Trắc nghiệm Sinh học 10 nâng cao

Bài 28. Chu kì tế bào và các hình thức phân bào

 

1

Về thời gian, chu kì tế bào là:

A. khoảng thời gian để tế bào diễn ra một lần nguyên phân.

B. khoảng thời gian từ khi tế bào được hình thành ngay sau lần nguyên phân thứ nhất cho tới khi nó tiến hành lần nguyên phân thứ hai.

C. khoảng thời gian giữa hai lần phân bào giảm phân.

D. khoảng thời gian giữa hai lần phân bào nguyên phân.

 

2

Chọn cụm từ cho sẵn điền vào chỗ trống trong câu sau:

Trực phân là hình thức phân bào không tơ ở ., nghĩa là trong quá trình phân bào không xuất hiện thoi phân bào.

A. Tế bào cơ tim

B. Tế bào nhân thực

C. Tế bào nhân sơ

D. Động vật nguyên sinh

 

doc23 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4398 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Trắc nghiệm Sinh học 10 nâng cao, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 28. Chu kì tế bào và các hình thức phân bào 1 Về thời gian, chu kì tế bào là: A. khoảng thời gian để tế bào diễn ra một lần nguyên phân. B. khoảng thời gian từ khi tế bào được hình thành ngay sau lần nguyên phân thứ nhất cho tới khi nó tiến hành lần nguyên phân thứ hai. C. khoảng thời gian giữa hai lần phân bào giảm phân. D. khoảng thời gian giữa hai lần phân bào nguyên phân. 2 Chọn cụm từ cho sẵn điền vào chỗ trống trong câu sau: Trực phân là hình thức phân bào không tơ ở ......, nghĩa là trong quá trình phân bào không xuất hiện thoi phân bào. A. Tế bào cơ tim B. Tế bào nhân thực C. Tế bào nhân sơ D. Động vật nguyên sinh 3 Diễn biến cơ bản trong pha G2 của chu kì tế bào là: A. gia tăng của tế bào chất, hình thành thêm các bào quan khác nhau. B. tổng hợp prôtêin có vai trò đối với sự hình thành thoi phân bào. C. sao chép ADN, nhân đôi nhiễm sắc thể, nhân đôi trung tử D. phân hoá cấu trúc và chức năng của tế bào, chuẩn bị các tiền chất, các điều kiện cho sự tổng hợp ADN. 4 Sinh vật có các hình thức phân bào là: A. Phân đôi, gián phân, nguyên phân và giảm phân. B. Phân đôi, nguyên phân và giảm phân. C. Phân đôi và gián phân D. Nguyên phân và giảm phân 5 Chọn phương án phù hợp điền vào sơ đồ sau: A. 1. G1 2. G2 3. S 4. M B. 1. G1 2. S 3. G2 4. M C. 1. G2 2. M 3. S 4. G1 D. 1. S 2. G1 3. G2 4. M 6 Hình thức phân bào chủ yếu ở sinh vật nhân sơ là A. Phân đôi. B. Phân đôi và nguyên phân. C. Phân đôi và giảm phân D. Phân đôi, nguyên phân và giảm phân. 7 Chu kì tế bào là: A. là khoảng thời gian để tế bào diễn ra một lần nguyên phân. B. là trình tự nhất định các sự kiện mà tế bào trải qua và lặp lại giữa các lần nguyên phân liên tiếp. C. là từ khi tế bào được hình thành ngay sau lần nguyên phân thứ nhất cho tới khi nó tiến hành lần nguyên phân thứ hai. D. là trình tự nhất định các sự kiện mà tế bào trải qua và lặp lại giữa các lần giảm phân liên tiếp. 8 Diễn biến cơ bản trong pha S của chu kì tế bào là: A. sao chép ADN, nhân đôi nhiễm sắc thể, nhân đôi trung tử B. gia tăng của tế bào chất, hình thành thêm các bào quan khác nhau. C. phân hoá cấu trúc và chức năng của tế bào, chuẩn bị các tiền chất, các điều kiện cho sự tổng hợp ADN. D. tổng hợp prôtêin có vai trò đối với sự hình thành thoi phân