Giáo án Sinh học 10 bài 16: Tế bào nhân thực

BÀI 16: TẾ BÀO NHÂN THỰC

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Mô tả đựoc cấu trúc và chức năng của lưới nội chất, bộ máy gôngi, lizôxôm, không bào

- Giải thích được mối liên quan giữa các hệ thống màng trong tế bào

2. Về kĩ năng

Rèn luyện kĩ năng tư duy, so sánh, phân tích, tổng hợp và hoạt động nhóm, hoạt độc lập của học sinh

3. Về thái độ

- Thấy rõ tính thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của lưới nội chất, bộ máy gôngi, lizôxôm, không bào và là những điểm khác biệt giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thức

II. PHƯƠNG TIỆN

- Tranh vẽ tế bào nhân thực H16.2, phiếu học tập, bảng phụ

III. TRỌNG TÂM

Tính thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của hệ thống màng trong tế bào

 

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 7022 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 10 bài 16: Tế bào nhân thực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:………….. Tiết: 15 Bài 16: Tế bào nhân thực I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: - Mô tả đựoc cấu trúc và chức năng của lưới nội chất, bộ máy gôngi, lizôxôm, không bào - Giải thích được mối liên quan giữa các hệ thống màng trong tế bào 2. Về kĩ năng Rèn luyện kĩ năng tư duy, so sánh, phân tích, tổng hợp và hoạt động nhóm, hoạt độc lập của học sinh 3. Về thái độ - Thấy rõ tính thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của lưới nội chất, bộ máy gôngi, lizôxôm, không bào và là những điểm khác biệt giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thức II. Phương tiện - Tranh vẽ tế bào nhân thực H16.2, phiếu học tập, bảng phụ III. Trọng tâm Tính thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của hệ thống màng trong tế bào IV. Tiến trình 1. Kiểm tra Chỉ ra sự khác biệt trong cấu trúc và chức năng của lục lạp và ti thể ? 2. Bài mới Đặt vấn đề Điểm khác biệt cơ bản trong tế bào chất của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là tế bào nhân thực có hệ thống nội màng. Hệ thống nội màng này cấu lên nhiều bào quan với cấu trúc và chức năng khác nhau, trong đó có những bào quan chúng ta sẽ xét trong bài học hôm nay. Mục đích nội dung Hoạt động của thầy và trò VII. Lưới nội chất 1. Mạng lưới nội chất - Có hai loại: + Lưới nội chất có hạt + Lưới nội chất không hạt GV: Yêu cầu hs quan sát hình vẽ tế bào động vật (sgk) và tế bào thực vật (trên bảng). Cho biết tế bào nhân thực có những loại lưới nội chất nào? Vị trí ? HS: Có hai loại lưới nội chất + Lưới nội chất hạt: nằm gần nhân + Lưới nội chất trơn: nằm gần màng sinh chất GV: Yêu cầu hs dựa vào kiến thức sgk và hình vẽ hoàn thành bảng ( phiêú) học tập sau: Mạng lưới nội chất hạt Mạng lưới nội chất trơn Câu trúc Chức năng GV: Yêu cầu hs dựa vào kiến thức sgk và hình vẽ hoàn thành bảng ( phiêú) học tập sau: Đáp án phiếu học tập Mạng lưới nội chất hạt Mạng lưới nội chất trơn Cấu trúc - Là hệ thống xoang dẹp nối với màng nhân ở một đầu và lưới nội chất không hạt ở đầu kia - Trên mặt ngoài của các xoang có đính nhiều hạt ribôxôm. - Là hệ thống xoang hình ống nối tiếp với mạng lưới nội chât có hạt - Bề mặt có nhiều enzim, không có hạt ribôxôm Chức năng - Tổng hợp prôtêin tiết ra khỏi tế bào, prôtêin cấu tạo màng tế bào - Hình thành các túi mang để vận chuyển prôtêin mới được tổng hợp - Tổng hợp lipit - Chuyến hoá đường - Phân huỷ các chất độc đối