Giáo án Nhánh 2: Dụng cụ, sản phẩm của nghề (thực hiện 01 tuần)

 MỤC TIÊU:

1. Phát triển thể chất:

- Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ; (CS 06)

- Chạy 18m trong khoảng thời gian 5 – 7 giây.( CS 12)

- Kể được tên một số thức ăn cần có trong cuộc sống hằng ngày.( CS 19)

- Không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm. ( CS 23)

- Có khả năng tự phục vụ bản thân và biết tự lực trong việc vệ sinh cá nhân và sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt hằng ngày ( Bàn chải đánh răng, thìa, sử dụng kéo cắt ), và có thói quen rửa tay bằng xà phòng.

- Biết lợi ích của việc ăn uống đầy đủ và hợp lý đối với sức khoẻ của con người ( cần ăn uống đầy đủ chất để có sức khoẻ tốt .) để làm việc.

2. Phát triển tình cảm-xã hội:

- Nói được khả năng và sở thích riêng của bản thân. ( CS 29)

- Thay đổi hành vi và thể hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh.( CS 40)

- Biết chờ đến lượt khi tham gia vào các hoạt động.( CS 47)

- Có thói quen chào hỏi, cám ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn.( CS 54)

- Quan tâm đến sự công bằng trong nhóm bạn.( CS 60)

- Biết yêu quý người lao động.

- Biết giữ gìn và sử dụng tiết kiệm các sản phẩm lao động

 