bào. 9 Diễn biến cơ bản trong pha G1 của chu kì tế bào là: A. gia tăng của tế bào chất, hình thành thêm các bào quan khác nhau, phân hoá cấu trúc và chức năng của tế bào, chuẩn bị các tiền chất, các điều kiện cho sự tổng hợp ADN. B. sao chép ADN, nhân đôi nhiễm sắc thể C. gia tăng của tế bào chất, hình thành thêm các bào quan khác nhau, nhân đôi trung tử. D. tổng hợp prôtêin có vai trò đối với sự hình thành thoi phân bào. 10 Sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể diễn ra ở pha hay kì nào? A. Pha G2 B. Pha G1 C. Kì đầu D. Pha S Bài 29. Nguyên phân 1 Diễn biến cơ bản trong kì cuối của sự phân chia nhân trong phân bào nguyên phân: A. Hai NST đơn trong thể kép tách rời nhau ở tâm động và mỗi chiếc di chuyển chậm về một cực của tế bào. B. NST rút ngắn, kéo chặt đóng xoắn cực đại, di chuyển theo sợi của thoi phân bào và tập trung ở mặt phẳng xích đạo. C. Diễn ra các biến đổi hoá lí tính của nhân và tế bào; các sợi nhiễm sắc co ngắn, đóng xoắn dần hình thành các NST thấy rõ dưới kính hiển vi; màng nhân tan rã, nhân con biến mất, thoi phân bào dần xuất hiện. D. NST dãn xoắn, dài ra ở dạng mảnh và biến dạng dần trở thành chất nhiễm sắc; thoi phân bào biến mất, hình thành màng nhân. 2 Trong kì đầu, NST có đặc điểm nào sau đây? A. Một số ở trạng thái đơn, một số ở trạng thái kép B. Đều ở trạng thái kép C. Đều ở trạng thái đơn co xoắn D. Đều ở trạng thái đơn dãn xoắn 3 Thoi phân bào bắt đầu được hình thành ở: A. Kì giữa B. Kì sau C. Kì đầu D. Kì cuối 4 Kì trước còn là tên gọi của kì: A. Kì đầu B. Kì giữa C. Kì sau D. Kì cuối 5 NST có hình dạng đặc trưng và dễ quan sát nhất vào: A. Kì giữa B. Kì đầu C. Kì sau D. Kì cuối 6 Diễn biến cơ bản trong kì sau của sự phân chia nhân trong phân bào nguyên phân: A. Hai NST đơn trong thể kép tách rời nhau ở tâm động và mỗi chiếc di chuyển chậm về một cực của tế bào. B. Các sợi nhiễm sắc co ngắn, đóng xoắn dần hình thành các NST thấy rõ dưới kính hiển vi; màng nhân, nhân con tiêu biến, thoi phân bào dần xuất hiện. C. NST dãn xoắn, dài ra ở dạng mảnh và biến dạng dần trở thành chất nhiễm sắc; thoi phân bào biến mất, hình thành màng nhân. D. NST rút ngắn, kéo chặt đóng xoắn cực đại, di chuyển theo sợi của thoi phân bào và tập trung ở mặt phẳng xích đạo. 7 Diễn biến cơ bản trong kì giữa của sự phân chia nhân trong phân bào nguyên phân: A. Các sợi nhiễm sắc co ngắn, đóng xoắn dần hình thành các NST thấy rõ dưới kính hiển vi; màng nhân, nhân con tiêu biến, thoi phân bào dần xuất hiện. B. NST rút ngắn, kéo chặt đóng xoắn cực đại, di chuyển theo sợi của thoi phân bào và tập trung ở mặt phẳng xích đạo. C. ST dãn xoắn, dài ra ở dạng mảnh và biến dạng dần trở thành chất nhiễm sắc; thoi phân bào biến mất, hình thành màng nhân. D. Hai NST đơn trong thể kép tách rời nhau ở tâm động và mỗi chiếc di chuyển chậm về một cực của tế bào. 8 Trong thực tiễn đời sống và sản xuất, các sự việc nào sau đây được thực hiện trên cơ sở khoa học về nguyên phân? I. Giâm cành, chiết cành, ghép mắt II. Nuôi cấy mô và tế bào thực vật A. II B. I, II C. Cả I và II đều không phải. D. I 9 Thứ tự được sắp xếp đúng với trình tự phân chia nhân trong nguyên