I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1.Về kiến thức:
- Nắm được kiến thức về biến cố và xác suất của biến cố
2.Về kỹ năng:
- Thành thạo cách tính xác suất của biến cố và cách vận dụng tính chất của xác suất vào tính xác suất của biến cố
3.Về thái độ, tư duy:
- Rèn luyện tính cẩn thận ,chính xác, tư duy lôgic, lập luận chặt chẽ, vận dụng được lý thuyết vào bài tập.
- Biết quy lạ thành quen
- Thấy được sự liên hệ giữa toán học và thực tiễn
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1114 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án phụ đạo môn Toán 11 (bán sát chương trình) - Tiết 15, 16: Xác suất của biến cố, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ...../...../2011
Ngày dạy: ...../...../2011 Dạy lớp:11A
Ngày dạy: ...../...../2011 Dạy lớp:11B
Ngày dạy: ...../...../2011 Dạy lớp:11K
TIẾT 15: XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1.Về kiến thức:
- Nắm được kiến thức về biến cố và xác suất của biến cố
2.Về kỹ năng:
- Thành thạo cách tính xác suất của biến cố và cách vận dụng tính chất của xác suất vào tính xác suất của biến cố
3.Về thái độ, tư duy:
- Rèn luyện tính cẩn thận ,chính xác, tư duy lôgic, lập luận chặt chẽ, vận dụng được lý thuyết vào bài tập.
- Biết quy lạ thành quen
- Thấy được sự liên hệ giữa toán học và thực tiễn
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên: + SGK, TLHDGD, Giáo án.
+ Một số câu hỏi, bài tập áp dụng.
2. Học sinh: + SGK, vở ghi, đồ dùng học tập.
+ Chuẩn bị bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1. Ổn định tổ chức: 1’
- Nắm tình làm bài, học bài của học sinh ở nhà.
2. Kiểm tra bài cũ (Lồng vào các hoạt động)
3. Dạy bài mới
HĐ1: Bài tập sách giáo khoa (20’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Bài 5( SGK – 74)
Từ cỗ bài tú lơ khơ, rút ngẫu nhiên cùng một lúc 4 quân. Tính xác suất sao cho:
a) Cả 4 con đều là át
b) Được ít nhất một con át
c) Được hai con át và hai con K
Hướng dẫn : Đọc kĩ đề bài , hình thành hướng giải quyết bài toán,a ,b và c có thể được chọn trong các quân nào ?
- Nhận xét, đánh giá, ghi điểm.
Bài 7 (SGK- 77)
Gieo một con súc sắc 3 lần. Tính xác suất sao cho mặt 6 chấm xuất hiện ít nhất một lần
- Lên bảng trình bày bài làm.
- Theo dõi bài làm của bạn và nhận xét.
Bài 5 (SGK – 74)
Không gian mẫu gồm các tổ hợp chập 4 của 52 phần tử
a) Gọi A: “Cả 4 con đều là át”
n( A)= nên P( A)=1/270725
b) Gọi B: “Có ít nhất 1 con đều là át”
Thì : “không có con nào là át”
Vậy n( )=
c) Gọi C: “Được hai con át và hai con K”
Bài 7 (SGK- 77)
Không gian mẫu gồm 6.6.6 = 216 phần tử
Gọi A: “Không lần nào xuất hiện mặt 6 chấm”
Thì : “Mặt 6 chấm xuất hiện ít nhất một lần”
Vậy n(A) = 5.5.5=125
Bài 5( SGK – 74)
Từ cỗ bài tú lơ khơ, rút ngẫu nhiên cùng một lúc 4 quân. Tính xác suất sao cho:
a) Cả 4 con đều là át
b) Được ít nhất một con át
c) Được hai con át và hai con K
Bài 7 (SGK- 77)
Gieo một con súc sắc 3 lần. Tính xác suất sao cho mặt 6 chấm xuất hiện ít nhất một lần
HĐ2: Bài tập chép. (20’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Bài 1: Một tổ có 7 HS nam và 3 HS nữ. Chọn ngẫu nhiên hai người. Tính xác suất sao cho trong hai người đó
a) Cả hai đều là nữ
b) Không có nữ nào
c) Ít nhất một người là nữ
d) Có đúng một người là nữ
Bài 2:Một hộp chứa 10 quả cầu đỏ được đánh số từ 1 đến 10, 20 quả cầu xanh được đánh số từ 1 đến 20. Lấu ngẫu nhiên một quả. Tính xác suất sao cho quả được chọn:
a) Ghi số chẵn
b) Màu đỏ
c) Màu đỏ và ghi số chẵn
d) Mầu xanh hoặc ghi số lẻ
- Lên bảng trình bày bài làm.