doc25 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 35168 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Nhánh 2: Dụng cụ, sản phẩm của nghề (thực hiện 01 tuần), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÁNH 2: DỤNG CỤ, SẢN PHẨM CỦA NGHỀ Thực hiện 01 tuần. Từ ngày 09/12 đến ngày 13/12/2013 MỤC TIÊU: Phát triển thể chất: Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ; (CS 06) Chạy 18m trong khoảng thời gian 5 – 7 giây.( CS 12) Kể được tên một số thức ăn cần có trong cuộc sống hằng ngày.( CS 19) Không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm. ( CS 23) Có khả năng tự phục vụ bản thân và biết tự lực trong việc vệ sinh cá nhân và sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt hằng ngày ( Bàn chải đánh răng, thìa, sử dụng kéo cắt…), và có thói quen rửa tay bằng xà phòng. Biết lợi ích của việc ăn uống đầy đủ và hợp lý đối với sức khoẻ của con người ( cần ăn uống đầy đủ chất để có sức khoẻ tốt ….) để làm việc. Phát triển tình cảm-xã hội: Nói được khả năng và sở thích riêng của bản thân. ( CS 29) Thay đổi hành vi và thể hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh.( CS 40) Biết chờ đến lượt khi tham gia vào các hoạt động.( CS 47) Có thói quen chào hỏi, cám ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn.( CS 54) Quan tâm đến sự công bằng trong nhóm bạn.( CS 60) Biết yêu quý người lao động. Biết giữ gìn và sử dụng tiết kiệm các sản phẩm lao động. Phát triển ngôn ngữ; Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi trẻ.( CS 64) Nói rõ ràng( CS 65) Sử dụng các từ chỉ tên gọi, hành động, tính chất và từ biểu cảm trong sinh hoạt hằng ngày.( CS 66) Thích đọc những chữ đã biết trong môi trường xung quanh.( CS 77 Biết kể chuyện theo tranh( CS 85) Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt. ( 91) Biết lắng nghe, đặt và trả lời câu hỏi Phát triển nhận thức: Dự đoán một số hiện tượng tự nhiên đơn giản sắp xảy ra.( CS 95) Phân loại được một số đồ dùng thông thường theo chất liệu và công dụng.( CS 96) Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em.( CS 100) Biết sử dụng các vật liệu khác nhau để làm một sản phẩm đơn giản.( CS 102) Xác định được vị trí( trong, ngoài, trên, dưới, trước, sau, phải, trái) của một vật so với một vật khác.( CS 108) Thích khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh.( CS 113) B.KẾT QUẢ MONG ĐỢI: 1.Phát triển thể chất: Thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh. Kiểm soát được vận động khi thực hiện: Đi, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh; chạy nhanh. Chạy liên tục theo hướng thẳng 18m trong 7 giây. Phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay trong một số hoạt động: xếp chồng, cắt, xé, dán, … Nói được tên một số ăn hằng ngày và dạng chế biến đơn giản: thịt có thể để rán, rau để luộc, trứng luộc… Có một số hành vi tốt trong vệ sinh, phòng bệnh khi được nhắc nhở: Chấp nhận vệ sinh răng miệng, đội mũ khi ra nắng, mặc áo ấm, đi tất khi trời lạnh, đi dép, giày khi đi học. 2.Phát triển tình cảm-xã hội: Thay đổi hành vi và thể hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh. Biết chờ đến lượt Quan tâm đến sự công bằng trong nhóm bạn. Biết quý trọng sản phẩm ( thành quả) của người lao động và giữ gìn đồ dùng, đồ chơi. 3.Phát triển ngôn ngữ: Kể rõ ràng, có trình tự về sự việc, hiện tượng nào đó để người nghe có thể hiểu được. Sử dụng được các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm…. phù hợp với ngữ cảnh. Nhận dạng các chữ cái( đã học) trong bảng chữ cái tiếng Việt. Lắng nghe và nhận xét ý kiến của người đối thoại. 