phân: A. Kì sau, kì giữa, kì đầu, và kì cuối B. Kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối C. Kì giữa, kì sau, kì đầu và kì cuối D. Kì đầu, kì sau, kì cuối và kì giữa 10 Những kì nào sau đây trong nguyên phân, NST ở trạng thái kép: A. Đầu, giữa, và cuối B. Đầu, giữa, sau và cuối C. Trung gian, đầu và cuối D. Trung gian, đầu và giữa Bài 30. Giảm phân 1 Cho hình bên, tế bào 2 đang ở kì nào của phân bào? A. Kì cuối B. Kì trung gian C. Kì sau D. Kì giữa 2 Đặc điểm của lần phân bào II trong giảm phân là: A. Không xảy ra sự nhân đôi NST B. Các NST trong tế bào là 2n ở mỗi kì C. Các NST trong tế bào là n ở mỗi kì D. Có xảy ra tiếp hợp NST 3 Có 10 tế bào sinh dục chín ở người (2n = 46) thực hiện quá trình giảm phân bình thường. Kết thúc lần phân bào I, các tế bào có chứa: A. 230 tâm động B. 690 tâm động C. 460 tâm động D. 920 tâm động 4 Cho hình bên, tế bào 1 đang ở kì nào của phân bào? A. Kì cuối B. Kì sau C. Kì giữa D. Kì đầu 5 Số tinh trùng được tạo ra nếu so với số tế bào sinh tinh thì: A. Bằng 2 lần B. Bằng nhau C. Giảm đi một nửa D. Bằng 4 lần 6 Ở người 2n = 46, một tế bào sinh tinh (tinh bào 1) diễn ra quá trình giảm phân. Sau lần giảm phân II, số NST của mỗi tế bào con là: A. 46 NST B. 69 NST C. 23 NST D. 92 NST 7 Có 10 tế bào sinh dục chín ở người (2n = 46) thực hiện quá trình giảm phân bình thường. Số crômatit của 10 tế bào nói trên ở giữa kì I là: A. 460 crômatit B. 230 crômatit C. 690 crômatit D. 920 crômatit 8 Những điểm giống nhau cơ bản giữa giảm phân và nguyên phân: 1. Đều có bộ máy phân bào (thoi phân bào) 2. Số tế bào con tạo ra sau phân bào là 2 tế bào 3. Số lượng NST ở các tế bào con giống nhau và giống với tế bào mẹ 4. Lần phân bào II của giảm phân diễn biến giống nguyên phân như: NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kì giữa, chẻ dọc ỏ tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào ở kì sau. A. 2, 3 B. 1, 2, 3 C. 1, 2, 3, 4 D. 1, 4 9 Ở người 2n = 46, một tế bào sinh tinh (tinh bào 1) diễn ra quá trình giảm phân. Sau lần giảm phân I, số NST kép ở mỗi tế bào con là: A. 92 NST kép B. 69 NST kép C. 46 NST kép D. 23 NST kép 10 Sự tiếp hợp và trao đổi chéo diễn ra ở kì nào trong giảm phân? A. Kì đầu lần phân bào II B. Kì trung gian C. Kì đầu lần phân bào I D. Kì giữa lần phân bào I Bài 33. Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và... 1 Kiểu dinh dưỡng hóa tự dưỡng là: A. Là phương thức dinh dưỡng sử dụng nguồn cacbon chủ yếu là chất hữu cơ, nguồn năng lượng cũng là chất hữu cơ B. Là phương thức tự dưỡng dùng nguồn Cacbon chủ yếu là Cacbonic và nguồn năng lượng là ánh sáng C. Là phương thức dinh dưỡng dùng nguồn cacbon chủ yếu là chất hữu cơ, nguồn năng lượng là ánh sáng D. Là phương thức dinh dưỡng dùng nguồn Cacbon chủ yếu là CO2, nguồn năng lượng từ chất vô cơ 2 Nhóm vi sinh vật nào dưới đây có kiểu dinh dưỡng hóa dị dưỡng? A. Vi sinh vật lên men; vi sinh vật hoại sinh B. Vi khuẩn nitrat hóa; vi khuẩn oxy hóa lưu huỳnh C. Vi khuẩn tía; vi khuẩn lục không chứa lưu huỳnh D. Tảo; vi khuẩn lam; vi khuẩn lưu huỳnh màu tía, màu lục 3 Thế nào là môi trường tự nhiên? A. Chứa các chất tự nhiên đã biết