với tế bào và cơ thể Mục đích nội dung Hoạt động của thầy và trò GV: Bổ sung - Các hệ thống xoang ống thông với nhau tạo thành con đường liên lạc giữa các phần với nhau trong tế bào 2. Peroxixom - Được hình thành từ lưới nội chất trơn - Có màng đơn bao bọc - Chứa các enzim đặc hiệu tham gia vào quá trình chuyển hoá lipit và khử độc cho tế bào GV: Peroxixom có nguồn gốc, cấu trúc và chức năng như thế nào? HS: Nghiên cứu sgk trả lời GV: Bổ sung - Tồn tại chủ yếu trong tế bào gna then, tế bào nấm men, động vật nguyên sinh, một số loại cây. VD: Trong Peroxixom chứa enzim catalaza phân giải chất độc H202 -> H20 + 02 GV: Dựa vào các thông tin đã học hãy cho biết cơ thể người loại tế bào nào có lưới nội chất hạt phát triển, loại tế bào nào có lưới nội chất trơn phát triển HS: - Mạng lưới nội chất có hạt phát triển ở những loại tế bào thần kinh, gan, bào tương, bạch cầu - Mạng lưới nội chất không hạt có ở những nơi tổng hợp lipit mạnh mẽ như: tế bào tuyến nhờn của chim, tế bào tuyến tuỵ, tế bào tinh hoàn, hoặc tế bào có khả năng phân huỷ chất độc như: tế bào gan, tế bào chuyển hoá đường như tế bào ruột non. VIII. Bộ máy gongi và lizoxom 1. Bộ máy gongi a. Cấu trúc - Là hệ thống túi màng dẹp xếp cạnh nhau nhưng tách biệt nhau. b. Chức năng: - Gắn cácbonhiđrát vào prôtêin được tổng hợp - Tổng hợp một số hoócmon - Tạo ra các túi có màng bao bọc ( túi tiết, lizoxom) => thu gom, bao gói, biến đổi và phân phối các sản phẩm đã được tổng hợp ở vị trí này đến sử dụng ở một vị trí khác trong tế bào hoặc tiết ra khỏi tế bào. Trong tế bào thực vật, bộ máy gongi còn là nơi tổng hợp các phân tử polissacarit cấu trúc nên thành tế bào 2. Lizoxom a. Cấu trúc - Dạng túi nhỏ có một lớp màng bao bọc - Chứa enzim thuỷ phân b. Chức năng - Tham gia phân huỷ các tế bào già, các tế bào bị tổn thương, các bào quan đã hết hạn sử dụng. - Góp phần tiêu hoá nội bào IX. Không bào 1. Cấu trúc: được tạo ra từ lưới nội tiết trên bộ máy gongi - Phía ngoài cso một lớp màng bao bọc - Trong là dịch bào chứa chất hữu cơ và các ion khoáng tạo áp suất thẩm thấu 2. Chức năng Tuỳ thuộc vào loại TB là loài - Dự trữ chất dinh dưỡng, chứa chất phế thải, hoặc chất độc - Giúp tế bào hút nước - Chứa sắc tố thu hút côn trùng - ở đv nguyên sinh có không bào tiêu hoá và không bào co bóp phát triển GV: Quan sát hình 16.2 cho biết bộ máy gongi có chức năng gì? (Gợi ý: Chiều mũi tên trên tranh cẽ mô tả điều gì?) HS: Chỉ dòng di chuyển của vật chất được thể gongi tiếp nhận chế biến, hoàn thiện và phân phối GV: Bổ sung Bộ máy gongi được ví như một phân xưởng lắp ráp tạo thành các sản phẩm hoàn chỉnh, đóng gói và phân phối các sản phẩm của tế bào. VD: prôtêin được tổng hợp từ ribôxôm trên lưới nội chất hạt, được gửi đến bộ máy gongi bằng các túi tiết, tại đây chúng được gắn thêm các chất khác tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh rồi bao gói vào trong cac túi tiết để vận chuyển đến các nơi cần thiết trong tế bào hoặc tiết ra khỏi tế bào. GV:Dựa vào tranh vẽ hình 16.2, hãy cho biết những bộ phận nào trong tế bào tha gia vào việc vận chuyển một phân tử prôtêin ra khỏi tế bào? HS: Thảo luận, quan sát tranh vẽ và trả lời Yêu cầu trả lời được: - Lưới nội chất có hạt - Bộ máy gongi - Màng sinh chất GV: Mở rộng Mối liên hệ giữa các màng trong tế bào là điểm khác biệt giữa tế bào nhân thực và TB nhân sơ GV: Quan sát hình ảnh lizoxom trong tb và hình 16.2 mô tả cấu