Giáo án Ngữ văn tiết 115- Thề nguyền

A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp HS:

 * Thấy được tình cảm thủy chung giữa Kiều với Kim Trọng. Sự trân trọng của Nguyễn Du đối với mối tình Kim- Kiều.

B- PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

 SGK, Giáo án, một số tài liệu về Truyện Kiều và đoạn trích.

C- CÁCH THỨC TIẾN HÀNH.

 GV tổ chức giờ dạy theo hướng đọc diễn cảm kết hợp trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi.

D- TIẾN TRÌNH.

 I- ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC

 II- KIỂM TRA BÀI CŨ:

 Phân tích diễn biến tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên trong đoạn trích Trao duyên.

 III- GIỚI THIỆU BÀI MỚI.

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2037 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn tiết 115- Thề nguyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 19 tháng 4 năm 2007. Ngữ văn. Tiết 115. Thề nguyền (Trích Truyện Kiều) Nguyễn Du. a- Mục tiêu cần đạt. Giúp HS: * Thấy được tình cảm thủy chung giữa Kiều với Kim Trọng. Sự trân trọng của Nguyễn Du đối với mối tình Kim- Kiều. b- Phương tiện thực hiện SGK, Giáo án, một số tài liệu về Truyện Kiều và đoạn trích. c- Cách thức tiến hành. GV tổ chức giờ dạy theo hướng đọc diễn cảm kết hợp trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi. d- Tiến trình. i- ổn định tổ chức ii- Kiểm tra bài cũ: Phân tích diễn biến tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên trong đoạn trích Trao duyên. iii- Giới thiệu bài mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt - Xác định vị trí, nội dung đoạn trích. - Tìm những chi tiết thể hiện tâm trạng đắm say và tôn trọng người yêu của Kim Trọng. - Nguyễn Du đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả tâm trạng đó của Kim Trọng? - Trong đêm đó Kiều đến với Kim Trọng hai lần. Hãy phân tích hành động và lời nói của Kiều với Kim Trọng. - Tìm những biện pháp tu từ mà Nguyễn Du đã sử dụng trong đoạn trích. 1- Tìm hiểu chung. a- Vị trí đoạn trích. Sau buổi du xuân, Kim trọng trỏ về tương tư Kiều...Một hôm nhân cả nhà đi mừng thọ bên ngoại, Kiều chủ động sang nhà Kim Trọng, hai người tình tự với nhau đến tối mới chia tay. Cha mẹ chưa về, Kiều lại sang nhà Kim Trọng lần nữa. b- Nội dung Miêu tả hành động của Kiều trong việc sang nhà Kim Trọng. 2- Đọc – hiểu Sinh vừa tựa án thiu thiu Dở chiều như tỉnh dở chiều như mê Tiếng sen sẽ động giấc hòe Bóng trăng đã xế hoa lê lại gần... + Mượn điển tích: . Gót sen, có người lấy được vợ đẹp đã lấy vàng đúc hình hoa sen lót xuống nền nhà cho vợ bước lên và nói Từng bước nở hoa sen. nhằm nói tâm trạng say mê của Kim Trọng khi người đẹp lại gần. . Tích Vua Sở nằm mộng thấy thần nữ ở núi Vu Giáp nhằm chỉ sự ngỡ ngàng của Kim Trọng không biết mình tỉnh hay mơ + Hành động: xăm xăm băng lối vườn khuya một mình- một hành động táo bạo liều lĩnh, vượt lên chính mình và cũng chính vượt lên hàng rào tư tưởng của xã hội. + Lời nói: Khoảng vắng đêm trường Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa. Câu nói chẳng có gì là khách khí. Nó rất thơ mộng vì thể hiện tâm lí và tư tưởng sâu sắc. Thời phong kiến người con trai phải chủ động trong tình yêu. Còn ở đây thì khác... Câu thơ thứ hai nếu là của Kim Trọng thì chẳng có gì đáng nói. Nó lại là câu nói của Kiều. Vì hoa ở đây là vì tình yêu chứ không phải là Kim Trọng vì không ai ví con trai là hoa. Kiều nói với Kim Trọng là vì hoa nghĩa là vì tình yêu của đôi ta. Đây là khát vọng tình yêu tự do của Nguyễn Du. Vì thế ông thổi hồn mình vào mối tình của Kim- Kiều để cho Kiều chủ động vượt rào sang nhà Kim Trọng. - Điển tích, điển cố. + Tích gót sen, gốc hòe + Tích đỉnh Giáp non thần Tạo tính trang trọng... - Những ẩn dụ: + Hoa lê lại gần (chỉ người đẹp đến) + Khoảng vắng đêm trường (chỉ sự ngăn cách về tâm lí) + Hoa (chỉ tình yêu, chỉ người yêu). 3- Tổng kết. GV hướng dẫn HS nêu những thu hoạch về đoạn trích trên hai phương diện nội dung, nghệ thuật.

File đính kèm:

  • docThe nguyen.doc