I- Mục tiêu cần đạt
Giúp HS :
1. Kiến thức:
- Hiểu sâu hơn về chức năng của mở bài và kết bài trong văn nghị luận.
- Nắm vững hơn các kiểu mở bài và kết bài thông dụng trong văn nghị luận.
2. Kĩ năng :
- Có kĩ năng vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo các kiểu mở bài và kết bài thông dụng trong văn nghị luận.
3. Thái độ:
- Biết nhận diện những lỗi thường mắc trong khi viết mở bài, kết bài và có ý thức tránh những lỗi này .
II- Phương tiện
1.Giáo viên: SGK, SGV, giáo án.
2. học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn.
III- Phương pháp
Thuyết trình kết hợp với trao đổi thảo luận,vấn đáp- gợi tìm
IV- Tiển trình tổ chức dạy học:
- Lời dẫn vào bài: Để viết được một bài văn nghị luận hay thì việc nắm được các kĩ năng phân tích đề, kĩ năng lập ý, lập dàn ý, kĩ năng lập luận và các thao tác nghị luận là rất quan trọng. Bên cạnh đó, mở bài và kết bài cũng là một kĩ năng rất quan trọng. Mở bài đánh dấu bước khởi đầu trong quá trình trình bày vấn đề nghị luận, và kêt bài cho ta biết việc trình bày vấn đề đã kết thúc. Vì vậy hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách viết mở bài và kết bài trong một bài văn nghị luận.
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 16559 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 99:
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG MỞ BÀI, KẾT BÀI TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
I- Mục tiêu cần đạt
Giúp HS :
1. Kiến thức:
- Hiểu sâu hơn về chức năng của mở bài và kết bài trong văn nghị luận.
- Nắm vững hơn các kiểu mở bài và kết bài thông dụng trong văn nghị luận.
2. Kĩ năng :
- Có kĩ năng vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo các kiểu mở bài và kết bài thông dụng trong văn nghị luận.
3. Thái độ:
- Biết nhận diện những lỗi thường mắc trong khi viết mở bài, kết bài và có ý thức tránh những lỗi này .
II- Phương tiện
1.Giáo viên: SGK, SGV, giáo án.
2. học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn.
III- Phương pháp
Thuyết trình kết hợp với trao đổi thảo luận,vấn đáp- gợi tìm…
IV- Tiển trình tổ chức dạy học:
- Lời dẫn vào bài: Để viết được một bài văn nghị luận hay thì việc nắm được các kĩ năng phân tích đề, kĩ năng lập ý, lập dàn ý, kĩ năng lập luận và các thao tác nghị luận là rất quan trọng. Bên cạnh đó, mở bài và kết bài cũng là một kĩ năng rất quan trọng. Mở bài đánh dấu bước khởi đầu trong quá trình trình bày vấn đề nghị luận, và kêt bài cho ta biết việc trình bày vấn đề đã kết thúc. Vì vậy hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách viết mở bài và kết bài trong một bài văn nghị luận.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV: Các em hãy đọc kĩ các mở bài của đề bài trong mục 1/ I SGK( tr 112,113).
HS đọc bài.
GV:Em hãy cho cô biết mở bài (1) đã giới thiệu được vấn đề cần nghị luận theo yêu cầu của đề bài chưa?
HS trả lời.
GV: Vậy theo em thì mở bài này đã phù hợp với yêu cầu trình bày vấn đề nghị luận của đề bài chưa?
HS trả lời.
GV: Các em tiếp tục xem xét mở bài (2), mở bài này có trình bày được vấn đề nghị luận không? Đã phù hợp với yêu cầu của đề bài chưa?
HS trả lời
GV: Vậy còn mở bài (3) thì sao?
HS trả lời.
GV: Vậy ta thấy có hai cách mở bài đạt phù hợp là mở bài (2) và mở bài (3), từ đó em rút ra nhận xét gì?
HS trả lời.
