Giáo án Sinh học 11 bài 18: Tuần hoàn máu

Bài 18. TUẦN HOÀN MÁU

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

 Sau khi học xong bài này, học sinh cần:

 Nêu được ý nghĩa của tuần hoàn máu.

 Phân biết được tuần hoàn hở với hệ tuần hoàn kín, hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép.

 Nêu được ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở. Hệ tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn.

 Nêu được sự khác nhau về tuần hoàn máu của lưỡng cư, bò sát, chim và thú.

2. Kỹ năng

 Thông qua hình ảnh HS cách hệ thống hoá kiến thức.

II. Phương tiện dạy học:

 Siêu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học.

 Hình 18.1, 18.2, 18.3 SGK.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 25009 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 bài 18: Tuần hoàn máu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:18/10/2012 Ngày giảng:22/10/2012 Tiết:16 Tuần:8 Bài 18. TUẦN HOÀN MÁU Mục tiêu: 1. Kiến thức Sau khi học xong bài này, học sinh cần: Nêu được ý nghĩa của tuần hoàn máu. Phân biết được tuần hoàn hở với hệ tuần hoàn kín, hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép. Nêu được ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở. Hệ tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn. Nêu được sự khác nhau về tuần hoàn máu của lưỡng cư, bò sát, chim và thú. 2. Kỹ năng Thông qua hình ảnh HS cách hệ thống hoá kiến thức. Phương tiện dạy học: Siêu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học. Hình 18.1, 18.2, 18.3 SGK. Phương pháp giảng dạy: Trực quan, thảo luận, vấn đáp. Lên lớp: Ổn định lớp Giới thiệu thầy cô dự giờ (nếu có). Kiểm tra bài cũ: 1, 2, 3, 4, 6 SGK/76. Giảng bài mới: Dẫn nhập: Hệ tuần hoàn của động vật được cấu tạo từ những bộ phận nào và chức năng của bộ phận đó là gì ? Ý nghĩa của tuần hoàn máu ? Cụ thể, chúng ta vào bài… Bài 18. TUẦN HOÀN MÁU Hoạt động thầy giáo Hoạt động học sinh Nội dung * GV đặt vấn đề: - Ở động vật có hệ thống tuần hoàn cấu tạo như thế nào ? + Đối với động vật đơn bào, đa bào bậc thấp ? + Đối với động vật đa bào bậc cao ? - Các cơ quan đó đảm nhiệm chức năng gì ? - Động mạch là gì ? Động mạch xuất phát từ đâu đến đâu và có chức năng gì ? - Tĩnh mạch… ? - Mao mạch… ? - Qua đó, em nào có thể cho biết chức năng chung của hệ thống tuần hoàn là gì ? - Có mấy dạng hệ thống tuần hoàn ? - Những nhóm động vật nào có hệ tuần hoàn hở ? - Cấu tạo của hệ tuần hoàn này như thế nào ? - Và hoạt động của chúng ra sao ? - Hệ tuần hoàn hở có đặc điểm gì ? - Các van tĩnh mạch có chức năng gì ? - Có ở những nhóm động vật nào ? - Đặc điểm cấu tạo ra sao ? - Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở ? - Có ở động vật nào ? - Yêu cầu HS quan sát hình 18.3A và mô tả lại đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở (xuất phát từ tim) ? - Có ở động vật nào ? - Yêu cầu HS quan sát hình 18.3B và mô tả lại đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kép (xuất phát từ tim) ? - Ưu điểm của tuần hoàn máu trong HTH kép so với HTH đơn là ? - Qua đó, em nào có thể rút ra được chiều hướng tiến hoá của sinh giới ? * HS nghiên cứu SGK, thảo luận và trả lời: - Dịch tuần hoàn. - Tim. - Hệ thống mạch máu. - Động mạch xuất phát từ tim. Có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và tam gia điều hoà lượng máu đến cơ quan. - Tĩnh mạch máu từ mao mạc trở về tim. Có