2.Phát triển nhận thức: Làm thử nghiệm và sử dụng công cụ đơn giản để quan sát, so sánh, dự đoán, nhận xét và thảo luận. Hát đúng giai điệu, lời ca, hát diễn cảm phù hợp với sắc thái, tình cảm của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ… Phối hợp và lựa chọn các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu thiên nhiên để tạo ra sản phẩm. Sử dụng lời nói và hành động để chỉ vị trí đồ vật so với vật làm chuẩn. Tò mò tìm tòi, khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh như: Đặt câu hỏi về sự vật, hiện tượng: “ Tại sao… MẠNG NỘI DUNG Nhánh 2: Dụng cụ, sản phẩm của nghề Sản phẩm: Dạy học: những người thông minh, tài giỏi, có ích cho đất nước… Nghề nông: lúa, gạo, bắp ngô, khoai, rau… Nghề y: sức khỏe của con người, thuốc chưa bệnh… Nghề xây dựng: nhà cửa, cầu, đường… Nghề may: quần, áo, váy, mũ…. Bộ đội: đất nước bình yên, vui vẻ… Dụng cụ: Dạy học: sách, bút, sổ, giáo án… Nghề nông: cày, cuốc, liềm…. Nghề y: kim tiêm, áo blu, thuốc… Nghề xây dựng: Bay, gạch, vôi…. Nghề may: thước đo, vải, máy may, chỉ… Bộ đội: mũ sao vàng, dép cao su, ba lô, súng… DỤNG CỤ, SẢN PHẨM CỦA NGHỀ Cách sử dụng và giữ gìn dụng cụ, sản phẩm nghề: Nghề nông: phơi khô, xay gạo, nấu thành cơm, xay thành bột ngũ cốc…. Nghề y: luôn vệ sinh, khử trùng dụng cụ bằng cồn…. Nghề xây dựng: ở sạch sẽ, gọn gàng, không vẽ bậy lên tường… Nghề may: Mặc quần áo phải sạch sẽ, gấp gọn gàng, giặt phơi khô, mặc không giây bẩn…. Bộ đội: cất đúng nơi, đúng chỗ, không được nghịch… Biết sử dụng tiết kiệm. MẠNG HOẠT ĐỘNG NHÁNH 1: “ DỤNG CỤ, SẢN PHẨM CỦA NGHỀ” PT THẨM MỸ: TẠO HÌNH: - Nặn cái bát ÂN: Dạy hát: Cháu yêu cô thợ dệt TCÂN: Tai ai tinh PT NHẬN THỨC: KPKH: Dụng cụ, sản phẩm của nghề. TOÁN: Xác định được vị trí( trong, ngoài) của một vật so với một vật khác. DỤNG CỤ, SẢN PHẨM CỦA NGHỀ PT THỂ CHẤT: DD: - Trò chuyện về lợi ích của một số ản phẩm của nghề đối vơi cuộc sống con người: Lúa, gạo, bắp, quần áo… - Trò chuyện về một số hành động có thể nguy hiểm khi sử dụng dụng cụ của nghề: cầm kim tiêm, uông thuốc khi chưa được phép… VĐ: Chạy nhanh 18m PT NGÔN NGỮ: LQVH: Thơ: Hạt gạo làng ta Tiếng việt: Làm quen các từ: phù sa, trút, hạt vàng... LQCC: Lqcc i, t, c. PT TÌNH CẢM - XÃ HỘI: Trò chuyện và thảo luận về dụng cụ, sản phẩm của các nghề. Biết sử dụng và giữ gìn dụng cụ, sản phẩm của nghề. Trò chơi : đóng vai người làm nghề, cô giáo, bán hàng, cấp dưỡng… Xây dựng “ công trình xây dựng” TM Nhà trường duyệt: Giáo viên lập kế hoạch: Nguyễn Thị Minh Thanh KẾ HOẠCH TUẦN 4 CHỦ ĐỀ NHÁNH 2: SẢN PHẨM, DỤNG CỤ CỦA NGHỀ Thời gian thực hiện ( 01 tuần). Từ ngày 09 đến ngày 13 tháng 12 năm 2013 Thứ Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 H Động ĐÓN TRẺ ĐIỂM DANH Đón trẻ: Hướng trẻ đến các đồ dùng, đồ chơi trong lớp và chọn góc chơi thích hợp. Trò chuyện với trẻ về một số dụng cụ và sản phẩm của một số nghề trong xã hội. Cho trẻ kể về một số dụng cụ, sản phẩm của nghề mà trẻ biết. Hỏi trẻ: dụng cụ mà bố mẹ cháu thường dùng trong khi làm việc? Sản phẩm của bố mẹ cháu là gì? Điểm danh. THỂ DỤC BUỔI SÁNG Tập bài nhịp điệu theo chủ đề: “ cháu yêu cô chú công nhân” 1. Khởi động : Xoay cổ tay, bả vai, eo, gối. 2. Trọng động: Hô hấp: Hai tay đưa lên cao gập trước ngực. Tay: Hai tay sang ngang gập vào vai. Lườn: Hai tay chống hông xoay người 90 độ. Chân: Hai tay chống hông đưa một chân ra trước. Bật: Chụm tách chân, kết hợp đưa hai tay sang ngang và lên cao. 3. Hồi tĩnh: Thả lỏng, điều hoà. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH KPKH : Dụng cụ, sản phẩm của nghề. TDKN: - Chạy nhanh 18m LQVT: Xác định được vị trí( trong, ngoài) của một vật so với một vật khác. LQCC - Lqcc i, t, c. GDÂN Dạy hát “ Cháu yêu cô thợ dệt” Trò chơi: Tai ai tinh HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Hoạt động có chủ đích: Quan sát, trò chuyện về một số sản phẩm, dụng cụ của nghề. Trò chơi : “ bịt mắt bắt dê; chạy nhanh lấy đúng tranh, bỏ giẻ…. Chơi tự do: Chơi đồ chơi có sẵn ngoài trời và đồ chơi cô mang theo HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc phân vai: Gia đình, bác sĩ, cửa hàng, cô giáo. - Góc xây dựng :Công trình xây dựng - Tạo hình : Vẽ, xé dán, nặn, xếp, tô màu sản phẩm, dụng cụ của nghề mà trẻ thích. - Góc sách : Xem tranh truyện, làm sách về dụng cụ, sản phẩm của nghề. - Góc âm nhạc: Biểu diễn các bài hát về chủ đề nghề nghiệp. - Góc khám phá khoa học: Chăm sóc cây, lau lá, tưới cây. Tìm hiểu về các loại vải may quần áo Vệ sinh ăn trưa, ngủ trưa, ăn phụ Sắp xếp chỗ ăn hợp lí, thoáng mát Sau khi trẻ ăn xong nhắc trẻ cùng dọn dẹp với cô, chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ, không cho trẻ chạy nhảy nhiều sau khi ăn. Chuẩn bị cho trẻ ngủ trưa, Đảm bảo thời gian cho trẻ ngủ đủ giấc Cho trẻ vệ sinh trước khi ngủ trưa. Sau khi trẻ ngủ dậy cô nhắc trẻ vệ sinh, rửa tay, lau mặt sạch sẽ trước khi ăn phụ. HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Tìm hiểu thêm một số sản phẩm của nghề nông. - Nêu gương - Trả trẻ LQ VH - Thơ: “ Hạt gạo làng ta” - Nêu gương - Trả trẻ - Làm angbul về các sản phẩm của nghề. - Nêu gương -Trả trẻ * HĐTH: Nặn cái bát ( mẫu) -Nêu gương -Trả trẻ - Biểu diễn văn nghệ cuối tuần - Nêu gương bé ngoan -Trả trẻ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI NỘI DUNG YÊU CẦU CHUẨN BỊ THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Trò chuyện về dụng cụ, sản phẩm của nghề. - Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên - Trau dồi óc quan sát, khả năng dự đoán và đưa ra kết luận. - Quan sát sân trường. - Rèn luyện sức khoẻ, tính nhanh nhạy của trẻ. - Giáo dục ý thức kỷ luật, tinh thần tập thể, không ngắt hoa bẻ cành. - Trẻ thể hiện được các bài thơ, bài hát đã học. - Sân bài bằng phẳng, trang phục cô trẻ gọn gàng - Sân trường, quangcảnh trong trường... - Một số tranh ảnh về dụng cụ, sản phẩm của một số nghề. - Chuẩn bị bài thơ, bài hát có nội dung phù hợp với chủ đề. - Cô giới thiệu buổi dạo chơi - Cô cùng trẻ vừa đi vừa hát bài “ cháu yêu cô chú công nhân” vừa quan sát quang cảnh sân trường. - Cô gợi ý để trẻ trả lời những điều trẻ quan sát được… - Cho trẻ nói lên hiểu biết của mình về một số dụng cụ, sản phẩm của nghề. Cô cho trẻ hát bài “lớn lên cháu lái máy cày”. Cô cho trẻ hát dưới nhiều hình thức. - Cho trẻ đọc thơ bài thơ “ ước mơ của Tý” -Cô chuẩn bị tranh ảnh về dụng cụ, sản