thành phần và số lượng B. Chứa các chất tự nhiên (cao thịt, cao nấm men...) với số lượng và thành phần không xác định C. Chứa một số chất tự nhiên với số lượng và thành phần không xác định và một số chất khác với số lượng và thành phần xác định D. Chứa các hợp chất đã biết thành phần và số lượng 4 Kiểu dinh dưỡng quang tự dưỡng là: A. Là phương thức dinh dưỡng dùng nguồn cacbon chủ yếu là chất hữu cơ, nguồn năng lượng là ánh sáng B. Là phương thức tự dưỡng dùng nguồn Cacbon chủ yếu là Cacbonic và nguồn năng lượng là ánh sáng C. Là phương thức dinh dưỡng sử dụng nguồn cacbon chủ yếu là chất hữu cơ, nguồn năng lượng cũng là chất hữu cơ D. Là phương thức dinh dưỡng dùng nguồn Cacbon chủ yếu là CO2, nguồn năng lượng từ chất vô cơ 5 Thế nào là môi trường tổng hợp? A. Chứa các chất tự nhiên với số lượng và thành phần không xác định B. Chứa các chất tự nhiên đã biết thành phần và số lượng C. Chứa các hợp chất đã biết thành phần và số lượng D. Chứa một số chất tự nhiên với số lượng và thành phần không xác định và một số chất khác với số lượng và thành phần xác định 6 Nhóm vi sinh vật nào dưới đây có kiểu dinh dưỡng hóa tự dưỡng? A. Vi sinh vật lên men; vi sinh vật hoại sinh B. Tảo; vi khuẩn lam; vi khuẩn lưu huỳnh màu tía, màu lục C. Vi khuẩn tía; vi khuẩn màu lục không chứa lưu huỳnh D. Vi khuẩn nitrat hóa; vi khuẩn lưu huỳnh; vi khuẩn hiđrô; vi khuẩn sắt... 7 Thế nào là kiểu chuyển hóa vật chất: hô hấp? A. Là sự phân giải cacbohiđrat xúc tác bởi enzim tạo ra nguồn năng lượng lớn cung cấp cho mọi hoạt động sống B. Là sự phân giải cacbohiđrat xúc tác bởi enzim trong đó chất nhận elêctrôn tận cùng là NO3-, SO4- hay CO2 C. Là sự phân giải kị khí cacbohyđrat, xúc tác bởi enzim trong đó chất nhận elêctrôn tận cùng là chất hữu cơ (glucôzơ) D. Là sự phân giải cacbohiđrat xúc tác bởi enzim trong đó chất nhận elêctrôn tận cùng là O2 (trong điều kiện có O2) 8 Kiểu dinh dưỡng hóa dị dưỡng là: A. Là phương thức dinh dưỡng dùng nguồn Cacbon chủ yếu là CO2, nguồn năng lượng từ chất vô cơ B. Là phương thức tự dưỡng dùng nguồn Cacbon chủ yếu là Cacbonic và nguồn năng lượng là ánh sáng C. Là phương thức dinh dưỡng sử dụng nguồn cacbon chủ yếu là chất hữu cơ, nguồn năng lượng cũng là chất hữu cơ D. Là phương thức dinh dưỡng dùng nguồn cacbon chủ yếu là chất hữu cơ, nguồn năng lượng là ánh sáng 9 Thế nào là môi trường bán tổng hợp? A. Chứa một số chất tự nhiên với số lượng và thành phần không xác định và một số chất khác với số lượng và thành phần xác định B. Chứa các chất tự nhiên đã biết thành phần và số lượng C. Chứa các chất tự nhiên với số lượng và thành phần không xác định D. Chứa các hợp chất đã biết thành phần và số lượng 10 Kiểu dinh dưỡng quang dị dưỡng là: A. Là phương thức dinh dưỡng sử dụng nguồn cacbon chủ yếu là chất hữu cơ, nguồn năng lượng cũng là chất hữu cơ B. Là phương thức dinh dưỡng dùng nguồn cacbon chủ yếu là chất hữu cơ, nguồn năng lượng là ánh sáng C. Là phương thức tự dưỡng dùng nguồn Cacbon chủ yếu là Cacbonic và nguồn năng lượng là ánh sáng D. Là phương thức dinh dưỡng dùng nguồn Cacbon chủ yếu là CO2, nguồn năng lượng từ chất vô cơ Bài 34. Quá trình tổng