Giáo án Những nét chính về nội dung và nghệ thuật của văn học trung đại Việt Nam qua các tác phẩm trong chương trình ngữ văn 11

A- Mục tiêu bài dạy :

Giúp học sinh

- Nắm dược những nét riêng của lịch sử xã hội giai đoạn từ thế kỉ XVIII- XIX. thâý được ảnh hưởng của nó đến văn học giai đoạn n ày

- Nắm được những nét chính về nội dung và nghệ thuật, cũng như biểu hiện của chúng trong các tác phẩm văn học ở sách ngữ văn 11

B- Chuẩn bị :

*thầy : SGK- SGV- tài liệu tham khảo “ Văn học VN nửa đầu thế kỉ XVIII” - NXB Văn học ; “ Mấy vấn đề về thi pháp văn học trung đại “ - Trần Đình Sử

*trò : - SGK Ngữ văn 11

- Thống kê các tác phẩm văn học trung dại trong chương trình ngữ văn 11 - phân loại theo thể loại

C- Nội dung và tiến trình :

- Gv ổn định tổ chức

- Kiểm tra bài cũ

(?) Kể tên các tác phẩm, các thể loại trong chương trình ngữ văn 10, thuộc phần văn học trung đại

 

doc13 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 8920 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Những nét chính về nội dung và nghệ thuật của văn học trung đại Việt Nam qua các tác phẩm trong chương trình ngữ văn 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soan: Tuần dạy: Chủ đề 1: những nét chính về nội dung và nghệ thuật của văn học trung đại Việt Nam qua các tác phẩm trong chương trình ngữ văn 11 A- Mục tiêu bài dạy : Giúp học sinh - Nắm dược những nét riêng của lịch sử xã hội giai đoạn từ thế kỉ XVIII- XIX. thâý được ảnh hưởng của nó đến văn học giai đoạn n ày - Nắm được những nét chính về nội dung và nghệ thuật, cũng như biểu hiện của chúng trong các tác phẩm văn học ở sách ngữ văn 11 B- Chuẩn bị : *thầy : SGK- SGV- tài liệu tham khảo “ Văn học VN nửa đầu thế kỉ XVIII” - NXB Văn học ; “ Mấy vấn đề về thi pháp văn học trung đại “ - Trần Đình Sử *trò : - SGK Ngữ văn 11 - Thống kê các tác phẩm văn học trung dại trong chương trình ngữ văn 11 - phân loại theo thể loại C- Nội dung và tiến trình : - Gv ổn định tổ chức - Kiểm tra bài cũ (?) Kể tên các tác phẩm, các thể loại trong chương trình ngữ văn 10, thuộc phần văn học trung đại * Hoạt động 1: - GV hướng dẫn hs tìm hiểu đặc điểm lịch sử văn hoá xã hội VN từ giai đoạn thế kỉ XVIII- XIX I- Những đặc điểm lịch sử văn hoá xã hội giai đoạn thế kỉ XVIII- XIX - GV nêu vấn đề : Từ thế kỉ X- XIX, lịch sử dân tộc ta có những đặc điểm lớn nào? Giai đoạn từ thế kỉ XVIII-XIX có gì đặc biệt ? - Hs trao đổi thảo luận dựa trên những kiến thức đã học trong chương trình ngữ văn 10, trả lời - GV nhận xét, khái quát * Từ thế kỉ X- XIX, lịch sử dân tộc ta có 2 đặc điểm nổi bật: Đất nước giành quyền độc lập tự chủ, tiến hành những cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc, tiến hành công cuộc xây dựng đất nước với ý thức tự lập tự cường dân tộc Hai đặc điểm trên tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của văn học dân tộc. Nhiều sự kiện lịch sử dẫn đến sự kiện văn học( ví dụ Nam Quốc Sơn Hà; Hịch tướng sĩ; Bình Ngô đại cáo ...) Sự nghiệp kiến kiến quốc cũng ảnh hưởng đến văn học ( ví dụ Chiếu dời đô- Lý Công Uẩn; Tựa Trích diễm thi tập- Hoàng Đức Lương; Hiền tài là nguyên khí của quốc gia- Thân Nhân Trung ) * Về đại thể chế độ phong khiến VN phát triển qua hai giai đoạn lớn : từ thế kỉ X- XV là thời kì chế độ phong kiến VN phát triển thịnh