HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU:
* Mục tiêu:
- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.
- Kích thích HS tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống
* Nhiệm vụ: HS nghiên cứu bài học.
* Phương thức thực hiện: Hđ cá nhân, hđ cả lớp.
* Yêu cầu sản phẩm: Hs suy nghĩ trả lời
? Hãy kể một số sự việc hiện tượng trong cuộc sống mà em biết
? Theo em sự việc nào đáng khen, sự việc nào đáng chê? Vì sao?
? Để làm rõ điều đó, chứng ta cần lập luận như thế nào để thuyết phục người nghe, người đọc? - Nói tục chửi bậy (1)
¬- Giúp đỡ người gặp nạn (2)
(1)Đáng chê-hành vi xấu
(2) Đáng khen – việc làm tốt
HĐ cá nhân -HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời
-> GV nhận xét
GV từ đó dẫn dắt vào bài học: NL là dùng luận cứ, luận chứng, luận điểm để làm sáng tỏ 1 vấn đề. Vấn đề NL rất trừu tượng có thể là một sự việc, hiện tượng đời sống đáng khen hoặc đáng chê .
6 trang |
Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 476 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 98: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : .../.../ Ngày dạy :.../.../
Tiết 98 :
- NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
- CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VẬT, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức :
- Đặc điểm yêu cầu của kiểu thành phần bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Đối tượng của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Yêu cầu cụ thể khi làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
2. Kỹ năng :
- Làm văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Nắm được bố cục của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Quan sát các hiện tượng của đời sống.
- Làm làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
3. Thái độ: nghiêm túc trong việc đánh giá các sự việc, hiện tượng tốt xấu trong xã hội và làm bài văn nghị luận.
4. Kiến thức tích hợp
- Tích hợp với thực tế xã hội: các sự việc hiện tượng trong đời sống xã hội.
- Môn Văn: các văn bản
5. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
a. Các phẩm chất:
- Yêu quê hương đất nước.
- Tự lập, tự tin, tự chủ.
b. Các năng lực chung:
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
c. Các năng lực chuyên biệt:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực cảm thụ văn học.
II. PHƯƠNG TIỆN/HỌC LIỆU
1. Giáo viên: Sưu tầm tài liệu, lập kế hoạch dạy học .
+ Thiết kể bài giảng điện tử.
+ Chuẩn bị phiếu học tập và dự kiến các nhóm học tập.
+Các phương tiện : Máy vi tính, máy chiếu đa năng...
2. Học sinh : Đọc trước và chuẩn bị.
+ Sưu tầm tài liệu liên quan đến bài học
+ Thực hiện hướng dẫn chuẩn bị học tập theo văn bản của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức lớp: 1’
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: trong lúc dạy bài mới
Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU:
* Mục tiêu:
- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.
- Kích thích HS tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống
* Nhiệm vụ: HS nghiên cứu bài học.
* Phương thức thực hiện: Hđ cá nhân, hđ cả lớp.
* Yêu cầu sản phẩm: Hs suy nghĩ trả lời
? Hãy kể một số sự việc hiện tượng trong cuộc sống mà em biết
? Theo em sự việc nào đáng khen, sự việc nào đáng chê? Vì sao?
? Để làm rõ điều đó, chứng ta cần lập luận như thế nào để thuyết phục người nghe, người đọc?
- Nói tục chửi bậy (1)
- Giúp đỡ người gặp nạn (2)
(1)Đáng chê-hành vi xấu
(2) Đáng khen – việc làm tốt
HĐ cá nhân
-HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời
-> GV nhận xét
GV từ đó dẫn dắt vào bài học: NL là dùng luận cứ, luận chứng, luận điểm để làm sáng tỏ 1 vấn đề. Vấn đề NL rất trừu tượng có thể là một sự việc, hiện tượng đời sống đáng khen hoặc đáng chê ...
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về bài Nl về một sự việc hiện tương trong đời sống
* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà và trên lớp
* Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm.
* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS
? VB bàn về vấn đề gì?
? VB có mấy phần? ý của mỗi phần là gì?
?Để làm rõ được những vấn đề đó t/ giả đã nêu ra = cách nào?
? Quan sát vào bài văn hãy cho biết tác giả đã trình bày vấn đề qua những luận điểm nào(có mấy luận điểm)?
? Những LĐ đó được thể hiện qua những luận cứ nào?
(GV gợi ý cụ thể trong từng luận điểm: Tác giả chỉ rõ bệnh lề mề có những biểu hiện gì ? Có phải trong trường hợp nào người mắc căn bệnh này cũng đến muộn không ? Vì sao ?)
? Tác giả đã đánh giá hiện tượng đó như thế nào?
? Nguyên nhân của bệnh lề mề là gì?
? Bệnh lề mề có thể gây ra những tác hại gì? Tác giả đã phân tích cụ thể tác hại đó qua những ý nào?
? theo tác giả chúng ta phải làm gì để chống lại căn bệnh đó?
? Nhận xét về bố cục của bài viết có mạch lạc và chặt chẽ không? Vì sao?
? " Bệnh lề mề"có phải là sự việc, hiện tượng xảy ra phổ biến trong đời sống không?
