Giáo án Ngữ văn lớp 9 Tuần 02 Tiết 06, 07 Đấu tranh cho một thế giới hòa bình (Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két)

A. Mức độ cần đạt

- Nhận thức được mối nguy hại khủng khiếp của việc chạy đua vũ trang, chiến tranh hạt nhân.

- Có nhận thức, hành động đúng để góp phần bảo vệ hòa bình.

B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ

 1. Kiến thức

 - Một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản

 - Hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn bản.

 2. Kĩ năng: Đọc - hiểu văn bản nhật dụng bàn luận về một vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hòa bình của nhân loại.

 3. Thái độ: Hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đất; nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, là đấu tranh cho một thế giới hoà bình.

C. Phương pháp

 Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình,

D. Tiến trình dạy học

 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 9A1., 9A5.)

 2. Bài cũ: Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là gì? Em học tập được điều gì từ Bác? Vốn tri thức văn hoá của Bác Hồ có được từ đâu?

 3. Bài mới: Chiến tranh đã qua đi từ lâu nhưng hậu quả của nó để lại còn hết sức nặng nề với nhân dânViệt Nam: Đó chính là những di chứng do chất độc màu Da Cam mà Mỹ đã sử dụng trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Trên thế giới, hai quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Nhật Bản năm 1945, đến nay vẫn là vấn đề thế giới quan tâm. Từ đó đến nay, nguy cơ về một cuộc chiến tranh hạt nhân tiêu diệt cả thế giới luôn luôn tiềm ẩn và đe doạ nhân loại và đấu tranh về một thế giới hoà bình luôn là một trong những nhiệm vụ vẻ vang nhưng cũng khó khăn nhất của các nước.

Hôm nay, chúng ta tìm hiểu tiếng nói phản đối của một nhà văn Nam Mĩ (Cô-lôm-bi-a), đạt giải thưởng Nô-ben văn học năm 1982, tác giả của những tiểu thuyết hiện thực huyền ảo lừng danh: Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két.

 