vượng đến đỉnh cao của triều đại Lê Thánh Tông. Từ thế kỉ XVI trở đi, chế độ phong kiến VN đã lâm vào khủng hoảng rồi suy thoái. Thế kỉ XVIII- XIX là thời kì lịch sử dân tộc đầy biến động: mâu thuẫn nội bộ của giai cấp phong kiến thống trị phát triển cao, chiến tranh Nam- Bắc phân tranh, cung vua phủ chúa song song tồn tại, khởi nghĩa nông dân nổi lên khắp nơi( Hoàng Công Chất, Nguyễn Danh Phương- Tây Sơn ) - GV phát vấn : Khi chế độ phong kiến suy thoái khủng hoảng, văn học có gì thay đổi? - Hs suy nghĩ trả lời cá nhân - GV nhận xét tổng hợp * Nội dung văn học chuyển từ ngợi ca sang âm hưởng phê phán tố cáo hiện thực xã hội phong kiến( ví dụ sự xuất hiện của trào lưu nhân đạo trong văn học thế kỉ XVIII- 1/2 XIX) II- Những nét chính về nội dung và nghệ thuật của văn học VN từ thế kỉ XVIII- XIX 1- Về nội dung - GV phát vấn : Nhìn một cách tổng quát văn học TĐVN có những nội dung chính nào ? Nội dung nổi bật của VHVN giai đoạn này là gì ? - HS trao đổi thảo luận theo nhóm, đại diện nhóm trình bày - GV nhận xét, khái quát * Văn học trung đại có 3 nội dung chính: Chủ nghĩa yêu nước- Chủ nghĩa nhân đạo - Cảm hứng thế sự. Chủ nghĩa yêu nước là nội dung xuyên suốt trong quá trình hình thành và phát triển của VH trung đại VN. Đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa yêu nước là sự kết hợp giữa truyền thống yêu nước của dân tộc và tư tưởng trung quân Chủ nghĩa nhân đạo cũng là một nội dung lớn, xuyên suốt quá trình phát triển của VH trung đại VN. Đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa nhân đạo thời kì này là vai trò nổi bật của truyền thống nhân đạo VN kết hợp với tư tưởng nhân văn tích cực vốn có của Nho- Phật- Đạo Cảm hứng thế sự xuất hiện rõ nét trong VH đời Trần ở giai đoạn cuối và càng về sau càng đậm nét hơn ( trong sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê HữuTrác ) * Trong giai đoạn từ thế kỉ XVIII- XIX: Nội dung nhân đạo biểu hiện khá rõ ở sự thể hiện con người cá nhân, con người trần thế trong văn học. Đó là con người ý thức về tài năng cá nhân, bản lĩnh, sở thích cá nhân trong “bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ. Đó là con người với tình bạn cá nhân rất đời thường trong “ khóc Dương Khuê” của Nguyễn Khuyến Nội dung yêu nước trong giai đoạn từ thế kỉ XVIII- XIX mang cảm hứng bi tráng( do hoàn cảnh lịch sử : đất nước bị rơi vào tay kẻ thù, nội loạn, nhiều cuộc khởi nghĩa thất bại). Tiêu biểu là “ văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”; “ Chạy giặc” của Nguyễn Đình Chiểu.Cũng do hoàn cảnh đất nước tiếp xúc với Phương tây mà ý thức hệ phong kiếnn bị rạn nứt. Tư tưởng yêu nước theo ý thức hệ phong kiến bộc lộ sự bảo thủ, hạn chế. Một số tri thức phong kiến tiến bộ, được tiếp xúc với phương Tây lại mang tư tưởng canh tân đất nước ( Nguyễn Trường Tộ với “ tế cấp bát điều”) Cảm hứng thế sự: điểm nổi bật của văn học VN từ sau thế kỉ XVIII trở đi là sáng tác từ những điều trông thấy. Nhiều tác giả đã hướng tới việc ghi chép lại hiện thực lịch sử, xã hội của thời đại mình. đó là các tác giả của đòng họ Ngô Thời với “ Hoàng Lê nhất thống chí” , Phạm Đình Hổ với “ Vũ trung tuỳ bút” ( đoạn trích “ Chuyện cũ trong phủ chúa”- Sgk ngữ văn 9) Lê Hữu Trác với “ thượng kinh kí sự”( đoạn trích “ vào phủ chúa Trịnh”) 2- Về nghệ thuật - Gv nêu vấn đề : Nghệ thuật văn học trung đại có những đặc trưng riêng; Anh( chị) hãy nhắc lại những đặc điểm nổi bật về mặt nghệ thuật của văn học trung đại. Đặc điểm đó được thể hiện như thế nào trong các tác phẩm văn học của chương trình Ngữ văn 11? - Hs trao đổi thảo luận, suy nghĩ, cử đại diện trình bày - GV nhận xét, tổng hợp * Văn học trung đại mang tính quy phạm ( dần dần tính quy phạm bị phá vỡ); mang tính trang nhã( dần dần bị xu hướng bình dị lấn át) – Tiếp thu và dân tộc hoá những tinh hoa văn học nước ngoài * Văn học VN giai đoạn thế kỉ XVIII- XIX cũng mang những đặc điểm chung của văn học trung đại: Tư duy nghệ thuật thường nghĩ theo những kiểu mẫu nghệ thuật có sẵn, đã thành công thức. Ví dụ “ thu điếu của Nguyễn Khuyến có nhắc đến những yếu tố ước lệ như thu thuỷ; thu thiên, thu diệp… Quan niệm thẩm mĩ hướng về cái đẹp trong qua khứ, thiên về cái cao cả, tao nhã, ưa sử dụng những điển tích, điển cố, những thi liệu Hán học( ví dụ những điển cố trong “ Sa hành đoản ca” của Cao Bá Quát, “ Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ; “ Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu Bút pháp nghệ thuật thường thiên về ước lệ tượng trưng - GV củng cố bài học: * Khái quát: Những kiến sthức cơ bản về nội dung và nghệ thuật của văn học trung đại nói chung và văn học giai đoạn XVIII- XIX sẽ là cơ sở để các em đi sâu vào từng tác phẩm cụ thể * Yêu cầu hs thống kê những tác phẩm văn học trung đại trong SGK ngữ văn 11 theo hai nhóm văn xuôi và văn vần ( văn xuôi: kí sự- chiếu- văn tế; văn vần: thơ Nôm trữ tình, trào phúng- hát nói- truyện thơ- hành ) - GV rút kinh nghiệm bài dạy Ngày soạn Tuần dạy Chủ đề số 2 Tri thức đọc hiểu một số tác phẩm văn học trung đại trong chương trình ngữ văn 11 A- Mục tiêu bài dạy : Giúp học sinh - Nắm được một số tri thức cơ bản về thể loại kí trong văn học trung đại VN. Cảm nhận được bức chân dung của Lê Hữu Trác qua đoạn trích “ vào phủ chúa Trịnh” - Nắm được những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp thơ văn của một số tác giả văn học trung đại trong SGK ngữ văn 11 - Biết vận dụng những tri thức nói trên vào việc phân tích tìm hiểu các tác phẩm văn học trung đại trong SGK ngữ văn 11 B- Chuẩn bị : - Thầy : SGK, SGV và một số tài liệu tham khảo khác.Thiết kế bài dạy học - Trò : Sưu tầm tài liệu, chuẩn bị bài theo câu hỏi gợi ý của GV C- Nội dung và tiến trình : Tác giả Lê Hữu Trác Hoạt động 1 - GV ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ ( phát vấn) : đặc sắc về mặt nghệ thuật của đoạn trích “ vào phủ chúa Trịnh” - HS suy nghĩ, trả lời: Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động, kể sự việc khéo léo …. - GV nhận xét, dẫn vào bài mới Hoạt động 2 - GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung của bài 1- Kí sự trung đại - GV phát vấn: Qua dạon trích “ Vào phủ chúa Trịnh”, anh/ chị hiểu thế nào về đặc trưng của thể loại kí? Kể tên một số tác phẩm kí mà anh chị biết ? - Hs suy nghĩ, trả lời - GV định hướng * Kí là một loại hình văn xuôi tự sự dùng để ghi chép về con người, sự vật, phong cảnh. Kí Việt Nam khá đa dạng, phong phú và thực sự ra đời vào thế kỉ XVIII * Có thể coi “ Công dư tiệp kí” của Vũ Phương Đề ( 1697-?) là tác phẩm mở đầu cho kí Việt Nam – tác phẩm được viết năm 1755 gồm có 43 thiên