A. Mục tiêu cần đạt
- Giúp h/s cảm nhận đựoc sự tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang sang đầu thu.
- Rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.
B. Chuẩn bị
Giáo viên:
- Bức tranh mùa thu (đầu thu)
- Bảng phụ,cùng câu hỏi bài tập trắc nghiệm
- Tài liệu tham khảo: một số bài thơ về Thu kèm theo phiếu học tập photo sẵn cho học sinh(40 bản)
Học sinh:
- đọc soạn bài và sư tầm những câu thơ về mùa thu
C. Tiến trình lên lớp
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Đọc thuộc bài thơ “Viếng lăng Bác”. Chọn một hình ảnh thơ đặc sắc, phân tích (Bình câu thơ đó)?
- Chủ đề bài thơ được phân tích qua những hình ảnh nào? Cảm xúc khi rời lăng của Viễn Phương được diễn tả như thế nào?
3. Bài mới*
Giáo viên giới thiệu bài mới:. Có những thời khắc thiêng liêng đến xốn xang lòng người mà chúng ta đã từng đón nhận: Phút giao thừa - chuyển giao của năm cũ đón chào năm mới! Có những phút bất chợt mong manh vừa quen mà rất lạ. ấy là bước đi của thời gian với bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông. Với riêng mùa thu - trong thơ từng có những bài bài thơ tuyệt tác: Lưu Trọng Lư với "Tiếng thu" Em không nghe mùa thu - Dưới trăng mờ thổn thức. Nhưng cho đến bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh hôm nay ta mới thấy quả là một bài thơ quý hiếm, diễn tả cái phút giây mong manh ấy - sự bắc cầu giao thoa giữa cái không và cái có - giao thoa của hai mùa: Hạ dùng dằng chưa đi khi thu đã ngập ngừng bước tới.
17 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2146 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 9 Văn bản- Tiết 121: sang thu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn Bản-
Tiết 121: Sang thu
(Hữu Thỉnh)
A. Mục tiêu cần đạt
- Giúp h/s cảm nhận đựoc sự tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang sang đầu thu.
- Rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.
B. Chuẩn bị
Giáo viên:
Bức tranh mùa thu (đầu thu)
Bảng phụ,cùng câu hỏi bài tập trắc nghiệm
Tài liệu tham khảo: một số bài thơ về Thu kèm theo phiếu học tập photo sẵn cho học sinh(40 bản)
Học sinh:
đọc soạn bài và sư tầm những câu thơ về mùa thu
C. Tiến trình lên lớp
ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ
Đọc thuộc bài thơ “Viếng lăng Bác”. Chọn một hình ảnh thơ đặc sắc, phân tích (Bình câu thơ đó)?
Chủ đề bài thơ được phân tích qua những hình ảnh nào? Cảm xúc khi rời lăng của Viễn Phương được diễn tả như thế nào?
Bài mới*
Giáo viên giới thiệu bài mới:.... Có những thời khắc thiêng liêng đến xốn xang lòng người mà chúng ta đã từng đón nhận: Phút giao thừa - chuyển giao của năm cũ đón chào năm mới! Có những phút bất chợt mong manh vừa quen mà rất lạ. ấy là bước đi của thời gian với bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông. Với riêng mùa thu - trong thơ từng có những bài bài thơ tuyệt tác: Lưu Trọng Lư với "Tiếng thu" Em không nghe mùa thu - Dưới trăng mờ thổn thức. Nhưng cho đến bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh hôm nay ta mới thấy quả là một bài thơ quý hiếm, diễn tả cái phút giây mong manh ấy - sự bắc cầu giao thoa giữa cái không và cái có - giao thoa của hai mùa: Hạ dùng dằng chưa đi khi thu đã ngập ngừng bước tới.
Mời các em hãy cùng cô đọc - hiểu văn bản này để tìm ra cái hồn thơ ấy.
GV hưóng dẫn hs đọc
Đọc: nhẹ, khoan thai, trầm, suy tư
Đọc mẫu và gọi 2 HS đọcnhận xét.
-Trình bày hiểu biết của em về tác giả?