hợp các chất ở vi sinh vật... 1 Ý nào dưới đây không khi giải thích chữ "sinh học" có trong các bột giặt sinh học ở trên thị trường? A. Có enzim ADN - pôlymeraza tẩy bỏ axit nuclêic B. Có enzim amilaza có tác dụng tẩy bỏ tinh bột C. Trong bột giặt chứa ít nhất 1 loại enzim từ vi sinh vật dùng tẩy sạch một số vết bẩn do thức ăn gây ra D. Có enzim prôtêaza có tác dụng tẩy bỏ thịt và lipaza có tác dụng tẩy bỏ mỡ 2 Việc làm tương, nước chấm là ứng dụng quá trình: A. Lên men rượu B. Lên men lactic C. Phân giải pôlisaccarit D. Phân giải prôtêin 3 Trong sơ đồ chuyển hóa sau, cho biết X là chất nào? A. Axit lactic B. Axit xitric C. Axit axêtic D. Axit glutamic 4 Ý nào dưới đây không là đặc điểm chung của quá trình tổng hợp ở vi sinh vật? A. Tổng hợp axit nuclêic và prôtêin (dòng thông tin di truyền từ nhân đến tế bào chất); một số virut có quá trình phiên mã ngược B. Tổng hợp lipit: liên kết glixêrol và các axít béo C. Tổng hợp cacbohiđrat: liên kết các glucôzơ với nhau nhờ các enzim D. Tổng hợp pôlysaccart: cần hợp chất mở đầu là ADP - glucôzơ 5 Trong sơ đồ chuyển hóa sau, cho biết X là chất nào? CH3CH2OH + O2 X + H2O + năng lượng A. Rượu êtylic B. Axit lắctic C. Axit axêtic D. Axit xitric 6 Tại sao trâu bò lại đồng hóa được rơm, rạ, cở giàu chất xơ? A. Trâu bò có hiện tượng ở lên nhai lại nên nghiền nát thức ăn cỏ, rơm, rạ B. Trong dạ dày của trâu, bò có nhiều enzim tiêu hóa chất xơ C. Trọng dạ dày cảu trâu, bò có nhiều lại vi sinh vật có khả năng phân giải các chất xenlulôzơ, hêmizenlulôzơ, pectin có trong rơm, rạ, cỏ D. Trong ruột non của trâu, bò có manh tràng phát triển để tiêu hóa chất xơ 7 Có thể sử dụng dung dịch muối ăn để khử trùng vì: A. Hàm lượng muối tăng nên vi sinh vật không hoạt động B. Tế bào vi sinh vật trương nước nên khó hoạt động C. Muối làm phá hủy một số bào quan D. Tế bào vi sinh vật có thể bị mất nước dẫn đến co nguyên sinh 8 Công dụng của enzim xenlulôza: A. Dùng để làm tương, rượu nếp, trong công nghiệp sản xuất bánh kẹo, công nghiệp dệt, sản xuất xirô giàu fructôzơ B. Dùng làm tương, chế biến thịt, trong công nghiệp thuộc da, công nghiệp bột giặt C. Dùng trong công nghiệp bột giặt và chất tẩy rửa D. Dùng để chế biến rác thải và xử lí các bã thải dùng làm thức ăn cho vật nuôi 9 Axit axêtic là sản phẩm của quá trình: A. Hô hấp hiếu khí B. Lên men C. Hô hấp kị khí D. Hô hấp vi hiếu khí 10 Gôm sinh học không được sử dụng để làm gì trong các ý sau: A. Dùng để làm tương, rượu nếp, nấu rượu, sản xuất rượu bia B. Sản xuất kem C. Sản xuất kem phủ bề mặt bánh và chất phụ gia trong công nghiệp khai thác dầu hỏa D. Làm chất thay huyết tương và dùng làm chất tách chiết enzim Bài 35. Quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật... 1 Nhận định đúng khi nói về ứng dụng của các quá trình phân giải ở vi sinh vật: A. Vi sinh vật sống trong đấy, sử dụng chất dinh dưỡng của đất, làm đất nghèo dinh dưỡng. B. Vi sinh vật tiết hệ enzime prôtênaza, phân giải xác thực vật làm cho đất giàu chất dinh dưỡng và tránh được ô nhiễm môi trường. C. Người ta thường chủ động cấy vi sinh vật để phân giải nhanh các xác thực vật. D. Muối dưa, muối cà là quá trình sử dụng vi khuẩn lên men lactic, chuyển hóa một số đường đơn chứa trong dưa, cà thành axit lactic. 