doc11 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3610 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 9 Tuần 02 Tiết 06, 07 Đấu tranh cho một thế giới hòa bình (Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 02 Ngày soạn: 24/08/2013 Tiết: 06 - 07 Ngày dạy: 26/08/2013 Ñaáu tranh cho moät theá giôùi hoøa bình (Ga-bri-en Gaùc-xi-a Maùc-keùt) A. Mức độ cần đạt - Nhận thức được mối nguy hại khủng khiếp của việc chạy đua vũ trang, chiến tranh hạt nhân. - Có nhận thức, hành động đúng để góp phần bảo vệ hòa bình. B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ 1. Kiến thức - Một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản - Hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn bản. 2. Kĩ năng: Đọc - hiểu văn bản nhật dụng bàn luận về một vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hòa bình của nhân loại. 3. Thái độ: Hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đất; nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, là đấu tranh cho một thế giới hoà bình. C. Phương pháp Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình,… D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 9A1......................................, 9A5..............................................) 2. Bài cũ: Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là gì? Em học tập được điều gì từ Bác? Vốn tri thức văn hoá của Bác Hồ có được từ đâu? 3. Bài mới: Chiến tranh đã qua đi từ lâu nhưng hậu quả của nó để lại còn hết sức nặng nề với nhân dânViệt Nam: Đó chính là những di chứng do chất độc màu Da Cam mà Mỹ đã sử dụng trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Trên thế giới, hai quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Nhật Bản năm 1945, đến nay vẫn là vấn đề thế giới quan tâm. Từ đó đến nay, nguy cơ về một cuộc chiến tranh hạt nhân tiêu diệt cả thế giới luôn luôn tiềm ẩn và đe doạ nhân loại và đấu tranh về một thế giới hoà bình luôn là một trong những nhiệm vụ vẻ vang nhưng cũng khó khăn nhất của các nước. Hôm nay, chúng ta tìm hiểu tiếng nói phản đối của một nhà văn Nam Mĩ (Cô-lôm-bi-a), đạt giải thưởng Nô-ben văn học năm 1982, tác giả của những tiểu thuyết hiện thực huyền ảo lừng danh: Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Giới thiệu chung Dựa vào chú thích */SGK, em hãy nêu một vài nét về tác giả Mác-két? Gv cho Hs xem chân dung nhà văn Mác-két. Nêu hoàn cảnh ra đời cũng như xuất xứ của văn bản này? Văn bản này thuộc kiểu loại nào? Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc, hiểu văn bản - GV nêu yêu cầu giọng đọc: Khi đọc cần chú ý đọc chính xác, làm rõ từng luận cứ của tác giả, giọng rõ ràng, đanh thép, dứt khoát – GV đọc mẫu một đoạn rồi HS đọc tiếp. Gv giải thích một số từ khó cho Hs. Đoạn trích có thể chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung mỗi đoạn? -> 3 đoạn. - Đoạn 1: Từ đầu… sống tốt đẹp hơn: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đè nặng lên trái đất. - Đoạn 2: Tiếp theo… xuất phát của nó: Chứng lí cho sự nguy hiểm và phi lí của chiến tranh hạt nhân - Đoạn 3: còn lại: Nhiệm vụ của chúng ta và đề nghị khiêm tốn của tác giả. Phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản này là gì? * Hướng dẫn phân tích Tìm luận điểm và hệ thống luận cứ của văn bản? + Luận điểm: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn thế giới. Đấu tranh chống lại và xoá bỏ là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại. + Luận cứ: - Kho vũ khí hạt nhân có khả năng huỷ diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời. - Chạy đua vũ trang tốn kém và phi lí. - Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lí trí của loài người mà còn ngược lại với lí trí của tự nhiên, phản lại sự tiến hoá. - Vì vậy, tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hoà bình. Nhận xét về cách lập luận của tác giả? -> Các luận cứ rất mạch lạc, chặt chẽ. Đó chính là bộ xương vững chắc của văn bản, tạo nên tính thuyết phục cơ bản của lập luận. HS đọc lại đoạn 1 Thực tế em biết các nước nào đã sản xuất và sử dụng vũ khí hạt nhân? Em hãy nhận xét về cách mở đầu của tác giả? -> Mở đầu bằng một câu hỏi rồi tự trả lời bằng một thời điểm hiện tại rất cụ thể, với những con số cụ thể, cách tính toán cụ thể, đơn giản. Những thời điểm cụ thể và con số cụ thể được nêu ra có tác dụng gì? -> Chứng minh cho người đọc thấy rõ và gây ấn tượng mạnh về nguy cơ khủng khiếp, hiểm hoạ kinh khủng của việc tàng trữ kho vũ khí hạt nhân trên thế giới ở thời điểm hiện tại - năm 1986 So sánh nào đáng chú ý ở đoạn này? -> Thanh gươm Đa-mô-clét và dịch hạch. Nêu nhận xét về nghệ thuật và cách lập luận ở đoạn 1, nó có tác dụng gì? -> Nguy cơ chiến tranh... Gv: Không có ngành khoa học nào có những tiến bộ nhanh và vượt bậc như chế tạo nguyên tử. Thế giới đang tiềm tàng nguy cơ chiến tranh nguyên tử, đặc biệt là quá trình chạy đua vũ trang đã và đang diễn ra. Vậy sự tốn kém và phi lí ấy là gì? Tiết sau chúng ta tìm hiểu tiếp… Hết tiết 6 chuyển tiết 7 Thảo luận: Chi phí xã hội được tác giả so sánh với chi phí cho vũ khí hạt nhân cụ thể như thế nào? Nhận xét nghệ thuật lập luận của tác giả? Đại diện các nhóm trình bày. Gv nhận xét, chốt ý. Qua sự so sánh trên em rút ra được kết luận gì? Em có đồng ý với nhận xét của tác giả rằng việc bảo tồn sự sống trên trái đất ít tốn kém hơn là “dịch hạch hạt nhân ? Vì sao? Hs suy nghĩ, phát biểu. - HS đọc tiếp đoạn Một nhà tiểu thuyết lớn của thời đại chúng ta… điểm xuất phát của nó Em hiểu ntn về lí trí của tự nhiên? -> Quy luật của tự nhiên, lôgic của tự nhiên. Để chứng minh cho nhận định của mình, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng về những mặt nào? Luận cứ này có ý nghĩa như thế nào với vấn đề của văn bản ? -> Chứng cứ từ khoa học địa chất và cổ sinh học về nguồn gốc và sự tiến hoá của sự sống trên trái đất. HS đọc đoạn cuối. Gv: Đây là luận cứ để kết bài, và cũng là chủ đích của thông điệp mà tác giả muốn gửi tới mọi người. Tác giả nêu ra nhiệm vụ gì cho chúng ta sau khi cảnh báo hiểm họa chiến tranh hạt nhân và chạy đua vũ trang? Để kết thúc lời kêu gọi của mình Mác-két đã nêu ra đề nghị gì? Theo em, với đề nghị này, ông muốn nhấn mạnh điều gì? -> Nhân loại cần giữ gìn kí ức của mình, lịch sử sẽ lên án những thế lực hiếu chiến đẩy nhân loại vào thảm hoạ hạt nhân. Qua đó, ta thấy Mác-két là người ntn? Bản thân mỗi chúng ta cần phải làm gì để chống CT, giữ gìn ngôi nhà chung Trái đất? -> Gv liên hệ, giáo dục Hs. * Hướng dẫn Tổng kết: Tính thuyết phục và hấp dẫn của văn bản nhật dụng nghị luận chính trị xã hội này là ở những yếu tố nào? -> Hs khái quát giá trị nghệ thuật. Nội dung chính của văn bản này là gì? Vài Hs nêu. Gv nhắc lại cho Hs nắm ý chính. Em hãy rút ra ý nghĩa của văn bản? * Hướng dẫn Luyện tập Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học bài Đấu tranh cho một thế giới hoà bình của nhà văn Mác-két? HS phát biểu cảm nghĩ Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học - Gv hướng dẫn – HS chú ý lắng nghe. I. Giới thiệu chung 1.Tác giả: Mác-két: (Sgk/19). 