Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 96: Văn bản Tiếng nói của văn nghệ - Năm học 2019-2020

 b. Tác phẩm:

- Văn bản được sáng tác năm 1948, lúc ông 24 tuổi.

- Bố cục- Hệ thống luận điểm:

+ Sức mạnh kì diệu của văn nghệ (từ đầulà sự sống )

+ Tiếng nói chính của văn nghệ (phần còn lại)

II. Tìm hiểu văn bản:

 1 . Nội dung tiếng nói của văn nghệ:

- Đặc điểm của tác phẩm nghệ thuật: lấy chất liệu thực tại đời sống→ tác giả sáng tạo gửi vào đó một cách nhìn mới, một lời nhắn gửi.

+ Dẫn chứng 1 : Truyện Kiều: đọc tác phẩm rung động trước cảnh đẹp ngày xuân, bâng khuâng nghe lời gửi của tác giả.

+ Dẫn chứng 2: Anna Carênhina - Tônxtôi nói gì với người đọc.

- Tác phẩm văn nghệ không cất lên những lời lý thuyết khô khan mà chứa đựng tình cảm những say sưa, yêu ghét, vui buồn, mơ mộng của nghệ sĩ → khiến ta rung động ngỡ ngàng.

Nội dung tiếng nói của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm có tính cá nhân của nghệ sĩ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 463 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 96: Văn bản Tiếng nói của văn nghệ - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ........../......../.......... Ngày dạy: . ........./......../.......... Tiết 96 : TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Hiểu được khả năng tác động của tác phẩm văn học, nghệ thuật đối với đời sống con người và con đường tác động rất riêng của nó. - Hiểu thêm cách viết bài văn nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn này của Nguyễn Đình Thi. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu và phân tích văn bản nghị luận. 3. Thái độ: Yêu thích văn nghệ và có thái độ tích cực khi học về các tác phẩm văn chương. 4. Năng lực: - Năng lực chung: đọc – hiểu, giải quyết vấn đề, tư duy logic, hợp tác - Năng lực riêng: đánh giá, giao tiếp bằng ngôn ngữ B. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Đọc tài liệu, soạn giáo án, ảnh chân dung Nguyễn Đình Thi hồi kháng chiến chống Pháp. 2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới. C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KTDH: 1. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, giảng bình. 2. Kĩ thuật dạy học : Kỉ thuật động não, thảo luận nhóm. D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong dạy bài mới 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (4’) HĐ của GV HĐ của HS Nội dung cần đạt - Cho học sinh xem một đoạn video giới thiệu về tác giả - GV dẫn vào bài - Hs theo dõi HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (30’) Hoạt động I: Giáo viên: Hd cách đọc văn bản, đọc mẫu, gọi học sinh đọc. Giáo viên: Hãy giới thiệu những nét chính về tác giả Nguyễn Đình Thi? Học sinh: căn cứ vào chú thích để giới thiệu về tác giả. Giáo viên: Hãy xác định các luận điểm của văn bản? Học sinh: Đọc thầm văn bản và chia bố cục. Hoạt động II: Giáo viên: hướng dẫn phân tích phần 1 . Học sinh: đọc lại luận điểm 1 . ? Luận điểm triển khai theo cách lập luận nào? Chỉ ra trình tự lập luận của luận điểm ấy? (phân tích, tổng hợp). ? Tác giả đã chỉ ra những nội dung tiếng nói nào của văn nghệ? Mỗi nội dung ấy tác giả đã dùng phân tích như thế nào để làm sáng tỏ? ? Em nhận thức được điều gì từ 2 ý phân tích của tác giả về nội dung của tác phẩm văn nghệ? ? Nội dung tiếng nói của văn nghệ khác với nội dung của các bộ môn khoa học khác như thế nào? - Hs lắng nghe - Hs trả lời - Hs trả lời - HS đọc - Hs trả lời - Hs trả lời - Hs trả lời - Hs trả lời - Hs khá – giỏi I. Tìm hiểu chung: 1 . Đọc văn bản: 2. Vài nét về tác giả- tác phẩm: a. Tác giả: - Nguyễn Đình Thi (1924-2003) quê ở Hà Nội. - Hoạt động văn nghệ của ông khá đa dạng: làm thơ, viết văn , sáng tác nhạc, soạn kịch, viết lí luận phê bình. b. Tác phẩm: - Văn bản được sáng tác năm 1948, lúc ông 24 tuổi. - Bố cục- Hệ thống luận điểm: + Sức mạnh kì diệu của văn nghệ (từ đầu"là sự sống ) + Tiếng nói chính của văn nghệ (phần còn lại) II. Tìm hiểu văn bản: 1 . Nội dung tiếng nói của văn nghệ: - Đặc điểm của tác phẩm nghệ thuật: lấy chất liệu thực tại đời sống→ tác giả sáng tạo gửi vào đó một cách nhìn mới, một lời nhắn gửi. + Dẫn chứng 1 : Truyện Kiều: đọc tác phẩm rung động trước cảnh đẹp ngày xuân, bâng khuâng nghe lời gửi của tác giả. + Dẫn chứng 2: Anna Carênhina - Tônxtôi nói gì với người đọc. - Tác phẩm văn nghệ không cất lên những lời lý thuyết khô khan mà chứa đựng tình cảm những say sưa, yêu ghét, vui buồn, mơ mộng của nghệ sĩ → khiến ta rung động ngỡ ngàng. ðNội dung tiếng nói của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm có tính cá nhân của nghệ sĩ. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG (9’) Giáo viên: nêu câu hỏi để học sinh thảo luận về nội dung tiếng nói văn nghệ trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. Học sinh: Dựa vào tác phẩm để thảo luận. - Tìm thêm một số tác phẩm của Nguyễn Đình Thi? - Hs thảo luận HS tìm III. Luyện tập Yêu cầu: - Ca ngợi những con người lao động như anh thanh niên... - Khẳng định vẻ đẹp và ý nghĩa của những công việc thầm lặng. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI – MỞ RỘNG (1’) - Đọc lại văn bản nắm nội dung của văn nghệ. - Tìm hiểu về sự cần thiết của văn nghệ trong đời sống của con người. - Khả năng kì diệu của văn nghệ. * Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................ ********************************

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_96_van_ban_tieng_noi_cua_van_nghe.doc