2 Tại sao vi sinh vật phải tiết ra enzim vào môi trường? A. Vi sinh vật tiết enzim vào môi trường giúp thủy phân nhanh các chất hữu cơ B. Vi sinh vật tiết enzim vào môi trường giúp vi sinh vật sinh sản nhanh C. Vi sinh vật phải tiết enzim vào môi trường để thủy phân các chất dinh dưỡng cao phân tử thành những chất đơn giản hơn để hấp thụ D. Vi sinh vật tiết enzim vào môi trường giúp vi sinh vật tăng nhanh về số lượng 3 Sản phẩm của quá trình lên men lactic là: A. Axit axêtic B. Rượu etanol C. Rượu êtilic D. Axit lactic 4 Ví dụ nào dưới đây không đúng về lợi ích của vi sinh vật có hoạt tính phân giải tinh bột và prôtêin? A. Hoạt tính phân giải tinh bột và prôtêin của nấm mốc và vi khuẩn dùng làm tương B. Hoạt tính phân giải tinh bột và prôtêin trong bột giặt dùng tẩy sạch các vết bẩn do bột và thịt. C. Người ta chủ động cấy vi sinh vật để phân giải nhanh các xác thực vật D. Hoạt tính phân giải tinh bột của nấm men dùng trong làm rượu nếp 5 Ở vi sinh vật quá trình 2 trong sơ đồ sau là quá trình A. phân giải ngoại bào. B. phân giải nội bào C. phân giải trong bào quan chuyên biệt lizôzôm D. phân giải nội bào nhờ sự tham gia của enzim amilaza. 6 Vi sinh vật phân giải ngoại bào trong trường hợp nào? A. Khi tiếp xúc với các chất dinh dưỡng cao phân tử (tinh bột, prôtêin, lipit.. ) không thể vận chuyển được qua màng tế bào B. Khi gặp điều kiện nhiệt độ, độ ẩm cực thuận cho sự sinh trưởng C. Khi cơ thể nghèo chất dinh dưỡng D. Khi cơ thể có nhiều chất dinh dưỡng 7 Điểm giống nhau giữa lên men lactic đồng hình và dị hình là: A. Chuyển hóa đường glucôzơ thành axit lactic và năng lượng B. Thu được 1 nguồn năng lượng lớn C. Xảy ra trong điều kiện kị khí, chuyển hóa đường glucôzơ thành axit lactic D. Xảy ra trong điều kiện kị khí, không có oxy tham gia 8 Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của các quá trình phân giải ở vi sinh vật? A. Sự liên kết glixêrol và axit béo để thu năng lượng B. Phân giải lipit: vi sinh vật cần tiết vào môi trường enzim lipaza phân giải lipit thành axit béo để thu nguồn cacbon và năng lượng C. Phân giải pôlysaccarit nhờ liên kết enzim amilaza, xenlulaza, kitinaza D. Phân giải axit nuclêic và prôtêin nhờ tiết enzim nuclêaza và prôtêin 9 Sự phân giải các chất của vi sinh vật xảy ra ở đâu? A. Bên trong tế bào, bên ngoài tế bào B. Trong môi trường trung tính C. Trong môi trường kiềm D. Trong môi trường axit 10 Ở vi sinh vật quá trình 1 trong sơ đồ sau là quá trình A. phân giải diễn ra ngoài tế bào. B. tổng hợp diễn ra ngoài tế bào. C. phân giải diễn ra trong tế bào D. phân giải trong bào quan chuyên biệt lizôzôm Bài 38. Sinh trưởng của vi sinh vật 1 Ý không đúng khi nói về nuôi cấy không liên tục? A. Trong quá trình nuôi cấy vi sinh vật, thành phần của môi trường nuôi cấy luôn ổn định. B. Trong quá trình nuôi cấy vi sinh vật, quần thể vi sinh vật sinh trưởng theo một đường cong gồm 4 pha. C. Trong quá trình nuôi cấy vi sinh vật, không có sự rút bỏ chất thải và sinh khối tế bào ra khỏi môi trường nuôi cấy. D. Trong quá trình nuôi cấy