Bài 33. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH VẬT QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
Hiểu được thế nào là hoá thạch và vai của hoá thạch trong nghiên cứu sự tiến hoá của sinh giới.
Giải thích được những biến đổi về địa chất luôn gắn chặt với sự phát sinh và phát triển của sinh giới trên Trái Đất.
Trình bày được đặc điểm địa lí, khí hậu của Trái Đất qua các kỉ địa chất và những đặc điểm của các loài sinh vật điển hình của các kỉ và đại địa chất.
Nêu được các nạn đại tuyệt chủng xảy ra trên Trái Đất và ảnh hưởng của chúng đối với sự tiến hoá của sinh giới.
2. Kỹ năng
Phát triển khả năng phân tích, tư duy, tổng hợp và hệ thống hoá kiến thức.
Phát triển kĩ năng làm việc theo nhóm.
Giải thích được một số hiện tượng địa chất trong tự nhiên.
II. Phương tiện dạy học:
Sưu tầm các hình học có liên quan đến bài học.
Bảng 33 SGK.
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4346 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh 12 bài 33: Sự phát triển của sinh vật qua các đại địa chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng
Tiết: Tuần:
Bài 33. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH VẬT QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT
Mục tiêu:
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
Hiểu được thế nào là hoá thạch và vai của hoá thạch trong nghiên cứu sự tiến hoá của sinh giới.
Giải thích được những biến đổi về địa chất luôn gắn chặt với sự phát sinh và phát triển của sinh giới trên Trái Đất.
Trình bày được đặc điểm địa lí, khí hậu của Trái Đất qua các kỉ địa chất và những đặc điểm của các loài sinh vật điển hình của các kỉ và đại địa chất.
Nêu được các nạn đại tuyệt chủng xảy ra trên Trái Đất và ảnh hưởng của chúng đối với sự tiến hoá của sinh giới.
2. Kỹ năng
Phát triển khả năng phân tích, tư duy, tổng hợp và hệ thống hoá kiến thức.
Phát triển kĩ năng làm việc theo nhóm.
Giải thích được một số hiện tượng địa chất trong tự nhiên.
Phương tiện dạy học:
Sưu tầm các hình học có liên quan đến bài học.
Bảng 33 SGK.
Phương pháp giảng dạy:
Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận, giải thích tìm tòi bộ phận.
Lên lớp:
Ổn định lớp
Giới thiệu thầy cô dự giờ (nếu có).
Kiểm tra bài cũ: câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 139.
Giảng bài mới:
Dẫn nhập: Ta đã biết thế giới sống bắt đầu từ vật chất vô cơ. Vậy quá trình này diễn ra như thế nào cho đến sinh giới ngày nay ? Và làm thế nào để biết được đặc điểm của sinh vật cách đây hàng vạn năm ? Để tìm hiểu vấn đề này, ta vào bài...
Bài 33. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH VẬT QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT
Hoạt động thầy giáo
Hoạt động học sinh
Nội dung
* Đặt vấn đề:
- Hoá thạch là gì ? Cho ví dụ ?
-Thường gặp những dạng hoá thạch nào ?
(có 2 loại HT thường gặp)
- HT chỉ là di tích của SV sống trong các thời đại trước để lại trong các lớp đất đá. Vậy nghiên cứu hoá thạch để làm gì ?
- Tại sao căn cứ vào HT lại có thể suy ra lịch sử xuất hiện, phát triển và diệt vong của sinh vật ?
- Căn cứ vào tuổi của lớp đất đá chứa HT, tại sao xác định được tuổi HT và ngược lại ?
- Nêu ví dụ minh hoạ về HT là tài liệu có giá trị trong việc nghiên cứu sự hình thành vỏ Trái Đất ?
- Phương pháp tình tuổi các lớp đất và HT ?
- Lệnh HS so sánh phương phát dùng Uran phóng xạ và phương pháp Cacbon phóng xạ ?
(Ngoài ra để tính tuổi của HT người ta còn dựa vào tốc độ lúi của thác nước, dựa vào lớp bùn lắng ở đáy ao, hồ,…)
- Hiện tượng trôi dạt lục địa là gì ?
- Diễn biến như thế nào ?
- Về thời gian như thế nào
- Hiện tượng trôi dạt lục địa có ảnh hưởng như thế nào đế sinh vật ?
(Hiện tượng trôi dạt lục địa thường kéo theo biến đổi về khí hậu của các lục địa dẫn đến sự xuất hiện và tiến hoá của các loài sinh vật.)
* Lệnh HS đọc mục II.2 và bảng 33 SGK và cho biết:
- Gồm có các đại nào ?
- Đặc điểm địa chất, khí hậu của từng đại đó ?
- Thòi gian tồn tại ?
- Sinh vật điển hình ?
* HS đọc mục I.1 SGK, thảo luận và trả lời:
- VD: Bộ xương, hổ phách,…
- Xác nguyên vẹn (hổ phách).
- Di tích HT đã để lại trên đá.
- Ngoài ra còn có HT dưới dạng dấu vết.
* HS thảo luận và cho ý kiến:
- Tầng đất đá nào có nhiều HT → SV phát triển cực thịnh (ngược lại)
- HT hình thành ở tầng đất nào sẽ có tuổi trùng với tuổi của tầng đất đó.
- Phương pháp đồng vị phóng xạ (chu kì bán rã của một đồng vị phóng xạ là thời gian phân rã một nữa lượng chất phóng xạ)
- HS đọc mục II.1 SGK, thảo luận và trả lới:
* HS thực hiện lệnh, thảo luận và trình bày:
I. Hoá thạch và vai trò của hoá thạch trong nghiên cứu lịch sự phát triển của sinh giới:
1. Hoá thạch là gì: là di tích của các sinh vật sống trong các thời đại trước đã để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất.
2. Vai trò của các hoá thạch trong nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới:
- Cung cấp cho chúng ta những bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.
- Căn cứ vào tuổi của các lớp đất đá chứa hoá thạch, xác định được tuổi hoá thạch và ngược lại.
- Từ hoá thạch trong các lớp đất đá, có thể suy ra lịch sử xuất hiện, phát triển và diệt vong của sinh vật.
- Hoá thạch là tài liệu có giá trị trong nghiên cứu sự hình thành vỏ Trái Đất.
II. Lịch sử páht triển của sinh giới qua các đại địa chất:
1. Hiện tượng trôi dạt lục địa: là hiện tượng di chuyển của các lục địa.
2. Sinh vật trong các đại địa chất:
(Nội dung bảng 33 SGK)
5. Củng cố: HS đọc và nhờ phần tóm tắt in nghiêng trong khung ở cuối bài.
6. Bài tập về nhà: Hoàn thành các câu hỏi sau bài học trong SGK, SBT.
File đính kèm:
- BAI33.doc