GV cho học sinh xem chân dung tác
giả và bổ sung tư liệu về nhà văn
I/ Đọc, chú thích
1. Đọc diễn cảm
2. Chú thích
GV đưa ra bảng phụ đã chuẩn bị- Câu 2 Tr. 164 BT trắc nghiệm ghi ra bảng phụ)
- Bài thơ ghi lại cảm xúc về thời khắc nào và chuyển mùa (mùa nào?)
GV chốt lại
- Tác giả:
+Nguyễn Hữu Thỉnh sinh năm 1942 quê Tam Dương -Vĩnh Phúc từng nhập ngũ là cán bộ văn hoá trong quân đội và tham gia vào họi nhà văn VN(Tổng thư kí)
-Tác phẩm:
sáng tác cuối năm 1977 in đầu tiên trên báo văn nghệ
- Từ khó: (SGK)
- Thể thơ trữ tình năm tiếng (ngũ ngôn) là một bài thơ diễn tả những rung động của lòng người trước thời điểm sang thu.
- Phương thức biểu cảm (Miêu tả + biểu cảm)
GV chốt chuyển ý:
II/ Đọc hiểu văn bản
Cả bài thơ là những cảm nhận của lòng người lúc giao mùa: Hạ - Thu qua những biểu hiện sự thay đổi chuyển mình của thiên nhiên.Chúng ta hãy cùng đọc và tìm hiểu bài thơ này....
1. Khổ 1
Gọi 1 h/s đọckhổ I
Mùa thu hình như đã về và được cảm nhận đầu tiên qua những dấu hiệu nào của thiên nhiên?
- Hương ổi
- Gió se
- Sương chùng chình qua ngõ
Cảm xúc về những dấu hiệu ấy được diễn tả qua từ, ngữ nào: bỗng/phả
+ Tạo ấn tượng gì? (đột ngột, bất ngờ mà nên thơ làm sao!). Đó là hương ổi chín thoang thoảng bay trong gió thu se lạnh
+ Từ "phả" có thể thay bằng từ nào chăng? (đưa, bay, lan, toả) nhưng ý nghĩa của từ phả gợi cảm xúc gì? -> Hương ổi làm thức dậy không gian vườn, ngõ?
- Tại sao nhà thơ lại chọn "hương ổi" để diễn tả cảm nhận về mùa thu làng quê?
(thân thuộc, gắn bó)
* Như thế dấu hiệu về thu đã được tác giả diễn tả bằng giác quan và cảm xúc như thế nào? Nhận xét từ ngữ miêu tả của tác giả? =>T/d gợi cảm xúc ntn của nhà thơ về không gian đầu thu ở đâu? như thế nào?
(Cảm thấy và nhận thấy là hai tầng nghĩa ở khổ 1)
* Với những từ ngữ gợi cảm, giác quan và sự rung động tinh tế thu được cảm nhận từ nơi làng quê thật bất ngờ đến xốn xang: Mùi hương ổi toả lan trong gió se lạnh làm bừng tỉnh cả không gian vườn, ngõ.
+ Và "Sương chùng chình qua ngõ" gợi cho em sự hình dung, liên tưởng như thế nào?
(Chú thích:
=> gió chùng chình?) tác dụng gợi tả
Nghệ thuật dùng từ + một ý thơ
Phép tu từ gì? như thế nào?
- Từ láy gợi hình + nhân hoá => ý thơ mới lạ giàu liên tưởng cảm xúc: hình ảnh một làn sương mỏng, nhẹ, duyên dáng, yểu điệu đang chuyển động nhẹ nhàng nơi đường thôn, ngõ xóm
GV hỏi-bình: ... phải chăng hình như lời thơ còn gửi gắm một bóng hình ai chăng? Một cô thôn nữ dịu dàng nhưng mờ ảo...
* Kết thúc khổ thơ 1 - gợi lại nhưũng chớp nhoáng không gian của ... làng quê lúc đầu thu (thời khắc chuyển mùa) bằng cả khứu giác - thị giác.... Nhà thơ dùng từ "hình như"ở đầu câu và cùng với từ "bỗng" ở đầu câu đầu tiên-
+Đó là những từ thuộc thành phần nào trong câu( thành phần biệt lập) diến tả cảm xúc gì của nhà thơ?..
+ Vì sao thu đã sang rồi mà tác giả vẫn viết như vậy?
+Qua đó em cảm nhận được tâm hồn nhà thơ như thế nào?
