Giáo án Phụ đạo học sinh yếu tuần 24 lớp 2

Ôn Toán : PĐHSY : KĨ THUẬT LẬP BẢNG CHIA 3 ; 4 VÀ 5

 1 / 3 CỦA ĐƠN VỊ

I. Mục tiêu:

- H nắm được kĩ thuật lập bảng chia 3 ; 4 và 5 bằng cách dựa vào bảng nhân 3 ; 4 và 5.

- Củng cố cách lập 1 / 3 của đơn vị và hiểu y nghĩa của 1 / 3.

II. Chuẩn bị: Một số bìa hình vuông để lập 1 / 3 của đơn vị.

 

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1204 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Phụ đạo học sinh yếu tuần 24 lớp 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn Toán : PĐHSY : Kĩ thuật lập bảng chia 3 ; 4 và 5 1 / 3 của đơn vị I. Mục tiêu: - H nắm được kĩ thuật lập bảng chia 3 ; 4 và 5 bằng cách dựa vào bảng nhân 3 ; 4 và 5. - Củng cố cách lập 1 / 3 của đơn vị và hiểu y nghĩa của 1 / 3. II. Chuẩn bị: Một số bìa hình vuông để lập 1 / 3 của đơn vị. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học Tiết 1 Hoạt động 1: Gthiệu - ghi bài Hoạt động 2: Gthiệu kĩ thuật lập bảng chia 3 ; 4 và 5. Lập bảng chia 3 G cho H đọc thuộc bảng nhân 3 theo thứ tự và không theo thứ tự. G ghi : 3 x 6 = 18 Yêu cầu H viết 2 phép chia tương ứng. Muốn tìm một thừa số của phép nhân em làm thế nào ? - Tương tự G yêu cầu H dựa vào bảng nhân 3 để lập bảng chia 3 G theo dõi - chỉnh sửa * Lập bảng chia 4 và 5 G tiến hành tương tự cách lập bảng chia 3 Tiết 2 Hoạt động 1: Củng cố kiến thức * Củng cố kĩ thuật lập 1 / 3 của đơn vị G yêu cầu H lấy bìa hình vuông rồi chia một tấm bìa ra thành 3 phần bằng nhau và lấy đi một phần. G yêu cầu H nêu y nghĩa của 1 / 3 * G yêu cầu H tìm 1 / 3 đồ vật có trong lớp học Hoạt động 2 : Luyện tập G hdẫn H làm lần lượt các bài tập ở tiết 1 / 3 của đơn vị . G theo dõi - hdẫn thêm. Chữa bài - nhận xét Tiết 3 G tiếp tục hdẫn H làm bài tập vào vở ô li rồi chữa. Bài 1 : Một đàn voi vào rừng người ta đếm có 28 chân . Hỏi đàn voi đó có bao nhiêu tai ? Bài 2 : Hải có 27 viên bi , Hải cho bạn 1 / 3 số bi đó. Hỏi Hải cho bạn bao nhiêu viên bi? Bài 3 : a, 1/ 3 của 12 là bao nhiêu ? b, 1/ 3 của 18 là bao nhiêu? c, 1 / 3 của 15 là bao nhiêu? Bài 4: Có 21 cái kẹo chia cho các em bé.Mỗi em được 1 / 3 số kẹo đó. Hỏi: a, Có mấy em được chia kẹo ? b, Mỗi em được mấy cái kẹo? * Chữa bài - nhận xét * Củng cố - dặn dò G thu vở chấm - chữa bài - nhận xét Về nhà tiếp tục ôn lại các bảng chia đã học. H nghe và nhẩm đọc Vài em đọc thuộc bảng nhân 3 Lớp đọc lại 1 em đọc phép tính H viết bảng con: 18 : 3 = 6 18 : 6 = 3 Muốn tìm thừa số của phép nhân ta lấy tích chia thừa số đã biết. H lần lượt lập và học thuộc bảng chia 3. H tiếp tục lập bảng chia 4 và 5 rồi đọc thuộc. H lấy tấm bìa thao tác và đọc 1 / 3 1 / 3 : 1 chỉ phần lấy đi của hình vuông. 