- Theo dõi bài làm của bạn và nhận xét.
Bài 1:
Không gian mẫu gồm các tổ hợp chấp 2 của 10 phần tử
a) Gọi A: “Cả hai đều là nữ”
n( A)=
b) Gọi B: “Không có nữ nào”
tức cả hai người được chọn đều là nam
n( B)=
c) Gọi C: “Không có nữ nào”
thì : “Ít nhất một người là nữ”
Vậy:
d) Gọi D: “Có đúng một người là nữ”
n( D) =
Bài 2:
Không gian mẫu gồm 30 phần tử
a) Số quả cầu ghi số chẵn gồm 15 quả nên có xác suất là 1/2
b) Số quả cầu màu đỏ gồm 10 quả nên có xác suất là 1/3
c) Số quả cầu mầu đỏ và ghi số chẵn là 5 quả nên xác suất là 1/6
Số quả cầu mầu xanh hoặc ghi số lẻ là 25 quả nên xác suất là 5/6
Bài 1: Một tổ có 7 nam và 3 nữ. Chọn ngẫu nhiên hai người. Tính xác suất sao cho trong hai người đó
a) Cả hai đều là nữ
b) Không có nữ nào
c) Ít nhất một người là nữ
d) Có đúng một người là nữ
Bài 2:Một hộp chứa 10 quả cầu đỏ được đánh số từ 1 đến 10, 20 quả cầu xanh được đánh số từ 1 đến 20. Lấu ngẫu nhiên một quả. Tính xác suất sao cho quả được chon:
a) Ghi số chẵn
b) Màu đỏ
c) Màu đỏ và ghi số chẵn
d) Mầu xanh hoặc ghi số lẻ
* Củng cố (3’)
- Nhắc lại những chú ý khi tính xác suất của biến cố: xác định không gian mẫu, biến cố và số phần tử của nó.
4. Hướng dẫn học bài và làm bài ở nhà (1’)
- Ôn lại cách tính hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp, và cách tính xác suất của biến cố
* Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Ngày soạn: ...../...../2011
Ngày dạy: ...../...../2011 Dạy lớp:11A
Ngày dạy: ...../...../2011 Dạy lớp:11B
Ngày dạy: ...../...../2011 Dạy lớp:11K
TIẾT 16: XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1.Về kiến thức:
- Nắm được kiến thức về biến cố và xác suất của biến cố
2.Về kỹ năng:
- Thành thạo cách tính xác suất của biến cố và cách vận dụng tính chất của xác suất vào tính xác suất của biến cố
3.Về thái độ, tư duy:
- Rèn luyện tính cẩn thận ,chính xác, tư duy lôgic, lập luận chặt chẽ, vận dụng được lý thuyết vào bài tập.
- Biết quy lạ thành quen
- Thấy được sự liên hệ giữa toán học và thực tiễn
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên: + SGK, TLHDGD, Giáo án.
+ Một số câu hỏi, bài tập áp dụng.
2. Học sinh: + SGK, vở ghi, đồ dùng học tập.
+ Chuẩn bị bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1. Ổn định tổ chức: 1’
- Nắm tình làm bài, học bài của học sinh ở nhà.
2. Kiểm tra bài cũ (Lồng vào các hoạt động)
3. Dạy bài mới
HĐ1: Bài tập (34’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Bài 8( SGK – 77)
Cho một lục giác đều ABCDEF. Viết các chữ cái A, B, C, D, E, F vào 6 cái thẻ. Lấy ngẫu nhiên hai
cái thẻ. Tính xác suất sao cho đoạn thẳng mà đầu mút là các điểm được ghi trên hai thẻ đó là:
a) Cạnh của lục giác
b) Đường chéo của lục giác
c) Đường chéo nối hai đỉnh đối diện của lục giác
Bài tập chép 1
Một người đi du lịch mang 3 hộp thịt,2 hộp quả và 3 hộp sữa.Do trời mưa nên các hộp bị mất nhãn.Người đó chọn ngẫu nhiên 3 hộp.Tính xác xuất để trong đó có một hộp thịt, một hộp sữa,một hộp quả.
Bài tập chép 2
Một hộp có 5 quả cầu xanh và 4 quả cầu đỏ. Rút ngẫu nhiên 2 quả cầu. Tính xác suất để chọn được 2 quả cầu cùng màu.