- Một chút ngạc nhiên và ngỡ ngàng nhưng chưa rõ ràng trong cảm nhận => gợi lên sự chuyển mùa thật nhẹ nhàng (chợt thoáng qua)
-> Tâm hồn tác giả :nhạy cảm,yêu thiên nhiên, yêu hương thu với tình yêu tha thiết.
2. Khổ 2
-GV chuyển ý......
Goi học sinh đọc khổ II
-Hình ảnh thiên nhiên sang thu được tiếp tục phát hiện bằng nhưũng hình ảnh, chi tiết nào?
+ Sông dềnh dàng
+ Chim vội vã
+ Mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu
- Tại sao sông thì "dềnh dàng" mà chim thì "vội vã"? Đó là phép tu từ gì vậy (Đối lập)
+ Sông bắt đầu cạn, chạy chậm lại (không vội vã, ào ạt như Hạ)
+ Chim chạy đi tránh rét
Từ đó hãy đánh giá bút pháp và tác dụng của bút pháp miêu tả thiên nhiên của nhà thơ?
- Hình ảnh đám mây mùa hạ "Vắt nửa mình sang thu" em hiểu như thế nào? Có thật đám mây như thế hay không?
(H/s thảo luận)
-
- Phép đối lập trong hình ảnh thơ -> thu sang được cụ thể hoá bằng những hình ảnh quen thuộc mà vô cùng tinh tế, chính xác về thời điểm giao thoa của hai mùa: Hạ - Thu
Giáo viên bình: Một đám mây mùa hạ còn sốt lại trên bầu trời bắt đầu vào thu. Sự thật không có đám mây nào như vậy vì làm sao có sự phân chia rạch ròi mắt ta thấy được. Đó là đám mây của trí tưởng tượng, liên tưởng
+ cảm nhận tinh tế của một thi sỹ đang say thời khắc chuyển mùa này -> nhằm gợi lên một cảnh tượng như thế nào?
+Nhận xét cách miêu tả của tác giả?
GV bình
Hạ - Thu Cái gạch nối ấy bằng một đám mây lững lờ, dềnh dàng, chùng chình, bảng lảng trên không! Thật đẹp, thật thơ! (Dùng không gian làm thước đo diễn tả thời khắc chuyển mùasự thành công của Hữu Thỉnh. )
GV chuyển ý.....
-
_ý thơ sáng tạo thú vị giàu chất thơ, chất liên tưởng và chất thi sĩ để diễn tả một cảm xúc thật đẹp về không gian và thời gian chuyển mùa thật sinh động nhẹ nhà.
3. Khổ 3
Đọc khổ 3
- Con người còn cảm thấy những biểu hiện khác biệt nào của thời tiết khi chuyển từ Hạ sang Thu?
+ Còn nắng
+ Mưa và sấm thưa dần
+ Hàng cây nhìn già đi (đứng tuổi)
-Hai câu thơ đầu là những dấu hiệu không gian đất trời vào thu được miêu tả như thế nào so với thực tế( Dấu hiệu mùa nào?
+GVhỏi gợi ý: Nhưng cưòng độ về màu sắc và âm thanh ra sao? (Tìm ý tả thực của những hình ảnh đó)
GV đưa bài tập bảng phụ
(Trắc nghiệm bảng phụ)
GV bình: Mưa ít hơn, sấm nhỏ hơn không.còn là những trận mưa ào ào của mùa hạ nữa... Và cây không còn bất ngờ, giật mình bởi sấm nữa =>Tất cả đã giảm đi về cưòng độ
+ Cảnh vật, thời tiết đã thay đổi. Tất cả vẫn còn dấu hiệu của mùa hạ nhưng đã giảm dần về cường độ và đang lặng lẽ vào thu.
+Nhưng đọc cả khổ thơ đặc biệt là hai câu cuối: Sấm cũng rất bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
- Thì ta còn hiểu sấm / chớp còn là những hình ảnh ẩn dụ chỉ những gì trong cuộc sống con người? Nếu hiểu như vậy "hàng cây đứng tuổi" em hiểu là những con người nào? -> ý nghĩa cả hai dòng thơ còn gợi suy ngẫm gì?
Cho học sinh lựa chọn ý đúng nhất trong bài tập trắc nghiệm.ở bảng phụ.