2. Tác phẩm - Hoàn cảnh ra đời: SGK - Xuất xứ: Trích “Thanh gươm Đa-mô-clét” - Kiểu loại: Văn bản nhật dụng II. Đọc – hiểu văn bản 1. Đọc – giải nghĩa từ khó 2. Tìm hiểu văn bản 2.1. Bố cục: 3 đoạn 2.2. Phương thức biểu đạt: Nghị luận chính trị, xã hội. 2.3. Phân tích a. Nguy cơ của chiến tranh hạt nhân - Thời gian cụ thể: 8/8/1986. - Số liệu chính xác: 50.000 đầu đạn hạt nhân = 4 tấn thuốc nổ / 1 người ® 12 lần biến mất tất cả mọi sự sống trên toàn trái đất + 4 hành tinh nữa + phá huỷ thế thăng bằng của hệ mặt trời. -> Cách vào đề trực tiếp, chứng cứ xác thực nt so sánh; lặp từ “không có”. Þ Khẳng định nguy cơ chiến tranh hạt nhân là khủng khiếp. Hết tiết 6 chuyển tiết 7 b. Sự hao tốn của việc đầu tư cho vũ khí hạt nhân Chi phí XH Chi phí CT - 100 tỉ USD giải quyết vấn đề cứu trợ cho y tế, gd... - Kinh phí phòng bệnh 14 năm ở châu Phi. - 557 triệu người thiếu dinh dưỡng. - Tiền nông cụ trong 4 năm. - xoá nạn mù chữ cho toàn thế giới. - 100 máy bay B.1B và 7000 tên lửa vượt đại châu. - 10 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân. - không bằng 149 tên lửa MX - 27 tên lửa MX - Đóng 2 tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân -> NT đối lập, tương phản, dẫn chứng so sánh, đối chiếu toàn diện => Làm nổi bật tính chất phi lí và sự tốn kém ghê gớm của cuộc chạy đua vũ trang, đã cướp đi nhiều điều kiện để cải thiện cuộc sống của con người. c. Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí: - 380 triệu năm con bướm mới có thể bay - 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở - Trải qua 4 kỉ địa chất con người mới chết vì yêu… -> So sánh bất ngờ. => Chiến tranh hạt nhân nổ ra sẽ đưa tất cả trở lại điểm xuất phát của nó. => Phản tự nhiên, phản tiến hoá. d. Nhiệm vụ của chúng ta - Mỗi người phải đoàn kết, đấu tranh bảo vệ hoà bình cho nhân loại. - Phản đối, ngăn chặn chạy đua vũ trang, tàng tích vũ khí hạt nhân. - Lập ngân hàng trí nhớ -> Căm ghét chiến tranh, yêu thương nhân loại của một trái tim nhân đạo sâu sắc 3. Tổng kết: a. Nghệ thuật: - Lập luận chặt chẽ. - Dẫn chứng phong phú, xác thực, cụ thể, sinh động. - So sánh sắc sảo, giàu sức thuyết phục. b. Nội dung: Nguy cơ CT hạt nhân đe doạ toàn nhân loại và sự phi lí của cuộc chạy đua vũ trang Lời kêu gọi đấu tranh vì một thế giới hoà bình, không có chiến tranh. * Ý nghĩa văn bản: Văn bản thể hiện những suy nghĩ nghiêm túc, đầy trách nhiệm của G. Mác-két đối với hòa bình nhân loại. 4. Luyện tập III. Hướng dẫn tự học - Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về thảm họa hạt nhân. - Tìm hiểu thái độ của nhà văn với chiến tranh hạt nhân và hòa bình của nhân loại được thể hiện trong văn bản. - Soạn bài: Các phương châm hội thoại (tt) E. Rút kinh nghiệm Tuần: 02 Ngày soạn: 26/08/2013 Tiết: 08 Ngày dạy: 28/08/2013 Caùc phöông chaâm hoäi thoaïi (tiếp theo) A. Mức độ cần đạt - Nắm được những hiểu biết cốt yếu về ba phương châm hội thoại: phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự. - Biết vận dụng hiểu quả phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự. B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ 1. Kiến thức Hiểu được nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự. 2. Kĩ năng - Biết vận dụng phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự trong hoạt động giao tiếp. - Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự trong một tình huống giao tiếp cụ thể. 3. Thái độ: HS có thái độ nghiêm túc khi giao tiếp và vận dụng đúng các phương châm hội thoại vào tình huống giao tiếp cụ thể. C. Phương pháp Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, …. D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 9A1......................................, 9A5..............................................) 