Tiếp theo là hàng loạt các tác phẩm kí khác như “ Cát Xuyên tiệp kí” của Trần Tiến; “ Thượng kinh kí sự” của Lê Hữu Trác; “ Bắc hành tùng kí” của Lê Quýnh; “ Vũ trung tuỳ bút” của Phạm Đình Hổ; “ Đặng Dịch Trai ngôn hành lạc” của Đặng Huy Trứ Đến thế kỉ XIX những tác phẩm kí về phương tây bắt đầu xuất hiện. Tác phẩm đầu tiên là “ Tây hành kiến văn kỉ lược” của Lí Văn Phức, tiếp sau là “ Như tây nhật kí” của nhóm tác giả Phạm Phú Thứ * Kí có nhiều hình thức như : “ du kí; nhật kí; hồi kí; kí phong cảnh; kí ghi người; ghi việc….” Mỗi thể tài của kí có những đặc trưng riêng. Ví dụ “ kí tự thuật” thường được dùng để kể lại cuộc đời, những kỉ niệm, những sự kiện lớn tác động đến tâm tư tình cảm… của bản thân người cầm bút và người viết thường dùng ngôi thứ nhất để xưng hô trong tác phẩm. Một yêu cầu lớn có tính chất nghiêm ngặt đó là “ kí tự thuật” phải trung thực, không hư cấu. Kí sự thường có quy mô tương ứng với truyện ngắn hoặc truyện vừa, song cốt chuyện không chặt chẽ như truyện ngắn. ở kí sự, phần bộc lộ cảm xúc của tác giả và những yếu tố liên tưởng nghị luận thường ít hơn ở bút kí, tuỳ bút 2- Hình tượng Lê Hữu Trác qua đoạn trích “ Vào phủ chúaTrịnh” - GV nêu vấn đề: Qua đoạn trích “ vào phủ chúa Trịnh” hãy dựng lại bức chân dung của tác giả Lê Hữu Trác ? - HS suy nghĩ trao đổi thảo luận, xây dựng dàn ý - GV tổ chức thảo luận, định hứng qua những câu hỏi gợi mở (?) Qua đoạn trích anh chị hiểu gì về con người Lê Hữu Trác? (?) Những biểu hiện nhân cách của Lê Hữu Trác ? (?) Nhân vật trữ tình kể ở ngôi thứ mấy? Việc sử dụng ngôi thứ đó có tác dụng gì? - Hs cử đại diện trình bày - GV nhận xét, tổng hợp a- Lê Hữu Trác- một nhà thơ, một nhà văn Đoạn trích đã thể hiện tài năng viết văn, làm thơ của tác giả. Khả năng quan sát tinh tế, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động, kể sự việc với diễn biến khéo léo …không bỏ qua những chi tiết nhỏ tạo nên cái thần của cảnh vật “ Thượng kinh kí sự” không có một cốt chuyện hoàn chỉnh, tác phẩm vừa là du kí vừa là nhật kí, lại có lúc đậm đà phong vị trữ tình, vừa có câu chuyện trong phủ chúa vừa có nhân vật trữ tình kể chuyện vừa bộc lộ tâm trạng trước cảnh, việc - GV yêu cầu hs phân tích một số chi tiết tiêu biểu để chứng minh tài năng văn chương của Lê Hữu Trác - HS suy nghĩ, lần lượt phát biểu - GV định hướng: * Dưới con mắt cảu một nhà văn ….Trịnh phủ hiện lên sinh động, chân thực: Con đường vào phủ vòng vèo, quanh co, khúc mắc. Thế giới của Trịnh phủ tưởng như có đến nghìn cửa mà cửa nào cũng chặn hỏi, cũng thâm nghiêm * Trịnh phủ là xứ sở phù hoa, đài các, sang trọng lạ lùng từ “ điếm Hâụ Mã” Đế “ phòng trà” kì quặc….ở đây cảnh đẹp song tương phản với con người. Cảnh lộng lẫy, xinh tươi, con người già cỗi, héo hon, nhợt nhạt. Người nhiều, qua lại như mắc cửi, như những cái bóng nhạt nhoà, những tượng người câm lặng, cỗ máy cứng nhắc, không linh hoạt …. những bộ mặt bự phấn, hương hoa, những nước da bệnh tật….Con người tự bưng bít, giam hãm, đày ải mình, quanh năm đèn sáp ….Nội cung thế tử trở thành nơi giam hãm những con người truỵ lạc, bệnh hoạn. Cứ tưởng vào phủ chúa cứu người, chữa bệnh phải như cứu hoả …ngờ đâu phải chờ đợi dềnh dàng, quanh quẩn nhiêu khê…vì sao? Vì chúa thượng bận “ vui vẻ” với cung tần mĩ nữ ngay trong phòng bệnh, coi