.GV chốt lại
-
*Hình ảnh ẩn dụ gợi thêm cả sự suy ngẫm trải nghiệm về con người và cuộc sống. Từng trải, vững vàng con người ta sẽ bình tĩnh trước những tác động bất thường của ngoại cảnh cuộc đời.
Qua đó em hiểu gì về con người lúc sang thu?
Từ những thay đổi của mùa hạ sang mùa thu của đời người.
Chấp nhận, bình tĩnh, tự tin và có niềm tin.
-Yêu thiên nhiên, đất nước, yêu con người
- Bài thơ đã gợi lên trong lòng người đọc những cảm nhận gì về thiên nhiên, đất trời, con người trong thời điểm từ hạ sang thu?
- Em hiểu gì về nhà thơ qua đọc hiểu bài thơ: + Tình cảm
+ Năng lực thi ca
*Ghi nhớ ( theo SGK)
III/ Luyện tập
GV phát phiếu học tập và tư liệu luyện tập.
(-Phân tích và so sánh khổ thơ sauvới khổ thơ thứ ba của bài Sang Thu em vừ học?
Nắng thu đang trải đầy
đã trăng non múi bưỏi
Bên cầu con nghé đợi
Cả chiều thu sang sông)
Đọc một số bài thơ về mùa thu (Tr. 163)
Em thích nhất câu thơ nào? phân tích?
+`GV cho học sinh nhắc lại ghi nhớ
+Ra baì tập
+Dặn dò
IV/Củng cố tổng kết và hướng dẫn về nhà:
+ Học thuộc lòng bài thơ và tìm hiều trình bày cảm nhận của e vè bài thơ
+Soạn bài "Nói với con"(chuẩn bị tranh con cò,một số câu ca dao về con cò)
A. Kiểm tra bài cũ
1 h/s: đọc thuộc lòng bài thơ: chọn và phân tích một câu thơ em yêu thích nhất. Phân tích lý do.
1 h/s lên bảng làm bài tập trắc nghiệm: C13 (Tr. 161)
B. Giới thiệu bài mới
I/ Đọc & chú thích
1. Đọc diễn cảm
2. Chú thích
Tác giả (SGK)
Tác phẩm:
+ thể thơ: trữ tình - ngũ ngôn
+ Bài thơ diễn tả rung động của lòng người trước thời điểm sang thu
II/ Đọc hiểu văn bản
Đọc hiểu khổ 1
Đọc hiểu khổ 2
Đọc hiểu khổ 3
Giới thiệu bài mới
Có những thời khắc thiêng liêng đến xốn xang lòng người mà chúng ta đã từng đón nhận: Phút giao thừa - chuyển giao của năm cũ đón chào năm mới! Có những phút bất chợt mong manh vừa quen mà rất lạ. ấy là bước đi của thời gian với bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông. Với riêng mùa thu - trong thơ từng có những bài bài thơ tuyệt tác: Lưu Trọng Lư với "Tiếng thu" Em không nghe mùa thu - Dưới trăng mờ thổn thức. Nhưng cho đến bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh hôm nay ta mới thấy quả là một bài thơ quý hiếm, diễn tả cái phút giây mong manh ấy - sự bắc cầu giao thoa giữa cái không và cái có - giao thoa của hai mùa: Hạ dùng dằng chưa đi khi thu đã ngập ngừng bước tới.
Mời các em hãy cùng cô đọc - hiểu văn bản này để tìm ra cái hồn thơ ấy.
Giáo viên đọc mẫu: nhẹ, trầm, khoan thai, suy tư
Gọi một học sinh đọc lại và nhận xét
BT 2 (Tr. 164 - Trắc nghiệm - Bảng phụ)
Một bài thơ trữ tình ngũ ngôn của Hữu Thỉnh đã ghi lại những cảm xúc những rung động về thời khắc, không gian, thời gian nào?
Giáo viên: Cả bài thơ gói chặt những cảm xúc mênh mang, đắm say của lòng người về thời khắc giao mùa: Hạ - Thu. Dấu hiệu ấy được hiện hữu trong mạch cảm xúc của cả bài (tách: dấu hiệu cảnh vật, không gian đất trời, suy tư...) -> Cô hướng dẫn các em đọc hiểu mạch cảm xúc từng khổ.
