Giáo án Sinh học 11 bài 26: Cảm ứng ở động vật

Bài 26. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

 Sau khi học xong bài này, học sinh cần:

 Nêu được khái niệm cảm ứng của động vật.

 Trình bày được cảm ứng của động vật chưa có tổ chức thần kinh.

 Mô tả được cấu tạo hệ thần kinh dạng lưới và khả năng cảm ứng của động vật có hệ thần kinh hạch.

2. Kỹ năng

 Thông qua hình ảnh HS cách hệ thống hoá kiến thức.

II. Phương tiện dạy học:

 Siêu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học.

 Hình 26.1, 26.2 SGK.

III. Phương pháp giảng dạy:

 Vấn đáp, trực quan, thảo luận, giải thích tìm tòi bộ phận.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 20005 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 bài 26: Cảm ứng ở động vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết: Tuần: Bài 26. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT Mục tiêu: 1. Kiến thức Sau khi học xong bài này, học sinh cần: Nêu được khái niệm cảm ứng của động vật. Trình bày được cảm ứng của động vật chưa có tổ chức thần kinh. Mô tả được cấu tạo hệ thần kinh dạng lưới và khả năng cảm ứng của động vật có hệ thần kinh hạch. 2. Kỹ năng Thông qua hình ảnh HS cách hệ thống hoá kiến thức. Phương tiện dạy học: Siêu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học. Hình 26.1, 26.2 SGK. Phương pháp giảng dạy: Vấn đáp, trực quan, thảo luận, giải thích tìm tòi bộ phận. Lên lớp: Ổn định lớp Giới thiệu thầy cô dự giờ (nếu có). Kiểm tra bài cũ: 1, 2, 3, 4, 5 SGK. Giảng bài mới: Dẫn nhập: Điều gì sẽ xảy ra khi tay của chúng ta bị chạm vào lửa. (tay chúng ta co rút lại) → Đó là phản ứng của cơ thể chúng ta trước tác nhân kích thích là lửa. Như vậy là cơ thể động vật cũng có cảm ứng, liệu cảm ứng của động vật có giống với cảm ứng của thực vật không ! Chúng ta vào… Bài 26. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT Hoạt động thầy giáo Hoạt động học sinh Nội dung * Từ ví dụ trên GV đặt vấn đề: - Điều gì sẽ xảy ra nếu như tay chúng ta không rút lui ? - Mục đích của việc rút tay lùi là gì ? - Vậy cảm ứng ở động vật là gì ? * Yêu cầu học sinh lấy thêm ví dụ ? - Qua đây, em hãy cho biết điểm khác nhau giữa cảm ứng ở động vật và cảm ứng ở thực vật ? - Phản xạ là gì ? - Nếu tách cơ bắp của ếch và kích thích thì cũng có phản ứng. Vậy đó, có gọi là phản xạ hay không ? - Tại sao, phản xạ động vật có tổ chức thần kinh lại được coi là một dạng điển hình của cảm ứng ? - Đặc điểm cảm ứng ở động vật ? - Lệnh HS trả lời câu hỏi phần I SGK ? - Tại sao, trùng giày bơi tới chỗ có nhiều ôxi hoặc thu chân giả để tránh ánh sáng chói của trùng biến hình đều là cảm ứng ? - Cấu tạo như thế nào ? - Có hình thức phản ứng như thế nào ? - Có ở dạng động vật nào ? - Đặc điểm cấu tạo của hệ thần kinh ? - Cảm ứng của chúng như thế nào ? - Hãy cho biết Thuỷ Tức sẽ phản ứng như thế nào khi chúng ta dùng một chiếc kim nhọn châm vào thân nó ? - Phản ứng của Thuỷ Tức có phải là phản xạ không ? Vì sao ? - Có ở dạng động vật nào ? - Hệ thần kinh được cấu tạo như thế nào ? - Tạo sao, hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có thể trả lời cục bộ ? - Cảm ứng của chúng như thế nào trước tác nhân kích thích ? - Ưu điểm của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch so với hệ thần kinh dạng lưới là gì ? * HS thảo luận và cho ý kiến: - Tay bị tổn thương (nướng chín). - Tránh tổn thướng, bảo vệ, tồn tại và phát triển bình thường. - Giống nhau: Đều nhận và trả lời kích thích của môi trường. Thực vật Động vật hướng động, ứng động Phản xạ, … Tốc độ chậm Tốc độ nhanh - Phản xạ là phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời kích thích bên ngoài và bên trong cơ thể. - Không phải. Vì: không thông qua hệ thần kinh (các phản ứng của cơ quan, bộ phận trong cơ thể khi bị kích thích không phải là phản xạ.) - Cảm ứng là khái niệm rộng hơn phản xạ. Cảm ứng có cả động vật vật không có tổ chức thần kinh. Còn phản xạ là cảm ứng của cơ thể động vật có tổ chức thần kinh - Tác nhân KT: gai nhọn - BP tiếp nhận: thụ quan đau ở tay. - BP phân tích, tổng hợp: tuỷ sống. - BP thực hiện: Cơ tay. - Vì đó, đều là phản ứng của cơ thể sinh vật trước tác nhân kích thích của môi trường. * HS nghiên cứu SGK, quan sát H 26.1, thảo luận và trả lời: - Tàon thân Thuỷ Tức co lại. - Phải. Vì: đây là phản ứng của cơ thể trả lời kích thích, có ự tham gia của tổ chức thần kinh. * HS nghiên cứu SGK, quan sát H 26.2, thảo luận và trả lời: - Do mỗi hạch là một trung tâm điều khiển một vùng xác định của cơ thể. - Phản ứng chính xác hơn và ít tiêu tốn năng lượng hơn so với hệ thần kinh dạng lưới. I. Khái niệm cảm ứng ở động vật : 1. Khái niệm : - Là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại kích thích từ môi trường đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển. 2. Đặc điểm : - Tốc độ phản ứng nhanh. - Ở động vật có tổ chức thần kinh, cảm ứng là cung phản xạ. Gồm: + Bộ phận tiếp nhận KT. + Bộ phận phân tích, tổng hợp thông tin để quyết định hình thực mức độ phản ứng. + Bộ phận thực hiện phản ứng. II. Cảm ứng của động vật chưa có tổ chức thần kinh - ĐVĐB chưa có tổ chức thần kinh. - ĐVĐB phản ứng lại kích thích bằng chuyển động cả cơ thể hoặc co rút chất nguyên sinh. III. Cảm ứng của động vật có tổ chức thần kinh : 1. Cảm ứng động vật có hệ thần kinh dạng lưới : - Đại diện: có ở ngành ruột khoang. - Cấu tạo: Được cấu tạo từ các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau thành các sợi TK → mạng lưới thần kinh, đồng thời các sới TK liên hệ với TBCG và TB biểu mô. - Cảm ứng: co toàn bộ cơ thể trước tác nhân kích thích 2. Cảm ứng động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch : - Đại diện: có ở ngành giun dẹp, giun tròn, chân khớp. - Cấu tao: được hình thành từ các tế bào thần kinh tập hợp lại thành các hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài cơ thể. - Cảm ứng: mỗi hoạch điều khiển một vùng xác định trên cơ thể, nên chính xác hơn và ít tiêu tốn năng lượng hơn so với hệ thần kinh dạng lưới. 5. Củng cố: HS đọc và nhờ phần tóm tắt in nghiêng trong khung ở cuối bài. 6. Bài tập về nhà: Hoàn thành các câu hỏi sau bài học trong SGK, SBT.

File đính kèm:

  • docbai 26.doc
Giáo án liên quan