3 chỉ phần bằng nhau của hình vuông. H tiến hành làm bài tập ở VBT H đọc kết quả làm - lớp nhận xét H tiến hành làm lần lượt các bài tập vào vở rồi chữa. Bài 3 : H nêu miệng Bài 4 : a, Mỗi em được 1 / 3 số kẹo nên có 3 em được chia kẹo . b, Số kẹo mỗi em được chia là: 21 : 3 = 7 ( cái ) Đáp số : a, 3 em b, 7 cái kẹo Lớp cùng chữa bài H nghe và thực hiện Ôn tiếng Việt : Ôn tập làm văn I. Mục tiêu: - Luyện H đáp lời phủ định . Tập trả lời câu hỏi - H luyện tập thành thạo . II. Lên lớp : 1. G giới thiệu bài học - Ghi đầu bài 2. Luyện trả lời phủ định : - Cho H thực hành dưới dạng đóng vai nhân vật ở bài tập 1: Mỗi bàn là một nhóm 2, em hỏi, em đáp - Chú ý lời đáp phủ định để uốn nắn cho H. ( Cho chơi 8 - 10 nhóm ) 3. Luyện trả lời theo câu hỏi : - 2 - 3 em kể lại câu chuyện theo tranh vẽ ở SGK, sau đó cho H nêu câu hỏi và trả lời : Cũng làm theo nhóm 2 như bài tập 1. Sau mỗi câu trả lời G uốn nắn cho các em . 4. Tổng kết, dặn dò : Về nhà luyện thêm. Ôn toán : Luyện tập chung I. Mục tiêu: - Luyện về bảng chia 4, chia 5, về kiến thức 1/4 đã học - Nắm chắc và thực hành thành thạo . II. Lên lớp : 1. H ôn lại hai bảng chia đã học : Gọi nhiều em đọc - G hỏi bất kì phép chia nào , yêu cầu H trả lời kết quả . 2. Khắc sâu hiểu biết về 1/4 : - G vẽ một số hình ở bảng , cho H lên tô màu 1/ 4 ? - Gợi ý để H trả lời : ? Có 8 cái kẹo , 1/ 4 số kẹo đó là ? cái . ? Có 20 ô vuông 1/ 4 số ô vuông đó là ? ô vuông . ? 3 dm là 1/ 4 của ? dm . 3. G ghi bài tập ở bảng theo dề chẵn , lẻ cho H làm ở vở Chấm chữa bài . 4. Củng cố, dặn dò . Ôn toán : Luyện bảng chia 4 I . Mục tiêu : - Củng cố bảng chia 4 - H làm tốt các bài tập II. Hoạt động dạy học : 1. T giới thiệu nội dung tiết học. 2. Cho các em ôn lại bảng chia : Gọi nhiều em đọc. T kiểm tra H trả lời bất kì phép chia nào trong bảng . 3. T hướng dẫn H làm bài tập: Bài 1 : H tính nhẩm theo từng cột: T tổ chức cho H trả lời nối tiếp nhau Bài 2 : H đọc bài toán – Nêu tóm tắt rồi giải. H đọc bài giải – Lớp chữa. Bài giải Số học sinh trong mỗi hàng là : 32 : 4 = 8 (học sinh ) Đáp số : 8 học sinh Bài 3: Tương tự bài 2 Củng cố – Dặn dò : Xem lại các bài tập. Ôn tiếng Việt : Luyện từ và câu I. Mục đích yêu cầu : - Luyện mở rộng vốn từ về loài thú . - Luyện dùng dấu chấm, dấu phẩy ; II. Hoạt động dạy và học : 1. G giới thiệu bài học - Ghi đầu bài 2. Hướng dẫn H làm bài tập : Bài 1: Nối tên các con thú với đặc điểm của nó : Hổ hiền lành Nai hung dữ Cáo nhanh nhẹn Sóc ranh mãnh Ngựa chậm chạp Gấu hay đá hậu - Tổ chức cho H thảo luận N 2- Em nêu tên con vật, em chọn tính cách để trả lời . Tuyên dương . Bài 2: Chọn dấu chấm hay dấu phẩy điền vào chỗ trống ở đoạn văn sau: Cả nhà Gờu ở trong rừng . Mùa xuân…cả nhà Gấu kéo nhau đi bẻ măng…uống mật ong ….Mùa thu… Gấu đi nhặt quả hạt dẻ …Gấu bố…Gấu mẹ…Gấu con cùng béo rung rinh bước đi lặc lè..lặc lè . G gợi ý cho H tìm hiểu - Cho H làm ở vở - Đánh giá cụ thể . 3. Tổng kết , dặn dò : Dặn H về nhà làm BT và học thêm . Luyện viết: Luyện chữ viết I. Mục tiêu: - Giúp H luyện viết một đoạn văn trong bài : Voi nhà . - Chú trọng rèn chữ viết đẹp cho các em khá, giúp các em yếu viết đúng , rõ ràng và trình bày sạch sẽ . II. Chuẩn bị : - G viết mẫu bài trên bảng phụ . II. Lên lớp : 1. G nêu yêu cầu tiết học . 2. Nhắc nhở H trước khi luyện viết : Viết đúng, đều nét , viết cẩn thận , chú ý các tên riêng . Các em khá cần luyện thêm chữ đẹp . 