Khổ 1
1. Hãy chỉ ra những gì mà nhà thơ nhận thấy được dấu hiệu chuyển đổi của thiên nhiên, đất nước lúc sang thu
Hương ổi (Bỗng nhận ra hương ổi)
Gió se (phả vào trong gió se)
Sương (chùng chình qua ngõ)
2. Hương ổi phả vào gió se
+ Tại sao lại là "phả" mà không phải là "lan, toả, bay", có gì khác nhau về ý nghĩa TNN này?
GV: "phả" bao gồm lan, toả, bay nhẹ nhưng đột ngột hơn
+ Tại sao nhà thơ lại chọn "hương ổi" là đặc trưng của mùa hạ còn sót lại, không thơm lừng rạo rực lòng người nhưu ổi chín mùa của mùa hạ nhưng lại nhẹ nhàng bay toả phả vào trong gió se lạnh hắt hiu. Hai tiết trời lạnh>< ấm giao thoa là đặc trưung của sự chuyển mùa.
3. Sương chùng chình qua ngõ. Sương - dấu hiệu đặc trưng của mùa nào? (hạ). nó "chùng chình", như thế nào là chùng chình? Phép thu từ gì vậy? Để diễn tả điều gì?
(Từ láy gợi hình và nhân hoá -> ... phân đôi nửa đi nửa ở có chút cảm xúc luyến tiếc, bâng khuâng, chập chờn mơ hồ: Hạ dùng dăng sao nỡ đi mà thu thì đã lại gần)
4. Chỉ ra những tác phẩm thuộc thành phần biệt lập trong câu (khổ 1) ghi lại những điều cảm thấy (những cảm xúc) trước những dấu hiệu chuyển mùa trên.
Bỗng > ấn tượng đột ngột, lạ lùng
Hình như > chút bâng khuâng, xoa lòng, có mà không, không mà có khi đón thu lại gần, ngỡ ngàng chưa rõ ràng.
Vậy qua phân tích: Thành công khổ 1 là nghệ thuật tả cảnh hay biểu cảm? Hay cả hai; trong đó phương thức nào thành công nhất? (Biểu cảm)
Phải có một tâm hồn như thế nào? Một tình yêu ra sao? Nhà thơ mới có những cảm xúc ấy?
Dấu hiệu của sự chuyển mùa: Hạ - Thu được cảm nhận qua những ...biểu cảm, giàu cảm xúc, phép nhân hoá, chọn lựa hình ảnh quen thuộc gắn bó. Đó là những xúc cảm: bất ngờ mà nhẹ nhà, xốn xang đến nồng nàn, bâng khuâng đến bối rối của lòng người khi cảm nhận sự chuyển đổi của thiên nhiên, cảnh vật, làng quê khi thu lại gần.
Nhạy cảm, yêu thiên nhiên, yêu mùa thu
* Vậy, thành công ở khổ thơ không phải là tả cảnh mà chính là xúc cảm rung rinh của tâm hồn cảm thấy một cái gì đó như có mà như không
Và như thế, ở khổ đầu của bài thơ tác giả đã đón thu vào lòng với những cảm xúc gì của mình
- nhạy cảm, yêu thiện nhiên, yêu mùa thu
Hình ảnh thiên nhiên sang thu tiếp tục phát hiện qua những hình ảnh nào? Biện pháp nghệ thuật - Tác dụng?
Tại sao sông dềnh dàng, còn chim vội vã? (....). Phải có một sự quan sát thiên nhiên cộng với bút pháp nghệ thuật như thế nào tác giả mới có nhữung cảm nhận tinh tế như vậy? (Giáo viên bình, ...)
Hình ảnh đám mây "vắt..." em hiểu là đám mây có thực không? Hay đó là đám may trong trí tưởng tượng của tác giả? Nếu hiểu như vậy em tưởng tượng như thế nào? Cho lời bình của em về ý thơ này?
Giáo viên bình: Mùa hạ, mùa thu là hai đầu bến và đám mây kia là nhịp cầu vắt qua, nhịp cầu duyên dáng nối hai bờ
Bằng vẻ đẹp mềm mại, ... lấy không gian để miêu tả
Là sáng tạo của Hữu Thỉnh ở câu thơ này.
