Giáo án ôn thi tốt nghiệp Địa lý 12 - Buổi 2: Địa hình Việt Nam

Buổi 2: ĐỊA HÌNH VIỆT NAM

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Hiểu và trình bày đặc điểm chung của địa hình Việt Nam.

- So sánh sự giống và khác nhau giữa các khu vực địa hình.

- Phân tích ảnh hưởng của các khu vực địa hình đến phát triển KTXH.

2.Kĩ năng

 - Rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng Atlat ĐLVN.

II.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

- PP giảng giải, đàm thoại gợi mở, khai thác kiến thức từ bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu

III.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

 - Atlat Địa lý Việt Nam.

 - Bản đồ tự nhiên Việt Nam.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 709 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ôn thi tốt nghiệp Địa lý 12 - Buổi 2: Địa hình Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 4/4/2010 Buổi 2: ĐỊA HÌNH VIỆT NAM I.MỤC TIÊU 1.Kiến thức: - Hiểu và trình bày đặc điểm chung của địa hình Việt Nam. - So sánh sự giống và khác nhau giữa các khu vực địa hình. - Phân tích ảnh hưởng của các khu vực địa hình đến phát triển KTXH. 2.Kĩ năng - Rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng Atlat ĐLVN. II.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - PP giảng giải, đàm thoại gợi mở, khai thác kiến thức từ bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu III.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Atlat Địa lý Việt Nam. - Bản đồ tự nhiên Việt Nam. IV.TIẾN TRÌNH ÔN TẬP 1.Ổn định lớp: 12A4: 12A5: 2.Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu HS tra lời câu hỏi đã giao về nhà. 3. ôn tập A. KIẾN THỨC Đặc điểm chung của địa hình VN. Các khu vực địa hình Thế mạnh và các hạn chế về tự nhiên của các khu vực đồi núi và đồng bằng đối với phát triển kinh tế xã hội. I.Đặc điểm chung của địa hình Địa hình miền núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. - Địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích - Đồi núi thấp chiếm ưu thế với trên 60% diện tích cả nước. - Núi cao trên 2000m chỉ chiếm khoảng 1%. - Đồng bằng chiếm ¼ diện tích đất đai, tạo thành một dải hẹp ở Trung Bộ và mở rộng ở Bắc Bộ và Nam Bộ. Cấu trúc địa hình khá đa dạng - Địa hình trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt. - Địa hình thấp dần từ TB xuống ĐN - Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính: + Hướng TBĐN: Hữu ngạn s. Hồng tới dãy Bạch Mã. + Hướng vòng cung ở vùng núi ĐB và cửa khu vực Nam Trung Bộ(Nam Trường Sơn) Địa hình vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa - Địa hình có sự xâm thực mạnh mẽ ở miền núi, sự cắt xẻ địa hình, các hiện tượng xói mòn, rửa trôido các tác động của các yếu tố thời tiết, khí hâu:nhiệt độ, lượng mưa, gió mùa Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người - Địa hình có sự phân hoá rõ nét dưới sự tác động của con người với nhiều dạng đặc biệt: làm ruộng bậc thang, đắp đê, làm kênh mương, xẻ núi, làm đường, xây dựng cầu cống, xây dựng các công trình thuỷ điện làm thay đổi bề mặt địa hình.. II.Các khu vực địa hình Bao gồm : Khu vực đồi núi (Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam. Khu vực đồng bằng(Đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long, đồng bằng ven biển miền Trung) III.Thế mạnh và hạn chế của các khu vực địa hình 1.Đồi núi Thế mạnh: - Giàu tài nguyên khoáng sản, là cơ sở để phát triển công nghiệp. đất phong hoá có diện tích lớn là cơ sở để phát triển nông lâm ngư nghiệp. - Có nguồn thuỷ năng lớn trên các con sông miền núi. - Có tiềm năng du lịch trên cơ sở khai thác các cảnh quan tự nhiên: Các hang động cacxto, rừng nguyên sinh, thác nước Hạn chế: - Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối gây trở ngại cho giao thông, khai thác tài nguyên, giao lưu kinh tế giữa các vùng. - Thường xuyên xảy ra thiên tai:lũ lụt, lở đất, phát sinh động đất. Các thiên tai khác: rét hại, sương muối vào mùa đông. 2.