Bài 47. ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT VÀ
SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH Ở NGƯỜI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
Trình bày được một số biện pháp điều khiển sinh sản ở động vật.
Nêu được sinh đẻ có kế hoạch là gì và giải thích được vì sao phải sinh đẻ có kế hoạch.
Kể tên một số biện pháp tránh thai chủ yếu và trình bày được cơ chế tác đụng của chúng.
2. Kỹ năng
Thông qua hình ảnh HS cách hệ thống hoá kiến thức.
Ứng dụng kiến thức vào sản xuất chăn nuôi.
II. Phương tiện dạy học:
Siêu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học.
Bảng 47 SGK.
III. Phương pháp giảng dạy:
Trực quan, vấn đáp, thảo luận, giải thích tìm tòi bộ phận.
IV. Lên lớp:
1. Ổn định lớp
2. Giới thiệu thầy cô dự giờ (nếu có).
3. Kiểm tra bài cũ: câu 1, 2, 3 SGK trang 181.
4. Giảng bài mới:
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 17527 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày soạn:
Tiết: Tuần:
Bài 47. ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT VÀ
SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH Ở NGƯỜI
Mục tiêu:
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
Trình bày được một số biện pháp điều khiển sinh sản ở động vật.
Nêu được sinh đẻ có kế hoạch là gì và giải thích được vì sao phải sinh đẻ có kế hoạch.
Kể tên một số biện pháp tránh thai chủ yếu và trình bày được cơ chế tác đụng của chúng.
2. Kỹ năng
Thông qua hình ảnh HS cách hệ thống hoá kiến thức.
Ứng dụng kiến thức vào sản xuất chăn nuôi.
Phương tiện dạy học:
Siêu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học.
Bảng 47 SGK.
Phương pháp giảng dạy:
Trực quan, vấn đáp, thảo luận, giải thích tìm tòi bộ phận.
Lên lớp:
Ổn định lớp
Giới thiệu thầy cô dự giờ (nếu có).
Kiểm tra bài cũ: câu 1, 2, 3 SGK trang 181.
Giảng bài mới:
Dẫn nhập: Tại sao cần tăng cường sinh sản ở động vật, nhưng cần giảm sinh đẻ ở người ? Để giải quyết vấn đề này người ta phải làm gì ?...
Bài 47. ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT VÀ
SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH Ở NGƯỜI
Hoạt động thầy giáo
Hoạt động học sinh
Nội dung
* GV đặt vấn đề: Cho biết một số biện pháp làm tăng sinh sản trong chăn nuôi ?
- Cụ thể ta chúng ta phải làm những công việc nào ?
- Cho ví dụ ?
* Ngoài ví dụ SGK, học sinh lấy thêm ví dụ ?
- Nuôi cấy phôi giải quyến vấn đề gì trong sinh đẻ ở người ?
- Tại sao hiện nay cấm xác định giới tinh của thai nhi người ?
- Có thể sử dụng các biện pháp điều khiển giới tính ở người không ? Tại sao ?
- Hiện nay, nước ta đang vận động mỗi cặp vợ chồng nên sinh bao nhiêu con ? Giới hạn tuổi nào thì không nên sinh con ? Khoảng cách giữa 2 lần sinh là bao nhiêu ?
- Sinh đẻ có kế hoạch là gì ?
- Tại sao phải sinh đẻ có kế hoạch ?
(GV giải thích thêm)
- Vậy phải cần phải làm gì để sinh đẻ có kế hoạch ?
(Trứng sau khi rụng chỉ sống được khoảng 1 ngày, tinh trùng có thời gian sống trong cơ quan sinh dục nữ là 3 ngày. Thời điểm chín và rụng trứng có thể sai lệch đi 3 ngày nên để tránh mang thai, người ta phải tránh giao hợp trước ngày rụng trứng khoảng 6 ngày và sau ngày rựng trứng khoảng 4 ngày
- Dùng bao cao su ngoài việc tránh mang thai còn tránh được các bệnh truyền nhiễm.)