2. Bài cũ: Thế nào là phương châm về chất? Phương châm về lượng? Cho ví dụ. 3. Bài mới: Trong giao tiếp, ngoài việc chúng ta phải tuân thủ phương châm về chất, phương châm về lượng thì còn phải tuân thủ thêm phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự. Vậy các phương châm đó ntn chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay. Hoạt động của giáo viên & học sinh Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung * Tìm hiểu Phương châm quan hệ GV treo bảng phụ có ghi sẵn ví dụ. HS đọc: A. Nằm lùi vào! B. Làm gì có hào nào. A. Đồ điếc! B. Tôi có tiếc gì đâu. Cuộc hội thoại này có thành công không? -> Không vì mỗi người nói một đề tài khác nhau. Ứng dụng thành ngữ “Ông nói gà, bà nói vịt” vào đây có được không? -> Được. Vậy, ta có thể rút ra bài học gì trong giao tiếp? Hs trả lời, Gv chốt ý theo ghi nhớ 1/SGK. Gv kể thêm truyện cười “Mất rồi” cho Hs nghe. * Tìm hiểu Phương châm cách thức Thành ngữ Dây cà ra dây muống và Lúng búng như ngậm hột thị dùng để chỉ cách nói ntn? Những cách nói đó ảnh hưởng đến giao tiếp ra sao? -> Người nghe không hiểu hoặc hiểu sai ý của người nói, không có thiện cảm với người nói. Qua đó có thể rút ra bài học gì trong giao tiếp? * Thảo luận: Có thể hiểu câu sau đây theo mấy cách: “Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy”. (C1: Tôi đồng ý… của ông ấy về truyện ngắn. C2: Tôi đồng ý với những những nhận định …) Qua 2 vd vừa phân tích, thế nào là pc cách thức? * Tìm hiểu Phương châm lịch sự - Gọi HS đọc truyện “Người ăn xin”. Vì sao người ăn xin và cậu bé đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó? Có thể rút ra bài học gì từ câu chuyện này? -> Khi giao tiếp cần tôn trọng người đối thoại, không phân biệt sang - hèn, giàu - nghèo Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập Bài 1: Phân tích câu tục ngữ (HS thảo luận) Bài 2: Phép tu từ nào có liên quan đến phương châm lịch sự? -> Nói giảm nói tránh. VD: - Chị cũng có duyên! - Em không đến nỗi đen lắm ! Bài 3: Chọn từ điền trống: a. Nói mát b. Nói hớt c. Nói móc d. Nói leo -> (pc lịch sự) e. Nói ra đầu ra đũa. (pc cách thức) Bài 4: HS thảo luận Đại diện các nhóm giải thích. Gv nhận xét, chốt ý. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học Gv hướng dẫn – HS chú ý lắng nghe. I. Tìm hiểu chung 1. Phương châm quan hệ a. Phân tích ví dụ: A. Nằm lùi vào! B. Làm gì có hào nào. A. Đồ điếc! B. Tôi có tiếc gì đâu. -> Người nói và người nghe không hiểu nhau. => “Ông nói gà, bà nói vịt”. b. Ghi nhớ 1: (Sgk/21) 2. Phương châm cách thức a. Phân tích ví dụ Vd1: Dây cà ra dây muống: Nói năng dài dòng, rườm rà. - Lúng búng như ngậm hột thị: Nói năng ấp úng, không thành lời, không rành mạch. -> Cần nói ngắn gọn, rành mạch. Vd2: Tránh nói mơ hồ, nước đôi gây hiểu lầm. b. Ghi nhớ 2: (Sgk/22) 3. Phương châm lịch sự a. Phân tích ví dụ: Truyện Người ăn xin - Cậu bé và người ăn xin tôn trọng và quan tâm lẫn nhau. b. Ghi nhớ 3: (Sgk/23) II. Luyện tập Bài 1: Ông cha ta muốn khuyên: - Suy nghĩ, lựa chọn ngôn ngữ khi giao tiếp. - Có thái độ tôn trọng, lịch sự với người đối thoại. * Câu tục ngữ, ca dao có ý nghĩa tương tự: - Lời nói gói vàng. - Một điều nhịn là chín điều lành. - Vàng thì thử lửa thử than, Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời. Bài 4 a. Khi người nói muốn hỏi một vấn đề nào đó không thuộc đề tài đang trao đổi (pc quan hệ) b. Khi người nói muốn ngầm xin lỗi trước người nghe về điều mình sắp nói (pc lịch sự) c. Khi người nói muốn nhắc nhở người nghe phải tôn trọng (pc lịch sự). III. Hướng dẫn tự học - Tìm một số ví dụ về việc không tuân thủ phương châm về lượng, phương châm về chất trong hội thoại. - Soạn bài Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. E. Rút kinh nghiệm Tuần: 02 Ngày soạn: 26/08/2013 Tiết: 09 Ngày dạy: 28/08/2013 Söû duïng yeáu toá mieâu taû trong vaên baûn thuyeát minh A. Mức độ cần đạt - Củng cố kiến thức về văn bản thuyết minh và văn bản miêu tả. - Sử dụng có hiểu quả các yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ 1. Kiến thức - Tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh: làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm nhận hoặc nổi bật, gây ấn tượng. - Vai trò của miêu tả trong văn bản thuyết minh: phụ trợ cho việc giới thiệu nhằm gợi lên hình ảnh cụ thể của đối tượng cần thuyết minh. 2. Kĩ năng - Quan sát các sự vật hiện tượng - Sử dụng ngôn ngữ miêu tả phù hợp trong việc tạo lập văn bản thuyết minh. 3. Thái độ: Có ý thức sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. C. Phương pháp Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận… D. Tiến trình hoạt động 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 9A1....................................., 9A5...............................................) 2. Bài cũ: Kiểm tra vở bài tập của hs. 3. Bài mới: Bên cạnh việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh làm cho đối tượng được thuyết minh hiện lên sinh động, hấp dẫn thì yếu tố miêu tả cũng đóng vai trò hết sức cần thiết. Bởi nó giúp cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, nổi bật và gây ấn tượng. Vậy việc Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh ntn chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay. Hoạt động của giáo viên & học sinh Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Hướng dẫn Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh HS đọc văn bản Cây chuối trong đời sống Việt Nam Nhan đề của văn bản có ý nghĩa gì? -> Vai trò của cây chuối đối đối với đời sống vật chất và tinh thần của người Việt Nam từ xưa tới nay; Thái độ đúng đắn của con người trong việc nuôi trồng, chăm sóc và sử dụng có hiệu quả các giá trị của cây chuối. Thảo luận: Xác định những câu văn thuyết minh về cây chuối? -> Đại diện các nhóm đứng dậy trình bày. - Hầu như ở nông thôn nhà nào cũng trồng cây chuối - Cây chuối rất ưa nước nên người ta thường trồng bên ao hồ …. bạt ngàn vô tận. - Người phụ nữ nào mà chẳng liên quan đến cây chuối khi họ phải làm vườn, chăn nuôi và nội trợ, bởi cây chuối có thể sử dụng được từ thân đến lá, từ gốc đến hoa quả. - Quả chuối là một món ăn ngon. - Nào chuối hương, chuối ngự, chuối sứ…. thơm hấp dẫn. - Mỗi cây chuối đều cho một buồng chuối. - Có buồng chuối trăm quả, cũng có buồng chuối nghìn quả. - Quả chuối chín ăn vào không chỉ no, không chỉ ngon mà còn là một chất dinh dưỡng làm cho da dẻ mịn màng Xác định những câu văn miêu tả về cây chuối? -> Đi khắp VN, nơi đâu ta cũng gặp những cây chuối thân mềm vươn lên như những trụ cột nhẵn bóng, toả ra vòm tán lá xanh mướt che rợp từ vườn tược đến núi rừng. - Chuối xanh có vị chát, để sống cắt lát ăn cặp với thịt luộc chấm tôm chua khiến miếng thịt ngon gấp bội phần, nó cũng là món ăn