nhu cầu hưởng lạc quan trọng hơn việc cữu chữa cho con trai….Chúa nhỏ là con đẻ của sự xa hoa truỵ lạc b- Lê Hữu Trác- một lương y … Lê Hữu Trác- một lương y tài hoa, có kiến thức uyên thâm, già dặn kinh nghiệm. Trong con mắt của Lê Hữu Trác, con bệnh là những con người sinh vật theo đúng nghĩa của nó.Bắt mạch kê đơn, bốc thuốc không phân biệt sang hèn với con bệnh…từ điểm nhìn đặc biệt này cho người đọc một cái nhìn hoàn hảo nhất về nhân vật. Cái nhìn khách qaun cho thấy thể tạng ốm yếu về thể xác, suy kiệt về tinh thần của chúa Trịnh( đại biểu cho một quốc gia ốm yếu ). Đó là ý nghĩa khách quan ngoài ý tác giả. c- Lê Hữu Trác- một nhân cách cao đẹp - GV yêu cầu hs dùng những dẫn chứng để chững minh Lê Hữu Trác là một nhân cách cao đẹp - Hs trao đổi thảo luận theo nhóm - GV định hướng *Một lương y đức độ, coi việc cứu người là trọng. Vì y lí sâu sắc lại có lòng từ tâm của một bậc danh y, nên ở tác giả có sự mâu thuẫn khó xử: giữa đi và ở, giữa chữa bệnh cứu người và sở thích ẩn dật của cá nhân * Một trí thức tài hoa nhưng không tiến thân bằng con đường khoa cử, không chen chân vào chốn quan trường ( luôn có cái nhìn gần gũi với cách nhìn đời dân dã của người bình thường ) Lê Hữu Trác một ông già từ tâm, mộc mạc, tài giỏi song khiêm nhường.Tự cho mình là quê mùa, dáng điệu khép nép cung kính, lòng ông luôn hướng về quê, sợ chúa sủng ái, sợ phải dấn thân vào chốn quan trường, kiên quyết phân biệt mình với lũ người vênh vang xiêm áo mà “ ra luồn vào cúi” nơi lầu son gác tía ( tôi người quê mùa, làm sao mà biết được các vị ở chốn triều đình đông đúc như thế này ) Lê Hữu Trác yêu thích tự do và nếp sống thanh đạm, giản dị nơi quê nhà, tới lúc viết “ Thượng kinh kí sự”, ông đã có hơn 36 năm tự coi mình là một “ Lãn ông”, ông khinh thường lợi danh, quyền quý, luôn dửng dưng không mảy may xúc động trước cảnh giàu sang nơi phủ chúa Hoạt động 3 - GV hướng dẫn Hs củng cố bài học (?) Hãy khái quát lại những phẩm chất của hình tượng Lê Hữu Trác? Ông có phải là một ông già lười như bút hiệu ông tự đặt? - HS suy nghĩ trả lời - GV hướng dẫn, dặn dò hs tìm đọc một số đoạn khác trong “ Thượng kinh kí sự” - GV rút kinh nghhiệm bài dạy Tác giả nguyễn khuyến A- Mục tiêu bài học Qua bài dạy giúp hs : - Củng cố nâng cao kiến thức đã học về tác giả Nguyễn Khuyến + nắm được những nét chính về cuọc đời, thơ văn + Nắm được những nội dung chính trong sáng tác của Nguyễn Khuyến + Đặc trưng nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Khuyến B- Chuẩn bị - GV : Tư liệu “ Nguyễn Khuyến về tác gia, tác phẩm”; “ thơ văn Nguyễn Khuyến” - HS : sưu tầm thơ văn và sáng tác của Nguyễn Khuyến C- Nội dung và tiến trình Hoạt động 1 ( ổn định tổ chức, kiểm tra ) - GV phát vấn : Trình bày những nét cơ bản về cuộc đời Nguyễn Khuyến? - HS trả lời - GV khaí quát, tổng hợp Hoạt động 2 ( tìm hiểu về tiểu sử của Nguyễn Khuyễn) I- Vài nét về tiểu sử :( 1835-1909) - Tên thật là Nguyến Thắng - Quê ở Bình Lục- Hà Nam - Con người ham học, học giỏi, đỗ đầu cả 3 kì thi ( Tam nguyên Yên Đổ ) - Tính tình cương trực tiết tháo - Cuộc đời sống thanh đạm, đôn hậu, gần gũi nông dân, gắn bó sâu nặng với quê hương đất nước Hoạt đông 3 ( tìm hiểu những nội dung chính trong sáng tác ) - GV phát vấn : Các sáng tác của NK thường xoay quanh những chủ đề