vi sinh vật, môi trường nuôi cấy không được bổ sung thêm. 2 Mục đích của việc sử dụng môi trường nuôi cấy liên tục trong công nghệ là A. để tăng thời gian thế hệ của quần thể vi sinh vật. B. để hạn chế sinh trưởng của vi sinh vật. C. để duy trì mật độ tế bào vi sinh vật ở mức tối thiểu trong dịch nuôi cấy. D. để thu nhiều sản phẩm và sinh khối tế bào vi sinh vật. 3 Nguyên nhân không đúng khiến quần thể vi sinh vật chuyển từ pha cân bằng sang pha suy vong trong nuôi cấy không liên tục A. Chất dinh dưỡng bắt đầu cạn kiệt. B. Nồng độ ôxi giảm, độ pH thay đổi. C. Nồng độ ôxi tăng, độ pH thay đổi. D. Các chất độc hại được tích lũy. 4 Sau thời gian một thế hệ, số lượng tế bào của một quần thể vi sinh vật trong điều kiện nuôi cấy thích hợp thay đổi như thế nào? A. Tăng gấp 4 B. Không tăng C. Tăng gấp 3 D. Tăng gấp 2 5 Đặc điểm nào dưới đây không đúng ở pha tiềm phát (pha lag) của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục? A. Vi sinh vật tổng hợp mạnh mẽ ADN và prôtêin trong đó có các enzim B. Vi sinh vật chưa phân chia C. Vi sinh vật bắt đầu phân chia D. Vi sinh vật đang ở thời kì thích ứng với môi trường sống 6 Khi nuôi cấy không liên tục quần thể vi sinh vật, các chất dinh dưỡng cạn kiệt, các chất độc hại tích lũy nhiều xảy ra ở pha: A. Pha tiềm phát (pha lag) B. Pha lũy thừa (pha log) C. Pha cân bằng D. Pha suy vong 7 Trong nuôi cấy vi khuẩn không liên tục, dựa vào đường cong sinh trưởng sẽ thu hoạch sinh khối vòa thời điểm nào là thích hợp? A. Cuối pha lag - đầu pha log B. Cuối pha cân bằng C. Đầu pha suy vong D. Cuối pha log - đầu pha cân bằng 8 Khi nuôi cấy không liên tục quần thể vi sinh vật, tốc độ sinh trưởng, trao đổi chất của vi khuẩn giảm dần, số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian xảy ra ở pha nào? A. Pha tiềm phát B. Pha cân bằng C. Pha suy vong D. Pha lũy thừa 9 Tại sao nói "dạ dày - ruột ở người là một hệ thống nuôi cấy liên tục đối với vi sinh vật"? A. Trong dạ dày, ruột luôn nhận được chất dinh dưỡng bổ sung và cũng liên tục thải ra các sản phẩm dị hóa B. Trong dạ dày, ruột luôn nhận được chất dinh dưỡng bổ sung và không thải ra các sản phẩm dị hóa C. Môi trường dạ dày, ruột củ người có nhiệt độ, pH, độ ẩm ổn định D. Vi sinh vật sống trong dạ dày, ruột trải qua đủ 4 pha 10 Một quần thể vi sinh vật có số lượng tế bào ban đầu là 20. Sau 15 phút, trong điều kiện nuôi cấy thích hợp, số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật này là 40. Vậy thời gian thế hệ là A. 25 phút B. 20 phút C. 10 phút D. 15 phút Bài 39. Sinh sản của vi sinh vật 1 Sinh sản bằng bào tử vô tính và hữu tính chỉ có ở sinh vật nào sau đây? A. Vi khuẩn. B. Trùng roi xanh. C. Nấm mốc. D. Trùng giày. 2 Hầu hết vi khuẩn sinh sản bằng cách A. phân đôi. B. nảy chồi. C. hình thành bào tử vô tính. D. hình thành bào tử túi. 3 Vi khuẩn có thể sinh sản bằng các hình thức nào? A. Phân đôi - nảy chồi - tái sinh B. Phân đôi - nảy chồi - tạo bào tử C. Tạo bào tử - nảy chồi - tái sinh D. Phân đôi - tạo bào tử - tái sinh 4 Ý nào sau đây không đúng với sự tạo thành bào tử hữu tính ở nấm men? A. Các túi vỡ, bào tử được giải phóng, các bào tử đơn bội khác