Giáo án Ngữ văn 10 cơ bản Tuần 2 tiết 4- Khái quât văn học dân gian Việt Nam

I-MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài giúp HS:

 * Hiểu được khái niệm về VHDG & 3 đặc điểm cơ bản.

 * Định nghĩa về các tiểu loại của VHDG.

 * Vai trò của VHDG đối với VHV & đối với đời sống văn hóa dân tộc.

II-PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

-SGK, SGV

-Thiết kế bài học

III-CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

Tổ chức dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi, thảo luận, thực hành

IV-TIẾN HÀNH DẠY HỌC

1-Ổn định lớp

2-Kiểm tra bài cũ

* Câu 1: Hiểu thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?

* Câu 2: Mỗi hoạt động giao tiếp gồm có mấy quá trình? Nêu những nhân tố chi phối hoạt động giao tiếp?

3-Bài mới

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1101 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 cơ bản Tuần 2 tiết 4- Khái quât văn học dân gian Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2 Tiết 4 KHÁI QUÂT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM @Ä{Ã? Ngày soạn: 10 tháng 08 năm 2008 I-MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài giúp HS: * Hiểu được khái niệm về VHDG & 3 đặc điểm cơ bản. * Định nghĩa về các tiểu loại của VHDG. * Vai trò của VHDG đối với VHV & đối với đời sống văn hóa dân tộc. II-PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN -SGK, SGV -Thiết kế bài học III-CÁCH THỨC TIẾN HÀNH Tổ chức dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi, thảo luận, thực hành IV-TIẾN HÀNH DẠY HỌC 1-Ổn định lớp 2-Kiểm tra bài cũ * Câu 1: Hiểu thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? * Câu 2: Mỗi hoạt động giao tiếp gồm có mấy quá trình? Nêu những nhân tố chi phối hoạt động giao tiếp? 3-Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1 : * Với những kiến thức đã được học ở bài “TQVH” hãy cho biết thế nào là VHDG? HS phát biểu cá nhân. Tại sao VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ? Cho một số VD từ một vài thể loại khác nhau:ca dao,tục ngữ,truyện cổ tích Tại sao nói VHDG là sáng tác tập thể? Giảng : VHDG phản ánh những sinh hoạt khác nhau Truyện cổ kể về tập tục nghi lễ của từng vùng. Tiếng cười trong truyện cười cũng mang nhiều cung bậc: có khi cười cho vui vẻ. Cũng có cái cười rơi nước mắt. Có cái cười nhằm đưa ma tống tiễn xh. VHDG có những đặc trưng cơ bản nào? HS làm việc cá nhân. + Tính truyền miệng. + Tính sáng tác tập thể Hiểu thế nào là tính truyền miệng? Phát biểu theo phần chuẩn bị trong vở. + Là truyền từ người này sang người khác bằng lời nói. + Quá trình diễn xướng DG (diễn tuồng, hò, hát). + Tính truyền miệng làm nên nhiều bản kểà dị bản. Cho một vài VD về tính dị bản Tấm Cám” chồng Tấm người kể là vua, người kể là Hoàng tử. Cho biết thế nào là tính tập thể? Tập thể bao gồm nhiều cá nhân nhưng ,mỗi cá nhân tham gia ở nhữnh thời điểm khác nhau +truyền miệng nên ko ai nhớ tg gtác phẩm dân gian trở thành của chung,ai cũng có thể tùy ý bổ sung ,sửa chữa Hoạt Động 2: GV chia lớp thành 4 nhóm HS chia nhóm