Giáo án Phụ đạo học sinh yếu tuần 15 lớp 2

Ôn Toán PĐHSY:LUYỆN BẢNG TRỪ- LUYỆN TẬP KỸ THUẬT 100 TRỪ ĐI MỘT SỐ -NHẨM 100 - 10; 20 ;.

I.Mục tiêu:

-Giúp H củng cố phép trừ có nhớ (tính nhẩm và tính viết) .Vận dụng để làm tính và giải toán.

-Tiếp tục củng cố cách tìm số hạng và số bị trừ chưa biết.

-Củng cố cách thực hiện phép trừ dạng 100 trừ đi một số;giải toán có lời văn dạng 100 trừ đi một số có hai chữ số khác 0 và 100 trừ đi một số tròn chục.

 

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1231 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Phụ đạo học sinh yếu tuần 15 lớp 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn Toán PĐHSY:Luyện bảng trừ- Luyện tập kỹ thuật 100 trừ đi một số -nhẩm 100 - 10; 20 ;....... I.Mục tiêu: -Giúp H củng cố phép trừ có nhớ (tính nhẩm và tính viết) .Vận dụng để làm tính và giải toán. -Tiếp tục củng cố cách tìm số hạng và số bị trừ chưa biết. -Củng cố cách thực hiện phép trừ dạng 100 trừ đi một số;giải toán có lời văn dạng 100 trừ đi một số có hai chữ số khác 0 và 100 trừ đi một số tròn chục. II.Các hoạt động dạy học : Hoạt động dạy Hoạt động học Tiết 1: Hoạt động 1 : G thiệu -ghi bài Hoạt động 2: Củng cố kiến thức G yêu cầu H đọc thuộc các công thức của các bảng trừ đã học bằng nhiều hình thức. Hoạt động 3: Luyện tập G tổ chức cho H làm lần lượt các bài tập ở vở bài tập Toán (trang 71 và 72) rồi chữa G chấm một số bài Tiết 2: *G củng cố cách làm dạng toán 100 trừ đi một số Hoạt động 1 : Củng cố G yêu cầu H nhắc lại kỹ thuật tính viết Hoạt động 2 : Luyện tập Bài 1: G yêu cầu H nhẩm theo hai cách VD: 100 - 30 10 chục - 3 chục = 7 chục = 70 --->100 - 30 = 70 Hoặc : 0 - 0 = 0 10 - 3 = 7 ---> 100 - 30 = 70 G bổ sung,chỉnh sửa Bài 2: Đặt tính rồi tính 100 - 7 100 - 9 100 - 16 100 - 18 100 - 25 100 - 69 G theo dõi ,h dẫn thêm G chỉnh sửa Bài 3 : Điền số thích hợp vào chỗ chấm 100 - 26 = ..... ; 100 - 57 = ..... 100 - 69 = ..... ; 100 - 8 = ..... Bài 4 : Cửa hàng hôm nay bán được 100 kg đường,hôm qua bán ít hơn hôm nay 17 kg. Hỏi hôm nay cửa hàng bán được bao nhiêu kg đường? G h dẫn H phân tích và tìm cách giải G bổ sung ,chỉnh sửa Tiết 3: G tiếp tục h dẫn H làm bài tập rồi chữa Bài 1: Tìm x x + 27 = 100 ; 32 + x = 100 X - 9 = 100 - 23 ; x - 36 = 100 - 54 Bài 2: Đặt tính rồi tính 100 - 20 100 - 55 100 - 73 100 - 30 100 - 43 100 - 80 G chỉnh sửa Bài 3 : Bao gạo nặng 100 kg ,bao ngô nặng 63 kg .Hỏi bao gạo nặng hơn bao ngô bao nhiêu kg ? Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? Muốn biết bao gạo hơn bao ngô bao nhiêu kg em làm tính gì ? Bài 4 : Mẹ nuôi 100 con gà và vịt,trong đó có 40 con gà.Hỏi mẹ nuôi bao nhiêu con vịt? * Củng cố- dặn dò: G chấm bài -nhận xét G chốt lại cách làm dạng bài 100 trừ đi một số. G nhận xét giờ học Về ôn lại bài H nghe và nhẩm đọc H nối tiếp nhau đọc Lớp nhận xét H làm lần lượt các bài vào vở H đọc kết quả của các bài Lớp nhận xét H nêu 2 bước khi thực hiện tính viết H theo dõi G làm mẫu H làm theo N2 100 - 40 100 - 60 100 - 50 100 - 80 Đại diện các nhóm trình bày Các nhóm khác nhận xét 1 em đọc yêu cầu H làm bài vào vở H đọc kết quả bài làm Lớp nhận xét 1 em đọc yêu cầu 2 em lên bảng làm;lớp