Giáo án Sinh học 11 bài 27: Cảm ứng ở động vật (tt)

Bài 27. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT (TT)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

 Sau khi học xong bài này, học sinh cần:

 Nêu được sự phân hoá cấu tạo của hệ thần kinh ống.

 Trình bày được sự ưu việc trong hoạt động của hệ thần kinh dạng ống.

 Rút ra được chiều hướng tiến hoá của hệ thần kinh.

2. Kỹ năng

 Thông qua hình ảnh HS cách hệ thống hoá kiến thức.

II. Phương tiện dạy học:

 Siêu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học.

 Hình 27.1, 27.2, 26.1, 26.2 SGK.

III. Phương pháp giảng dạy:

 Vấn đáp, trực quan, thảo luận, giải thích tìm tòi bộ phận.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 12223 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 bài 27: Cảm ứng ở động vật (tt), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết: Tuần: Bài 27. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT (TT) Mục tiêu: 1. Kiến thức Sau khi học xong bài này, học sinh cần: Nêu được sự phân hoá cấu tạo của hệ thần kinh ống. Trình bày được sự ưu việc trong hoạt động của hệ thần kinh dạng ống. Rút ra được chiều hướng tiến hoá của hệ thần kinh. 2. Kỹ năng Thông qua hình ảnh HS cách hệ thống hoá kiến thức. Phương tiện dạy học: Siêu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học. Hình 27.1, 27.2, 26.1, 26.2 SGK. Phương pháp giảng dạy: Vấn đáp, trực quan, thảo luận, giải thích tìm tòi bộ phận. Lên lớp: Ổn định lớp Giới thiệu thầy cô dự giờ (nếu có). Kiểm tra bài cũ: 1, 2, 3 SGK/110 Giảng bài mới: Dẫn nhập: Bài trước các em đã biết về cấu tạo, hoạt động cảm ứng của hệ thần kinh dạng lưới, dạng hạch. Hôm nay, Chúng ta tiếp tục nghiên cứu thêm một dạng thần kinh nữa, đó là hệ thần kinh dạng ống…. Bài 27. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT (TT) Hoạt động thầy giáo Hoạt động học sinh Nội dung * Yêu cầu HS nhắc lại: - Cấu tạo, hoạt động cảm ứng của hệ thần kinh dạng lưới, dạng hoạch ? * Yêu cầu HS quan sát hình 27.1, 26.1, 26.2 đọc nội dung phần 3 SGK. Sau đó chỉ ra điểm khác nhau giữa các hình (hệ thần kinh) ? - Về cấu tạo ? - Hoạt động cảm ứng ? - Não bộ gồm những bộ phận nào ? - Phần sau của bộ não là gì ? - Yêu cầu HS hoàn thành câu hỏi SGK. - Vậy hệ thần kinh dạng ống được cấu tạo như thế nào ? - Qua đó, hãy cho biết HTK của cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú thuộc HTK nào ? Tại sao ? * Yêu cầu HS quan sát hình 27.2 và đọc nội dung. Sau đó mô tả lại cung phản xạ ? - Có mấy bộ phận ? - Đó là những bộ phận nào ? → Đây được gọi là phản không điều kiện. Vậy phản xạ không điều kiện là gì ? - Phản xạ có điều kiện là gì ? → Những PXKĐK thường là những phản xạ đơn giảm. Vậy phản xạ đơn giản ở động vật có HTK ống là gì ? - Vậy phản xạ phức tạp ở động vật có HTK ống như thế nào ? * Vấn đáp với HS các câu hỏi SGK: - Khi thấy chó dại em có phản xạ như thế nào ? - Bộ phận nào tiếp nhận kích thích ? - Bộ phận xử lí thông tin và quyết định hành động ? - Bộ phận thực hiện ? → Đây là phản xạ gì ? (PXKĐK hay PXCĐK) - Vậy phản xạ phức tạp ở động vật có HTK ống là gì ? → Hãy rút ra chiều hướng tiến hoá của hệ thần kinh ? * HS nhớ lại kiến thức để nhắc lại: - HTK dạng ống: được cấu tạo bởi số lượng lớn TBTK tập trung lại thành một ống TK nằm trong cột sống, dọc theo vùng lưng của cơ thể, các TBTK tập trung hoá phía đầu → não bộ phát triển. - Gồm 5 bộ phận: bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não, hành não. - Tuỷ sống (nằm trong cột sống), các dây thần kinh (TKNB). - Não bộ, tuỷ sống, hạch thần kinh, dây thần kinh. - Có HTK dạng ống. - Vì: các loại động vật này đều có xương sống để chứa TBTK → HTK ống. * HS quan sát hình, thảo luận và trả lời: - Có 5 bộ phận: thụ quan đau dưới da, sợi cảm giác của dây TK tuỷ, tuỷ sống, sợi vận động của dây TK tuỷ sống, các cơ ở ngón tay. * Kiến thức lớp 8, HS nhớ lại và trả lời: - Bỏ chạy hoặc chống cự lại. - Mắt. - Bộ não. - Chân, tay. - Đây là phản xạ có điều kiện. 3. Cảm ứng của động vật có hệ thần kinh ống : a. Cấu tạo của hệ thần kinh dạng ống : - Được cấu tạo từ hai phần rõ rệt: thần kinh trung ương (não bộ và tuỷ sống) và thần kinh ngoại biên. b. Hoạt động của hệ thần kinh ống : - Phản xạ đơn giản ở động vật có HTK ống: là PXKĐK có tính di truyền bẩm sinh, sinh ra đã có. Cung phản xạ được tạo bới số lượng ít TBTK và được tuỷ sống điều khiển. - Phản xạ phức tạp ở động vật có HTK ống: là PXCĐK, phải qua học tập, rút kinh nghiệm mới có. Cung phản xạ được tạo bới số lượng lớn TBTK và được bộ não điều khiển. Số lượng phản xạ ngày càng tăng. Giúp động vật thích nghi tốt hơn với môi trường sống. * Tiến hoá : theo 3 chiều hướng: - Tập trung hoá: lưới → hạch → ống. - Từ đối xứng toả tròn → đối xứng 2 bên. - Hiện tượng đầu hoá: → phát triển não bộ. 5. Củng cố: HS đọc và nhờ phần tóm tắt in nghiêng trong khung ở cuối bài. 6. Bài tập về nhà: Hoàn thành các câu hỏi sau bài học trong SGK, SBT.

File đính kèm:

  • docBAI27.doc
Giáo án liên quan