Giáo án ôn thi tốt nghiệp môn Địa lí năm 2010 - Tính toán và nhận xét bảng số liệu

Bài 1. Cho bảng số liệu sau

Dân số và sản lượng lương thực có hạt của VN thời kì 1995-2005

Năm 1995 2000 2005

Dân số (nghìn người) 71995,5 77635,4 83106,3

Sản lượng lương thực có hạt (nghìn tấn) 26140,9 345328,9 39621,6

a. Tính sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người của nước ta qua các năm.

b. Nhận xét sự tăng trưởng của sản lượng lương thực có hạt và sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người của nước ta trong thời kì trên.

Trả lời

a. Tính bình quân lương thực

CT = Sản lượng lương thực có hạt/dân số x 1000 (kg/người)

Năm 1995 2000 2005

Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người(kg/người) 363,1 444,9 476,8

b. Nhận xét

- Sản lượng lương thực và bình quân lương thực đều tăng (dẫn chứng) – Có thể dùng số liệu thô hoặc số liệu đã xử lí.

- Tốc độ tăng trưởng của bình quân lương thực đầu người chậm hơn tốc độ tăng trưởng sản lượng lương thực (dẫn chứng bằng số liệu đã xử lí).

 

doc6 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 672 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ôn thi tốt nghiệp môn Địa lí năm 2010 - Tính toán và nhận xét bảng số liệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÍNH TOÁN VÀ NHẬN XÉT BẢNG SỐ LIỆU Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 1. Cho bảng số liệu sau Dân số và sản lượng lương thực có hạt của VN thời kì 1995-2005 Năm 1995 2000 2005 Dân số (nghìn người) 71995,5 77635,4 83106,3 Sản lượng lương thực có hạt (nghìn tấn) 26140,9 345328,9 39621,6 a. Tính sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người của nước ta qua các năm. b. Nhận xét sự tăng trưởng của sản lượng lương thực có hạt và sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người của nước ta trong thời kì trên. Trả lời a. Tính bình quân lương thực CT = Sản lượng lương thực có hạt/dân số x 1000 (kg/người) Năm 1995 2000 2005 Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người(kg/người) 363,1 444,9 476,8 b. Nhận xét - Sản lượng lương thực và bình quân lương thực đều tăng (dẫn chứng) – Có thể dùng số liệu thô hoặc số liệu đã xử lí. - Tốc độ tăng trưởng của bình quân lương thực đầu người chậm hơn tốc độ tăng trưởng sản lượng lương thực (dẫn chứng bằng số liệu đã xử lí). Bài 2. Cho bảng số liệu sau Số lượng gia súc, gia cầm của nước ta giai đoạn 1980-2005 Năm Trâu (nghìn con) Bò (nghìn con) Lợn (nghìn con) Gia cầm (triệu con) 1980 2300 1700 10000 65 1985 2600 2592 11800 91 1990 2854 3117 12261 107 1995 2963 3639 16306 142 2000 2897 4128 20194 196 2005 2922 5541 27435 220 1. Tính tốc độ tăng trưởng đàn trâu, bò, lợn, gia cầm của nước ta trong giai đoạn 1980-2005 (coi năm 1980 =100%) 2. Nhận xét và giải thích tình hình phát triển chăn nuôi ở nước ta trong giai đoạn trên. Trả lời 1. Tính tốc độ tăng trưởng (Đơn vị: %) Năm Trâu Bò Lợn Gia cầm 1980 100 100 100 100 1985 113 152,5 118 140 1990 124,1 183,3 122,6 164,6 1995 128,8 214,1 163,1 218,5 2000 125,9 242,8 201,9 301,5 2005 127 325,9 274,3 338,5 2. Nhận