nào ? - HS suy nghĩ, trao đổi trình bày - GV tổng hợp định hướng II- Nội dung sáng tác * Sáng tác của Nguyễn Khuyến xoanh quanh 3 chủ đề : - Bộc bạch những tâm sự - Viết về nông thôn làng cảnh - Trào lộng bản thân và khách thể - GV phát vấn : Trong sáng tác của mình NK thường bộc bạch những tâm sự gì ? Tại sao laị có những tâm sự đó ? - HS suy nghhĩ trình bày - GV tổng hợp 1- Bộc bạch những tâm sự * Có hai tâm sự mà NK thường bộc bạch trong thơ - Tâm sự của anh khoá Thắng trong những ngày lận đận thi cử chưa đỗ đạt Bốn khoa hương thí không đâu cả Một mảnh vườn hoang bán sạch rồi” - Trọng tâm là những tâm sự của một nhà nho yêu nước song bất đắc chí + Sinh ra trong thời buổi lạon lạc, NK yêu nước song không có cơ hội đứng ra giúp nước. Trong suốt quãng đời làm quan, NK luôn mặc cảm về tội lỗi của mình.Ông cho rằng làm quan là gián tiếp làm tay sai cho giặc, nhưng thực tế NK là người rất chính trực thanh liêm + Khi đã cáo quan ở ẩn, NK lại mặc cảm về sự vô tích sự, vô trách nhiệm đối với đất nước “ Cờ đang dở cuộc không còn nước Bạc chửa thâu canh đã chạy làng ..” “ Sách vở ích chi thời buổi ấy áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già” + Đến lúc sắp về với tổ tiên, NK vẫn day dứt “ Ơn vua chưa chút báo đền Cúi trông hổ đất, ngửa lên thẹn trời” - GV phát vấn : Có ý kiến rằng: “ NK là nhà thơ của nông thôn làng cảnh Việt Nam” Bằng kiến thức của mình, anh /chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên ? - HS trao đổi thảo luận, cử đại diện trình bày - GV tổng hợp 2- Viết về nông thôn làng cảnh Việt Nam * Cuộc đời NK phần lớn sống ở nông thôn VN ( trừ 10 năm làm quan), hơn nữa lại xuất thân từ nông dân nên phần lớn thơ văn ông viết về thiên nhiên, cảnh vật, làng quê, con người nông thôn * Nguyễn Khuyến để lại trên 400 bài thơ trong đó 1/3 số bài viết về thiên nhiên - NK viết về thiên nhiên với những hình ảnh gần gũi, quen thuộc, cảnh vật được gợi tả chân thực, tự nhiên và giàu rung cảm nghệ thuật - NK viết về bốn mùa : -“ình ịch đêm qua trống các làng Ai ai mà chẳng đón xuân sang Rượu ngon nhấp giọng đưa vài chén Bút mới xô tay thử một hàng ..” -“Tháng tư đầu mùa hạ Tiết trời thật oi ả Tiếng dế kêu thiết tha Bầy muỗi bay tơi tả …” Đặc sắc nhất là những vần thơ viết về mùa thu ( Thu vịnh; thu điếu, thu ẩm ) - Thiên nhiên trong thơ NK đã vượt qua những công thức ước lệ cứng nhắc của thơ xưa. Thiên nhiên trong thơ ông bình dị, đơn sơ, buồn lặng, mang đậm màu sắc làng quê Bắc bộ - Con người, cuộc sống trong thơ NK hiện lên với những nét vẽ chân thực. Đó là cuộc sống tiêu điều sơ xác, con người quanh năm gánh chịu mọi tai ương: hạn hán, lũ lụt, thuế má, tô tức … “ Năm nay cày cấy vẫn chân thua Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa Phần thuế quan tây phần trả nợ…” “ Quai Mễ Thanh Liêm đã vỡ rồi Vùng ta thôi cũng lụt mà thôi Gạo năm ba bát cơ còn kém Thuế một vài nguyên dáng vẫn đòi…” Cuộc sống quanh năm đầu tắt mặt tối, ngay cả ngày tết cũng không kém phần thê thảm “ Tháng chạp hai mươi bốn chợ Đồng Năm nay chợ họp có đông không Dở trời mưa bụi còn hơi rét ……………………………… Hàng quán người về nghe xáo xác Nợ nần năm hết hỏi lung tung” Con người trong thơ NK tuy nghèo đói nhưng vẫn hiện lên gần gũi chan hoà tình cảm.NK viết về cuộc sống nghèo khổ bằng cả tấm lòng xót xa