phẩm của nghề, đàm thoại, trò chuyện với trẻ theo sự hiểu biết của trẻ. Sau đó cô cho trẻ chơi trò chơi TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG “ Chạy nhanh lấy đúng tranh” - Phát triển vận động cơ bản : chạy. Củng cố vốn từ cho trẻ. - Phân loại dụng cụ phù hợp với nghề tương ứng. - Rèn luyện trí nhớ cho trẻ. - Rèn luyện khả năng phản xạ nhanh cho trẻ. - Rèn khả năng tập trung chú ý cho trẻ. 2 bộ tranh lô tô : 1 bộ về dụng cụ và một bộ về sản phẩm của 3 – 4 nghề khác nhau ( mỗi bộ khoảng 12 – 15 tranh) Cách chơi: - Chơi theo nhóm, mỗi nhóm từ 12 – 14 trẻ. - Cô úp sấp tranh lô tô trên bàn. - 2 bộ lô tô để trên bàn, chia trẻ thành 2 nhóm đứng ở 2 góc cuối lớp. Bàn để tranh lô tô Nhóm 1 Nhóm 2 - Cô hô hiệu lệnh “chạy”, 1 trẻ nhóm 2 chạy lên, lấy một tranh lô tô để trên bàn, gọi tên dụng cụ hoặc sản phẩm trong tranh rồi chạy nhanh về chỗ. Khi trẻ nhóm 2 gọi tên đồ vật trong tranh lô tô, thì một trẻ ở nhóm 1 phải gọi tên nghề tương ứng. Cứ tiếp tục cho đến trẻ cuois cùng. Nhóm nào có số điểm cao hơn sẽ thắng. Cô nên quy định thời gian cho 2 nhóm chơi. 2 nhóm cũng có thể đổi nhiệm vụ cho nhau để tiếp tục chơi. Trò chơi dân gian “Bỏ giẻ” -- Trẻ biết chơi trò chơi - Biết chơi đúng luật. - Rèn luyện cơ bắp. - Hứng thú chơi trò chơ. Sân bằng phẳng. - một miếng vải hoặc khăn mùi xoa. - Sân bằng phẳng, sạch sẽ, an toàn cho trẻ. Cô cho cháu ngồi thành vòng tròn một cháu làm người bỏ giẻ người bỏ giẻ đi đằng sau để bỏ sau lưng bạn làm sao cho bạn không biết nếu bạn biết đứng lên đuổi bạn đã bỏ giẻ mình, nếu đuổi kịp đập vào vai thì người bị bỏ giẻ lại đi bỏ giẻ. CHƠI TỰ DO: Chơi với đồ chơi có sẵn, đồ chơi trẻ mang theo Tham gia tích cực vào trò chơi, cùng bạn chơi -Giấy sỏi, lá cây… -Đồ chơi có sẵn -Đồ chơi mang theo Trẻ chơi, vẽ theo ý thích, chơi với đồ chơi trong sân trường... cô quan sát, xử lý tình huống. Kết thúc: Cô khái quát, kết hợp giáo dục, nhận xét buổi dạo chơi, nhắc trẻ rửa tay . *********************************** Thứ hai ngày 09 tháng 12 năm 2013 HĐCCĐ: KPKH Đề Tài: Đồ dùng, sản phẩm của nghề I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1.Kiến thức: Trẻ biết một số dụng cụ, sản phẩm của mọt số nghề phổ biến trong xã hội. Trẻ biết tên, đặc điểm, hình dạng, lợi ích….của một số sản phẩm của một số nghề 2. Kỹ năng: Trẻ nói được tên gọi, đặc điểm, ích lợi….của một số sản phẩm của một số nghề. Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ. Rèn ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. 3. Thái độ: Quí trọng, nhớ ơn người làm nghề, biết sử dụng tiết kiệm, đúng cách sản phẩm của nghề, không lấy dụng cụ của nghề chơi khi chưa được phép. Tham gia hứng thú vào hoạt động II/ CHUẨN BỊ: Cho cô: Giáo án powerpoint có các hình ảnh 1 số dụng cụ, sản phẩm của một số nghề: nghề may, bộ đội, dạy học, bác sĩ, thợ xây… Ti vi đầu đĩa, nhạc trong chủ đề. Cho trẻ: Tranh lô tô về các dụng cụ, sản phẩm của một số nghề. Tranh lô tô các chú bộ đội, thợ may, thợ dệt… III/-TIẾN HÀNH: Các bước Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định lớp 2. Nội dung 3. Kết thúc Cô đọc câu đố: “Một mẹ thường có bốn đôi Yêu thương mẹ sẽ nước non vơi đầy” Là gì?