Đồng bằng Thế mạnh: - Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng hoá sản phẩm. - Cung cấp các nguồn lợi tự nhiên khác: thuỷ sản, khoáng sản, lâm sản. - Cơ sở xây dựng các thành phố, các trung tâm công nghiệp - Phát triển giao thông vận tải. Hạn chế: - Gặp phải nhiều thiên tai như lũ lịt, hạn hán, bão B.Luyện tập Câu 1.Dựa vào atlat ĐLVN và kiến thức đã học, em hãy trình bày đặc điểm chung và biểu hiện của địa hình VN. HDTL: Có 4 đặc điểm chung( Phân tích cụ thể từng đặc điểm) 1.Địa hình miền núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:.. 2.Cấu trúc địa hình khá đa dạng:.. 3.Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người: 4.Địa hình vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: Câu 2. Địa hình đồi núi có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu, sinh vật và thổ nhưỡng nước ta ? HDTL: a. Khí hậu: -Các dãy núi cao chính là ranh giới khí hậu giữa các vùng. Chẳng hạn như, dãy Bạch Mã là ranh giới giữa khí hậu giữa phía Bắc và phía Nam-ngăn gió mùa Đông Bắc từ Đà Nẵng vào; dãy Hoàng Liên Sơn là ranh giới giữa khí hậu giữa Tây Bắc và Đông Bắc; dãy Trường Sơn tạo nên gió Tây khô nóng ở Bắc Trung Bộ. -Độ cao của địa hình tạo nên sự phân hóa khí hậu theo đai cao. Tại các vùng núi cao xuất hiện các vành đai khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới. b.Sinh vật và thổ nhưỡng: -Ở vành đai chân núi diễn ra quá trình hình thành đất feralit và phát triển cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa. Trên các khối núi cao hình thành đai rừng cận nhiệt đới trên núi và đất feralit có mùn. Lên cao trên 2.400 m, là nơi phân bố của rừng ôn đới núi cao và đất mùn alit núi cao. -Thảm thực vật và thổ nhưỡng cũng có sự khác nhau giữa các vùng miền: Bắc-Nam, Đông-Tây, đồng bằng lên miền núi. Câu 3.So sánh các vùng núi: ĐB, TB, BTS, NTS. HDTL: So sánh dặc điểm địa hình Đông Bắc và Tây Bắc. Đặc điểm Đông Bắc Tây Bắc Phạm vi -Nằm ở tả ngạn s. Hồng(Từ dãy Con Voi đến cùng đồi ven biển Quảng Ninh) -Nằm giữa s. Hồng và s. Cả. Đặc điểm chung -Địa hình nổi bật với các cánh cung lớn hình rẻ quạt, chạy theo hướng B và ĐB, quy tụ ở Tam Đảo. - Địa hình catxto khá phổ biến tạo nên các thắng cảnh nổi tiếng. -Địa hình chủ yếu là những dải núi cao, những sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song và kéo dài theo hướng TBĐN. Các dạng địa hình chính - Có 5 cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều và cánh cung ven vịnh Hạ Long(Móng Cái) thấp dần từ TB về ĐN. -Một số đỉnh núi cao nằm ở thượng nguồn s. Chảy: Tây Côn Lĩnh(2419m) Kiều Liêu Ti(2771m) Pu Tha Ca( 2274m) - Giáp với biên giới Việt Trung là dạng địa hình cao của các khối núi đá vôi ở Hà Giang, Cao Bằng. - Trung tâm là vùng đồi núi thấp 500-600m. - Giáp đồng bằng là vùng trung du có đọ cao 100m. - Các dòng sông cũng chảy theo hướng vòng cung: s. Cầu, s.Thương, s. Lục Nam. - Có 3 mạch núi chính: + Phía Đ: dãy Hoàng Liên Sơn có đỉnh Phanxipang(3143m) cao nhất cả nước, có tác dụng ngăn gió mùa Đông Bắc làm cho vùng Tây bớt lạnh hơn so với vùng ĐB. + Phía Tây: Núi cao trung bình, dãy s. Mã chạy dọc biên giới Việt- Lào. + Ở giữa thấp hơn là dãy núi xen lẫn các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi :Phong Thổ, Tà Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu. - Nối tiếp là vùng đồi núi Ninh Bình, Thanh Hoá có dãy Tam Điệp chạy xát đồng bằng s. Mã. - Các vùng trũng mở rộng thành các cánh đồng nghĩa Lộ, Điện Biên. - Nằm giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng TBĐN: s. Đà, s. Mã, s. Chu. 2.So sánh đặc điểm địa hình vùng Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam. Đặc