chức năng thu hồi máu từ mau mạch đưa về tim. - Mao mạch là những mạch máu rất nhỏ, nằm giữa ĐM và TM, là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu với tế bào Hở - Hệ TH Đơn Kín Kép * HS quan sát H 18.1, thảo luận và mô tả cấu tạo: - Giúp máu chảy một chiều và trao đổi chất. * HS quan sát H 18.2, đọc nội dung SGK, thảo luận và trả lời: - Máu chảy trọng ĐM dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy nhanh, khả năng điều hoà và phân phân phối máu đến cơ quan nhanh. ® trao đổi khí, trao đổi chất cao. - Ở cá,… - Lưỡng cư, bò sát, chim, thú. - Máu từ cơ quan TĐK trở về tim và được tim bơm đi, do vậy tạo ra áp lực đẩy máu đi rất lớn, tốc độ máu chảy nhanh và máu đi được xa. Điều này làm tăng hiệu quả cung cấp O2 và chất dinh dưỡng cho tế bào, đồng thời thải nhanh các chất thải ra ngoài. - Từ không có HTH đến có HTH. - Từ HTH hở đến có HTH kín. - Từ HTH đơn đến có HTH kép. I. Cấu tạo và chức năng của hệ thống tuần hoàn : 1. Cấu tạo chung : a. Đối với động vật đơn bào, đa bào bậc thấp: chưa có hệ thống tuần hoàn, các chất đước trao đổi qua toàn bộ cơ thể. b. Đối với động vật đa bào bậc cao: trao đổi chất qua các bộ phận: - Dịch tuần hoàn: máu hoặc hỗn hợp máu_dịch mô. - Tim: là cái hút và đẩy máu chảy trong hệ mạch. - Hệ thống mạch máu: gồm động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. 2. Chức năng chủ yếu của hệ thống tuần hoàn : - Vận chuyển các chất từ bộ phận này sang bộ phận khác để đáp ứng cho hoạt động sống của cơ thể. II. Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật : 1. Hệ tuần hoàn hở : - Đa số là động vật thân mền và chân khớp. - Máu từ tim bơm vào động mạch sau đó tràn vào khoang máu. Ở đó, máu trộn lẫn với dịch mô ® máu_dịch mô (gọi chung là máu). Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với tế bào sau đó theo tĩnh mạch trở về tim. - Không có hệ thống mao mạch, máu chảy trọng ĐM dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm, khả năng điều hoà và phân phân phối máu đến cơ quan chậm. - Máu có chứa sắc tố hô hấp hemoxiamin. 2. Hệ tuần hoàn kín : - Mực ống, giun đốt,… - Máu từ tim lưu thông liên tục mạch kín, từ ĐM qua mao mạch và tĩnh mạch sau đố về tim. Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch. - Máu chảy trọng ĐM dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy nhanh, khả năng điều hoà và phân phân phối máu đến cơ quan nhanh. - Máu có chứa sắc tố hô hấp hemoglobin. a. Hệ tuần hoàn đơn: - Tim bơm máu giàu CO2 ® Động mạch mang ® Mao mạch mang (giàu O2) ® Động mạch lưng ® Mao mạch (TĐC với TB)® Tĩnh mạch ® Tim (có 2 ngăn). b. Hệ tuần hoàn kép: - Vòng tuần hoàn lớn: Tim (máu giàu O2)® ĐM chủ ® Tiểu ĐM ® MM (TĐC và khí)® TM (máu giàu CO2) ® Tim. - Vòng tuần hoàn nhỏ: Tim (máu giàu CO2)® ĐM phổi ® MM phổi (TĐK) ® TM phổi (máu giàu O2) ® Tim. - Tim có 3 hoặc 4 ngăn. 5. Củng cố: - HS đọc và nhờ phần tóm tắt in nghiêng trong khung ở cuối bài. - Phân biệt điểm khác nhau giữa HTH đơn với HTH kép ? HTH đơn HTH kép - Có 1 vòng tuần hoàn - Có 2 vòng tuần hoàn - Tim có 2 ngăn - Tim có 3 hoặc 4 ngăn - Máu đi nuôi cơ thể là máu pha - Máu đi nuôi cơ thể là máu giàu O2 - Khi tim co, máu được bơm với áp lực thấp nên vận tốc máu chảy chậm. Khi tim co, máu được bơm với áp lực cao nên vận tốc máu được chảy nhanh. 6. Bài tập về nhà: Hoàn thành các câu hỏi sau bài học trong SGK, SBT.

File đính kèm:

  • docbai 18.doc