? Qua tìm hiểu, em em hiểu thế nào là bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống, có yêu cầu gì về nội dung và hình thức của kiểu bài này
- Bệnh lề mề
- 3 phần:
+ MB( Đ1): Nêu vấn đề: thế nào là bệnh lề mề.
+ TB( Đ2,3,4): Nguyên nhân, biểu hiện, tác hại của bệnh lề mề.
+ KB(Đ5): Đấu tranh với bệnh lề mề- 1 biểu hiện của người có văn hoá.
Trả lời
- Dùng luận điểm, luận cứ, luận chứng cụ thể, xác đáng, rõ ràng
- 3 luận điểm:
LĐ1: Những biểu hiện của bệnh lề mề.
LĐ2: Nguyên nhân của bệnh lề mề.
LĐ3: Tác hại của bệnh lề mề.
* LĐ1: Biểu hiện của bệnh lề mề là coi thường giờ giấc(họp 8h thì 9h mới đến; giấy mời 14h thì 15h mới đến)
- Không-> việc riêng đúng giờ, việc chung đến muộn.
(ra sân bay... chắc không đến muộn bởi có hại ngay đến quyền lợi bản thân; nhưng đi họp...là việc chung có đến muộn cũng không thiệt hại gì đến mình)
Trả lời
- trở thành 1 thói quen có hệ thống, khó chữa, không sửa được.
* LĐ2: Nguyên nhân:
- Do thiếu tự trọng, chưa biết tôn trọng người khác.
- Quý trọng thời gian của mình mà không tôn trọng thời gian của người khác.
- Thiếu tinh thần trách nhiệm với công việc chung.
* LĐ3: Tác hại:
- Gây phiền hà cho tập thể(đi họp muộn không nắm được nội dung...dài thời gian).
- ảnh hưởng đến những người đến đúng giờ phải chờ đợi.
- Tạo ra một tập quán không tốt: phải ghi trừ hao thời gian trên giấy mời họp.
=> ý kiến của tác giả:
- Tôn trọng lẫn nhau.
- Tự giác tham gia đúng giờ.
- Thể hiện tác phong của người có văn hoá.
- Hợp lí, mạch lạc, chặt chẽ vì:
+ MB: nêu vấn đề(nêu sự việc hiện tượng cần bàn)
+ TB: dùng luận điểm, luận cứ, luận chứng để làm sáng tỏ vấn đề.
+ KB: bày tỏ ý kiến thái độ, gợi nhiều suy nghĩ cho người đọc.
+ HS đọc yêu cầu.
+ HS hoạt động cá nhân.
+ HS hoạt động cặp đôi.
+ HS thảo luận.
Đại diện nhóm trình bày.
Các nhóm khác, GV đánh giá, nhận xét
I. Tìm hiểu bài NL về một sự việc, hiện tượng đời sống.
1. Ví dụ: Văn bản “Bệnh lề mề“
2.Nhận xét
- Vấn đề nghị luận: Bệnh lề mề->một vấn đề đáng suy nghĩ.
- 3 luận điểm:
LĐ1: Những biểu hiện của bệnh lề mề.
LĐ2: Nguyên nhân của bệnh lề mề.
LĐ3: Tác hại của bệnh lề mề.
- Bày tỏ ý kiến thái độ, gợi nhiều suy nghĩ cho người đọc.
=> Bố cục bài viết mạch lạc, chặt chẽ.
3.GN/sgk
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
*Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về bài Nl về một sự việc hiện tương trong đời sống
* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu từ thực tế cuộc sống
* Phương thức thực hiện: hoạt động nhóm
* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS
Yêu cầu SGK
-- Hiện tượng xấu: sai hẹn, không giữ lời hứa, nói bậy, đua đòi, lười biếng, học tủ, quay cóp.
- Hiện tượng tốt: tấm gương học tốt, học sinh nghèo vượt khó, tinh thần hỗ trợ lẫn nhau.
HS suy nghĩ cá nhân
Đại diện trả lờiànhận xétà đánh giá.
Bài 1/21
- Hiện tượng xấu: sai hẹn, không giữ lời hứa, nói bậy, đua đòi, lười biếng, học tủ, quay cóp.
- Hiện tượng tốt: tấm gương học tốt, học sinh nghèo vượt khó, tinh thần hỗ trợ lẫn nhau.
2. Bài tập 2:
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
Mục tiêu: Giúp HS vận dụng sáng tạo kiến thức đã học làm bài tập thực hành.
Nhiệm vụ: HS tìm hiểu trên lớp
Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân
Yêu cầu sản phẩm: Phiếu học tập.
? Kể một số sự việc hiện tượng đáng bàn ở địa phương em? Đáng chê hay đáng khen, chỉ ra những mặt lợi, hai, khen chê.
Nói tục chửi bậy ở học sinhà thói quen xấu
HS suy nghĩ cá nhân
? Hs trình bày, phản biện
>Gv chốt.
4.GV dặn dò và giao bài tập về nhà cho HS:
Bài cũ: Tìm hiểu sự việc: vấn đề rác thải ở địa phương em
Bài mới: Chuẩn bị tiết 2
RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_98_nghi_luan_ve_mot_su_viec_hien.docx