xét và giải thích Nhìn chung trong giai đoạn 1980-2005, tốc độ tăng trưởng đàn trâu, bò, lợn, gia cầm tăng. Nguyên nhân: + Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi ngày càng được đảm bảo (hoa màu lương thực, phụ phẩm ngành thuỷ sản, thức ăn chế biến CN). + Dịch vụ về giống, thú y có nhiều tiến bộ. - Tốc độ tăng trưởng các vật nuôi là không giống nhau. + Gia cầm tốc độ tăng nhanh nhất (dẫn chứng), do dễ nuôi, vốn ít, thị trường tiêu thụ lớn. + Đàn bò tốc độ tăng thứ 2 và liên tục tăng, do nhu cầu về thịt và sữa bò ngày càng tăng. + Đàn lợn tốc độ tăng thứ 3 và liên tục tăng, do nguồn thức ăn đảm bảo, áp dụng tiến bộ KHKT vào chăn nuôi lợn, nhu cầu về thịt lợn ngày càng tăng. + Đàn trâu có tốc độ tăng chậm nhất và không ổn định (dẫn chứng). Do trước đây trâu nuôi để lấy sức kéo nhưng NN hiện nay đang cơ giới hoá nên việc nuôi trâu hiện nay chủ yếu để cung cấp thịt. Bài 3. Cho bảng số liệu sau Diện tích và sản lượng lúa của nước ta qua các năm (1990-2006) Năm 1990 1995 1999 2003 2006 Diện tích (nghìn ha) 6042 6765 7653 7452 7324 Sản lượng (nghìn tấn) 19225 24963 31393 34568 35849 1. Tính năng suất lúa của nước ta qua các năm theo bảng số liệu trên. 2. Nhận xét sự biến động năng suất lúa của nước ta từ năm 1990-2006. Giải thích rõ nguyên nhân. Trả lời * Tính năng suất lúa: Công thức: Sản lượng/diện tích x 10 (Đơn vị: tạ/ha) Năm 1990 1995 1999 2003 2006 Năng suất lúa (tạ/ha) 31,8 36,9 41,0 46,4 48,9 * Nhận xét và giải thích - Nhận xét: Năng suất lúa của nước ta từ năm 1990-2006 liên tục tăng, đến năm 2006 năng suất lúa đạt 48,9 tạ/ha. - Nguyên nhân: + Do việc áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất: Giống mới, kĩ thuật canh tác, phân bón + Do các chính sách của nhà nước đã khuyến khích nhân dân tích cực sản xuất: miễn thuế, hổ trợ về vốn Bài 4. Cho bảng số liệu sau Diện tích rừng nước ta các năm (Đơn vị: nghìn ha) Năm 1943 1995 2003 2006 Tổng diện tích rừng 14,3 9,3 12,1 12,9 Tính độ che phủ rừng của nước ta trong các năm nêu trên (lấy diện tích nước ta làm tròn là 33 triệu ha). Nhận xét về sự biến động độ che phủ rừng của nước ta trong thời gian trên. Trả lời * Công thức tính: Diện tích rừng/ diện tích tự nhiên cả nước x 100 (đơn vị: %) Độ che phủ rừng của nước ta qua các năm (Đơn vị: %) Năm 1943 1995 2003 2006 Tổng diện tích rừng 43,3 28,2 36,7 39,1 * Nhận xét: - Độ che phủ rừng của nước ta có sự biến động qua các năm: + Từ 1943-1995: Độ che phủ rừng của nước ta giảm mạnh (dẫn chứng) + Từ năm 1995-2006 độ che phủ rừng tăng, tuy nhiên vẫn chưa bằng độ che phủ rừng năm 1943 (dẫn chứng). Bài 5. Cho bảng số liệu sau Sản lượng thuỷ, hải sản năm 2005 (Đơn vị: tấn) Sản lượng Cả nước Đồng bằng sông Cửu Long Tổng sản lượng thuỷ sản (tấn) 3465915 1845821 - Sản lượng cá biển khai thác (nghìn tấn) 1367,5 529,1 - Sản lượng cá nuôi (tấn) 971179 652262 - Sản lượng tôm nuôi (tấn) 327194 265761 a/ Tính tỉ trọng về sản lượng thuỷ, hải sản của ĐBSCL so với cả nước. b/ Nhận xét về vai trò của ĐBSCL trong việc sản xuất thuỷ, hải sản ở nước ta. c/ Giải thích vì sao ngành thuỷ sản phát triển mạnh ở đồng bằng này.