liệt kê các thể loại và một số tp tiêu biểu - Thần thoại; - Sử thi; - Truyền thuyết; -Truyện cổ tích; -Truyện ngụ ngôn;- Truyện cười; -Tục ngữ ; -Ca dao; -Vè; -Truyện thơ; -Chèo Hiểu thế nào là sử thi? Nhiều HS phát biểu để hoàn thiện định nghĩa. Nêu một tp mà em biết? Kể tóm tắt : “Đẻ đất đẻ nước” của dân tộc Mường; “ Đăm Săn” dân tộc Êđê. Hiểu thế nào là truyền thuyết? Thế nào là nhân vật lịch sử? ¨ Nhân vật kể theo xu hướng lý tưởng hóa àqua đó thể hiện sự ngưỡng mộ, tôn kính của nhân dân ta àgửi vào đó ước mơ, khát vọng. Khi có lũ sẽ có vị thần trị thủy. Khicó giặc sẽ có một Phù Đổng đánh giặc. Trong hòa bình sẽ có Lang Liêu làm ra nhiều thứ bánh ngày Tết. Nhân vật trong truyền thuyết là nửa thần, nữa người: Sơn Tinh, Thủy Tinh (vẫn mang tính người) An Dương Vương (cầm sừng tê bẩy tấc rẽ nước về thủy cung) àNhân vật có liên quan đến lịch sử nhưng không phải là LS. Qua truyện dân ta nhằm nhắc nhở chân lý: “Ở hiền gặp lành”, “Gieo gió gặp bão” Nêu những điểm khác nhau giữa truyện cổ tích và truyện ngụ ngôn? Làm việc cá nhân. + Cổ tích nhân vật là con người được hư cấu. + Ngụ ngôn nhân vật con vật. + Dẫn chứng: Hươi và rùa, thỏ thầy kiện, kiến giết voi, con dơi. Cho biết đặc điểm truyện cười? Phát biểu. + Dẫn chứng : “Thầy bói xem voi”, “con dủ dỉ là con dù dì”. “mua cua”. Tiếng cười của truyện nhằm mục đích giải trí và phê phán. Nêu khái niệm của tục ngữ? * Qua sưu tầm hãy nêu một số câu tục ngữ được đúc kết từ kinh nghiệm sống của người xưa. Chia nhóm viết trên giấy cử đại diện giải thích ý nghĩa từng câu. + Dẫn chứng : “ Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng”. “ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười, đã tối” “Chó quen nhà, gà quen chuồng”. Kinh nghiệm về thời tiết, về LĐ: “Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa”. “Bìm bịp kêu nước lớn”. “Làm ruộng ba năm, không bằng chăn tằm một lứa”. Kinh nghiệm đời sống xh, và đời sống vật chất. “Có thực mới vực được đạo”. “Ăn vóc học hay”. “Sống cậy nhà, già cậy mồ”. Thường câu đố được sử dụng với mục đích gì? Hãy nêu một số câu đố mà em biết? Phát biểu. “Vì tao, tao phải đánh mày Vì tao, tao phải đánh mày đánh tao”. “Ngã lưng cho thế gian ngồi Rồi ra mang tiếng là người bất trung”. Thế nào là ca dao? Biểu lộ tình yêu quê hương đất nước, tình yêu lao động, tình cảm đối với người thân, tình yêu đôi lứa. Hãy kể tên một số bài vè mà em biết? Tiêu biểu bài “Vè thằng Nhác”. Nêu khái niệm, kể tên một số truyện thơ mà em biết? Dựa vào SGK trả lời, qua sưu tầm kể tên một số truyện thơ tiêu biểu. + Tiễn dặn người yêu – Thái. Thế nào là chèo? Kể tên một số vỡ chèo mà em biết? Dựa vào SGK nêu khái niệm. + Vở chèo “Quan âm thị kính”. + Chèo “Kim Nham”. Ngoài chèo. Em còn nhận biết thể loại sân khấu nào thuộc thể loại dân gian? + Ngoài chèo còn có: Sân khấu cải lương, múa rối Hoạt động 4 : Hãy nêu những giá trị cơ bản của VHDG? Tại sao nói VHDG là kho tri thức? Tính GD của VHDG thể hiện như thế nào? Tấm Cám : + Giúp mọi người đồng cảm. Chia sẻ với nỗi bất hạnh của Tấm. + Khẳng định phẩm chất của Tấm. + Lên