cặp rất tuyệt vời với các món tái hay món gỏi. Thảo luận: Theo yêu cầu chung của văn bản thuyết minh có thể bổ sung những gì? -> Thêm thuyết minh: + Phân loại chuối: Chuối tây (thân cao, màu trắng, quả ngắn); Chuối hột (thân cao, màu tím sẫm, quả lớn, tròn). + Thân gồm nhiều lớp bẹ, có thể dễ dàng bóc ra phơi khô, tước lấy sợi. + Lá gồm có cuống lá và lá. + Nõn chuối: màu xanh... - Miêu tả: + Thân tròn, mát rượi, mọng nước. + Tàu lá xanh rờn, bay xào xạc trong gió, vẫy óng ả dưới ánh trăng... Hãy kể thêm những công dụng của những bộ phận trên cây chuối? -> Thân cây chuối non, chuối tây, chuối hột còn non có thể thái ghém làm rau sống ăn rất mát, thân cây già là thức ăn cho ngan, gà, lợn... lá chuối dùng để gói bánh chưng... Để thuyết minh cho cụ thể, sinh động bài thuyết minh có thể kết hợp, sử dụng yếu tố gì? Nêu tác dụng? Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập Bài 1: Hoàn thiện các câu Bài 2: HS thảo luận: Chỉ ra yếu tố miêu tả trong đoạn văn? - Tách là loại chén uống nước của Tây, nó có tai - Chén của ta không có tai - Khi mời ai… mà uống rất nóng. Bài 3: HS thảo luận: Chỉ ra những câu miêu tả? - Qua sông Hồng, sông Đuống… mượt mà. - Lân được trang trí công phu… hoạ tiết đẹp. - Kéo co… ở mỗi người. - Bàn cờ… quân cờ. - Hai tướng… được che lọng - Với khoảng thời gian ngắn nhất… không bị cháy, khê. - Sau hiệu lệnh… trống rộn rã đôi bờ sông. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học - GV dặn dò - HS chú ý lắng nghe. I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh 1. Phân tích ví dụ Văn bản: Cây chuối trong đời sống Việt Nam - Thuyết minh về cây chuối: + Cây chuối rất ưa nước nên người ta thường trồng bên hồ. + Cây chuối có thể sử dụng từ thân đến gốc. + Qủa chuối là một món ăn ngon. ……… - Miêu tả về cây chuối: + Thân mềm vươn lên như những trụ cột nhẵn bóng, toả ra vòm tán lá xanh mướt + Chuối xanh có vị chát… ăn ngon gấp bội phần… 2. Ghi nhớ: (Sgk/25) II. Luyện tập Bài 1: … thẳng, tròn như một cái cột trụ mọng nước gợi cảm giác mát mẻ, dễ chịu. … xanh rờn, uốn cong cong dưới ánh trăng, thỉnh thoảng lại vẫy lên phần phật như mời gọi ai đó trong đêm khuya thanh vắng. … lót ổ nằm vừa mềm mại, vừa thoang thoảng mùi thơm dân dã cứ ám ảnh tâm trí những kẻ tha hương. … màu xanh non cuốn tròn như một bức thư còn phong kín đang đợi gió mở ra. … màu phơn phớt hồng như một cái búp lửa của thiên nhiên kì diệu. … chín vàng dậy lên một mùi thơm quyến rũ. III. Hướng dẫn tự học - Nắm vững nội dung bài học và học thuộc phần ghi nhớ. - Viết đoạn văn thuyết minh về một sự vật tự chọn có sử dụng yếu tố miêu tả. - Soạn bài: Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. E. Rút kinh nghiệm Tuần: 02 Ngày soạn: 27/08/2013 Tiết: 10 Ngày dạy: 30/08/2013 Luyeän taäp söû duïng yeáu toá mieâu taû trong vaên baûn thuyeát minh A. Mục tiêu cần đạt - Tiếp tục ôn tập, củng cố về văn bản thuyết truyết minh; có nâng cao thông qua việc kết hợp với miêu tả. - Rèn luyện kĩ năng tổng hợp về văn bản thuyết minh. B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ 1. Kiến thức: - Những yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh. - Vai trò của yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh. 2. Kĩ năng: Viết đoạn văn, bài văn thuyết minh sinh động, hấp dẫn. 3. Thái độ: Luôn có ý thức sử dụng yếu tố miêu tả vào bài văn thuyết minh. C. Phương pháp Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận… D. Tiến trình hoạt động 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 9A1................................., 9A5.....................................................) 