(Bộ ấm chén) Ở nhà các con có bộ ấm chén không? Bộ ấm chén dùng để làm gì? Con có uống nước nước chà bao giờ chưa? Thế con có biết bộ ấm chén được làm từ đâu không? Do ai làm ra? Ngoài bộ ấm chén được làm từ đất sét ra các con còn biết sản phẩm nào được làm từ đất sét? Cô có một số sản phẩm được làm ra từ các nghề khác nhau, hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về các sản phẩm và dụng cụ của các nghề nhé. Tìm hiểu về cái dĩa: + Các con có biết đây là cái gì không? + Cái dĩa còn gọi là cái đĩa. + Cái dĩa dùng làm gì? Con có gặp cái dĩa chưa? Gặp ở đâu? + Ai làm ra cái dĩa? + Cái dĩa được làm từ nguyên vật liệu gì? + Ngoài dĩa được làm từ đất sét con có biết cái dĩa có thể làm từ vật liệu gì nửa? + Cô tóm lại ý của trẻ. Tìm hiểu về lọ hoa: + Các con có biết đây làm gì không? + Dùng để làm gì? Con gặp ở đâu? + Do ai làm ra? Cô này đang làm gì? + Con thấy trong lớp mình có bình hoa không? + Con thấy bình hoa có đẹp không? + Cho trẻ xem thêm một số bình hoa với các kiểu khác. Tìm hiểu cái bát: + Các con thấy cái này là cái gì có quen với các con không? + Cái chén còn gọi là cái gì? + Dùng để làm gì? + Do ai làm ra? Được làm từ nguyên vật liệu gì? + Những sản phẩm nảy giờ cô cho các xem đó là nghề gì? - Ngoài những sản phẩm cô vừa cho các con xem, còn có những sản phẩm nào do cô chú công nhân làm ra cho chúng ta sử dụng? - Nhờ ai mà chúng ta có sản phẩm để sử dụng? Các con yêu quý và biết ơn cô chú công nhân không? Vì sao? - Cho trẻ xem tranh về một số sản phẩm khác của nghề sản xuất. - Để nhớ ơn cô chú công nhân các con phải làm gì? - Khi lớn lên các con thích làm nghề gì? Có muốn làm nghề giống như cô chú công nhân không? - Các con sử dụng các sản phẩm này như thế nào? - GD: Khi các con sử dụng phải biết giữ gìn cẩn thận, trân trọng những sản phẩm này. Do bàn tay lao động của con người làm ra mới có sản phẩm để chúng ta sử dụng. Vì vậy, các con phải nhớ đến công ơn của các Bác nông dân. - Cô thấy các con học giỏi lại ngoan hôm nay cô thưởng cho các con trò chơi. - Trước khi chơi trò chơi bây giờ các con cùng cô chơi trò chơi nhỏ Xòe bàn tay, nắm ngón tay. TRÒ CHƠI * Khoanh tròn những sản phẩm do cô chú công nhân làm ra: - Luật chơi: Cử một nhóm trưởng có nhiệm vụ là khoanh tròn sản phẩm của cô chú công nhân. - Cách chơi: Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm cử một nhóm trưởng, các bạn khác trong nhóm giúp bạn tìm xem trong bức tranh của mình những sản phẩm nào của cô chú công nhân làm ra. + Mỗi nhóm tìm xem sản phẩm của cô chú công nhân là sản phẩm nào dùng bút màu khoanh tròn lại. + Nhóm nào làm xong đem lên bảng dán. Cô và trẻ cùng nhận xét sản phẩm xem trẻ có khoanh tròn đúng hay không? Đọc bài thơ “ cái bát xinh xinh” Lắng nghe Trả lời Trả lời cô Lắng nghe Quan sát, trả lời, đàm thoại cùng cô Quan sát, đàm thoại cùng cô Quan sát, đàm thoại cùng cô Lắng nghe Lắng nghe cô giải thích Chơi trò chơi Đọc thơ Vệ sinh – ăn trưa – ngủ trưa ********************************* HOẠT ĐỘNG CHIỀU: TÌM HIỂU THÊM MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA NGHỀ NÔNG I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: Trẻ biết thêm về một số sản phẩm ( đặc điểm, hình dạng ích lợi…) của nghề nông( bắp cải, su hào…) Trẻ hiểu và biết ý nghĩa của các sản phẩm nghề nông đối với cuộc sống con người. Trẻ biết để có cơ thể khoẻ mạnh phải ăn uống đủ chất, đủ lượng, ăn đúng giờ…Chăm tập thể dục. Trẻ gọi được tên, nói được đặc điểm của