Bài 30. TRUYỀN TIN QUA XINÁP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
Vẽ hoặc mô tả được cấu tạo của xináp.
Trình bày được quá trình truyền tin qua xináp.
Trình bày được cách lan truyền của điện thế hoạt động trên sợi thần kinh có bao miêlin và không có bao miêlin.
2. Kỹ năng
Thông qua hình ảnh HS cách hệ thống hoá kiến thức.
II. Phương tiện dạy học:
Siêu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học.
Hình 30.1, 30.2, 30.3 SGK.
III. Phương pháp giảng dạy:
Trực quan, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích tìm tòi bộ phận.
IV. Lên lớp:
1. Ổn định lớp
2. Giới thiệu thầy cô dự giờ (nếu có).
3. Kiểm tra bài cũ: 1, 3 SGK/120
4. Giảng bài mới:
Dẫn nhập: Các xung thần kinh truyền từ TBTK này sang TB khác (TBTK, TB cơ, TB tuyến) đều nhờ cầu nối xináp. Vậy xináp là gì ? Ta vào
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 14869 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 bài 30: Truyền tin qua xináp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết: Tuần:
Bài 30. TRUYỀN TIN QUA XINÁP
Mục tiêu:
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
Vẽ hoặc mô tả được cấu tạo của xináp.
Trình bày được quá trình truyền tin qua xináp.
Trình bày được cách lan truyền của điện thế hoạt động trên sợi thần kinh có bao miêlin và không có bao miêlin.
2. Kỹ năng
Thông qua hình ảnh HS cách hệ thống hoá kiến thức.
Phương tiện dạy học:
Siêu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học.
Hình 30.1, 30.2, 30.3 SGK.
Phương pháp giảng dạy:
Trực quan, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích tìm tòi bộ phận.
Lên lớp:
Ổn định lớp
Giới thiệu thầy cô dự giờ (nếu có).
Kiểm tra bài cũ: 1, 3 SGK/120
Giảng bài mới:
Dẫn nhập: Các xung thần kinh truyền từ TBTK này sang TB khác (TBTK, TB cơ, TB tuyến) đều nhờ cầu nối xináp. Vậy xináp là gì ? Ta vào…
Bài 30. TRUYỀN TIN QUA XINÁP
Hoạt động thầy giáo
Hoạt động học sinh
Nội dung
* Lệnh HS quan sát H30.1 SGK và cho biết xináp là ? Xináp có ở đâu ?
- Xináp được cấu tạo như thế nào để thích nghi với chức năng truyền tin ?
- Có các loại xináp nào ?
(Ở đây ta chủ yếu nghiên cứu về xináp hoá học)
- Xináp hoá học được cấu tạo như thế nào ?
- Chất trung gian hoá học gồm những chất nào ?
- Quá trình truyền tin qua xináp diễn ra như thế nào ?
- Thường tốc độ lan truyền ở xináp chậm hơn trên nơron. Tại sao ?
- Chất trung gian hoá học ở đây có vai trò gì ?
- Tại sao tin được truyền qua xináp chỉ theo một chiều, từ màng trước qua màng sau mà không theo chiều ngược lại ?
- Trong xináp enzym có vai trò gì ?
- Việc phân giải axêtincôlin thành axêtat và colin như vậy có ý nghĩa gì ?
- Tại sao, XTK không truyền trực tiếp từ TBTK này sang TBTK khác mà phải thông qua xináp ?
* HS quan sát H30.1 SGK và trả lời:
- Xináp điện.
- Xináp hoá học.
* HS quan sát H30.2 SGK, thảo luận và trả lời:
- Axêtincôlin (kích thích xináp)
- Norađrênalin (KT & ức chế)
- Glyxin, Axit glutamic (ức chế)
* HS quan sát H30.3 SGK, thảo luận và trả lời:
- Vì: truyền qua xináp phải trãi qua nhiều giai đoạn và nhờ quá trình khuếch tán chất trung gian hoá học qua dịch lỏng. Trong khi lan truyền XTK trên sợi nơron thì theo kiểu vật lí (dương sang âm).
- Làm thay đổi tính thấm ở màng sau xináp và làm xuất hiện XTK lan truyền đi tiếp.
- Vì:
+ Màng trước không có các thụ thể thu nhận chất trung gian hoá học.
+ Màng sau thì không có các chất trung gian hoá học.
- Đưa xináp trở về trạng thái nghỉ và có thể tiếp nhận xung thần kinh mới.
- Giúp truyền tin có hiệu quả hơn. Vì: chỉ cần một lượng nhỏ chất trung gian hoá học đã làm thay đổi màng nơron; Tại điểm tận cùng của nơron quá nhỏ qua xináp có thể nối nhiều nơron lại với nhau ® truyền thông tin.
I. Khái niệm xináp :
- Xináp là diện tiếp xúc giữa TBTK với TBTK, giữa TBTK với các té bào khác như thế bào cơ, tế bào tuyến,…
II. Cấu tạo của xináp :
1. Phân loại : gồm 2 loại
- Xináp điện.
- Xináp hoá học.
2. Cấu tạo : (Xináp hoá học)
- Chuỳ xináp chứa ti thể và bóng chứa chất trung gian hoá học.
- Màng trước xináp.
- Khe xináp.
- Màng sau xináp có các thụ thể thu nhận chất trung gian hoá học.
III. Quá trình truyền tin qua xináp : (chất trung gian hoá học là axêtincôlin)
- Xung thần kinh đến chuỳ xináp, làm cho Ca2+ đi vào chùy xináp.
- Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra, giải phóng axêtincôlin vào khe xináp.
- Axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp.
* Enzym ở màng sau xináp phân giải axêtincôlin thành axêtat và côlin. Hai chất nầy quy trở lại màng trước, đi vào cuỷ xináp, tái tổng hợp thành axêtincôlin chứa trong bióng xináp.
5. Củng cố: HS đọc và nhờ phần tóm tắt in nghiêng trong khung ở cuối bài.
6. Bài tập về nhà: Hoàn thành các câu hỏi sau bài học trong SGK, SBT.
File đính kèm:
- bai 30.doc