy ngẩm về bà. Hình ảnh người bà luôn gắn liền với bếp lửa, có thể nói bà là người nhóm lửa và cũng là người giữ cho ngọn lửa luôn nồng ấm trong mỗi buổi sớm mai.
Sự tần tảo, đức hi sinh của bà được tác giả thể hiện qua những câu thơ nào?
- Hs trả lời
Qua hai câu thơ đó cho thấy nhà thơ đã suy nghĩ gì về bà?
- Hs trả lời
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
? Trong ngọn lửa mà bà nhóm lên tác giả đã cảm nhận được những điều gì?
- Hs trả lời
- Bà là người tần tảo sớm hôm, luôn chăm chút cho mọi người.
Từ hình ảnh bếp lửa đến cuối bà thơ lại xuất hiện hình ảnh ngọn lửa, các điệp ngữ đó có tác dụng gì?
- Hs khá – giỏi
- Bà không chỉ nhóm lửa mà còn nhóm lên niềm yêu thương, niềm vui sưởi ấm và nhóm dậy cả những kỉ niệm tuổi thơ.
Câu thơ: “ Ôi kì lạ thiêng liêng bếp lửa có ý nghĩa như thế nào? Vì sao tác giả lại nói bếp lửa là kì lạ và thiêng liêng? (HS giỏi)
- Hs khá – giỏi
Từ bếp lửa là một hình ảnh tỉnh tại -> ngọn lửa đã trừu tượng hơn, chủ quan hơn, đó là tình yêu thương con cháu, là ngọn lửa của nềm tin bền chặt, niềm tin vào tương lai, niềm tin kháng chiến.
Gọi học sinh đọc bốn câu thơ cuối.
- Hs đọc
- Đó là câu thơ được thốt lên từ đáy lòng người cháu.
- Kì lạ vì không gì có thể dập tắt được, nó luôn cháy rực lên trong mọi hoàn cảnh.
- Thiêng liêng vì nơi ấy ấp ủ và sáng mãi tình cảm ấm áp của bà, tình cảm đó sẽ theo cháu đến hết cuộc đời.
-> Bếp lửa kì lạ và thiêng liêng vì không gì dập tắt đượcvà mãi tỏa sáng tình cảm ấm áp cảu bà
Trở về với thực tại người cháu muốn nhắn gửi điều gì đến bà?
- Hs trả lời
Kết thúc bài thơ tác giả muốn nhắn gửi điều gì đến tất cả chúng ta? (HS giỏi)
- Hs trả lời
- Cuộc sống đã thay đổi, đầy đủ và sung sướng hơn.
- Cháu không bao giờ quên những kỉ niệm bên bà, bên bếp lửa ngày xưa.
- Không quên nhắc bà nhóm bếp mỗi sớm mai.
Từ hình ảnh người bà trong bài thơ em có liên tưởng gì?
- Hs trả lời
=> Hãy gìn giữ quá khứ và những kỉ niệm êm đẹp bên những người thân yêu.
- Hình ảnh người bà trong bài thơ cũng chính là hình ảnh người phụ nữ Việt Nam ân cần, dịu dàng, tần tảo và giàu đức hi sinh.
Hoạt động III. Tổng kết:
III. Tổng kết: Ghi nhớ sgk.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10 phút)
Câu 1: Hiện lên trong bài thơ Bếp lửa là hình tượng người bà – người nhóm lửa, người giữ lửa, người truyền lửa
Em hiểu như thế nào về ý kiến trên?
Câu 2: Em thích nhất khổ thơ nào? Hãy chép chính xác khổ thơ đó và cho biết vì sao em thích?
- Hs thảo luận, trả lời
- Hs suy nghĩ, trả lời
Bà là người nhóm lửa, người giữ lửa, người truyền lửa. Điều đó được thể hiện qua:
- Bà chăm chút cho gia đình, ngày ngày nhóm lửa nấu ăn, nuôi con cháu. Bà nhóm bếp lửa cũng chính là nhóm niềm yêu thương, sự sống. Bà là người nhóm lửa yêu thương Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ.
- Bà giữ cho bếp lửa luôn ấm nóng, bếp lửa gắn với cuộc sống bà cháu, với gian nan đời bà. Giữ bếp lửa chính là bà giữ cho sự bền vững của những tình cảm gia đình với “Niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi.
- Bếp lửa được bà nhóm lên, gìn giữ còn nhờ ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn – ngọn lửa yêu thương, ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng. Bà đã truyền cho con cháu ngọn lửa yêu thương, tin vào cuộc sống, vào tương lai.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (7 phút)
Suy nghĩ của em về vài trò của gia đình với mỗi chúng ta?
Trả lời
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (2 phút)
- Phân tích những tình cảm của người cháu đối với bà và hình ảnh bếp lửa.
* Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................
**********************************
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_5859_van_ban_bep_lua_nam_hoc_2020.doc