* Bài tập trắc nghiệm bảng phụ:
Dấu hiệu không gian đất trời sang thu - Khổ 3 được diễn tả như thế nào so với cảm nhận thực tế vào lúc chuyển mùa
Cảnh vật vào thu đã hoàn toàn thay đổi so với mùa hạ
Vẫn còn dấu hiệu của mùa hạ, nhưng giảm dần về cường độ nhưng lặng lẽ vào thu
Là dấu hiệu của một mùa thu thực sự
Giáo viên bình:
Chút sót còn của hạ để lại là ánh nắng vàng nhưng không gay gắt, vàng rực nữa, vẫn còn đấy những cơn mưa nhưng chỉ là những hạt mưa thu lắc rắc đến ngọt lành. Sấm vẫn còn nhưng không ồn ã, nó nhỏ hơn tất cả; giảm dần về màu sắc, âm thanh, sự chuyển động. Từ gay gắt -> dịu êm, rực rỡ -> mát lành. Đó không phải là dấu hiệu của mùa thu đó sao? Cái ranh giới mong manh ấy được nhà thơ cảm nhận bằng sự nhạy cảm, ước lượng, cân đo bằng tâm hồn thơ. Nửa hạ - nửa thu. Hạ vẫn còn mà thu đã đến!
Đọc hai câu cuối: Tác giả sử dụng phép tu từ nào ở câu cuối? (Bảng phụ)
ý nghĩa: Hàng cây đứng tuổi (nhân hoá) - hình ảnh ẩn dụ gợi hình ảnh của ai như thế nào? (người già, có kinh nghiệm, có tuổi đời)
Như vậy (nắng, mưa, sấm) còn được hiểu một tầng nghĩa nữa là gì
Khổ thơ còn gợi ra những suy ngẫm gì? Biểu cảm gì vậy?
* Chốt lại: Giây phút thu chợt tới làm ta ngơ ngác bâng khuâng
Khổ 2 (Như giáo án)
Phép đối lập trong hình ảnh thơ đã diễn tả một cách chính xác về thời điểm giao thoa của hai mùa.
Hình ảnh đám mây -> ý thơ sáng tạo thú vị giàu chất liên tưởng. Đó là sự sáng tạo: lấy không gian để diễn tả
Hình ảnh đẹp, lãng mạn về sự chuyển mùa nhẹ nhàng.
Khổ 3
Không gian đất trời vẫn còn dấu hiệu của mùa hạ nhưung giảm dần về cường độ nhưng đang lặng lẽ vào thu.
Sự tinh tế trong tâm hồn thơ của tác giả
Phép tu từ nhân hoá ẩn dụ > suy ngẫm trải nghiệm về cuộc đời và thiên nhiên. Từng trải, vững vàng, bình tĩnh trước tác động ngoại cảnh của con người.
Giới thiệu bài mới: Không có gì quý hơn độc lập tự do, thật vậy,câu nói ấy càng trở nên thấm thía hơn bao giờ hết khi con nguời ta bị mất tự do. Niềm khao khát tự do, khao khát cuộc sống, khao khát dược chiến đấu để mang lại tự do cho đất nước càng cháy bỏng mạnh mẽ trong trái tim của nguời chiến sĩ Cách mạng như Tố Hữu khi ông bị bắt tại nhà lao Thừa Phủ Huế. Hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu bài thơ thể hiện khát vọng ấy…Bài thơ Khi con tu hú
- Giáo viên đọc mẫu
I. Đọc chú thích
- Yêu cầu đọc thơ lục bát
Đọc diễn cảm
Chú thích
Hiểu biết của em về tác giả
Hoàn cảnh sáng tác bài thơ
Tác giả - tác phẩm
Là lá cờ đầu thi ca cách mạng, bài thơ sáng tác trong khi tác giả bị cầm tù tại nhà lao Thừa Phủ Huế
Chú thích từ khó SGK
Từ khó SGK
Đọc lại bài thơ: chia đoạn
2 phần tương ứng 2 nội dung
Đặt tiêu đề
II. Đọc hiểu văn bản
1. Cảnh mùa hè
- Thời gian mùa hè được gợi lên qua âm thanh nào?
+ Tiếng tu hú
+ Tiếng ve ngân
-> Gợi lên sự sống như thế nào
+ Âm thanh đầu hạ: tú hú
ve ngân
- Sự sống rộn rã, tưng bừng
Hãy so sánh tiếng tu hú của tác giả Bằng Việt (Bếp Lửa):
“Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài.... ”
Với tiếng tu hú ở đây
- Tiếng chim tu hú trong thơ Tố Hữu là báo hiệu âm thanh của một mùa hè sôi động.