trúc và chức năng Có thể phân cắt nhanh chóng các đại phân tử trong tế bào GV: Trong các tb sau, tế bào nào có nhiều lizoxom nhất? Vì sao? Tế bào hang cầu Tế bào thần kinh Tế bào bạch cầu ( Đáp án: c) GV: Điều gì sẽ xảy ra nếu vì lí do nào đó, mà lizoxom của tế bào bị vỡ ra? HS: Các enzim thuỷ phân sẽ được giải phóng và phân huỷ tế bào GV: Quan sát tranh vẽ tế bào thực vật, mô tả cấu trúc chức năng của không bào? HS: quan sát hình , TBĐV n/s, TV TL Câu trúc: túi màng Chức năng: Đa dạng ( ở động vật và thực vật) VD: TB động vật già không bào dự trữ lipit VD: TB lông hút thực vật có không bào to chứa nhiều ion khoáng tạo áp suất thẩm thấu mạnh để hút nước từ trong đất VD: Không bào tế bào cánh hoa được xem như túi đựng đồ mĩ phẩm vì chứa nhiều sắc tố. TBTV còn non chứa nhiều không bào nhỏ khi TB trưởng thành, già các không bào sát nhập lại tích trữ nhiều chất tạo thành không bào trung tâm lớn 3. Củng cố: - Trả lời các câu hỏi 2, 3 (sgk) - Về nhà hoàn thành bài 1 và đọc trước bài mới Xác định cấu trúc màng của các bào quan ( không có màng, màng đơn, màng lớp, màng kép); Riboxom, trung thể, ti thể, lục lạp, lưới nội chất, hệ gongi, lizoxom, peroxixom Ngày soạn:………….. Tiết: 16 Bài 16: Tế bào nhân thực (tiếp) I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: - Mô tả đựoc cấu trúc màng sinh chất - Phân biệt được các chức năng của màng sinh chất - Mô tả được cấu trúc, chức năng của thành tế bào 2. Về kĩ năng Rèn luyện kĩ năng phân tích hình vẽ, tư duy so sánh, phân tích tổng hợp và hoạt động nhóm, hoạt độc lập của học sinh 3. Về thái độ - Thấy rõ tính thống nhất trong cấu tạo màng tế bào II. Phương tiện - Tranh vẽ tế bào nhân thực H17.1, H17.2 (sgk) và phiếu học tập III. Trọng tâm Chức năng của màng sinh chất iv. Tiến trình: 1. Kiểm tra Nêu cấu trúc chức năng của màng lưới nội chất và bộ máy gongi? 2. Bài mới ĐVĐ: Không chỉ có đa số các bào quan được bao bọc bởi 1 hay 2 lớp màng giấy mùng mà tất cả các loại tế bào đều được bao bọc bởi màng sinh chất, ngăn cách và phân biệt các tế bào với nhau, trong cơ thể. Vậy màng sinh chất có cấu trúc và chức năng như thế nào? Chúng ta sẽ đi tìm hiểu tiếp bài học hôm nay. Mục đích nội dung Hoạt động của thầy và trò X. Màng sinh chất 1. Mô hình cấu trúc khảm động của màng sinh chất * Hai thành phần chính: - Lớp kép photpholipit dày khoảng 9nm - Nhiều loại protein khảm trên lớp kép photpholipit có thể di chuyển trên màng + Protein xuyên màng: protein enzim, các kênh protein, các thụ quan + Protein rìa màng: phía trong màng, phía ngoài màng. * Thành phần phụ - Các phân tử cácbonhidrat liên kết với protein hay lipit - ở tb động vật có thêm các phân tử colesteron GV: Dựa vào sgk và tranh vẽ H17.1, hãy cho biết màng sinh chất gồm những sinh chất gồm những thành phần cấu trúc nào? HS: - Hai thành phần cơ bản: + Lớp kép photpholipit + Prôtêin - Một số thành phần phụ: Cácbonhidrat liên kết với prôtêin và lipit, colesteron. GV: Vì sao cấu trúc màng được gọi là khảm động? (GV có thể mô tả thí nghiệm lai tế bào người và tế bào chuột để gợi ý) TL: - Màng được xem là cấu trúc khảm do lớp kép photpholipit được khảm bởi các phân tử prôtêin (xếp xen vào, xuyên qua hai lớp photpholipit hoặc phân bố trên bề mặt phía trong hay phía ngoài của màng) - Tuỳ theo mỗi loại màng của mỗi loại tế bào mà có nhiều hay ít các phân tử prôtêin, phân bố đều hay không đều. - Màng được xem là cấu trúc động, vì các