- Gv có thể hướng dẫn HS làm theo phương pháp liệt kê
hoặc quy tắc đếm
Bài tập chép 3
Trong kỳ thi hs giỏi Toán có 2 em đạt điểm 9; 3 em đạt điểm 8; 4 em đạt điểm 7. Chọn ngẫu nhiên 2 em. Tính xác suất sao cho:
a. Chọn được 2 em cùng điểm.
b. Chọn được 2 em
khác điểm.
- Gọi 2 hs đại diện của 2 nhóm lên bảng trình bày lời giải.
- Gọi 2 hs đại diện 2 nhóm còn lại nêu nx
- Lên bảng trình bày bài làm.
- Theo dõi bài làm của bạn và nhận xét.
Bài 8 (SGK – 77)
Không gian mẫu gồm các tổ hợp
a) Gọi A: “Hai điểm là cạnh của lục giác
b) Gọi B: “Hai điểm tạo thành đường chéo của hình lục giác”
c) Gọi C: “Hai điểm tạo thành đường chéo nối hai đỉnh của hình lục giác”
P = =
A: “ Chọn được 2 cầu màu xanh”
B: “ Chọn được 2 cầu màu đỏ”
A È B: “Chọn được 2 quả cầu cùng màu”
A và B xung khắc.
P(A È B ) = P(A) + P(B)
= =
Nhóm 1, 2: Câu a
Nhóm 3, 4: Câu b.
-Thảo luận và tìm lời giải bài toán.
P() = 1 – P(A).
Bài 8( SGK – 77)
Không gian mẫu gồm các tổ hợp
a) b)
c)
Bài tập chép 1
Một người đi du lịch mang 3 hộp thịt,2 hộp quả và 3 hộp sữa.Do trời mưa nên các hộp bị mất nhãn.Người đó chọn ngẫu nhiên 3 hộp.Tính xác xuất để trong đó có một hộp thịt, một hộp sữa,một hộp quả.
Bài tập chép 2
Một hộp có 5 quả cầu xanh và 4 quả cầu đỏ. Rút ngẫu nhiên 2 quả cầu. Tính xác suất để chọn được 2 quả cầu cùng màu.
Bài tập chép 3
Trong kỳ thi hs giỏi Toán có 2 em đạt điểm 9; 3 em đạt điểm 8; 4 em đạt điểm 7. Chọn ngẫu nhiên 2 em. Tính xác suất sao cho:
a. Chọn được 2 em cùng điểm.
b. Chọn được 2 em khác điểm.
HĐ2: Bài tập trắc nghiệm. (7’)
Hoạt động của GV
Hoạt động HS
Nội dung ghi bảng
GV tổ chức cho HS hoạt động và chấm điểm theo nhóm một số câu trắc nghiệm
Câu 1: Lấy hai quân bài từ bộ bài tú lơ khơ 52 con. Số cách lấy là
A. 104 B. 1326 C. 450 D. 2652
Câu 2: Năm người được xếp vào ngồi quanh một chiếc bàn tròn với 5 ghế. Số cách xếp là:
A. 50 B. 100 C. 120 D. 24
Câu 3: Gieo một con súc sắc hai lần. Xác suất để ít nhất một lần xuất hiệnmặt sáu chấm là:
A. 12/36 B. 11/36
C. 6/36 D. 8/36
Câu 4: Từ một hộp chứa 3 quả cầu trắng và hai quả cầu đen lấy ngẫu nhiên hai quả. Xác suất để lấy hai quả trắng là:
A. 9/30 B. 12/30
C. 10/30 D. 6/30
Câu 5: Gieo ba con súc sắc. Xác suất để số chấm xuất hiện trên ba con là như nhau là:
A. 12/216 B. 1/216
C. 6/216 D. 3/216
Câu 6: Gieo một đồng tiền cân đối và đồng chất 4 lần. Xác suất để cả 4 lần xuất hiện mặt sấp là:
A. 4/16 B. 3/16 C. 1/16 D. 6/16
Thực hiện theo yêu cầu của GV
B
D
B
A
C
C
* Củng cố ( Thời gian: 2’)
- Nhắc lại những chú ý khi tính xác suất của biến cố: xác định không gian mẫu, biến cố và số phần tử của nó.
4. Hướng dẫn học bài và làm bài ở nhà (1’)
- Ôn lại cách tính hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp, và cách tính xác suất của biến cố
* Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- Tiet 15+16.doc