Giáo án ôn thi tốt nghiệp môn Địa lí năm 2010 - Biểu đồ cột

Bài tập 1. Cho bảng số liệu sau

Giá trị xuất, nhập khẩu của Việt Nam

(Đơn vị: Tỉ USD)

Năm 1990 2000 2003 2005

Xuất khẩu 5,4 14,5 20,1 32,4

Nhập khẩu 8,1 15,6 25,2 36,8

a. Hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện tình hình xuất, nhập khẩu của nước ta trong thời kì 1990-2004.

b. Qua biểu đồ, nhận xét về sự chuyển biến trong hoạt động ngoại thương của nước ta.

Trả lời

a. Vẽ biểu đồ

- Yêu cầu: Vẽ đủ các năm, mỗi năm vẽ 2 cột (cột nhóm), 1 cột thể hiện giá trị nhập khẩu, 1 thể hiện giá trị XK.

- Vẽ đúng khoảng cách và chiều cao các cột.

- Ghi đủ tên biểu đồ, chú giải, số liệu.

(Nếu để nguyên số liệu vẽ biểu đồ cột chồng cũng chính xác), nếu vẽ 2 biểu đồ XK và NK riêng thì cho 1/2 tổng số điểm; Nếu xử lí ra % vẽ biểu đồ cột chồng thì cho 0,5 điểm.

b. Nhận xét:

- Tổng giá trị XK liên tục tăng, tăng rất nhanh: Từ 1990-2005 tổng giá trị X-NK tăng gần 11,5 lần (tương đương).

- Giá trị XK có tốc độ nhanh hơn NK (dẫn chứng).