làm vào vở Chữa bài -nhận xét 1 em đọc bài toán Lớp nhẩm đọc H tự tóm tắt và giải bài vào vở H trình bày bài giải Lớp nhận xét 1 em đọc yêu cầu Lớp làm vào vở 2 em lên bảng làm Chữa bài -nhận xét 1 em đọc yêu cầu 3 em lên bảng làm Lớp làm vào vở Chữa bài -nhận xét 1 em đọc bài toán Bao gạo nặng 100kg, bao ngô nặng 63 kg. Bao gạo nặng hơn bao ngô bao nhiêu kg. Phép trừ H giải bài vào vở H đọc bài giải-lớp nhận xét 1 em đọc bài toán Lớp làm vào vở 1 em lên bảng giải Chữa bài -nhận xét H nghe và ghi nhớ Ôn Tiếng Việt : Luyện đọc : Bán chó I .Mục tiêu : - Đọc trôi chảy toàn bài,ngắt nghỉ hơi đúng.Đọc phân biệt lời người kể với lời nhân vật. - Hiểu nghĩa từ : nuôi sao cho xuể - Nội dung : Bé Giang muốn bán bớt chó con,nhưng cách bán chó của Giang lại làm cho số vật nuôi tăng lên. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1 : Bài cũ G gọi 2 em đọc bài “Bé Hoa “ G nhận xét -ghi điểm Hoạt động 2 : G thiệu -ghi bài Hoạt động 3 : H dẫn đọc G đọc mẫu-Tóm tắt n dung -nêu cách đọc toàn bài G h dẫn H đọc từng câu HG chia đoạn và h dẫn H đọc đoạn trước lớp,trong nhóm,thi giữa các nhóm. Hoạt động 4 : H dẫn tìm hiểu bài Vì sao bố muốn cho bớt chó đi ? G giảng :Nuôi sao cho xuể Hai chị em Liên và Giang bàn nhau như thế nào? Giang đã bán chó như thế nào ? Sau khi Giang bán chó,số vật nuôi trong nhà có giảm không? Em hãy tưởng tượng chị Liên làm gì và nói gì khi nghe Giang kể chuyện bán chó? Hoạt động 5 : Luyện đọc G tổ chức cho H đọc theo vai *Củng cố -dặn dò 1 em nhắc lại nội dung bài G nhận xét tiết học và dặn dò 2 em ( P Nga và Anh Đào ) đọc bài “Bé Hoa “ và trả lời câu hỏi 2 và 4 SGK. H nghe và nhẩm đọc H nghe và ghi nhớ H nối tiếp đọc câu H tiến hành đọc đoạn theo yêu cầu của G H đọc thầm và trả lời các câu hỏi Vì nhà có nhiều chó con,nuôi không xuể. H thảo luận N2 và trả lời Giang đổi 1 con chó lấy 2 con mèo Số vật nuôi tăng H trả lời Các nhóm đọc theo vai 1 em nêu lại nội dung H nghe và ghi nhớ Ôn Tiếng Việt: Luyện từ chỉ đặc điểm -Câu kiểu Ai thế nào? I .Mục tiêu: - Củng cố vốn từ chỉ đặc điểm,tính chất của người,vật,sự vật. - Rèn luyện cho H kỹ năng đặt câu theo mẫu câu : Ai thế nào ? II.Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học Tiết 1 Hoạt động 1: G thiệu -ghi bài Hoạt động 2: Luyện tập G tổ chức H làm bài tập rồi chữa Bài 1: Tìm từ chỉ đặc điểm của người, vật như sau: a, Đặc điểm về tính tình của người. b, Đặc điểm về màu sắc của một vật. c, Đặc điểm về hình dáng của người và vật. G nhận xét -bổ sung Bài 2: Tìm 4 từ chỉ đặc điểm tính cách của em bé và đặt câu với các từ vừa tìm được. Vd: lẫm chẫm -Em bé bước đi lẫm chẫm theo mẹ. G nhắc nhở H khi đặt câu G nhận xét-chỉnh sửa Bài 3 : Dùng câu hỏi Ai và Thế nào ? để tách mỗi câu sau thành 2 bộ phận - Mái tóc của bà em bạc phơ. -Tính mẹ em rất hiền. - Dáng người chị gái em thon thả. - Dáng của em bé hấp tấp. G nhận xét -chỉnh sửa Tiết 2 G tiếp tục h dẫn H làm bài tập rồi chữa Bài 1 : Xếp các từ sau thành 3 nhóm xanh biếc; cao to ; lịch sự ; chăm ngoan; vàng rực; xám xịt ; chót vót;dịu dàng; kiêu căng a, Từ chỉ đặc điểm màu sắc. b, Từ chỉ đặc diểm hình dáng. c, Từ chỉ đặc điểm tính nết. G chỉnh sửa -nhận xét Bài 2 : Đặt 3 câu theo mẫu câu: Ai thế nào? G nhắc nhở H cách đặt câu G nhận xét-chỉnh sửa Bài 3 : Nối từ chỉ người hoặc vật ở bên trái với từ chỉ đúng đặc điểm của người hay vật đó ở bên phải: Em bé gái to khoẻ. Con voi sum suê, xanh tốt. Trang vở dễ thương. Cây đa nghiêm khắc. Cô giáo em trắng tinh. G nhận xét -bổ sung * Củng cố -dặn dò: G chốt lại các kiến thức vừa ôn G nhận xét giờ học Về nhà tiếp tục tìm từ chỉ đặc điểm và đặt câu H nghe và nhẩm đọc 1 em đọc yêu cầu H làm bài theo nhóm Các nhóm viết nối tiếp,mỗi em viết 1 từ. Các nhóm đọc kết quả và cùng nhau chữa bài. 1 em nêu yêu cầu H theo dõi H tự tìm và đặt câu vào vở H đọc kết quả làm 1 em nêu yêu cầu H làm miệng Chữa bài -nhận xét 1 em nêu yêu cầu H thảo luận theo N4 Đại diện các nhóm lên làm Lớp nhận xét 1 em nêu yêu cầu H nghe và đặt câu vào vở H đọc câu vừa đặt 1 em nêu yêu cầu 3 tổ lên bảng và thi nhau nối đúng và nhanh Chữa bài -nhận xét H nghe và ghi nhớ Ôn Tiếng Việt: BDHSG : Luyện viết : Kể về anh chị em I .Mục tiêu: - Rèn H kỹ năng viết văn kể về anh ( chị ,em ) trong gia đình hoặc anh ( chị ,em ) họ.Yêu cầu H viết đúng câu ,biết dùng dấu câu đúng chỗ,biết dùng một số từ ngữ gợi tả để kể hấp dẫn hơn. - Giáo dục H biết yêu thương anh chị em trong nhà. II .Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1: G thiệu - ghi bài Hoạt động 2 : G ghi đề bài Em hãy viết một đoạn văn kể về anh chị em. Đề bài yêu cầu gì ? G đọc cho H nghe bài mẫu Hoạt động 3: H viết bài G nhắc nhở H trước khi viết bài: Viết đúng câu; cách dùng dấu câu; Cách dùng từ.... G theo dõi,h dẫn thêm Hoạt động 4: Củng cố -dặn dò G thu vở chấm G chữa bài G đọc bài viết tốt cho H nghe G nhận xét giờ học Về nhà viết lại bài hay hơn H nghe và ghi nhớ 2 em đọc đề -lớp đọc thầm Kể về anh chị em H nghe H nghe và ghi nhớ H viết bài vào vở H theo dõi H nghe H nghe và ghi nhớ Ôn Toán : Luyện tập : Tìm số trừ I .Mục tiêu: -Giúp H củng cố cách tìm số trừ chưa biết,phân biệt với cách tìm số hạng và số bị trừ chưa biết. Củng cố dạng toán trắc nghiệm. - Rèn kỹ năng làm tính và giải toán II.Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1: G thiệu -ghi bài Hoạt động 2: Củng cố kiến thức G yêu cầu H nêu quy tắc cách tìm số trừ . ST = SBT - H Hoạt động 3 : Luyện tập G tổ chức H làm bài tập rồi chữa Bài 1: Tìm X 93 - X = 38 77 - X = 19 45 - X = 27 84 - X = 56 Chữa bài -nhận xét Bài 2 :Khoanh vào chữ cái có kết quả đúng phép tính : 53 - X = 27 X = 80 B . X = 26 C . X = 14 D. X = 36 H giỏi : 63 - X = 100 - 73 71 - 36 = 54 - X G h dẫn : 35 = 54 - X X = 54 - 35 X = 19 Bài 3 : Tìm một số biết rằng lấy 93 trừ đi số đó thì bằng 62 trừ 38. G hdẫn H cách làm Gọi số cần tìm là X theo bài ra ta có: - X = 62 - 38 Sau đó H tự làm và G chữa bài Bài 4: Mẹ nuôi được 82 con gà,mẹ đã bán đi một số gà và mẹ còn lại 34 con.Hỏi mẹ đã bán bao nhiêu con gà? Chữa bài -nhận xét *Củng cố -dặn dò G chấm bài -nhận xét Về nhà tiếp tục ôn lại bài H nghe và nhẩm đọc Vài em nhắc lại cách tìm sốtrừ 1 em nêu yêu cầu Lớp làm bài vào vở -2 em lên bảng làm Chữa bài trên bảng H tự tóm tắt và giải vào vở H đọc bài giải -Lớp nhận xét H nghe và ghi nhớ

File đính kèm:

  • docPDHSY tuan 15lop2doc.doc