Giáo án sinh 12 - Tiết thứ 1: Cơ chế xác định giới tính

1) Kiến thức:

 + Học sinh mô tả được một số đặc điểm của NST giới tính

 + Trình bày được cơ chế NST xác định giới tính ở người

 + Nêu được ảnh hưởng của các yếu tố môi trường trong và môi trường ngoài đến sự

 phân hoá giới tính

2) Kĩ năng:

 + Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình

 + Phát triển tư duy lí luận (phân tích và so sánh)

 

doc12 trang | Chia sẻ: manphan | Lượt xem: 2253 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án sinh 12 - Tiết thứ 1: Cơ chế xác định giới tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT THỨ 12 CƠ CHẾ XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH Buổi sáng- Ngày 25/9/09- Tiết 1: 9A- Tiết 2: 9B- Tiết 5: 9D “ Ngày /9/09 – Tiết : 9C I. MỤC TIÊU 1) Kiến thức: + Học sinh mô tả được một số đặc điểm của NST giới tính + Trình bày được cơ chế NST xác định giới tính ở người + Nêu được ảnh hưởng của các yếu tố môi trường trong và môi trường ngoài đến sự phân hoá giới tính 2) Kĩ năng: + Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình + Phát triển tư duy lí luận (phân tích và so sánh) II. CHUẨN BỊ - Tranh phóng to H 12.1 ; 12.2 ( SGK) III. CÁC HOẠT ĐỘNH DẠY HỌC Mở bài: Sự phối hợp các quá trình nguyên phân. giảm phân và thụ tinh đảm bảo duy trì ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ. Cơ chế nào xác định giới tính của loài ? Hoạt động 1: Nhiễm sắc thể giới tính Mục tiêu: Trình bày được quá trình phát sinh giao tử, những điểm giống và khác nhau giữa quá trình phát sinh giao tử đực và cái Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - GV y/c HS quan sát H 8.2 bộ NST ruồi dấm ® nêu những điểm giống và khác nhau ở bộ NST ruồi đực và cái Từ điểm giống và khác nhau ở bộ NST của ruồi giấm GV phân tích đặc điểm NST thường – NST giới tính - GV y/c HS quan sát H 12.1 ® cặp NST nào là NST giới tính + NST giới tính có ở TB nào ? - GV đưa ví dụ ở người 44A + XX ® nữ 44A + XY ® nam - So sánh điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính ? - Các nhóm quan sát kĩ hình ® nêu được đặc điểm: + Giống nhau: Số lượng: 8 NST Hình dạng: 1 cặp hình hạt, 2 cặp chữ V + Khác nhau: Con đực: 1 chiếc hình que 1 chiếc hình móc Con cái: 1 cặp hình que - HS quan sát kĩ hình nêu được cặp NST số 23 khác nhau giữa nam và nữ - Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung - HS nêu điểm khác nhau về hình dạng, số lượng, chức năng - Ở TB lưỡng bội: + Có các cặp NST thường (A) + 1 cặp NST giới tính: - Tương đồng XX - Không tương đồng XY NST giới tính mang gen qui định: + Tính đực cái + Tính trạng liên quan giới tính Hoạt động 2: Cơ chế NST xác định giới tính Mục tiêu: Tìm hiểu cơ chế NST xác định giới tính và tỉ lệ giới tính Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - GV giới thiệu ví dụ cơ chế xác định giới tính ở người - Yêu cầu quan sát H 12.2. ® thảo luận. ? Có mấy loại trứng và tinh trùng được tạo ra qua giảm phân ? Sự thụ tinh giữa trứng và tinh trùng nào tạo ra hợp tử phát triển thành con trai hay con gái - GV gọi một HS lên trình bày trên tranh cơ chế NST xác định giới tính ở người + GV phân tích các khái niệm đồng giao tử, dị giao tử và sự thay đổi tỉ lệ nam, nữ theo lứa tuổi. - Vì sao tỉ lệ con trai và con gái sinh ra ~ 1 : 1 ? ? Tỉ lệ này đúng trong điều kiện nào ? Sinh con trai hay gái do người mẹ đúng không - HS quan sát kĩ hình, thảo luận thống nhất ý kiến: qua giảm phân + Mẹ sinh ra 1 loại trứng 22A + X + Bố sinh ra loại tinh trùng 22A + X và 22A + Y + Sự thụ tinh giữa trứng với: - Tinh trùng X ® XX (gái) - Tinh trùng Y ® XY (trai) - 1 HS lên trình bày, lớp theo dõi bổ sung - HS nêu được : + 2 loại tinh trùng tạo ra với tỉ lệ ngang nhau + Các tinh trùng tham gia thụ tinh với xác suất ngang nhau + Số lượng thống kê đủ lớn - Cơ chế NST xác định giới tính ở người : P. (44A+XX) x (44A+XY) 22A+X GP 22A+X 22A+Y F1: 44A+XX (gái) 44A+XY (trai) - Sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp lại trong thụ tinh là cơ chế xác định giới tính Hoạt động 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - GV giới thiệu: bên cạnh NST giới tính có các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính. - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK ® nêu những yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính ? ?Sự hiểu biết về cơ chế xác định giới tính có ý nghĩa như thế nào trong sản xuất? - HS nêu được các yếu tố + Hooc môn + Nhiệt độ, cường độ ánh sáng - 1 vài HS phát biểu lớp bổ sung. - HS lấy ví dụ để phân tích - Ảnh hưởng của môi trường trong: do rối loạn tiết hooc môn sinh dục® biến đổi giới tính - Ảnh hưởng của môi trường ngoài: nhiệt độ, nồng độ CO2 ; ánh sáng. - Ý nghĩa: Chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực, cái phù hợp với mục đích sản xuất Kết luận chung: HS đọc kết luận cuối bài trong SGK IV. KIỂM TRA- ĐÁNH GIÁ Hoàn thành bảng sau: Sự khác nhau giữa NST thường và NST giới tính NST giới tính NST thường 1) Tồn tại một cặp trong TB lưỡng bội 2) .. 3) . 1).. 2) Luôn tồn tại thành cặp tương đồng 3) Mang gen qui định tính trạng thường của cơ thể 2. Tại sao người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ, đực cái ở vật nuôi? điều đó có ý nghĩa gì trong thực tiễn ? V. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ Học bài theo nội dung SGK Làm câu hỏi 1, 2, 5 vào vở bài tập Ôn lại bài lai 2 cặp tính trạng của Men Đen Đọc “em có biết” . Tiết thứ: 13 DI TRUYỀN LIÊN KẾT Buổi sáng- Ngày 28/9/09- Tiết 2 9A- Tiết 4 9D- Tiết 5 9B. “ - Ngày 30/9/09- Tiết 2 9C. I. Mục tiêu 1) Kiến thức: + Học sinh hiểu được những ưu thế của ruồi giấm đối với nghiên cứu di truyền + Mô tả và giải thích được thí nghiệm của Mooc gan + Nêu được ý nghĩa của di truyền liên kết, đặc biệt trong lĩnh vực chọn giống. 2) Kĩ năng: + Rèn kĩ năng hoạt động nhóm + Phát triển tư duy thực nghiệm qui nạp. II. Đồ dùng dạy học - Tranh phóng to H 13 ( SGK) III. Các hoạt động học tập: Mở bài: GV thông báo cho HS vì sao Moocgan lại chọn ruồi giấm làm đối tượng nghiên cứu. Hoạt động 1: Thí nghiệm của Moocgan Mục tiêu: Mô tả và giải thích được thí nghiệm của Moocgan. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - GV y/c HS nghiên cứu thông tin ® trình bày thí nghiệm của Moocgan - GV y/c HS quan sát H 13 ® thảo luận: ? Tại sao phép lai giữa ruồi đực F1 với ruồi cái thân đen, cánh cụt được gọi là phép lai phân tích. ? Mooc gan tiến hành lai phân tích nhằm mục đích gì ? Vì sao Mooc gan cho rằng các gen cùng nằm trên 1 NST - GV chốt lại đáp án đúng và yêu cầu HS giải thích kết quả phép lai. - Hiện tượng di truyền liên kết là gì ? - HS tự thu nhận và xử lí thông tin - 1 HS trình bày thí nghiệm, lớp nhận xét, bổ sung - HS quan sát hình thảo luận thống nhất ý kiến trong nhóm + Vì đây là