I. Mục tiêu : Giúp HS:
1. Kiến thức: - Có ý thức một cách đầy đủ về chuẩn mực ngôn từ của bài văn nghị luận.
- Biết tránh cách sử dụng giọng điệu không phù hợp với chuẩn mực ngôn từ của bài văn nghị luận.
2. Kỹ năng: - Nâng cao kĩ năng vận dụng những cách diễn đạt khác nhau để trình bày vấn đề một cách linh hoạt, sáng tạo.
3. Thái độ: Có ý thức vận dụng một cách linh hoạt quá trình làm văn
II. Phần chuẩn bị của gv và hv:
1. GV: SGK, SGV,Thiết kế bài dạy, bảng phụ, bút dạ
2. Hv: Chuẩn bị bài cũ, mới
III. Tiến trình bài học:
1.Kiểm tra bài cũ: Không
2.Bài mới
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3072 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn - Tiết 81 làm văn: Diễn đạt trong văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án đổi mới
Ngày soạn: 15/3/2013 Ngày giảng: Lớp 12A Tiết 4 ngày 21/3/2013
Lớp 12B Tiết 3 ngày 20/3/2013
Tiết 81 Làm văn :
DIỄN ĐẠT TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
I. Mục tiêu : Giúp HS:
1. Kiến thức: - Có ý thức một cách đầy đủ về chuẩn mực ngôn từ của bài văn nghị luận.
- Biết tránh cách sử dụng giọng điệu không phù hợp với chuẩn mực ngôn từ của bài văn nghị luận.
2. Kỹ năng: - Nâng cao kĩ năng vận dụng những cách diễn đạt khác nhau để trình bày vấn đề một cách linh hoạt, sáng tạo.
3. Thái độ: Có ý thức vận dụng một cách linh hoạt quá trình làm văn
II. Phần chuẩn bị của gv và hv:
GV: SGK, SGV,Thiết kế bài dạy, bảng phụ, bút dạ
Hv: Chuẩn bị bài cũ, mới
III. Tiến trình bài học:
1.Kiểm tra bài cũ: Không
2.Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Bước 1: GV cho HS tìm hiểu ví dụ (1) (2) trong SGK và làm rõ các nội dung theo yêu cầu trong SGK.
Bước 2: GV tiếp tục cho HS phân tích ví dụ ở bài tập 2 và trả lời các câu hỏi trong SGK.
Bước 3: GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi tổng hợp. (Những điểm cần chú ý về giọng điệu)
Bước 4: GV hướng dẫn HS làm bài tập luyện tập, số 1, 2 trả lời câu hỏi sgk
HS đọc các đề bài sgk
Thực hiện các yêu cầu của bài theo hướng dẫn của gv
- HS thảo luận về nội dung câu hỏi
HS trả lời
Lớp trao đổi, bổ sung
- HS thảo luận và phát biểu.
Lớp trao đổi, bổ sung
- HS làm việc cá nhân
- HS trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung
HS làm việc theo nhóm theo yêu cầu của gv
HS trình bày
Lớp thảo luận, nhận xét
HS đọc kĩ, thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày.
III. Xác định giọng điệu phù hợp trong văn nghị luận. (25’)
1. Cách sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận
- Đối tượng bình luận và nội dung cụ thể của hai đoạn văn khác nhau.
+ Đoạn văn của chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện thái độ căm thù trước tội ác của thực dân Pháp. Thái độ này được thể hiện qua cách xưng hô, sử dụng các câu ngắn, có kết cấu cú pháp tương tự như nhau.
+ Đoạn văn của Nguyễn Minh Vĩ được diễn đạt theo kiểu nêu phản đề: nêu ý kiến đối lập rồi ngay lập tức bác bỏ và nêu ý kiến của mình. Cách hành văn như vậy tạo không khí đối thoại, trao đổi đồng thời cũng khẳng định sự trả lời dứt khoát của tác giả. Cách xưng hô ở đây cũng khác. Đó là cách xưng hô thân mật (anh).
- Sự khác biệt giọng điệu đầu tiên là do đối tượng bình luận, quan hệ giữa người viết với nội dung bình luận khác nhau. Sau đó, về phương diện ngôn ngữ, cách dùng từ ngữ, cách sử dụng kết hợp các kiểu câu... cũng tạo nên sự khác nhau đó.
- Đoạn trích (1) sử dụng câu khẳng định dứt khoát, câu hô hào, thúc giục; kết hợp nhiều kiểu câu, sử dụng kết hợp câu ngắn, câu dài một cách hợp lí. Giọng văn thể hiện sự hô hào, thúc giục đầy nhiệt huyết.
- Đoạn trích (2) sử dụng nhiều từ ngữ gợi cảm xúc, nhiều thành phần đồng chức năng, thành phần biệt lập, tạo giọng văn giàu cảm xúc.
Giọng điệu cơ bản của lời văn nghị luận là trang trọng, nghiêm túc nhưng ở các phần trong bài văncó thể thay đổi sao cho phù hợp với nội dung cụ thể.
IV Luyện tập (17’)
Bài tập 1
a) Đối tượng nghi luận và nội dung cụ thể của hai đoạn văn khác nhau: Một đoạn tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta, còn đoạn kia thể hiện nhận xét về giá trị tư tưởng của thơ Hàn Mặc Tử. Tuy nhiên, về giọng điệu, hai đoạn đó có điểm tưừng đồng: giọng điệu khẳng định một cách hùng hồn, dứt khoát, trang nghiêm.
điểm khác nhau: .
- Đoạn văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện thái độ căm thù trước tội ác của thực dân Pháp. Thái độ này được thể hiện qua cách xưng hô, sử dụng các câu ngắn, có kết cấu cú pháp tương tự như nhau.
Đoạn văn của Nguyễn Minh Vỹ được diễn đạt theo kiểu nêu phản đề: nêu ý kiến đối lập rồi ngay lập tức bác bỏ và nêu ý kiến của mình. Cách hành văn như vậy tạo không khí đối thoại, trao đổi, đồng thời cũng thể hiện sự khẳng định dứt khoát của tác giả. Cách xưng hô ở đây cũng khác. đó là cách xưng hô thân mật (anh).
b) Sự khác biệt giọng điệu đầu tiên là do đối tượng nghị luận, quan hệ giữa người viết với nội dung nghị luận khác nhau. Sau đó, về phương diện ngôn ngữ, cách dùng từ ngữ (đặc biệt là từ xưng hô, các từ ngữ nêu nội dung đánh giá, nhận xét) cách sử dụng kết hợp các kiểu câu,... cũng tạo nên sự khác nhau đó.
Bài tập 2
Đoạn trích (l) sử dụng câu khẳng định dứt khoát, câu hô hào, thúc giục; kết hợp nhiều kiểu câu, sử dụng kết hợp câu ngắn và câu dài một cách hợp lí. Giọng văn thể hiện sự hô hào, thúc giục đầy nhiệt huyết.
Đoạn trích (2) sử dụng nhiều từ ngữ gợi cảm xúc, nhiều thành phần đồng chức năng, thành phần biệt lập (chủ ngữ) tạo giọng văn giầu cảm xúc.
3. Củng cố, luyện tâp: (2’) .
Củng cố: Nắm chắc nội dung bài học, các yêu cầu diễn đạt về mặt giọng điệu trong văn nghị luận
4. Hướng dẫn hv tự học và làm bài ở nhà(1’):
-Học sinh về nhà xem lại bài giảng
- Ôn tập chuẩn bị bài viết số 5
File đính kèm:
- Giao an DMPP Ngu van 12 HK II bai 2 nam hoc 2012 2013.doc