GV: Từ những gì vừa tìm hiểu ở trên, em hãy cho cô biết phần mở bài có chức năng như thế nào trong mộtbài văn nghị luận?
HS trả lời.
GV: Các em hãy xem xét các mở bài trong mục 2/I SGK (tr 113,114).
Em hãy xác định vấn đề nghị luận sẽ được triển khai trong phần thân bài là gì?
GV: Ở mở bài(1),em thấy Bác đã dẫn dắt, đặt vấn đề như thế nào?
HS trả lời.
GV: Cách mở bài như vậy có tác dụng gì?
HS trả lời.
GV: Tương tự như vậy, các em hãy phân tích tiếp mở bài (2)?
HS trả lời
GV: Vậy mở bài (3) đã dẫn dắt, đặt vấn đề theo cách nào? Tác dụng?
HS trả lời.
GV: Em có nhận xét gì về các mở bài trên?
HS trả lời.
GV: Từ những gì vừa tìm hiểu ở trên,em hãy cho cô biết phần mở bài cần đáp ứng được những yêu cầu gì trong quá trình tạo lập văn bản?
GV: Các em hãy theo dõi mục 1/ II trong SGK , theo em thì kết bài (1) có phù hợp với yêu cầu của đề bài đã cho không? Vì sao?
HS trả lời.
GV: Vậy còn kết bài (2) thì như thế nào?
HS trả lời.
GV: Từ những gì vừa tìm hiểu, em có nhận xét gì về phần kết bài?
HS trả lời.
GV: Vậy theo em thì kết bài có chức năng gì trong bài văn nghị luận?
HS trả lời.
GV: Các em hãy xem xét tiếp mục 2/II trong SGK
Em hãy cho biết nội dung đựợc đề cập tới trong các kết bài này là gì?
HS trả lời
GV: Các kết bài này có tác động như thế nào đối với người đọc?
HS trả lời.
GV: Do đâu mà có tác động đó? Em hãy phân tích kết bài (1) để làm rõ hơn?
HS trả lời.
GV: Các em hãy tiếp tục phân tích kết bài (2) ?
HS trả lời.
GV: Dựa vào nội dung vừa tìm hiểu ở mục 1 và 2, em hãy cho biết phần kết bài cần đáp ứng được những yêu cầu gì trong quá trình tạo lập văn bản?
HS trả lời.
GV: Các em hãy làm các bài tập 1, 2 trong mục luyện tập ( SGK- tr116,117)
GV: Trước tiên chúng ta sẽ giải quyết bài tập 1, các em thấy hai mở bài trong bài tập này có điểm gì giống và khác nhau? Ưu điểm của mỗi cách?
HS làm bài.
GV: Các em tiếp tục làm bài tập 2? Tại sao phần mở bài và kết bài trong bài tập này chưa đạt yêu cầu?
HS trả lời.
GV: Em hãy viết lại những mở bài và kết bài trên cho phù hợp hơn?
HS làm bài tập.
GV: Về nhà các em hãy làm bài tập 3 trong SGK.
HS ghi bài tập.
I- Viết phần mở bài.
1. Tìm hiểu các mở bài:
- Đề bài: Phân tích giá trị nghệ thuật của tình huống truyện trong tác phẩm “ Vợ nhặt” (Kim Lân).
+ Mở bài (1): không giới thiệu được rõ vấn đề cần nghị luận, nêu những thông tin thừa, phạm vi quá rộng so với vấn đề nghị luận( có thể lược bỏ phần giới thiệu tiểu sử và tóm tắt sự nghiệp sáng tác của tác giả).
àChưa phù hợp với yêu cầu của đề bài.
+ Mở bài (2): đã tập trung vào vấn đề cần nghị luận( tình huống truyện); mở bài một cách trực tiếp, hướng được người đọc vào vấn đề.
à Phù hợp với yêu cầu của đề.
+ Mở bài (3): mở bài một cách gián tiếp, dẫn dắt một cách tự nhiên; giới thiệu vấn đề một cách rõ ràng, ngắn gọn và chính xác, người đọc nắm bắt được vấn đề.