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ôn thi tốt nghiệp môn Địa lí năm 2010 - Biểu đồ cột, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIỂU ĐỒ CỘT Bài tập 1. Cho bảng số liệu sau Giá trị xuất, nhập khẩu của Việt Nam (Đơn vị: Tỉ USD) Năm 1990 2000 2003 2005 Xuất khẩu 5,4 14,5 20,1 32,4 Nhập khẩu 8,1 15,6 25,2 36,8 a. Hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện tình hình xuất, nhập khẩu của nước ta trong thời kì 1990-2004. b. Qua biểu đồ, nhận xét về sự chuyển biến trong hoạt động ngoại thương của nước ta. Trả lời a. Vẽ biểu đồ - Yêu cầu: Vẽ đủ các năm, mỗi năm vẽ 2 cột (cột nhóm), 1 cột thể hiện giá trị nhập khẩu, 1 thể hiện giá trị XK. - Vẽ đúng khoảng cách và chiều cao các cột. - Ghi đủ tên biểu đồ, chú giải, số liệu. (Nếu để nguyên số liệu vẽ biểu đồ cột chồng cũng chính xác), nếu vẽ 2 biểu đồ XK và NK riêng thì cho 1/2 tổng số điểm; Nếu xử lí ra % vẽ biểu đồ cột chồng thì cho 0,5 điểm. b. Nhận xét: - Tổng giá trị XK liên tục tăng, tăng rất nhanh: Từ 1990-2005 tổng giá trị X-NK tăng gần 11,5 lần (tương đương). - Giá trị XK có tốc độ nhanh hơn NK (dẫn chứng). Bài tập 2. Cho bảng số liệu sau Số dân Việt Nam qua các năm (Đơn vị: triệu người) Năm 1921 1939 1960 1976 1979 1989 1999 2000 2005 2007 Số dân (triệu người) 15,6 19,6 30,2 41,1 52,5 64,4 76,3 77,6 83,1 85,1 a. Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện sự phát triển dân số của nước ta. b. Qua biểu đồ nhận xét và giải thích. Trả lời a. Vẽ biểu đồ Đủ các năm, chính xác, ghi đủ: tên biểu đồ, chú giải, đơn vị và số liệu trên các cột. b. Nhận xét - Dân số ngày càng tăng theo các năm (dẫn chứng) - Giải thích + Giai đoạn đầu tăng chậm do sinh nhiều, chết nhiều, mức sống thấp. + GĐ sau tăng nhanh do điều kiện sống được nâng cao, sinh nhiều tử ít. Bài tập 3. Cho bảng số liệu sau Sản lượng dầu thô của Việt Nam trong thời kì 1988-2005 (Đơn vị: triệu tấn) Năm 1988 1992 1995 1998 2001 2005 Sản lượng dầu thô (triệu người) 0,7 5,5 7,6 12,5 16,7 18,5 1. Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện sản lượng dầu thô của nước ta trong thời kì 1988-2005. 2. Nhận xét về sự tăng trưởng sản lượng dầu thô của nước ta. 1. Vẽ biểu đồ - Biểu đồ cột - Yêu cầu: + Tương đối chính xác về khoảng cách năm, tỉ lệ. + Tên biểu đồ, chú giải. 2. Nhận xét - Sản lượng dầu thô liên tục tăng qua các năm (dẫn chứng). - Tốc độ tăng trưởng không đều theo (dẫn chứng). Bài tập 4. Cho bảng số liệu sau Lương thực có hạt bình quân theo đầu người (Đơn vị: kg) Năm Toàn quốc Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Cửu Long 1995 363,1 330,9 831,6 2004 482,5 395,5 1097,4 a/ Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện lương thực có hạt bình quân đầu người của toàn quốc và các vùng trên. b/ Từ biểu đồ đã vẽ nhận xét. c/ Giải thích vì sao bình quân lương thực theo đầu người ở đồng bằng sông Hồng lại thấp hơn so với cả nước và đồng bằng sông Cửu Long Trả lời a/ Vẽ biểu đồ - Yêu cầu: Đủ các cột, chính xác - Ghi đầy đủ tên biểu đồ, chú giải, số liệu. b/ Nhận xét - Bình quân lương thực có hạt trên đầu người của toàn quốc, ĐBSH và ĐBSCL đều tăng, nhưng tốc độ tăng không giống nhau (dẫn chứng số liệu đã qua xử lí). Coi năm 1995=100%. - Bình quân lương thực đầu người ở ĐBSCL là lớn nhất, ĐBSH thấp hơn so với mức TB của cả nước. c/ Giải thích ĐBSH có dân số đông, mật độ dân số cao nhất cả nước. Bài tập 5. Cho bảng số liệu sau Sản lượng cà phê nhân của Việt Nam ở một số năm trong thời kì 1990-2004 (Đơn vị: nghìn tấn) Năm 1990 1992 1995 1998 2000 2004 Sản lượng cà phê (nghìn tấn) 92,2 119,2 218 427,4 802,5 836 a. Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình tăng trưởng sản lượng cà phê nhân của nước ta. b. Qua biểu đồ kết hợp với số liệu hãy nêu nhận xét về tình hình tăng trưởng của sản lượng cà phê nhân ở nước ta. Trả lời a. Vẽ biểu đồ. - Có thể vẽ bằng 2 cách (cột hoặc đường) - Đầy đủ chú giải, vẽ đủ các năm, số liệu. b. Nhận xét: Sản lượng cà phê tăng nhanh qua các năm nhưng không đều giữa các giai đoạn (dẫn chứng bằng số liệu đã qua xử lí). Bài tập 6. Cho bảng số liệu sau Số dân Việt Nam thời kì 1921-2005 (Đơn vị: triệu người) Năm 1921 1960 1980 1985 1990 1999 2005 Số dân (triệu người) 15,6 30,2 53,7 59,8 66,2 76,3 83,1 a. Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện sự phát triển dân số của nước ta. b. Qua biểu đồ đã vẽ nêu nhận xét về thời gian dân số tăng gấp đôi và số dân tăng trung bình trong mỗi năm của giai đoạn 1921-2005, từ đó đưa ra kết luận về tốc độ tăng dân số ở nước ta. Trả lời a. Vẽ biểu đồ Yêu cầu: Vẽ đủ cột, chính xác, đúng khoảng cách năm, số liệu, tên biểu đồ, chú giải. b. Nhận xét: - Thời gian dân số tăng gấp đôi ngày càng ngắn: Giai đoạn 1921-1960 là 39 năm (từ 15,6 -> 30,2 triệu người), giai đoạn 1960-1985 là 25 năm (30,2 -> 59,8 triệu người). - Trung bình mỗi năn dân số tăng hơn 1 triệu người. - Kết luận: Qua giai đoạn 1921-2005 có thể thấy dân số nước ta ngày càng tăng nhanh.

File đính kèm:

  • docBIEU DO COT.doc
Giáo án liên quan