2. Bài cũ: Để thuyết minh cho cụ thể, sinh động bài thuyết minh có thể kết hợp sử dụng yếu tố nào? Nêu tác dụng của nó? 3. Bài mới: Tiết học trước các em đã được tìm hiểu về cách đưa yếu tố miêu tả vào bài văn thuyết minh và thấy được vai trò của nó. Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ luyện tập để kĩ năng đó thêm thuần thục. Hoạt động của giáo viên & học sinh Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của HS Đối tượng cần thuyết minh là gì? Đề yêu cầu trình bày vấn đề nào? Nói về con trâu, chúng ta cần trình bày những ý gì? GV gọi HS đứng dậy trình bày dàn bài của mình. HS khác nhận xét, bổ sung. Gv nhận xét. Treo bảng phụ cho Hs xem dàn ý đã chuẩn bị sẵn. Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập Nói lại bố cục cơ bản của một bài văn? Phần mở bài phải viết ntn? Thân bài cần trình bày những ý gì? Phần kết bài cần có ý gì? - Gv yêu cầu Hs làm vào vở nháp, chấm bài một vài em, nhận xét, rút kinh nghiệm. * Gọi HS đọc phần đọc thêm văn bản Dừa sáp. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học - GV dặn dò - HS chú ý lắng nghe. I. Đề bài: Con trâu ở làng quê Việt Nam. 1. Tìm hiểu đề, tìm ý: - Phạm vi đề bài: Giới thiệu con trâu ở làng quê Việt Nam. - Vấn đề cần trình bày: Vai trò, vị trí của con trâu trong đời sống của người nông dân. * Các ý cần trình bày: - Con trâu là sức kéo chủ yếu. - Con trâu là tài sản lớn nhất. - Con trâu trong lễ hội đình đám truyền thống. - Con trâu đối với việc cung cấp thực phẩm và chế biến đồ mĩ nghệ. - Con trâu đối với tuổi thơ. 2. Lập dàn ý: a. Mở bài: Giới thiệu chung về con trâu trên đồng ruộng Việt Nam. b. Thân bài: Vị trí, vai trò của con trâu trong đời sống của người nông dân. - Con trâu là sức kéo để cày bừa, kéo xe… - Con trâu là tài sản lớn nhất: “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. - Con trâu trong lễ hội, đình đám. - Con trâu cung cấp thịt để ăn, da để thuộc, sừng trâu để làm đồ mĩ nghệ. - Con trâu với tuổi thơ. c. Kết bài: Tình cảm của người nông dân với trâu. II. Luyện tập 1. Viết đoạn mở bài: Ví dụ: Đến bất kì miền quê nào trên đất nước Việt Nam đều thấy hình bóng con trâu trên đồng ruộng. Đó là một hình ảnh quen thuộc, gần gũi đối với người nông dân Việt Nam. Vì thế, có khi con trâu trở thành người bạn tâm tình của họ: Trâu ơi! ………quản công. 2. Viết đoạn thân bài: Ví dụ: Khoảng 5 giờ sáng, bố em đã ra chuồng trâu đánh thức chú dậy để chuẩn bị ra đồng cùng bố. Nó thủng thẳng bước đi, bốn chân vững chãi. Ra đến thửa ruộng bố em ngoắc dây cày vào cổ nó. Cái cổ hơi cúi xuống nổi rõ những mạch máu phồng căng. Tấm lưng đầy đặn như tấm phản. Nó kéo những đường cày thẳng tắp, trông đến đẹp mắt. Đường cày của nó rất sâu, biểu hiện sức khoẻ của nó rất tốt. Một buổi sáng, chú ta cày được 2 sào ruộng. 3. Viết đoạn kết bài: Ví dụ: Ông cha ta từ xưa đã nói “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Quả không sai, con trâu là người bạn thân thiết của người nông dân. Em thầm nghĩ: mình còn nhỏ thì làm việc nhỏ. Em sẽ chăm sóc cho chú trâu nhà em luôn béo khoẻ, để có những đường cày tốt góp phần xây dựng kinh tế gia đình và quê hương. III. Hướng dẫn tự học - Chọn đề văn thuyết minh để luyện tập tìm ý, lập dàn ý. - Viết đoạn văn thuyết minh có yếu tố miêu tả. - Soạn bài: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. E. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docgiao an NV 9 tuan 2(1).doc