- Mùa hạ được gợi lên bằng những gam màu nào? Đó là một màu sắc như thế nào? Những sản vật điển hình nào được nhắc đến ở đây?
lúa chiêm, trái cây: đương chín/ngọt -> gợi lên một sự sống như thế nào?
- Màu sắc hạ: vàng, hồng, xanh -> màu đẹp, tươi thắm, lộng lẫy, rực rỡ và thanh bình
- Sự sống đang sinh sôi nảy nở, đầy đặn, ngọt ngào
- Bầu trời hạ được vẽ lên bởi hình ảnh nào (đọc). Đó là vẻ đẹp như thế nào?
Bầu trời cao, xanh, rộng, phóng túng, tự do
- Tác giả cảm nhận rõ nét cảnh đó là trong nhà tù? Phải có một tâm hồn, tình cảm ra sao mới có thể có được bài thơ hạ như vậy?
- Giáo viên so sánh:
“Cô đơn thay là cảnh thân tù
Tai ...
Tôi lắng nghe..tiếng đời lăn náo nức”
* Cảnh mùa hè rộn rã, giầu sức sống, đẹp, thanh bình và tự do
-> Có trái tim, tình yêu cuộc sống thật nồng nàn tâm hồn nhạy cảm với mọi biến động của cuộc sống.
Đọc đoạn cuối bài thơ:
+ Khi nhà thơ viết: “Ta nghe hè dậy bên lòng” em hiểu nhà thơ đã đón nhận cảnh mùa hè bằng thính giác hay bằng sức mạnh tâm hồn
-> Hình dung ra tâm trạng, tâm hồn tình cảm của tác giả trong tù
(Con người muốn “đạp tan phòng...” lại giam hãm trong mình và khi nghe hè dậy bên lòng còn vì lý do?
(Ngột làm sao chết uất thôi)
2/ Tâm trạng người tù
Nhà thơ đón nhận mùa hè bằng sức mạnh tâm hồn và tấm lòng:
+ Nồng nhiệt tình yêu cuộc sống tự do
+ Bực bội u uất trong nhà giam thiếu sinh khí
* Đó là cách biểu cảm gì? (Trực tiếp/gián tiếp)
- Kết hợp dấu cảm thán liên tiếp cho em biết một trạng thái, tình cảm gì của người tù lúc này?
-> Từ những lời bộc bạch đó em cảm nhận được một tâm hồn, tấm lòng của một con người như thế nào?
Cách bộc lộ trực tiếp xảm xúc mạnh
-> Trạng thái căng thẳng, cao độ đang diễn ra trong tâm hồn của người tù mất tự do -> Tâm hồn đầy nhiệt huyết sống, khao khát tự do
Mở đầu và kết thúc bài thơ là tiếng tu hú nhưng tâm trạng người nghe như thế nào? Vì sao?
* Em cảm nhận được một điều mãnh liệt nào diến ra trong tâm hồn con người từ những lời cuối cung của bài thơ: Khi con tu hú
- Hai.tâm trạng khác nhau nhưng được khơi dậy từ 2 không gian khác nhau: tự do và mất tự do
-> Thèm khát cao độ cuộ sống tự do
+ Tâm hồn đang cháy lên khát vọng yêu cuộc sống và tự do.
- Hai đoạn thơ: Tả cảnh
Biểu lộ tình cảm
Nhưng đều là tiếng nói của 1 tâm hồn. Em cảm nhận được những điều cao đẹp nào từ tâm hồn ấy? :
- Bày tỏ sự cảm nhân của em về bàI thơ? E có học tập đưoc gì nghệ thuật miêu tả cảnh mùa hè và thể hiện tâm trạng trong cảnh của Tố Hữu ko
- Biết thêm những bài thơ, câu thơ nào nữa cũng nói về khát vọng tự do?