thương cảm 3- Đề tài trào phúng - GV nêu vấn đề : Hãy kể, đọc một số tác phẩm trào phúng của NK mà anh chị biết ? Từ đó cho biết đặc điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật thơ trào phúng của NK - HS suy nghĩ lần lượt trình bày - GV tổng hợp, định hướng a- Nội dung : - Thơ trào phúng của NK phơi bày bản chất xấu xa của xã hội đương thời. Thói xấu xa của đám tiến sĩ dởm, bọn quan lại( Vịnh tiến sĩ giấy; hỏi thăm qaun tuần mất cướp) NK đả kích thói rởm đời lố lăng – thứ con đẻ của xã hội thực dân ( Vịnh sư; Gái đĩ; Me t ây; Hội tây) - NK đôi khi còn chế giễu cái bất lực, bạc nhược của bản thân- cái cười lúc này chua chát tội nghiệp- Ông giễu mình chưa đỗ, ông cho mình là kẻ ngang ngạnh gàn dở “ mở miệng nói ra gàn bát sách/ mềm môi chénn tít mãi cung thang” b- Nghệ thuật: - Cái cười trong thơ NK không vang lên thành tiếng mà thường kín dáo thâm trầm - Ông là người đã đưa chất trào phúng vào trong thơ chữ Hán tạo nên sự lạ lùng, hấp dẫn riêng Hoạt động 4 ( Củng cố- hướng dẫn- dặn dò ) - GV chốt lại các ý chính, khái quát: “ NK là nhà thơ tiêu biểu của nông thôn làng cảnh VN, thơ văn ông là lời tâm sự, bộc bạch của một tâm hồn yêu nước nhưng bất đắc chí” - GV hướng dẫn, dặn dò hs chuẩn bị chủ đề sau “ Nội dung thơ văn Tú Xương” - GV rút kinh nghiệm bài dạy **************************************** Tác giả tú Xương A-Mục tiêu bài học Giúp hs - Nắm được những nét cơ bản về cuộc đời, con người Tú Xương - Thấy được sự ảnh hưởng của cuộc đời con người Tú Xương vào trong thơ văn - Vận dụng những hiểu biết về tác giả Tú Xương để hiểu sâu hơn về những sáng tác của ông B- Chuẩn bị - GV : tài liệu tham khảo về Tú Xương; thiết kế bài giảng - HS : Sưu tầm tài liệu về tác giả Tú Xương C- Nội dung và tiến trình : Hoạt động 1 ( ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ) Hoạt động 2 ( Tìm hiểu về cuộc đời, con người Tú Xương ) - GV nêu vấn đề : Anh / Chị biết gì về con người, cuộc đời Tú Xương? Hãy trình bày những hiểu biết đó của anh chị ? - HS suy nghĩ, lần lượt trình bày - GV tổng hợp ý kiến 1- Cuộc đời và con người ( 1870- 1907) - Tên thật là Trần Duy Uyên, có thời gian đổi là Tú Xương, Cao Xương - Tục gọi là Tú Xương, quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định. Đến khi thực dân xâm lược “ Trời kia xui khién sông nên bãi Ai khéo xoay qua phố nửa làng” Làng của Tú Xương trở thành phố Hàng Nâu - Con người Tú Xương có cá tính sắc sảo, phóng túng khó gò vào khuôn sáo trường quy.Dù có tài nhưng 8 lần đi thi vẫn không đỗ cao- chỉ đỗ tú tài - Cuộc đời của Tú Xương lầ cuộc đời của một nhà nho cuối đời bất đắc chí - GV phát vấn: thơ văn Tú Xương thường viết về những mảng đề tài nào? Nội dung? - HS trao đổi thảo luận, đại diện các nhóm trình bày - GV tổng hợp 2- Sự nghiệp thơ văn Tú Xương để lại khoảng 150 bài thơ Nôm, thơ ông gồm 2 mảng lớn a- Tiếng cười trào phúng - GV phát vấn: thơ trào phúng của Tú Xương mang đặc điểm gì ? Kể tên một số tác phẩm thơ trào phúng của ông ? * Tiếng cười trào phúng trong thơ Tú Xương đa dạng, phong phú, Tú Xương đả kích mọi hạng người trong xã hội Dẫn chứng: + Tú Xương mỉa mai, đả kích một ông qaun cử Nhu “ Văn như hũ nút chữ như mù” + Tú Xương đả kích một ông tri phủ huyện Xuân Trường quanh năm xử kiện lạ lùng “ Chữ y chữ chiểu không phê đến/ ông