nhau về giới tính kết hợp với nhau tạo thành tế bào 2n nẩy chồi mạnh mẽ B. Thành tế bào mẹ trở thành một túi (nang) chứa các bào tử C. Tế bào mẹ tạo thành một chồi ở cực, chồi lớn dần rồi tách ra thành một vi khuẩn mới D. Khi tế bào lưỡng bội giảm phân, tạo thành 4 hoặc trên 4 bào tử đơn bội có thành dày bên trong tế bào mẹ 5 Nội bào tử bền với nhiệt vì có: A. 2 lớp màng dày và canxiđipicôlinic B. Vỏ và canxiđipicôlinat C. 2 lớp màng dày và axit đipicôlinic D. Vỏ là hợp chất axit đipicôlinic 6 Sinh sản bằng cách nảy chồi là hình thức sinh sản chủ yếu của sinh vật nào sau đây? A. Amip. B. Trùng roi xanh. C. Trùng giày. D. Nấm men. 7 Phân đôi là hình thức sinh sản có ở sinh vật nào sau đây? A. Vi khuẩn, nấm men, amip. B. Vi khuẩn, nấm men. C. Nấm men, amip. D. Vi khuẩn, amip. 8 Quá trình nảy chồi ở nấm men diễn ra như thế nào? A. Chồi lớn dần rồi tách ra thành vi khuẩn mới B. Trên bề mặt tế bào mẹ xuất hiện một chồi, chồi lớn dần nhận được đầy đủ các thành phần của tế bào rồi tách ra tiếp tục sinh trưởng cho đến khi đạt được kích thước của tế bào mẹ C. Phân cắt đỉnh của sợi khí sinh thành chuỗi bào tử D. Tế bào tăng lên về kích thước tạo nên thành và màng tổng hợp mới enzim, ribôxôm và nhân đôi NST 9 Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của hình thức sinh sản bằng phân đôi? A. Mỗi tế bào tăng lên về kích thước tạo nên thành và màng, tổng hợp mới enzim, ribôxôm và nhân đôi NST B. Thành tế bào hoàn thiện, 2 tế bào con tách nhau (gặp ở trực khuẩn, cầu khuẩn..) C. Khi tế bào lớn gấp đôi, vách ngăn hình thành, tách 2 ADN giống nhau và chất tế bào thành 2 phần riêng biệt D. Gặp ở thủy tức, xạ khuẩn... 10 Các hình thức sinh sản chủ yếu của vi sinh vật nhân thực là: A. Phân đôi, nảy chồi, bào tử vô tính, bào tử hữu tính B. Phân đôi, nội bào tử, ngoại bào tử C. Phân đôi, nảy chồi, ngoại bào tử, bào tử vô tính, bào tử hữu tính D. Nội bào tử, ngoại bào tử, bào tử vô tính, bảo tử hữu tính Bài 40. Ảnh hưởng của các yếu tố hóa học đến... 1 Để diệt khuẩn các bào bào tử đang nẩy mầm có thể sử dụng: A. Các loại cồn B. Các anđehit C. Các hợp chất kim loại nặng D. Các loại khí đốt 2 Vi sinh vật kị khí bắt buộc là: A. Chỉ có thể sinh trưởng khi có mặt ôxi. B. Chỉ có thể sinh trưởng khi không có mặt ôxi C. Có khả năng sinh trưởng chỉ khi nồng độ ôxi thấp hơn nồng độ ôxi trong khí quyển. D. Có thể sử dụng ôxi để hô hấp hiếu khí, nhưng khi không có mặt ôxi có thể tiến hành lên men hoặc hô hấp kị khí. 3 Vì sao sau khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối loảng khoảng 5- 10 phút? A. Nước muối có tác dụng oxy hóa rất mạnh B. Nước muối loãng gây co nguyên sinh làm cho vi sinh vật không phát triển C. Nước muối làm cho prôtêin của vi khuẩn bất hoạt D. Nước muối làm biến tính các prôtêin và màng tế bào vi khuẩn 4 Nhận định không đúng khi nói về ảnh hưởng của các yếu tố hóa học đến sinh trưởng của vi sinh vật: A. Để sinh trưởng và phát triển, vi sinh vật cũng cần các chất dinh dưỡng như các sinh vật khác. B. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường lên vi sinh vật có thể là

File đính kèm:

  • docTrac nghiem sinh 10 NC.doc
Giáo án liên quan