án kẻ xấu, kẻ ác. VHDG có giá trị VH gì? Một số HS đóng góp ý kiến. + Giáo dục tinh thần nhân đạo. + Tôn vinh những giá trị con người. + Yêu thương con người và đấu tranh để giải phóng con người. Nhà thơ học được gì ở ca dao? Phát biểu: + Nhà thơ học ở ca dao: giọng điệu trữ tình, xây dựng nhân vật trữ tình, cảm nhận của thơ ca trước đời sống. Nhà văn học được gì ở truyện cổ tích? Học tập xây dựng cốt truyện, nhân vật Hoạt động 5: CỦNG CỐ: * Trình bày một cách ngắn gọn từng đặc điểm của VHDG I/- Đặc trưng cơ bản : + Là những sáng tác nghệ thuật ngôn từ truyền miệng.(tính truyền miệng) + Sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể (tính tập thể) nhằm phục vụ trực tiếp sinh hoạt đời sống cộng đồng. II/- HỆ THỐNG THỂ LOẠI : 1/- Thần thoại : + Loại hình tự sự DG. + Kể về các vị thần. + Thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên. + Phản ánh quá trình sáng tạo văn hóa của con người thời cổ. Ví dụ : “Thần Trụ Trời”, “Hai thần đực cái”, “Thần mưa”. 2/- Sử thi : + TP tự sự. + Ngôn ngữ có vần, nhịp. + Hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng. + Kể về những biến cố lớn trong đời sống cộng đồng. 3/- Truyền thuyết : + TP tự sự DG. + Kể về sự kiện và nhân vật lịch sư.û Ví dụ : “Sơn Tinh, Thủy Tinh”; “An Dương Vương”. 4/- Truyện cổ tích : + TP tự sự DG. + Cốt truyện & nhân vật được hư cấu có chủ định. + Nội dung : Kể về số phận bất hạnh của người nghèo khổ. Vươn lên ước mơ, khát vọng đổi đời (nhân đạo, lạc quan). 5/- Tryuện ngụ ngôn : + TP tự sự DG ngắn, có kết cấu chặt che.õ + Có nghĩa ẩn dụ ànêu những bài học kinh nghiệm về cuộc sống hoặc triết lý nhân sinh. 6/- Truyện cười : + TP tự sự DG ngắn, kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ. + Mang yếu tố gây cười. 7/- Tục ngữ : + Là những câu nói ngắn gọn, hàm súc, có hình ảnh, vần, nhịp. + Đúc kết kinh nghiệâm thực tiễn. 8/- Câu đố : + Là những bài văn vần, hoặc câu nói có vần + Mô tả vật đố bằng những hình ảnh, hình tượng khác lạ để người nghe tìm lời giải nhằm mục đích giải trí. 9/- Ca dao: + Lời thơ trữ tình DG. + Thường kết hợp âm nhạc khi diễn xướng. + Thường diễn tả nội tâm con người. 10/- Vè : + Tác phẩm tự sự DG bằng văn. + Có lối kể mộc mạc. + Phần lớn nói về các sự kiện sự việc thời sự của làng nước. 11/- Truyện thơ: + TP tự sự bằng thơ, giàu chất trữ tình. + Phản ánh số phận & khát vọng của con người khi hạnh phúc lứa đôi & sự công bằng xã hội bị tước đoạt. 12/- Chèo : + TP sân khấu DG kết hợp trữ tình & trào lộng. + Ca ngợi những tấm gương đạo đức & phê phán đả kích mặt trái XH. III/- Những giá trị cơ bản của VHDG : 1/- Là kho tri thức cô cùng phong về đời sống của dân tộc. 2/- Có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người. 3/- Có giá trị thẩm mỹ to lớn góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng của nền VHDG. * Dặn dò: + Học kỹ bài. + Soạn tiếp “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ” chú ý vận dụng kiến thức đã học giải toàn bộ bài tập SGK chuẩn bị tiết luyện tập

File đính kèm:

  • docNgu Van 10 cobanT4van anh.doc
Giáo án liên quan