I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
- Nắm được tính cách nổi bật và ý nghĩa điển hình xã hội của hình tượng nhân vật người trong bao, một kẻ vừa đáng ghét lại vừa đáng thương.
2. Về kĩ năng
- Thấy được một số nét nghệ thuật trong việc xây dựng nhân vật biếm họa của Sê-khốp.
3. Về thái độ
- Thái độ sống tích cực, hòa nhập với mọi người.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
- SGK, SGV, giáo án, sách chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu tham khảo
2. Học sinh
- SGK, vở ghi, vở soạn,
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Kết hợp các phương pháp đọc- hiểu, phát vấn, gợi mở, thảo luận nhóm.
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 10898 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Người trong bao ( trích ) sê - Khốp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Tiết 94
Ngày soạn 27/02/2012
NGƯỜI TRONG BAO
( Trích )
Sê - khốp
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
- Nắm được tính cách nổi bật và ý nghĩa điển hình xã hội của hình tượng nhân vật người trong bao, một kẻ vừa đáng ghét lại vừa đáng thương.
2. Về kĩ năng
- Thấy được một số nét nghệ thuật trong việc xây dựng nhân vật biếm họa của Sê-khốp.
3. Về thái độ
- Thái độ sống tích cực, hòa nhập với mọi người.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Giáo viên
- SGK, SGV, giáo án, sách chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu tham khảo…
Học sinh
- SGK, vở ghi, vở soạn,…
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Kết hợp các phương pháp đọc- hiểu, phát vấn, gợi mở, thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Đọc thuộc bài thơ “Tương tư” của Nguyễn Bính và nêu lên nộ dung chính của bài.
3. Vào bài
Lời dẫn: Văn học hiện thực Nga cuối thế kỷ XIX là một trong những nền văn học phong phú và đạt được nhiều những thành tựu rực rỡ nhất của lịch sử phát triển văn học thế giới. Trong nền văn học vĩ đại ấy, Sê-khốp là một đại biểu lớn cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực Nga. Ông nổi tiếng với rất nhiều truyện ngắn và những vở kịch hết sức đặc sắc. Người trong bao là một trong những đứa con tinh thần ấy của Sê-khốp. Tác phẩm đã sáng tạo nên nhân vật điển hình mang tính biểu trưng cao nhằm phê phán lối sống thu mình trong bối cảnh ngột ngạt của chế độ. Vậy nhân vật đó được nhà văn xây dựng như thế nào và mục đích của nó ra sao, sau đây cả lớp ta sẽ cùng vào tìm hiểu tác phẩm Người trong bao.
4. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
HĐ 1: Tìm hiểu tiểu dẫn
- GV gọi một HS đọc phần tiểu dẫn SGK.
- Hãy trình bày tóm tắt tiểu sử của nhà văn Sê- khốp?
HS trả lời.
GV nhận xét, bổ sung.
(Giới thiệu một số tác phẩm tiêu biểu của Sê-khốp tới HS: An béo và anh gầy, Vườn anh đào).
- Người trong bao được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
- HS trả lời.
GV nhận xét, bổ sung.
- Gọi một đến hai HS tóm tắt tác phẩm.
HS tóm tắt.
GV nhận xét, tóm lược lại nội dung chính của tác phẩm.
- Em hãy tìm bố cục của đoạn trích.
HS trả lời.
GV nhận xét, bổ sung.
HĐ2: Đọc - hiểu văn bản
- GV điều khiển HS thảo luận nhóm với nội dung: Chân dung Bê-li-cốp được miêu tả như thế nào thông qua ngoại hình, thói quen, sinh hoạt, suy nghĩ?
+ Nhóm 1: Những nét đặc tả về ngoại hình.
+ Nhóm 2: Thói quen không bình thường của Bê-li-cốp.
+ Nhóm 3: Những sinh hoạt kỳ quái của Bê-li-cốp.
+ Nhóm 4: Những suy nghĩ của Bê-li-cốp có gì khác thường?
HS làm việc theo nhóm trong vòng 3 phút, cử đại diện lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm. Các thành viên trong nhóm, trong lớp bổ sung.
GV nhận xét, bổ sung.
I. TÌM HIỂU CHUNG
Tác giả
Cuộc đời:
An-tôn Páp-lô-vích Sê-khốp (1860- 1904). Nhà văn Nga nổi tiếng cuối thế kỷ XIX, sinh ra trong một gia đình nông nô nhưng đã vươn lên không ngừng để trở thành một con người chân chính sống trong tự do.
Năm 1884, ông tốt nghiệp khoa Y, trường Đại học Mát-xcơ-va, trở thành bác sĩ nông thôn à điều kiện để nhà văn tiếp xúc với mọi tầng lớp trong xã hội.
Sự nghiệp:
Sê-khốp bắt đầu viết truyện ngắn từ năm 1880.
Ông đã để lại hơn 500 truyện ngắn và truyện vừa, trong đó có nhiều tác phẩm đặc sắc như: Anh béo và anh gầy, Con kỳ nhông, Phòng số 6, Đồng cỏ…; kịch nói: Hải Âu, Cậu Va-nhi-a, Ba chị em, Vườn anh đào.
Đặc điểm truyện ngắn Sê-khốp:
+ Hình thức ngắn gọn, giản dị.
+ Cốt truyện thường đơn giản, ít yếu tố gay cấn.
+ Song nội dung lại thâm trầm, hàm súc, thường đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, ý nghĩa nhân bản sâu xaà đặc điểm nổi bật trong phong cách văn Sê-khốp.
Tác phẩm “Người trong bao”
Hoàn cảnh sáng tác
Trong thời gian nhà văn dưỡng bệnh.
Thời điểm xã hội Nga đang ngạt thở trong bầu không khí chuyên chế nặng nề cuối thế kỷ XIX, đẻ ra lắm kiểu người kỳ quái.
b. Tóm tắt
Truyện kể về Bê-li-cốp, một thầy giáo dạy tiếng Hy Lạp cổ nổi tiếng về “lối sống trong bao”.
Lối sống đó đã ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần và hành động của các giáo viên và người dân thành phố khi hắn còn sống và ngay cả khi đã chết.
Điều đó đã khiến bác sĩ I-van suy nghĩ và đi đến kết luận: “không thể sống mãi như thế được”.
c. Bố cục: gồm 3 phần
Phần 1: Cuộc trò chuyện giữa hai người bạn trong một buổi đi săn về muộn.
Phần 2: Cuộc đời và tính cách Bê-li-cốp.
Phần 3: Nhận xét của bác sĩ I-van – người nghe chuyện.
ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Hình tượng nhân vật Bê-li-cốp
Ngoại hình: đầy ấn tượng
+ Luôn đi giày cao su, cầm ô, mặc áo bành tô ấm cốt bông, đeo kính râm, lỗ tai nhét bông, mặt luôn giấu sau cổ chiếc áo bành tô luôn bẻ đứng lên, ngồi trong xe bao giờ cũng kéo mui lênà Con người này lúc nào cũng có khát vọng mãnh liệt là thu mình trong một cái vỏ, tạo cho mình một thứ bao có thể ngăn cách bảo vệ hắn khỏi những ảnh hưởng bên ngoài.
+ Thói quen: đi hết nhà này đến nhà khác chỉ kéo ghế ngồi quan sát rồi ra về. Đó là cách mà Bê-li-cốp cho là tốt nhất để duy trì mối quan hệ đồng nghiệpà làm mọi người sợ vì nó ẩn chứa một điếu bí ẩn gì trong đó.
+ Sinh hoạt: ở nhà mặc áo khoác ngoài, đóng cửa, cài then; buồng ngủ như một cái hộp, khi ngủ luôn trùm kín mít đầu.
+ Suy nghĩ: hắn cũng giấu trong “bao”. Đối với hắn chỉ có những thông tư, chỉ thị, những bài báo cấm đoán điều này, điều nọ mới là những thứ rõ ràng.
=> Tất cả mọi thứ Bê-li-cốp đều giấu kín trong “bao”: chân trong bao, tay trong bao, đôi mắt để nhìn đời cũng để trong bao, toàn thân trùm kín trong bao. Người đọc cảm thấy hắn bị chìm đi trong lớp lớp cái bao khác nhau, từ cái bao to đến cái bao nhỏ, tạo nên một bức chân dung kỳ quặc, khác thường.
4. Củng cố
- GV nhắc lại cốt truyện.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Về nhà đọc kỹ tác phẩm và soạn phần tiếp theo của bài để hôm sau học.
File đính kèm:
- NGUOI TRONG BAO 1.doc