phép lai giữa cá thể mang kiểu hình trội với cá thể mang kiểu hình lặn + Nhằm xác định kiểu gen của ruồi đực F1 . kết quả lai phân tích có 2 tổ hợp, mà ruồi thân đen cánh cụt cho 1 loại giao tử (bv) ® Đực F1 cho 2 loại giao tử ® các gen nằm trên cùng một NST , cùng phân li về giao tử. - Đại diện các nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung - 1 HS lên trình bày trên H 13 - Lớp nhận xét bổ sung - HS tự rút ra kết luận - Thí nghiệm: P. xám, dài x đen, cụt F1: xám, dài Lai phân tích: Đực F1 x cái đen, cụt FB : 1 xám, dài : 1 đen, cụt - Giải thích kết quả (sơ đồ H13) Kết luận: Di truyền liên kết là trường hợp các gen qui định nhóm tính trạng nằm trên 1 NST cùng phân li về giao tử và cùng tổ hợp qua thụ tinh. Hoạt động 2: Ý nghĩa của di truyền liên kết Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - GV nêu tình huống: ở ruồi giấm 2n = 8 nhưng TB có khoảng 4000 gen ® sự phân bố gen trên NST như thế nào? - GV y/c HS thảo luận: ? So sánh kiểu hình F2 trong trường hợp phân li độc lập và di truyền liên kết ? ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống - GV chốt lại kiến thức - HS nêu được mỗi NST sẽ mang nhiều gen - HS căn cứ vào kết quả F2 của 2 trường hợp ® nêu được: F2 phân li độc lập xuất hiện biến dị tổ hợp F2: di truyền liên kết không xuất hiện biến dị tổ hợp. - Trong TB mỗi NST mang nhiều gen tạo thành nhóm gen liên kết. - Trong chọn giống người ta có thể chọn những nhóm tính trạng tốt đi kèm với nhau. Kết luận chung: HS đọc kết luận cuối bài trong SGK IV. Kiểm tra - Đánh giá 1. Thế nào là di truyền liên kết? Hiện tượng này đã bổ sung cho qui luật phân li độc lập của Menden như thế nào ? 2. Hoàn thành bảng sau: Đặc điểm so sánh Di truyền độc lập Di truyền liên kết Pa : Vàng , trơn x xanh, nhăn AaBb aabb Xám, dài x đen, cụt G . aa bv - Kiểu gen Fa : - Kiểu hình . 1 vàng trơn : 1 vàng nhăn : 1 xanh trơn : 1 xanh nhăn 1 : 1 . Biến dị tổ hợp .. . V. Hướng dẫn học ở nhà Học bài theo nội dung SGK Làm câu hỏi 3, 4, vào vở bài tập Ôn lại sự biến đổi hình thái NST qua nguyên phân và giảm phân. Tiết thứ 14 BÀI TẬP CHƯƠNG II Buổi sáng- Ngày 2/10/09- Tiết 1: 9A- Tiết 2: 9B- Tiết4: 9C- Tiết 5: 9D I/ Mục tiêu: 1/ Kiến thức: + Củng cố, khắc sâu và mở rộng nhận thức về NST. + Biết vận dụng lí thuyết vào giải các bài tập. 2/ Kỹ năng : Rèn kỹ năng giải bài tập về nguyên phân, giảm phân.... II/ Chuẩn bị: HS xem lại các bài học và bài tập sau các bài từ 8,9,10,11,12,13. III/ Các hoạt động học tập: A/ HĐ 1:Hướng dẫn cách giải bài tập: * Số TB tạo ra sau k lần nguyên phân - Lần phân bào thứ nhất tạo ra 2 tế bào con. 2 tế bào con lại nguyên phân lần 2 tạo ra 22 = 4 tế bào con. 4 tế bào con lại nguyên phân lần 3 tạo ra 23 = 8 tế bào con. ==> Công thức 1 tế bào qua K lần nguyên phân tạo ra 2k (tế bào con. ) -> có 2n.2k NST A tế bào qua K lần nguyên phân tạo ra a.2k (tế bào con. ) -> có 2n.a.2k NST * số gt tạo ra sau giảm phân 1 TBSD đực -> 4 tinh trùng , a TBSD đực -> 4.a tinh trùng 1 TBSD cái -> 1 trứng + 3 thể cực , a TBSD cái -> a trứng + 3.a thể cực * Số TB được tạo ra từ nguyên liệu môi trường sau k lần nguyên phân 1 TB nguyên phân -> 2k – 1 a TB nguyên phân -> a (2k – 1) * Số NST do môi trường cung cấp cho k lần nguyên phân Từ 1 TB -> cần (2k – 1).2n NST Từ a TB -> cần (2k – 1).a.2n NST * Gọi n là số cặp NST tương đồng, ta có: Số loại giao tử được tạo thành : 2n Tỉ lệ mỗi loại giao tử được tạo thành : - Số kiểu tổ hợp khác nhau: 3n * Bộ NST lưỡng bội : Luôn luôn tồn tại thành từng cặp và hầu hết là cặp tương đồng (2n) * Bộ NST đơn bội : Chỉ chứa 1 chiếc của mỗi cặp tương đồng (n) * NST đơn có ở kì sau, kì cuối, và đầu kì trung gian : * NST kép có` ở cuối kì trung gian, kì đầu, kì giữa * NST duỗi xoắn nhiều nhất ở kì trung gian để dễ dàng sao chép các thông tin di truyền khi NST nhân đôi * NST đóng xoắn cực đại ở kì giữa ( có hình thái to nhất) để xếp đủ hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào tạo điều kiện cho sự phân li đồng đều các NST đơn trong NP và giảm phân II, NST kép trong giảm phân I: B/ HĐ 2: Bài tập vận dụng. GV cho một số bài tập, gọi HS lên bảng giải. HS khác bổ sung. GV chốt lại đáp án đúng. Dạng 1: xác định số NST , cromatit, tâm động qua các kì phân bào Bảng tổng hợp diễn biến NST trong NP Kì TG Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Số NST đơn 0 0 0 4n 2n Số NST kép 2n 2n 2n 0 0 Số cromatit 4n 4n 4n 0 0 Số tâm động 2n 2n 2n 4n 2n VD1:: ở ngưới 2n = 46 . 1 TB người đang ở kì giữa nguyên phân hãy xác định số NST đơn, NST kép, cromatit, tâm động ? VD2 : ở gà 2n =78 .Một TB gà đang ở kì sau giảm phân 2, hãy xác định số NST đơn, NST kép, cromatit, tâm động ? Dạng 2: Tính số lần nguyên phân, số TB PP: gọi yêu cầu đề là ẩn x. dựa vào công thức thiết lập biểu thức chứa ẩn -> tìm x VD1: 1 TB NP liên tiếp một số lần tạo ra 32 TB con. Tính số lần NP ? TL: goi x là số lần NP ->2x = 32 -> x = 5 Vậy TB NP 5 lần VD2:: 1 só TB NP liên tiếp 4 lần tạo ra 64 TB con. Tính số TB ban đầu ? TL: gọi số TB ban đầu là a -> a . 24 = 64 -> a = 4 Vậy số TB ban đầu là 4 Dạng 3: Tính số NST môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân, số lần NP, bộ NST của loài PP: tính số TB tạo ra qua NP ( 2n ) -> số TB tạo ra từ nguyên liệu môi trường (2n-1) -> số NST môi trường cấp (2n – 1). 2n VD: một TB ngô ( 2n = 20 ) NP 5 lần > MT cần cung cấp bao nhiêu NST đơn ? TL; Số TB con tạo ra qua NP : 25 = 32 Số TB tạo ra từ nguyên liệu MT : 32 – 1 = 31 Số NST MT cần cung cấp : 31 . 20 = 620 NST IV/ Hướng dẫn học ở nhà: Hoàn thiện các bài tập đã giải. Xem trước bài 15 CHƯƠNG III ADN VAØ GEN Tiết thứ 15 ADN Buổi sáng- Ngày 5/10/09- Tiết 2: 9A- Tiết 4: 9D- Tiết 5: 9B “ Ngày 7/10/09- Tiết 2: 9C I. Mục tiêu 1) Kiến thức: + Học sinh phân tích được thành phần hoá học của ADN, đặc biệt là tính đa dạng và tính đặc thù của nó. + Mô tả được cấu trúc không gian của ADN theo mô hình của J.Oatxơn và F.Críc. 2) Kĩ năng: + Rèn kĩ năng hoạt động nhóm + Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình. II. Đồ dùng dạy học: Mô hình phân tử ADN III. Hoạt động Dạy – Học Mở bài: ADN không chỉ là thành phần quan trọng của NST mà còn liên quan mật thiết với bản chất hoá học của gen. Vì vậy nó là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử. Hoạt động 1: Cấu tạo hoá học của phân tử ADN Mục tiêu: Giải thích được vì sao ADN có cấu tạo đa dạng và đặc thù. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - GV y/c học sinh nghiên cứu thông tin SGK ® nêu thành phần hoá học của ADN ? - GV y/c HS đọc lại thông tin. Quan sát và phân tích H 15 ® thảo luận: ? Vì sao ADN có tính đặc thù và đa dạng - GV hoàn thiện kiến thức và nhấn mạnh: Cấu trúc theo nguyên tắc đa phân với 4 loại đơn phân khác nhau là yếu tố tạo nên tính đa dạng và đặc thù cho ADN. - HS tự thu nhận và xử lí thông tin ® nêu được : + Gồm các nguyên tố : C , H , O , N , P + Đơn phân là nuclêôtít - Các nhóm thảo luận, thống nhất câu trả lời: + Tính đặc thù do số lượng, trình tự, thành phần của các loại nuclêôtít + Cách sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtít tạo nên tính đa dạng - Đại diện các nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung. - Phân tử ADN được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P - ADN là đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là nuclêôtít (gồm 4 loại A, T , G, X ) - Phân tử ADN có cấu tạo đa dạng và đặc thù do thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các loại nuclêôtít. - Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở phân tử cho tính đa dạng và đặc thù của sinh vật. Hoạt động 2: Cấu trức không gian của phân tử ADN Mục tiêu: Mô tả được cấu trúc không gian của ADN và hiểu được nguyên tắc bổ sung và quan hệ của nó. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - GV y/ c HS đọc thông tin SGK, quan sát hình 15 và mô hình phân tử ADN ® mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN ? - Từ mô hình ADN ® Gv y/c HS thảo luận: ? Các loại nuclêôtít nào liên kết với nhau thành cặp ? GV cho trình tự một mạch đơn ® y/c HS lên xác định trình tự các nuclêôtít ở mạch còn lại ? Nêu hệ quả của nguyên tắc bổ sung - GV nhấn mạnh: tỉ số trong các phân tử ADN thì khác nhau và đặc trưng cho loài. - HS quan sát hình, đọc thông tin ® ghi nhớ kiến thức. - 1 HS lên trình bày trên tranh (mô hình) lớp theo dõi, bổ sung. - HS nêu được các cặp liên kết : A – T ; G – X . - HS vận dụng nguyên tắc bổ sung ® ghép các nuclêôtít ở mạch 2. - HS sử dụng tư liệu SGK để trả lời. - Phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép, gồm 2 mạch đơn xoắn đều đặn quanh một trục theo chiều từ trái sang phải - Mỗi vòng xoắn có đường kính 20 A0 chiều cao 34 A0 gồm 10 cặp nuclêôtít. - Hệ quả của nguyên tắc bổ sung: + Do tính chất bổ sung của 2 mạch, nên khi biết trình tự đơn phân của một mạch thì suy ra được trình tự đơn phân của mạch còn lại. + Về tỉ lệ các loại đơn phân trong ADN: A = T ; G = X ® A + G = T + X Kết luận chung: HS đọc kết luận cuối bài trong SGK IV. Kiểm tra - Đánh giá Khoanh tròn vào chữ cái chỉ ý trả lời đúng. 1. Tính đa dạng của phân tử ADN là do: a) Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtít b) Hàm lượng ADN trong nhân TB c) Tỉ lệ d) Chỉ b và c đúng. 2. Theo nguyên tắc bổ sung thì: a) A = T ; G = X c) A + X + T = G + X + T b) A + T = G + X d) Chỉ b và c đúng V. Hướng dẫn học ở nhà Học bài theo nội dung SGK Làm câu hỏi 4, 5, 6 vào vở bài tập Đọc mục “em có biết” Tiết thứ 16 ADN VÀ BẢN CHẤT CỦA GEN Buổi sáng- Ngày 9/10/09- Tiết 1: 9A-Tiết 2: 9B- Tiết 4: 9C- Tiết 5: 9D I/ Mục tiêu 1) Kiến thức: + Học sinh trình bày được các nguyên tắc của sự tự nhân đôi ở ADN + Nêu được bản chất hoá học của gen + Phân tích được các chức năng của ADN 2) Kĩ năng: + Rèn kĩ năng hoạt động nhóm + Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình. II. Đồ dùng dạy học - Tranh phóng to H 16 SGK III. Hoạt động Dạy – Học Hoạt động 1: ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào ? Mục tiêu: Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN, trìmh bày được các nguyên tắc của sự tự nhân đôi ở ADN Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - GV y/c học sinh nghiên cứu thông tin đoạn 1, 2 SGK ® thông tin trên cho em biết điều gì ? - GV y/c HS tiếp tục nghiên cứu thông tin. Quan sát H 16 ® thảo luận: ? Hoạt động đầu tiên của ADN khi bắt đầu tự nhân đôi ? Quá trình tự nhân đôi diễn ra trên mấy mạch của ADN ? Các nuclêôtít nào liên kết với nhau thành từng cặp ? Sự hình thành mạch mới ở 2 ADN con diễn ra như thế nào ? Nhận xét về cấu tạo của ADN mẹ và 2 ADN con - GV hoàn chỉnh kiến thức - Từ ý kiến thảo luận GV y/c HS : ? Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN - GVchoHS làm bài tậpvậndụng Một đoạn mạch có cấu trúc: - A – G – T – X – X – A – - T – X – A – G – G – T – ® Viết cấu trúc của 2 đoạn ADN được tạo thành từ đoạn ADN trên - GV tiếp tục nêu câu hỏi : ? Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc nào - HS tự thu nhận và xử lí thông tin ® nêu được : Không gian, thời gian của quá trình tự nhân đôi ADN - Các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến. + Phân tử ADN tháo xoắn, 2 mạch đơn tách nhau dần +Diễn ra trên 2 mạch + Các nucleôtít trên mạch khuôn và ở môi trường nội bào liên kết theo nguyên tắc bổ sung + Mạch mới hình thành theo mạch khuôn của mẹ + Cấu tạo của 2 ADN con giống nhau và giống ADN mẹ - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung - 1 HS lên trình bày trên tranh, lớp nhận xét bổ sung - HS vận dụng kiến thức ® viết quá trình tự nhân đôi. - 1 HS lên chữa bài tập, lớp nhận xét bổ sung - HS nêu được 3 nguyên tắc: + Khuôn mẫu + Bổ sung + Giữ lại một nửa - ADN tự nhân đôi tại NST ở kì trung gian - ADN tự nhân đôi theo đúng mẫu ban đầu. - Quá trình tự nhân đôi: + Hai mạch ADN tách nhau theo chiều dọc + Các nuclêôtít của mạch khuôn liên kết với nuclêôtít tự do theo nguyên tắc bổ sung, 2 mạch mới của 2 ADN con dần được hình thành dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ theo chiều ngược nhau. Kết quả : 2 phân tử ADN con được hình thành giống nhau và giống ADN mẹ Nguyên tắc: + Khuôn mẫu + Bổ sung + Bán bảo toàn Hoạt động 2: Bản chất của gen Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - GV y/ c HS đọc thông tin SGK ® nêu bản chất hoá học của gen - GV nhấn mạnh: mối liên quan kiến thức của 3 chương đã học: từ ý niệm về gen (nhân tố di truyền) ® Gen nằm trên NST ® Bản chất hoá học là ADN ® 1 phân tử ADN gồm nhiều gen ? Gen có chức năng gì - HS nêu được : Gen là một đoạn của ADN có cấu tạo giống ADN - HS hiểu được có nhiều loại gen có chức năng khác nhau - Bản chất hoá học của gen là ADN - Chức năng: Gen cấu trúc mang thông tin qui định cấu trúc của một loại prôtêin Hoạt động 3: Chức năng của ADN Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - GV phân tích và chốt lại 2 chức năng của ADN - GV nhấn mạnh: Sự nhân đôi của ADN ® nhân đôi NST ® đặc tính di truyền ổn định qua các thế hệ - HS tự nghiên cứu thông tin - HS ghi nhớ kiến thức Chức năng: + Lưu giữ thông tin di tryền +Truyền đạt thông tin di truyền Kết luận chung: HS đọc kết luận cuối bài trong SGK IV. Kiểm tra - Đánh giá Khoanh tròn vào chữ cái chỉ ý trả lời đúng. Quá trình tự nhân đôi của ADN xảy ra ở: a) Kì trung gian b) Kì đầu c) Kì giữa d) Kì sau e) Kì cuối 2. Phân tử ADN nhân đôi theo nguyên tắc: a) Khuôn mẫu b) Giữ lại một nửa c) Bổ sung d) Chỉ a và b đúng e) Cả a, b và c V. Hướng dẫn học ở nhà Học bài theo nội dung SGK Làm câu hỏi 2, 4 vào vở bài tập Đọc trước bài 17

File đính kèm:

  • docNgày 16.doc