\ Trả lời a. Tính tỉ trọng ( Đơn vị: %) Sản lượng Cả nước Đồng bằng sông Cửu Long Tổng sản lượng thuỷ sản 100% 53,2 - Sản lượng cá biển khai thác 100% 38,7 - Sản lượng cá nuôi 100% 67,2 - Sản lượng tôm nuôi 100% 81,2 b. Nhận xét Đây là vùng có vai trò quan trọng nhất trong việc sx thuỷ hải sản (vùng sx thuỷ hải sản lớn nhất cả nước) -> dẫn chứng. c. Giải thích - Vùng có nhiều thuận lợi về ĐKTN: Vùng biển có hàng trăm bãi cá tôm, nhiều loại hải sản quý (ngư trường trọng điểm Cà Mau-Kiên Giang), mạng lưới sông ngòi dày đặc, rừmg ngập mặn, khí hậu nắng nóng quanh năm - Được chú trọng đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển ngành thuỷ sản. - Thị trường trong và ngoài nước được mở rộng. - Người dân có kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản Bài 6. Cho bảng số liệu sau Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi phân theo vật nuôi và sản phẩm (Đơn vị: tỉ đồng) Năm Tổng số (không kể 1 số vật nuôi khác) Trong đó Gia súc Gia cầm Sản phẩm không qua giết thịt 1995 13131,0 8848,5 2348,8 1933,7 2004 22911,8 16139,8 3456,1 3315,9 a/ Nhận xét và so sánh về tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của toàn ngành chăn nuôi và tốc độ tăng trưởng của từng ngành chăn nuôi phân theo vật nuôi và sản phẩm. b/ Tính cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi phân theo vật nuôi và sản phẩm của ngành chăn nuôi qua các năm có trong bảng. Nêu nhận xét và giải thích về sự thay đổi trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi phân theo vật nuôi và sản phẩm. Trả lời a. HS có thể tính tốc độ tăng trưởng của toàn ngành và từng ngành (coi năm 1995 = 100%) Giá trị sx của gia súc có tỉ trọng cao nhất và có xu hướng tăng, tỉ trọng gia cầm đứng thứ 2 và có xu hướng giảm, giá trị sản phẩm không qua giết thịt có tỉ trọng thấp nhất và tương đối ổn định. b. Tính cơ cấu Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (%) Năm Tổng số (không kể 1 số vật nuôi khác) Trong đó Gia súc Gia cầm Sản phẩm không qua giết thịt 1995 100 67,4 17,9 14,7 2004 100 70,4 15,1 14,5 Giải thích: Do tốc độ tăng trưởng không đều, giá trị sx của gia súc tăng nhanh nhất nên tỉ trọng tăng, gia cầm có tốc độ tăng chậm nhất nên tỉ trọng giảm. Bài 7. Cho bảng số liệu sau Diện tích rừng hiện có năm 2005 (Đơn vị: nghìn ha) Vùng Tổng diện tích Rừng tự nhiên Rừng trồng Cả nước 12418,5 9529,4 2889,1 Đông Bắc 2881,9 2082,8 799,1 Tây Bắc 1478,9 835,8 643,1 Đồng bằng sông Hồng 133,6 95,1 74,4 Bắc Trung Bộ 2400,4 1936,6 463,8 DH Nam Trung Bộ 1233,2 977,6 255,6 Tây Nguyên 2995,9 2866,5 149,4 Đông Nam Bộ 953,1 736,7 216,4 Đồng bằng sông Cửu Long 341,5 53,9 287,6 a/ Tính tỉ lệ rừng trồng trong tổng diện tích rừng cả nước. b/ Sắp xếp thứ tự các vùng về tổng diện tích rừng, diện tích rừng tự nhiên, diện tích rừng trồng. c/ Trong cơ cấu rừng, đồng bằng SCL có đặc điểm gì khác với cả nước và các vùng còn lại? Trả lời a. Tính tỉ trọng (tổng diện tích 100%) b. Sắp xếp thứ tự Vùng Tổng diện tích Rừng tự nhiên Rừng trồng Thứ tự Thứ tự Thứ tự Cả nước 12418,5 9529,4 