phân tử trên màng có thể dịch chuyển một cách tương đối để đáp ứng chức năng của nó. + Các phân tử photpholipit có thể dịch chuyển trong một khu vực nhất định giữa các phân tử colesteron trong phạm vi mỗi lớp. + Các phân tử prôtêin có thể dịch chuyển vị trí trong phạm vi hai lớp photpholipit ( một số không hoặc ít di chuyển do bị neo giữ bởi bô khung xương tế bào). GV: Dựa vào thành phần cấu trúc màng sinh chất và thông tin trong sgk hãy thảo luận và hoàn thành phiếu học tập về chức năng của màng sinh chất. Thành phần cấu trúc Chức năng 1. Lớp kép photpholipit 2. Prôtêin màng a. Prôtêin xuyên màng b. Prôtêin rìa màng 3. Cacbonhdrat 4. Colesteron Đáp án Thành phần cấu trúc Chức năng 1. Lớp kép photpholipit Ngăn cách tbc với môi trường, tạo ra tính them có chọn lọc của màng, làm cho màng có cấu trúc linh hoạt mềm dẻo và ổn định Có thể biến đổi hình dạng để thực hiện một số chức năng: trao đổi chất, ẩm bào, thực bào, co dãn, đàn hồi bảo vệ tế bào 2. Prôtêin màng a. Prôtêin xuyên màng b. Prôtêin rìa màng - Prôtêin enzim kết hợp với cơ chất cần vận chuyển, vận chuyển vật chất qua màng. VD: Tạo kênh glycoprotein dẫn chuyền đường. - Tạp kênh dẫn chuyền các chất. VD: Kênh aquaporin dẫn truyền nước - Prôtêin thụ quan dẫn truyền thông tin từ ngoài vào trong tế bào. VD: Hoocmon glucagons có khả năng liên kết với thụ quan màng gây hoạt hoá tế bào gan, tăng cườn giải phóng glucoz vào máu. - Liên kết các thành phần của khung xương tb, neo giữ một số thành phần của tb ở vị trí riêng. - Prôtêin rìa ngoài liên kết với cacbonhidrat tạo thành cấu trúc glico prôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào- nhận dạng mô và liên kết các tế bào 3. Cacbonhdrat - Liên kết với prôtêin và lipit tạo kháng nguyên bề mặt tb - Liên kết với các tb bên cạnh 4. Colesteron - Tạo sự ổn định cấu trúc màng động vật Mục đích nội dung Hoạt động của thầy và trò 2. Chức năng của màng sinh chất - Ngăn cách tb với MT bảo vệ tb - Trao đổi chất có chọn lọc, thể hiện tính bán thấm. - Thu nhận thông tin nhờ các thụ thể - Màng sinh chất có các dấu chuẩn đặc trưng cho từng loại tb có thể nhận biết và liên kết với nhau, nhận biết tb lạ XI. Cấu trúc bên ngoài màng sinh chất 1. Thành tế bào a. Cấu trúc - TB thực vật có thành xenlulozo ( không có tính bán thấm) trên thành có các cầu nối sinh chất. - ở nấm có thành kitin (một số nấm có thành xenlulozo) b. Chức năng - Bảo vệ tb - Quyết định hình dạng của tb 2. Chất nền ngoại bào Nằm ngoài màng sinh chất của tb động vật và người a. Cấu tạo - Chủ yếu là các sợi glycoprotein - Một số chất vô cơ và hữu cơ khác b. Chức năng - Giúp các tb liên kết với nhau tạo nên mô nhất định - Giúp các tb thu nhận thông tin GV: Hãy tóm tắt các chức năng cơ bản của màng sinh chất? GV: Dựa sgk và H17.2 hãy cho biết tb thực vật có cấu tạo thành tb khác với thành tb vi khuẩn như thế nào? ( Vẩy nước lên hoa quả làm hoa quả tươi, vì sao?) (kitin là phân tử đường đa bao gồm glucoz liên kết với N – axetyl là thành phần chính tạo nên bộ xương ngoài của côn trùng, tôm cua) Thành tb vi khuẩn có cấu tạo là peptidoglican GV: Thành tb có chức năng gì? GV: Các tb cạnh nhau liên kết với nhau như thế nào để tạo thành mô? HS: Nhờ chất nền ngoại bào GV: Chất nền ngoại bào nằm ở đâu, có cấu tạo như thế nào? Chức năng? 3.Củng cố: Sử dụng câu hỏi sgk 4.Dặn dò: Đọc trước bài mới và ghi nhớ.

File đính kèm:

  • docTe bao nhan thuc.doc
Giáo án liên quan