Giáo án Ngữ văn tiết 61, 62: thơ hai- Cư

A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp HS:

 * Nắm được đặc điểm thơ Hai- cư và cuộc đời sáng tác của hai tác giả Ma-su-ô Ba-sô và Y. Bu-sô.

 * Hiểu nghĩa và cảm nhận được vẻ đẹp của những bài thơ.

B- CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH.

 I- ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC

 II- KIỂM TRA BÀI CŨ.

Đọc thuộc bài Khe chim kêu và cho biết cảnh trong hai câu cuối là tĩnh hay động.

 III- GIỚI THIỆU BÀI MỚI.

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1213 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn tiết 61, 62: thơ hai- Cư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 22 tháng 12 năm 2006 Ngữ văn. Tiết 61, 62. Thơ hai- cư. a- Mục tiêu cần đạt. Giúp HS: * Nắm được đặc điểm thơ Hai- cư và cuộc đời sáng tác của hai tác giả Ma-su-ô Ba-sô và Y. Bu-sô. * Hiểu nghĩa và cảm nhận được vẻ đẹp của những bài thơ. B- Các bước tiến hành. i- ổn định tổ chức ii- Kiểm tra bài cũ. Đọc thuộc bài Khe chim kêu và cho biết cảnh trong hai câu cuối là tĩnh hay động. iii- Giới thiệu bài mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt - Dựa vào phần tiểu dẫn hãy trình bày một số hiểu biết của em về thơ hai-cư ? - Trình bày một số nét chính về nhà thơ Ba-sô. (HS đọc tác phẩm) - Bài thơ viết về mùa nào? Có những hình ảnh nào nổi bật?Từ những hình ảnh đó nêu cảm nhận của em về bức tranh? - Bài thơ được mở đầu bằng hình ảnh hoa đào cùng phép so sánh như áng mây xa. Hãy phân tích giá trị của hình ảnh này? - Em có cảm nhận gì về bài thơ này? - Tiếng thác chảy và hình ảnh là non tràn đầy tượng trưng cho điều gì? - Cảm nhận của em về bài thơ? - Hình ảnh người du nữ có y nghĩa gì? - Qua ba bài thơ hãy rút ra đặc điểm của thơ Hai-cư? I- Tiểu dẫn - Là thể thơ quan trọng của thơ ca truyền thống Nhật Bản. - Thơ Hai-cư ngắn, mỗi bài chỉ có 3 câu gồm 17 âm tiết, không có dấu câu. - Muốn hiểu thơ Hai-cư phải vận dụng nhiều giác quan… - Nội dung thơ Hai-cư: Phản ánh vẻ đẹp thiên nhiên và tâm trạng con người…Chất sa bi là nguyên tắc mĩ học của Nhật Bản… - Tiêu biểu cho thơ Hai-cư là hai tác giả Ba-sô và Bu-son. II- Đọc- hiểu. 1- Thơ của Ma-su-ô-Ba-sô. a- Vài nét về tác giả. - Ma-su-ô Ba-sô (1664- 1694) xuất thân trong một gia đình võ sĩ đạo... - Ông theo Thiền tông, sống cuộc đời lận đận… -Ba-sô thích làm thơ văn, hội họa từ nhỏ… b- Tác phẩm. * Bài 1: HS tranh luận trả lời, GV tổng hợp bổ sung làm nổi bật những y sau: - Bài thơ có tên gọi là bài Con Quạ. Trước khi làm bài này ông có làm một số bài thơ khác… - Bài thơ viết về mùa thu được sáng tác năm 1679 được xem là bài thơ Ba-sô kiểu mẫu… - Bài thơ xây dựng hai hình ảnh nổi bật là hình ảnh cành khô và hình ảnh con quạ. Hình ảnh cành cây khô trụi lá gợi lên cảm giác u buồn, quạnh hiu, con quạ đen in hình trên nền trời hoàng hôn sẫm tối gợi lên sự vắng lặng buồn bã, cô đơn, chết chóc. - Chỉ với hai hình ảnh nhưng cũng đủ vẽ ra một bức tranh thu mang y nghĩa sâu xa về một buổi chiều thu cô tịch, tàn úa, Những người có sẵn tâm trạng cô đơn gặp cảnh đó càng cô đơn, hiu quạnh… * Bài 2: - Hoa đào đây là hoa anh đào một loài hoa quy của Nhật bản. Loại hoa này thường nở trong một hai tuần. Hoa anh đào là biểu tượng cho tâm hồn và sinh hoạt văn hóa đầu xuân của người Nhật. Hoa nhỏ nhắn, không hương vị, màu hồng nhạt. Một cây đứng riêng rẽ thì không thấy rực rỡ, nhưng quần tụ lại từng hàng, từng dãy thì vô cùng rực rỡ. Hoa anh đào tượng trưng cho sức sống dồi dào và tinh thần đoàn kết của người Nhật Bản. - Cách so sánh hoa đào như áng mây xa cho thấy cảnh đẹp mơ màng và tâm hồn yêu thiên nhiên của nhà thơ. - Âm thanh tiếng chuông từ xa vọng lại làm cho nhà thơ bừng tỉnh…Với người Nhật Bản tiếng chuông báo hoàng hôn…Tiếng chuông như vọng lên mơ hồ, nhà thơ không xác định được từ đền U-ê-nô hay đền A-sa-cư-sa. * Bài 3: (Hay được gọi là bài thơ cây chuối) - Miêu tả buổi tối mùa thu. - Nhà thơ miêu tả âm thanh tiếng chuối trong gió thu, tiếng mưa tí tách… Tất cả gợi một cảm giác buồn bã thê lương. - Cây chuối được nói đến là một loài chuối cảnh thân nhỏ, mềm mại dễ héo tàn, nó mong manh không ổn định (theo Phật giáo) - Ba-sô chọn cây chuối để ví thân mình cũng từng bị cuộc sống xô đẩy tả tơi chẳng khác nào cây chuối cũng bị mưa gió đẩy tả tơi trong đêm thu này. 2- Thơ của Bu- son. a- Vài nét về tác giả: (SGK) b- Tác phẩm: Nếu Ba-sô thiên về tả thiên nhiên bốn mùa thì Bu-son lại thích nói nhiều đến mùa xuân. * Bài 1: - Tượng trưng cho sức sống, Bu-son kêu gọi mọi người hãy hòa mình vào dòng thác chảy. Mùa xuân đang hiển hiện trước mắt với lá non tràn đầy. Mùa xuân sinh sôi nảy nở, cây cối đâm chồi nảy lộc, một sức sống mới đang thể hiện qua dòng thác chảy... - Thác luôn luôn chuyển động nước từ trên vách đá cao tràn xuống, nước len lỏi qua các phiến đá tràn ra sông, chảy ra biển. Thác cũng giống như cuộc đời luôn biến động... * Bài 2: - Trong thơ xuân Bu-son hay tả mưa xuân, thường dùng các từ ngữ như mưa xuân gieo cải, mưa xuân rắc hạt... - Bài thơ ngắn dịch sang tiếng Việt chỉ có 11 tiếng. Nhà thơ tả cảnh chiếc áo tơi cùng đi với cái ô dưới mưa xuân lất phất không đủ ướt áo. áo tơi và ô là biểu tượng đáng chú y. Loại áo tơi này làm bằng rơm hoặc tranh người đàn ông khoác lúc mưa hay bão. Ô là vật người phụ nữ hay dùng đi đường để che mưa che nắng. Như vậy áo tơi trong bài thơ tượng trưng cho người đàn ông, ô tượng trưng cho người đàn bà. - - Hình ảnh áo tơi và ô cùng đi chỉ đôi tình nhân đang sánh bước bên nhau trong đêm mưa xuân. - Bài thơ là bức tranh xuân miêu tả con người đang hòa mình trong thiên nhiên… * Bài 3: Là những cô gái lầu xanh. Hình ảnh các cô đi sắm đò làm ta nghĩ đến mùa xuân ... Bài thơ là bức tranh miêu tả mối quan hệ giữa mùa xuân và con người. + Ngắn gọn, giàu tính biểu tượng. Luôn gắn bó với thiên nhiên. IV- Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docTho Hai-cu.doc