một số sản phẩm của nghề nông. II.CHUẨN BỊ: Hình ảnh về các sản phẩm của nghề nông. III. TIẾN HÀNH: Cô tập trung trẻ cho trẻ hát bài “ Lớn lên cháu lái máy cày” Cô hỏi trẻ về nội dung bài hát Cô trò chuyện về dụng cụ, sản phẩm một số nghề trong xã hội. Cô giới thiệu cho trẻ xem sản phẩm của nghề nông ngoài lúa gạo ra còn có rất nhiều sản phẩm khác như: bắp cải, bắp ngô, đậu… Cô cùng trẻ quan sát, đàm thoại về các sản phẩm của nghề nông, cho trẻ nói lên hiểu biết của mình và các món ăn được chế biến từ các sản phẩm của nghề nông. Kết thúc cô nhận xét và cho trẻ đọc bài thơ “Họ nhà rau” Vệ sinh – bình cờ - trả trẻ ****************************************** ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY: 1.Nội dung dạy được( chưa dạy đươc)lý do: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 2.Những thay đổi cần thiết : ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 3.Những trẻ có biểu hiện đặc biệt : ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….******************************* Thứ ba ngày 10 tháng 12 năm 2013 HĐCCĐ: TDKN Đề tài: Chạy nhanh 18m I/MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: 1. Kiến thức: Trẻ biết tên vận động, thực hiện bài tập phát triển chung nhịp nhàng Biết chơi trò chơi. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng chạy nhanh, tự nhiên, không cúi đầu. Rèn luyện cơ chân cho trẻ 3. Thái độ: Có ý thức kỷ luật. Biết cần phải siêng năng tập thể dục để có cơ thể khỏe mạnh. II/ Chuẩn bị : Của cô: - Sân tập rộng rãi, an toàn cho trẻ. Kẻ vạch xuất phát và vạch đích. Đồng hồ bấm giờ Của trẻ: Một số đồ chơi bằng nhựa về sản phẩm của nghề nông: bắp cải, ngô, rau… 20 túi cát III/ CÁCH TIẾN HÀNH: Các bước Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định lớp. 2.Nội dung 3. Kết thúc Cô cho trẻ đọc bài thơ “ ước mơ của tý” Cô trò chuyện về một số dụng cụ, sản phẩm của nghề. Dẫn dắt giới thiệu bài. Khởi động : Cô cho trẻ đi các kiểu đi , chạy chậm theo nhịp xắc xô, sau đó về đội hình 3 hàng ngang để tập thể dục. Trọng động : Bài tập phát triển chung: Tập thể dục kết hợp bài hát“ Cháu yêu cô chú công nhân”. Vận động cơ bản: Chạy nhanh 18m. Cô làm mẫu lần 1 không giải thích. Cô làm mẫu lần 2 giải thích rõ ràng kỹ năng thực hiện bài tập:Cô đứng trước vạch xuất phát vào tư thế chuẩn bị, hơi khom người để lấy đà, 1 chân trước, 1 chân sau. Khi nghe hiệu lệnh “ 1, 2, 3 chạy” thì cô chạy thật nhanh về phía vạch đích. Khi chạy thẳng người, mắt nhìn trước, đánh tay nhịp nhàng. Đến vạch đích chạy chậm dần lại bàn lấy một sản phẩm của nghề về bỏ vào sọt rồi đi về cuối hàng. Sọt bàn để đồ chơi xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx x chạy chậm dần chạy nhanh18m Bàn để đồ chơi Sọt x xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx Cô cho vài cháu lên làm thử cháu nào đúng thì cho cháu làm lại lớp xem. Cô động viên trẻ thực hiện. Thực hành thi đua 3 tổ. Cô chú ý sửa sai cho trẻ. Trò chơi: “ Thi xem ai ném nhanh” Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi. Cô tổ chức cho trẻ chơi. Hồi tĩnh : Đi nhẹ nhàng vòng quanh hít thở sâu Đọc thơ Trò chuyện cùng cô Thực hiện Tập các bài tập PTC. Quan sát, lắng nghe cô làm mẫu và giải thích Quan sát bạn làm mẫu Trẻ thực hành Thi đua theo tổ. Lắng nghe Chơi Thực hiện - Vệ sinh – Ăn trưa- Ngủ trưa **************************************** HOẠT ĐỘNG CHIỀU: HĐCCĐ: LQVH Đề tài: Hạt gạo làng ta I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức: Trẻ nhớ tên bài thơ, nhớ tên tác giả. Hiểu được nội dung bài thơ. 2. Kỹ năng: Trẻ biết đọc thơ diễn cảm cùng cô. Trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc. 3. Thái độ: Thông qua nội dung bài thơ, giáo dục trẻ biết để có hạt gạo để ăn, người nông dân đã phải lao động rất cực khổ, vì vậy cần phải biết quý hạt gạo. II. CHUẨN BỊ : Đồ dùng của cô: Hình ảnh một số dụng cụ, sản phẩm của nghề, hình ảnh minh hoạ truyện. Đĩa nhạc, đầu đĩa, ti vi. Đồ dùng của trẻ: Tranh minh họa một số đoạn thơ. Tranh không màu về người nông dân đang gặt lúa. Bút màu đủ cho trẻ III.CÁCH TIẾN HÀNH: Các bước Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức: 2. Nội dung 3. kết thúc Cho cả lớp hát “Lớn lên cháu lái máy cày” Trò chuyện về một số dụng cụ, sản phẩm của các nghề. Cho trẻ kể về một số sản phẩm của nghề nông. Bạn nào biết bài thơ nào nói về hạt gạo? Dẫn dắt giới thiệu bài. Cô đọc thơ cho trẻ nghe:Hạt gạo làng ta Cô đọc lần 1: biểu diễn diễn cảm. Đọc lần 2 kèm giảng từ khó. “ sa”, “hạt vàng”, “ phù sa”… Đàm thoại: Cô đặt câu hỏi hỏi trẻ về tên bài thơ, tên tác giả, nội dung bài thơ nhằm giúp trẻ nhớ tên bài thơ và hiểu được nội dung bài thơ: Bài thơ gì? Của tác giả nào? Cô đặt câu hỏi về nội dung bài thơ cho trẻ trả lời giúp trẻ hiểu hơn về nội dung bài thơ. Để có được hạt gạo cho chúng ta nấu cơm, để nuôi sống con người thì bố mẹ các con và tất cả những người nông dân rất vất vả, không quản nắng mưa. Vì vậy các con phải biết quý hạt gạo, ăn hết cơm, không để đổ, không đổ cơm ra đất… Ai có thể đặt tên khác cho bài thơ này? Dạy trẻ đọc thơ: Cô cho trẻ đọc thơ theo lớp cho đến lúc thuộc. Cho tổ nhóm cá nhân đọc Cô Chú ý sửa sai cho trẻ. Trò chơi : Đọc Thơ Tiếp Sức. Cô cho một vài trẻ lên sắp xếp các tranh minh họa lại theo trình tự nội dung bài thơ. Sau đó mời 4 trẻ lên đọc tiếp nhau theo từng đoạn thơ. Cô chú ý sửa sai cho trẻ. Cô cho trẻ vào bàn tô màu tranh “ Các bác nông dân đang gặt lúa” Cô mở nhạc “ lớn lên cháu lái máy cày” Hát Trò chuyện cùng cô Trả lời Lắng nghe cô đọc, xem hình ảnh minh họa trên máy Đàm thoại cùng cô Trả lời câu hỏi của cô Lắng nghe Đặt tên khác cho bài thơ Đọc thơ Đọc thơ tiếp sức Trẻ tô màu Vệ sinh – Bình cờ – Trả Trẻ. ****************************************** ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY: Nội dung dạy được( chưa dạy đươc)lý do: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Những thay đổi cần thiết: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………......................................................................................................... Những trẻ có biểu hiện đặc biệt: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... *************************** Thứ tư ngày 13 tháng 11 năm 2013 HĐCCĐ : LQVT Đề tài: Xác định được vị trí(trong, ngoài) của mật vật so với vật khác I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: 1. Kiến thức: Trẻ biết xác định phía trong - ngoài của một vật so với vật khác. 2. Kỹ năng Xac định được phía trong, ngoài của một vật so với vật khác. 3. Thái độ: Giáo dục cháu có ý thức kỷ luật, tham gia vào hoạt động h

File đính kèm:

  • docNGHE NGHIEP TUAN 42013.doc