3. H viết bài . - G đi lại động viên , giúp đỡ cho một số em. 4. Chấm , đánh giá bài viết của H cụ thể . Thứ sáu, 27 . 2 . 2009 Ôn TViệt : BDHSG : Rèn kĩ năng đọc văn kể chuyện I.Mục tiêu: - Rèn kĩ năng đọc văn kể chuyện ; đọc theo giọng của từng nhân vật trong chuyện kết hợp thể hiện sắc thái , động tác . - Qua luyện đọc giúp các em hiểu nội dung câu chuyện. II. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1 : Gthiệu - ghi bài Hoạt động 2: Luyện đọc G đọc mẫu câu chuyện “ Quả tim Khỉ” Câu chuyện em vừa đọc có mấy nhân vật, đó là những nhân vật nào? Mỗi nhân vật thể hiện mỗi tính cách như thế nào? Khi đọc cần đọc với giọng như thế nào? G cho H luyện đọc lại chuyện G theo dõi - chỉnh sửa Hoạt động 3 : Đọc nâng cao G tổ chức thi đọc G phân vai và yêu cầu H thể hiện G nhận xét - tuyên dương Hoạt động 4 : Củng cố - dặn dò G khắc sâu cách đọc văn kể chuyện G nhận xét giờ học Về nhà tiếp tục luyện đọc thêm H nghe và nhẩm đọc H nghe H đọc thầm và trả lời câu hỏi Có 3 nhân vật . đó là Cá Sấu , Khỉ, người dẫn chuyện Khỉ: nhân hậu, nhanh trí , thật thà.... Cá Sấu : bội bạc ,phản trắc ... H trả lời H luyện đọc và nêu y nghĩa câu chuyện H luyện đọc nhóm Thi đọc giữa các nhóm H nhận vai và thi đọc H nghe và ghi nhớ H nghe và thực hiện Ôn TViệt : Luyện từ ngữ về loài thú - dấu chấm , dấu phẩy I.Mục tiêu: - Củng cố và mở rộng vố từ về loài thú : tên, một số đặc điểm và hoạt động của các loài thú. - Tiếp tục luyện tập về dấu chấm dấu phẩy. II. Các hoạt động dạy học : Hoạt động dạy Hoạt động học Tiết 1 Hoạt động 1 : Gthiệu - ghi bài Hoạt động 2 : Hdẫn làm bài tập G hdẫn H làm lần lượt các bài tập rồi chữa Bài 1 : Nối tên các con thú với đặc điểm của con thú đó : Hổ hiền lành Nai hung dữ Cáo nhanh nhẹn Sóc ranh mãnh Gấu khỏe nhất trong các loài thú Vượn hay đá hậu Voi thường hay hú Ngựa béo và dữ tợn Bài 2 : Chọn dấu chấm hay dấu phẩy để điền vào chỗ chấm trong đoạn văn sau: Cả nhà Gấu ở trong rừng . Mùa xuân... cả nhà Gấu kéo nhau đi bẻ măng và uống mật ong . Mùa thu... Gấu đi nhặt quả hạt dẻ. Gấu bố... gấu mẹ... gấu con cùng béo rung rinh bước đi lặc lè... lặc lè . G chữa bài và chốt y đúng. Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò G thu vở chấm - chữa bài - nhận xét G nhận xét giờ học Tiết 2 G tổ chức cho H làm các bài tập ở VBT G theo dõi hdẫn thêm G cho H đọc kết quả làm Dấu chấm được đặt ở đâu trong một đoạn văn ? Dùng dấu phẩy có tác dụng gì? G chốt lại cách sử dụng dấu chấm, dấu phẩy. Bài tập bổ sung: Bài 1: G tổ chức trò chơi Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm mang tên một con vật Khi nghe G gọi tên con vật ,nhóm nào có tên con vật đó thi đứng lên nói từ chỉ đúng đặc điểm và hàng động của nó. Vd : Hổ : dữ tợn Voi : Kéo gỗ rất khỏe Bài 2: G yêu cầu H tìm tên chỉ con vật và đặc điểm để so sánh. Vd: Nhanh như sóc. Nhát như thỏ Củng cố - dặn dò G chốt lại nội dung vừa học Về nhà tiếp tục ôn lại bài H nghe và nhẩm đọc 1 em đọc yêu cầu H làm theo nhóm 4 Đại diện nhóm trình bày kết quả nối Hổ - hung dữ Nai - hiền lành Cáo - ranh mãnh Sóc - nhanh nhẹn Gấu - béo và dữ tợn Vượn - thường hay hú Voi - khỏe nhất trong các loài thú Ngựa - hay đá hậu 1 em đọc yêu cầu H tự chép đoạn văn và điền dấu vào vở H đọc bài làm - lớp nhận xét Lớp cùng chữa bài H tiến hành làm lần lượt các bài tập ở VBT H đọc bài làm - lớp nhận xét Dấu chấm được đặt sau một câu có đủ 2 bộ phận chính Tách y của các bộ phận có cùng chức năng trong câu. Các nhóm nhớ tên gọi và thực hiện theo yêu cầu đề ra. Các nhóm tiến hành chơi H làm miệng H nghe và ghi nhớ BDHSG : Toán : Giải toán I. Mục tiêu: - H biết vận dụng bảng nhân, chia đã học để giải bài toán có lời văn. - Rèn kĩ năng phân tích - xác định dạng toán - chọn phép tính đúng và trình bày bài giải theo đúng yêu cầu. II. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1 : Gthiệu - ghi bài Hoạt động 2: Luyện tập G tổ chức hdẫn cho H làm bài tập rồi chữa. Bài 1 : Một đàn dê đang ăn cỏ, người ta đếm được 36 chân . Hỏi đàn dê đó có bao nhiêu con? Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Một con dê có bao nhiêu chân? G yêu cầu H tự tóm tắt và giải và giải vào vở. Bài 2 : Độ dài đường gấp khúc tạo một hình tam giác đều ABC 27 cm .Hỏi đoạn AB dài bao nhiêu cm? Bài 3: Mỗi lọ cắm 4 bông hoa . Hỏi 32 bông hoa thi cắm được bao nhiêu bông ? Bài 4 : Một túi đựng được 7 kg đường . Hỏi 4 túi thì đựng được bao nhiêu kg đường? Hoạt đông 3 : Củng cố - dặn dò G thu vở chấm - chữa bài - nhận xét Về nhà tiếp tục ôn lại bài H nghe và nhẩm đọc 1 em đọc bài toán Một đàn dê có 36 chân Có bao nhiêu con dê Một con dê có 4 chân H tóm tắt và giải bài vào vở 1 em đọc bài toán Lớp làm vào vở - 1 em lên bảng làm Chữa bài - nhận xét H làm tiếp bài 3 và bài 4 vào vở Lớp cùng chữa bài H nghe và thực hiện Ôn TViệt: L uyện nghe - trả lời câu hỏi I. Mục tiêu: - Tiếp tục rèn kĩ năng nghe - trả lời câu hỏi. - Nghe kể một mẫu chuyện vui . Nhớ và trả lời câu hỏi về nội dung đã nghe. II. Chuẩn bị : 2 máy điện thoại ( đồ chơi ) để H đóng vai III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1 : Gthiệu - ghi bài Hoạt động 2: Nghe đáp qua máy điện thoại G hdẫn các nhóm đóng vai hỏi đáp qua điện thoại G theo dõi hdẫn thêm G nhận xét - chỉnh sửa G tuyên dương nhóm thực hành tốt Hoạt động 3 : Nghe kể và trả lời câu hỏi G kể chuyện “ Vì sao” G nêu câu hỏi và H thảo luận theo N4 Lần đầu về quê chơi , cô bé thấy thế nào ? Cô bé hỏi anh họ điều gì ? Cậu bé giải thích vì sao bò không có sừng? Thực ra con vật mà cô bé nhìn thấy là con gì ? G nhận xét Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò Các câu đáp trả lời đó là loại câu gì ? Về nhà tiếp tục ôn lại bài H nghe và nhẩm đọc Các nhóm tiến hành đóng vai Đại diện các nhóm lên thể hiện H nghe G kể chuyện Các nhóm thảo luận các câu hỏi Đại diện vác nhóm trình bày Câu phủ định H nghe và thực hiện SHL : Sinh hoạt sao ( Nội dung và hình thức sinh hoạt do Đội quy định H tiến hành sinh hoạt theo sự hdẫn của các chị phụ trách sao G theo dõi , nhắc nhở chung)

File đính kèm:

  • docPDHSY tuan 24lop 2.doc