2889,1 Đông Bắc 2881,9 2 2082,8 2 799,1 1 Tây Bắc 1478,9 5 835,8 4 643,1 2 Đồng bằng sông Hồng 133,6 3 95,1 7 74,4 8 Bắc Trung Bộ 2400,4 4 1936,6 3 463,8 3 DH Nam Trung Bộ 1233,2 6 977,6 5 255,6 4 Tây Nguyên 2995,9 1 2866,5 1 149,4 7 Đông Nam Bộ 953,1 7 736,7 6 216,4 6 Đồng bằng sông Cửu Long 341,5 8 53,9 8 287,6 5 c. Về cơ cấu So với cả nước và các vùng khác ĐBSCL có diện tích rừng nhỏ (dẫn chứng), diện tích rừng trồng lớn hơn so với diện tích rừng tự nhiên (dẫn chứng). Bài 8. Cho bảng số liệu sau Số dân và sản lượng lúa của nước ta Năm 1981 1986 1990 1996 1999 2005 Số dân (triệu người) 54,9 61,2 63,6 66,2 76,3 83,1 Sản lượng lúa (triệu tấn) 12,4 16 17 19,2 31,1 35,8 a/ Tính sản lượng lúa bình quân đầu người qua các năm. b/ Nhận xét sự gia tăng dân số, sản lượng lúa và sản lượng lúa bình quân đầu người thời kì 1981-2005. Trả lời a. Sản lượng lúa bình quân đầu người Công thức : Sản lượng lúa/Số dân x 1000 (kg/người) Năm 1981 1986 1990 1996 1999 2005 Sản lượng lúa (triệu tấn) 225,9 261,4 290 350,1 441,5 430,8 b. Nhận xét: Số dân, sản lượng lúa và sản lượng lúa bình quân đầu người đều tăng nhưng tốc độ là khác nhau (dẫn chứng) - HS có thể coi năm 1981 =100% để thấy được tốc độ tăng ở mỗi tiêu chí. Bài 9. Cho bảng số liệu sau Dân số và sản lượng lương thực nước ta giai đoạn 1986-2005 Năm 1986 1990 1996 2000 2005 Dân số (triệu người) 61,2 66,2 75,4 77,6 83,1 Sản lượng lương thực (triệu tấn) 16,0 19,2 26,4 34,5 39,6 a. Tính sản lượng lương thực bình quân theo đầu người của nước ta trong từng năm (kg/người) b. Nhận xét về sự gia tăng bình quân lương thực theo đầu người của nước ta và giải thích. Trả lời a. Sản lượng lương thực bình quân đầu người Công thức = Sản lượng lương thực/ Dân số x 1000 (kg/người) Năm 1986 1990 1996 2000 2005 Sản lượng lương thực BQ đầu người (kg/người) 261,4 290 350 444,6 476,5 b. Nhận xét: - Sản lượng lương thực bình quân theo đầu người của nước ta tăng nhanh (dẫn chứng) - Giải thích: + Cả dân số và sản lượng lúa đều tăng, nhưng tốc độ tăng của sản lượng lương thực nhanh hơn tốc độ tăng của dân số, do đó bình quân sản lượng lương thực theo đầu người tăng nhanh. + Sản lượng lương thực tăng nhanh do áp dụng các biện pháp thâm canh, tăng vụ và SD các giống mới cao sản. Bài 9. Cho bảng số liệu sau Diện tích và dân số một số vùng nước ta năm 2006 Vùng Đồng bằng sông Hồng Tây Nguyên Đông Nam Bộ Dân số (nghìn người) 18208 4869 12068 Diện tích (km2) 14863 54660 23608 a. Tính mật độ dân số của từng vùng theo bảng số liệu trên. b. Giải thích tại sao Tây Nguyên có mật độ dân số thấp. Trả lời a. Mật độ dân số các vùng Công thức = Dân số/diện tích x 1000 (ng/km2) Vùng Đồng bằng sông Hồng Tây Nguyên Đông Nam Bộ Mật độ dân số (người/km2) 1225 89 511 b. Giải thích Tây Nguyên có mật độ dân số thấp nhất. - Nhân tố tự nhiên: + Địa hình, đất đai: Miền núi, cao nguyên. + Các nhân tố khác: rừng, nguồn nước - Nhân tố KT-XH: + Kinh tế: Trình độ, cơ cấu và tính chất các hoạt động kinh tế + Các nhân tố khác: Đặc điểm dân cư, đô thị hoá

File đính kèm:

  • docCac bai tap tinh toan va nhan xet.doc