- Riêng việc phá thai (nao, hút thai) không được côi là biên pháp sinh đẻ có kế hoạch. Nó để lại nghiên trọng cho người phụ nữ. Có thể dẫn tới vô sinh, thậm chí tử vong.
* HS nghiên cứu SGK, thảo luận và trả lời:
- Thay đổi số con.
+ Sử dụng hoocmôn hoặc chất kích thích.
+ Thụ tinh nhân tạo.
+ Thay đổi các yếu tố môi trường.
+ Nuôi cấy phôi.
- Điều khiển giới tính.
* HS trình bày ví dụ SGK:
- Giúp một số cặp vợ chồng vô sinh có thể sinh con.
- Thụ tinh ngoài cơ thể.
- Hiện nay vẫn còn tồn tại những quan niệm không đúng về sinh con trai, con gái nên nhiều cặp vợ chồng tìm mọi cách để xác định giới tính của thai nhi. Nếu là con gái thì có thể huỷ bỏ. Điều này mất cân bằng về giới trong xã hội ® để lại hậu quả khó lường.
* HS thảo luận, trả lời:
- Có từ 1 – 2 con.
- Không nên sinh con trước tuổi trưởng thành (tuổi cho phép kết hôn ở nữ là 18)
- Khoảng cách giữa 2 lần sinh không dưới 3 năm.
Þ Đó là sinh đẻ có kế hoạch.
- Để nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.
- Giảm áp lực đối với phát triển kinh tế, xã hội, tài nguyên và môi trường.
* HS quan sát bảng 47, thảo luận và trả lời:
I. Điều khiển sinh sản ở động vật :
1. Một số biến pháp thay đổi số con :
- Bằng cách sử dụng hoocmôn hoặc chất kích thích tổng hợp; thay đổi các yếu tố môi trường; nuôi cấy phôi; thụ tinh nhân tạo.
2. Một số biện pháp điều khiển giới tính :
- Bằng cách tách, chọn tinh trùng cho thụ tinh tuỳ thuộc vào nhu cầu; sử dụng hoocmôc.
II. Sinh đẻ có kế hoạch ở người
1. Sinh đẻ có kế hoạch :
- Là điều chỉnh về số con, thời điểm sinh con và khoảng cách sinh con sao cho phù hợp với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.
2. Các biện pháp tránh thai :
- Tính ngày rụng trứng để tránh giao hợp vào ngày đó.
- Bao cao su tránh thai.
- Thuốc viên tránh thai.
- Sử dụng dụng cụ tử cung chống lại sự làm tổ của hợp tử ở tử cung.
- Triệt sản nữ (đình sản nữ) cắt và thắt 2 đầu của ống dẫn trứng.
- Triệt sản nam (đình sản nam) cắt và thắt ống dẫn tinh.
- Ngoài ra có thể dùng thuốc viên Postinor để tránh thai khẩn cấp.
*** Chú ý: FSH là kích tố nang trứng làm cho trứng chín(nữ) kích thích ống sinh tinh(nam); LH là kích tố thể vàng làm trứng chín và rụng(nữ) (ICSH ở nam kích thích tế bào kẽ (TB Lêiđich) sản xuất ra testostêron); TSH là kích tố tuyến giáp; ACTH là kích tố vỏ tuyến trên thận; PRL là kích tố tuyến sữa; GH là kích tố tăng trưởng; OT = Ôxitôxin; ADH là kích tố chống đa niệu.
- Testostêron: Kích thích ống sinh tinh phát triển và sản sinh tinh trùng.
- Prôgestêron và ơstrôgen: Là cho niêm mạc tử cuing phát triển dày lên, nếu trong máu nồng độ cao quá thì lại có tác dụng ức chế ngược.
5. Củng cố: HS đọc và nhờ phần tóm tắt in nghiêng trong khung ở cuối bài.
6. Bài tập về nhà: Hoàn thành các câu hỏi sau bài học trong SGK, SBT.
File đính kèm:
- bai 47.doc