điểm Trường Sơn Bắc Trường Sơn Nam Giới hạn Phía nam sCả đến đèo Hải Vân Phía Nam dãy núi Bạch Mã đến vĩ tuyến 11 B Hướng núi Gồm các dãy núi song song, sole theo hướng TBĐN. Cao ở 2 đầu, thấp ở giữa. gồm các khối núi và cao nguyên theo hướng Bắc-Tây Bắc, Nam –Đông Nam. Các dạng địa hình chính Phía B là núi Thượng du Nghệ An. giữa là núi đá vôi Quảng Bình(Kẻ Bàng) Phía Nam là dãy núi Tây Thừa Thiên Huế. Mạch núi cuối cùng là dãy Bạch Mã đâm ngang ra biển ở vĩ tuyến 16 độ B làm gianh giới với vùng Trường Sơn Nam và cũng là bức chắn ngăn cản khối không khí lạnh từ phương B xuống Phương N. Phía Đ: Khối núi Kom Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ, có địa hình mở rộng và nâng cao. Địa hình đổ xô về phía Đ, vượt lên những đỉnh cao trên 2000m, tạo lên thế chênh vênh của đường bờ biển với các sườn dỗ đứng và dải đồng bằng ven biển thắt hẹp. Phía T: là các cao nguyên Kom Tum, Plâyku, Đăklăk, Lâm Viên, Mơ Nông bề mặt rộng lớn, bằng phẳng từ 500-800-1000 m. Sự bất đối xứng giữa 2 sườn Đ và T rõ hơn ở Trường Sơn Bắc. Câu 4.Dựa vào Atlat ĐLVN trang hình thể em hãy cho biết những sơn nguyên, cao nguyên đá vôi được phân bố ở những vùng nào? Nêu các địa danh gắn liền với những vùng đá vôi này. HDTL:Alat ĐLVN trang 26. Câu 5.Trình bày những thế mạnh và hạn chế của vùng núi và đồng bằng đối với việc phát triển kinh tế xã hội. HDTL: 1.Địa hình đồi núi: Thế mạnh:. Hạn chế:.. 2.Địa hình đồng bằng: a.Thế mạnh:. b.Hạn chế:.. Câu 6.So sánh các vùng đồng bằng : ĐbsH, ĐbsCL. HDTL: a.Giống nhau: - Đều là đồng bằng châu thổ rộng nhất nước ta. -Hình thành và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông và thềm lục địa mở rộng. - Địa hình tương đối bằng phăng thuận lợi cho việc có giới hoá. - Đất phù sa màu mỡ thuận lợi cho viwcj phát triển nông nghiệp. b.Khác nhau: Đặc điểm ĐbsH ĐbsCL Đbvbmiền Trung Diện tích 1,5 triệu ha 4triệu ha 1,5 triệu ha Điều kiện hình thành Phù sa bồi tụ bởi hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Phù sa bồi tụ bởi hệ thống sông Cửu Long. Biển đóng vai trò chủ yếu Đặc điểm hình thái(địa hình) Hình tam giác: đỉnh là Việt Trì, 2 đáy là Quảng Yên-Ninh Bình. Hướng thấp dần từ B xuống N, từ T sang Đ. Có một số khu vực thấo trũng hoặc gò đồi cao hơn so với địa hình. Hình thang:cạnh trên từ Hà Tiên đến Gò Dầu, cạnh đáy từ Cà Mau đến Gò Công. Thấp dần từ TB sang ĐN. Phần lớn lãnh thổ xó địa hình trũng thấp. Hẹp ngang và bị các nhánh núi ngăn cách thành nhiều đồng bằng nhỏ. Đặc điểm đất đai Do hệ thống đê viền nên hình thành các ô trũng thấp hơn mự nước sông ngoài đê, khó thoát nước trong mùa mưa. Ven sông là hệ thống đất phù sa được bồi đắp thường xuyên tuy diện tích không lớn. đồng bằng chủ yếu là đất phù sa không được bồi đắp thường xuyên. Vùng trung du có đất fù sa cổ bạc màu. Nhiều vùng trũng rộng lớn bị ngập úng trong mùa lũ(Đồng Tháp Muời, Tứ Giác Long Xuyên, Châu Dốc, Rạch Gía) vùng tây Bắc có thời kì lũ lớn ngập sâu 4-5m. Về mùa kạn, nước triều lấn mạnh làm 2/3 diện tích đất vùng bị nhiễm mặn. Chủ yếu là đất fù sa được bồi đắp hằng năm. Tính chất đất phức tạp, có 3 loại đất chính: đất phù sa ngọt, đất mặn, đất phèn. Đất nghèo, ít phù sa. Thuận lợi: Trồng lúa cao sản, cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày , chăn nuôi gia súc nhỏ, chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi thuỷ sản. Khó khăn Đụa hình ô trũng ven đê, tạo thành các ruộng bậc thang cao và bạc màu hoặc các ô trũng ngập nước trong mùa mưa. Nhiều vùng trũng ngập nước quanh năm, nhất là trong mùa lũ. địa hình thấp, nước triều lấn mạnh 2/3 diện tích của đồng bằng bị nhiễm mặn. Bị cát lấn, nước nặn xâm nhập. Ngày .tháng 4 năm 2011 Tổ trưởng chuyên môn ký duyệt Nguyễn Thị Lợi

File đính kèm:

  • docGiao an OTTN Dia ly 12soan co ban theo phan phoibuoi on.doc