III. Tổng kết
(Ghi nhớ)
IV. Luyện tập: HS thảo luận phát biểu ý kiến
V. HDVN:Hãy viết về mùa hè ở quê em.
Soạn :Quê hương
Tiết 79: Câu nghi vấn (tiếp)
Mục tiêu cần đạt:
Hiểu rõ câu nghi vấn không chỉ để hỏi mà còn dùng để cầu khiến, phủ định, đe doạ, bộc lộ cảm xúc
Biết sử dụng câu nghi vấn phù hợp mọi tình huống
B. Tiến trình dạy học:
ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ
Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn? BT 3c
Bài tập 6
Bài mới: (tiếp T 75) GV dẫn dắt giới thiệu vào bài
III. Những chức năng khác:
- Đọc VD – bài tập, yêu cầu SGK
1/ VD SGK
2/ Nhận xét
+ Tìm câu NV
+ Câu NV có dùng để hỏi không? Nếu không dùng để làm gì?
+ Nhận xét dấu kết thúc câu NV (có phải bao giờ cũng là dấu chẩm hỏi không)
Bảng phụ
+ Đọc những câu đoạn trích a: cho trả lời trắc nghiệm trong 05 chức năng sau:
Cầu khiến - Phủ định
Khẳng định - Đe doạ
Bộc lộ cảm xúc, tình cảm(*)
+ Tương tự: (b), (c), (d), (e)
=> Rút ra nhận xét:
- Qua bài tập trên em thấy ngoài chức năng để hỏi, câu NV còn dùng để làm gì?
- Và nếu không dùng để làm gì? Câu NV kết thúc như thế nào
- Đọc ghi nhớ, c 2, ht
Câu nghi vấn
Đ/trích:
a/ “ Những người muôn năm...bây giờ?”
b/ “Mày định... đấy à?”
c/ “Có biết không?”
“Lính đâu?”
“Sao bay... vậy?”
“Không còn phép tắc à?”
d/ Cả đoạn trích
e/”Con gái tôi về .... ư?”
“Chả lẽ đúng ... ấy?”
- Câu NV đoạn trích
(a) bộc lộ tình cảm, cảm xúc
(b) đe doạ
(c) đe doạ
(đ) khẳng định
(e) bộc lộ cảm xúc, ngạc nhiên
=> Không phải tất cả các câu NV đều kết thúc bằng dấu chấm hỏi (VD: câu NV ở phần (e)
* Ghi nhớ(SGK)
IV. Luyện tập
Bài tập 1: giáo viên chuẩn bị sẵn ra bảng phụ theo kiểu trắc nghiệm,h/s lên bảng đánh dấu vào những câu cho là nghi vấn, g/v nhận xét chữa theo đáp án sau:
* Tìm câu NV
a/ “Con người đáng kính... ăn ư?”
b/ “Nào đâu .... còn đâu?” (bỏ câu than ôi)
c/ “Sao ta ... ư?”
d/ “Ôi ... bóng bay?”
* Câu NV dùng để làm gì?
a/ Bộc lộ cảm xúc, tình cảm
b/ Phủ định: cảm xúc, tình cảm
c/ Cầu khiến: cảm xúc, tình cảm
d/ Phủ định: cảm xúc, tình cảm (có đặc điểm hình thái của câu cảm thán (ôi) nhưng vẫn là câu NV.....)
Bài tập 2: Gọi h/s chỉ ra theo trong câu g/v đọc:
*
a/ Sao – gì - gì: Phủ định (3 câu)
b/ Làm sao: Băn khoăn, ngần ngại
c/ ai: Khẳng định
d/ gì - sao: Hỏi (2 câu)
* Có thể thay bằng câu có ý nghĩa tương đương không phải là câu nghi vấn:
a/ cụ không phải lo xa quá như thế.
Không nên nhịn đói mà để tiền lại.
- ăn hết thì đến lúc chết không có tiền để mà lo liệu.
b/ Không biết chắc là thằng bé có thể chăn dắt được đàn bò hay không.
c/ Thảo mộc tự nhiên có tình mẫu tử
(SGV)
Bài tập 3: Đặt 02 câu nghi vấn
VD: - Bạn có thể kể cho tôi nghe một câu chuyện được không?
Bài tập 4: G/V gợii ý: Trong nhiều trường hợp giao tiếp những câu nghi vấn dùng để chào. Người nghe không nhất định phải trả lời mà có thể đáp bằng một câu chào khác.
HDVN: Làm các bài tập còn lại và xem bài học sau.
File đính kèm:
- Sang thu.doc