à Phù hợp với yêu cầu của đề bài.
=> Một vấn đề sẽ có nhiều cách mở bài khác nhau.
- Chức năng của mở bài: Thông báo chính xác ngắn gọn vấn đề nghị luận.
2.Phân tích cách mở bài.
- Vấn đề được triển khai:
+ Mở bài (1): Quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam.
+ Mở bài (2): Nét đặc sắc về tư tưởng nghệ thuật trong bài thơ “Tống biệt hành” (Thâm Tâm).
+ Mở bài (3): Những khám phá độc đáo, sâu sắc của Nam Cao về đề tài người nông dân trong tác phẩm “Chí Phèo”.
- Tính tự nhiên, hấp dẫn của các mở bài:
+ Mở bài (1): Sử dụng một số tiền đề sẵn có( dẫn lời một số bản tuyên ngôn nổi tiếng) vừa định hướng được nội dung, vừa gây được hứng thú cho người đọc.
à Tác dụng: giới thiệu vấn đề nghị luận một cách tự nhiên và giàu sức thuyết phục.
+ Mở bài (2): Sử dụng một phép so sánh dựa trên sự tương đồng giữa đối tượng cần trình bày với đối tượng khác nhằm mục đích nhấn mạnh vào đối tượng cần trình bày.
à Tác dụng: Gợi mở hướng tìm tòi cho người đọc.
+ Mở bài (3): Sử dụng phép so sánh, đối chiếu đối tượng đang xem xét với những đối tượng khác có đặc điểm tương đồng, nhưng mục đích chủ yếu là để chỉ ra sự khác biệt nhằm nhấn mạnh vào đối tượng cần trình bày.
à Tác dụng: Tạo hứng thú cho người đọc.
=> Cả ba mở bài trên đều theo cách gián tiếp, dẫn dắt tự nhiên, tạo được ấn tượng, hấp dẫn sự chú ý của người đọc hướng tới vấn đề.
3. Yêu cầu đối với phần mở bài.
- Thông báo chính xác, ngắn gọn vấn đề nghị luận.
- Hướng người đọc(người nghe) vào nội dung một cách tự nhiên và gợi hứng thú với vấn đề đựợc trình bày trong văn bản.
II- Cách viết kết bài.
1. Tìm hiểu cách kết bài
- Đề bài: Suy nghĩ của anh(chị) về nhân vật ông lái đò trong tùy bút “ Người lái đò sông Đà” (Nguyễn Tuân).
+ Kết bài (1) không phù hợp vì:
Phạm vi quá rộng so với yêu cầu của đề,lan man, không đánh giá khái quát được vấn đề.
Không có dấu hiệu hình thức cho biết văn bản đã kết thúc, không liên kết được với phần trước.
à Lỗi học sinh thường gặp phải khi viết bài.
+ Kết bài (2) phù hợp với yêu cầu của đề bài vì:
Đánh giá khái quát được ý nghĩa của hình tượng ông lái đò, đồng thời gợi suy nghĩ, liên tưởng sâu sắc cho người đọc.
Có dấu hiệu cho biết văn bản đã kết thúc, có liên kết chặt chẽ với phần trước ( như đã đề cập tới).
=> Nội dung phần kết bài phải liên quan trực tiếp đến vấn đề nghị luận, phần kết bài nên có các phương tiện liên kết để củng cố mối quan hệ với các phần trước của văn bản.
- Chức năng của kết bài: Đánh dấu việc kết thúc quá trình trình bày vấn đề, đánh giá khái quát về vấn đề.
2. Phân tích các kết bài
- Nội dung:
+ Kết bài (1): Tuyên bố độc lập và khẳng định quyết tâm giữ vững độc lập của toàn thể dân tộc Việt Nam.
+ Kết bài (2): Ấn tượng đẹp đẽ, sâu sắc về hình ảnh một phố huyện nghèo trong truyện ngắn “ Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.