chỉ quen phê một chữ tiền” + Tú Xương phê phán sự đảo lộn tôn ti, xã hội, sự băng hoại của đạo đức “ Nhà kia lỗi phép con khinh bố/ mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng” + Tú Xương tự trào cả bản thân mình.Trong tấc phẩm của mình, Tú Xương hiện lên khá sinh động, đầy đủ từ ngoại hình đến tâm hồn, từ nỗi đau đến tâm sự, ông vẽ chân dung mình hết sức kì cục “ Râu râm bằng chổi đầu to tày giành..” “ Vị Xuyên có bác Tú Xương Dở dở lại ương ương Cao lâu thường ăn quỵt Thổ đĩ lại chơi lường” Ông tự coi mình là một tài tử, tài hoa, nhận mình là quan tại gia ăn lương vợ “ Một rượu một trà một đàn bà Ba thứ lăng nhăng nó quấy ta…” “ Hầu con chè rượu ngày sai vặt Lương vợ ngô khoai tháng phát dần” - GV phát vấn : So với tiếng cười trong thơ Nguyễn Khuyến, tiếng cười trào phúng trong thơ Tú Xương mang đặc điểm gì? - Hs suy nghĩ trả lời - GV tổng hợp các ý kiến * Tiếng cười trong thơ Tú Xương dữ dội quyết liệt. Ông chửi thẳng, nói thẳng, không thâm trầm như trong thơ văn NK b- Tiếng thơ trữ tình - GV nêu vấn đề : ở mảng thơ trữ tình, anh chị nhận thấy Tú Xương là người như thế nào ? Hãy kể tên một số bài thơ trữ tình của ông và phân tích? - HS trao đổi thảo luận, trình bày - GV định hướng, tổng hợp các ý kiến * Bên cạnh một Tú Xương với tiếng cười châm biếm, gay gắt, quyết liệt, ta còn có một Tú Xương da diết đằm thắm trong mảng thơ trữ tình. Con người bề ngoài có vẻ ngông nghênh ngang tàng đó thực chất vẫnn là con người đa tình, đa sầu đa cảm * Thơ Tú Xương luôn thể hiện một nỗi niềm day dứt của một nhà nho cuối mùa. Ông tự coi mình là kẻ vô tích sự “ Trời đất sinh ra chán vạn nghề ………………………………… Anh này mới thật thái vô tích Sáng vác ô đi, tối vác về “ * Tú Xương muốn sống phóng túng, phong lưu , nhưng lúc nào cái nghèo cũng đeo bám ông, ông đau đớn “ Van nợ lắmm khi trào nước mắt Chạy ăn từng bữa mướt mồ hôi” * Tú Xương xót xa cho người vợ lam lũ, tảo tần “ Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng” * Tất cả những tâm sự dồn nến để rồi hàng đêm TX thao thức “ Trời không chớp, bể chẳng mưa nguồn Đêm nảo đêm nao tớ cũng buồn..” - GV khái quát: Tú Xương có những đóng góp lớn cho sự đổi mới tiếng Việt trong văn học và Việt hoá thể thơ đường luật, chuẩn bị cho bước hiện đại hoá của nghệ thuật thơ dân tộc. Cùng với NK ông là một gương mặt tiêu biểu cho những tác giả văn học thuộc dòng vh tố cáo hiện thực cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX “ Ông nghè ông thám vô mây khói Đứng lại văn chương một tú tài” ( Xuân Diệu) Hoạt động 4 ( Củng cố- hướng dẫn- dặn dò ) - GV yêu cầu hs nhác lại những ý cơ bản của bài học - HS chuẩn bị tiết tự chọn tiếp theo - GV rút kinh nghiệm bài dạy Ngày soạn: Tuần dạy: Chủ đề số 3 Tri thức đọc hiểu một số loại thể văn học trong chương trình ngữ văn 11- Phần văn học trung đại A-Mục tiêu bài học - Cung cấp cho hs một số tri thức về loại thể văn học trung đại - Giúp hs biết vận dụng những tri thức loại thể văn học vào việc tìm hiểu phân tích một số tác phẩm văn học trong chương trình ngữ văn 11 B- Chuẩn bị - Sưu tầm tài liệu về loại thể văn học trung đại ( kí- hát nói – thể hành – văn tế) - Thiết kế bài giảng C- Nội dung và tiến trình Thể loại hát nói * Mục tiêu bài dạy Gi

File đính kèm:

  • docchu de tu chon Nchung.doc
Giáo án liên quan