- Cả hai kết bài đều tác động mạnh mẽ đến nhận thức và tình cảm của người đọc,bởi:
+ Kết bài (1):
Đã nhận định tổng quát và khẳng định ý nghĩa của vấn đề (Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập )-> củng cố nhận thức và tâm lí cho người đọc.
Liên hệ mở rộng để làm rõ khía cạnh quan trọng nhất của vấn đề( toàn thể dân tộc Việt Nam…quyền tự do, độc lập ấy).
Vừa liên hệ chặt chẽ với phần trước, vừa đánh dấu kết thúc trình bày vấn đề( vì những lẽ trên)
+ Kết bài (2):
Đoạn văn trước phần kết đã khái quát lại vấn đề nên phần kết bài chỉ nhấn mạnh, khẳng định lại bằng một câu văn ngắn gọn: “ Hai đứa trẻ đã thực hiện được điều này”
Liên hệ mở rộng: “ Hơn thế nữa…ánh sáng đẹp đẽ diệu kì”.
Có liên hệ với phần trước, có dấu hiệu về việc kết thúc trình bày vấn đề ( bây giờ và mãi sau này).
3. Yêu cầu đối với phần kết bài:
- Thông báo về sự kết thúc của việc trình bày vấn đề, đánh giá khái quát của người viết về những khía cạnh nổi bật nhất của vấn đề.
- Gợi liên tưởng rộng hơn, sâu sắc hơn.
III- Luyện tập
1. Bài tập 1:
- Giống nhau: đều giới thiệu được vấn đề nghị luận một cách ngắn gọn, rõ ràng( số phận con người qua hình tượng ông lão đánh cá)
- Khác nhau:
+ Mở bài (1): người viết giới thiệu trực tiếp vấn đề một cách ngắn gọn, khái quát à ưu điểm: nhấn mạnh được phạm vi của vấn đề, nêu bật được luận điểm quan trọng nhất cần trình bày.
+ Mở bài (2): Người viết giới thiệu vấn đề một cách gián tiếp thông qua một số luận điểm, luận cứ có liên quan được tổ chức theo trình tự lôgic, chặt chẽ: đi từ phạm vi rộng hơn đến vấn đề chínhà ưu điểm: giới thiệu vấn đề một cách tự nhiên, sinh động, tạo hứng thú cho người tiếp nhận.
2. Bài tập 2:
- Lí do:
+ Mở bài: Trình bày quá kĩ những thông tin về tác giả, tác phẩm( thông tin thừa, không cần thiết cho vấn đề nghị luận: nhân vật Mị). Phần giới thiệu vấn đề chưa có tính khái quát( chỉ tóm tắt luận điểm mà chưa nhấn mạnh bản chất vấn đề).
+ Kết bài: Trùng lặp với mở bài, không nêu được những nhận định, đánh giá về ý nghĩa của vấn đề.
- Gợi ý cách sửa:
+ Mở bài: Lược bỏ phần thông tin thừa về tác giả tác phẩm, tập trung vào nhấn mạnh vấn đề, dẫn dắt gợi hứng thú cho người đọc.
+ Kết bài: Đánh giá khái quát về hình tượng nhân vật Mị, mở rộng vấn đề để gợi liên tưởng cho người đọc.
4. Củng cố, dặn dò
- Nắm được những yêu cầu về viết mở bài và kết bài.
- Tránh một số lỗi thông thường khi viết mở bài và kết bài như:
+ Nêu thông tin thừa về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của tác giả trong phần mở bài.
+ Kết bài chỉ tóm tắt ý ở phần thân bài mà nêu được sự đánh giá quan trọng, chưa gợi được sự liên tưởng
+ Không sử dụng các phương tiện ngôn ngữ để liên kết ý giữa các phần.
- Làm bài tập về nhà đầy đủ.
- Chuẩn bị bài “ Số phận con người”(M. Sôlôkhốp).
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn: ………………….………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- ren luyen ki nang mo bai ket bai trong van nghi luan.doc