I- Mục tiêu của bài :
Sau khi học xong bài này học sinh phải đạt được những yêu cầu sau :
- Trình bày được khái niệm về quá trình phiên mã , quá trình dịch mã .
- Phân biệt được phiên mã ở sinh vật nhân chuẩn và sinh vật nhân sơ.
- Giải thích được cơ chế của quá trình phiên mã và dịch mã.
- Trình bày được cấu tạo của pôliribôxôm.
- Trình bày được mối liên hệ giữa AND – mARN – prôtêin – tính trạng
5 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1780 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 12 bài 2: Sinh tổng hợp prôtêin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài soạn số 5:
Bài 2: Sinh tổng hợp prôtêin
Giáo viên hướng dẫn:Cô Nguyễn Thị Hằng
Người soạn : Chu Văn Thành
Lớp : 12
I- Mục tiêu của bài :
Sau khi học xong bài này học sinh phải đạt được những yêu cầu sau :
Trình bày được khái niệm về quá trình phiên mã , quá trình dịch mã .
Phân biệt được phiên mã ở sinh vật nhân chuẩn và sinh vật nhân sơ.
- Giải thích được cơ chế của quá trình phiên mã và dịch mã.
Trình bày được cấu tạo của pôliribôxôm.
Trình bày được mối liên hệ giữa AND – mARN – prôtêin – tính trạng
II- Mục đích- phương pháp- phương tiện dạy học :
Mục đích
Phương pháp
Phương tiện
A.Kiểm tra bài cũ
Hỏi đáp tái hiện
Câu hỏi
B.Dạy bài mới
Gỉảng giải, Trực quan,Vấn đáp tìm tòi bộ phận,
Tranh vẽ phóng to hình 2.1 và hình 2.2.Các câu hỏi.
C.Củng cố bài học
Thuyết trình
III- Tiến trình bài học :
Kiểm tra bài cũ: (10 phút)
Câu hỏi 1:
Phát biểu khái niệm mã di truyền và nêu bằng chứng về mã bộ ba ?
*Dư kiến trả lời:
- Khái niệm: Mã di truyền là trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen quy định sự sắp xếp các axít amin trong phân tử prôtêin , Mã di truyền là mã bộ ba.
- Bằng chứng về mã bộ ba :
+Lí do có mã bộ ba : Có 20 loại axít amin mà chỉ có 4 loại nuclêôtit nên phải là 4³=64 bộ ba. Vậy mã di truyền phải là mã bộ ba.
+Bằng chứng thực nghiệm :
- Câu hỏi 2: Trình bày những đặc điểm của mã di truyền
* Dự kiến trả lời : Đặc điểm của mã di truyền :
+ Mã di truyền được đọc theo chiều 5’↣3’ từ 1 điểm xác định trên mARN ‘
+ Mã di truyền được đọc liên tục theo từng cụm 3 ribô nuclêôtit không ngắt quãng .
+ Mã di truyền mang tính phổ biến , tính thoái hoá .
+ Mã di truyền có 1 bộ ba khởi đầu là AUG và 3 bộ ba kết thúc (UAG ,UAA,UGA).
B - Dạỵ bài mới.(30 phút)
- Giáo viên đặt vấn đề vào bài mới.
Thời lượng
Nội dung
Hoạt động của GV - HS
5phút
25 phút
3phút
10phút
2phút
10phút
2phút
3phút
5phút
I- Cơ chế phiên mã ở sinh vật :
1- Khái niệm : Phép lai trong đó cặp bố mẹ thuần chủng đem lai phân biệt nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản được gọi là phép lai hai hay nhiều cặp tính trạng .
- Ví dụ : Lai hai thứ đậu Hà Lan
Hạt vàng , vỏ trơn x Hạt xanh , vỏ nhăn
Lúa chín sớm , hạt tròn , cây cao x Lúa chín muộn , hạt dài , cây thấp.
II - Định luật 3 của MenĐen :
1. Thí nghiệm: Lai hai thứ đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản.
P t/c: Hạt trơn ,vàng x Nhăn, xanh.
* Kết quả :
F1 : 100% hạt trơn, vàng.
F1 x F1 F2
F2: 315 hạt vàng, trơn
101 hạt vàng, nhăn
108 hạt xanh, trơn
32 hạt xanh, nhăn
* Nhận xét:
- Qua kết quả thí nghiệm ta thấy F1 đồng tính hạt trơn, màu vàng. Kết quả phù hợp với định luật đồng tính. Chứng tỏ tính trạng: Trơn > nhăn.
Vàng > xanh
- Kết quả của F2 cho thấy : có 4 loại kiểu hình: hai loại kiểu hình giống bố mẹ (vàngtrơn và xanh, nhăn ) hai loại kiểu hình mới ( Vàng, nhăn và xanh, trơn ).
F2 xuất hiện biến dị tổ hợp .
-Khái niệm : Biến dị tổ hợp là những biến dị phát sinh do sự sắp xếp lại các gen của bố mẹ ở con cái theo những tổ hợp gen khác nhau.ở đây không làm xuất hiện tính trạng mới mà chỉ là sự sắp xếp lại các gen có sẵn ở bố mẹ để tạo kiểu hình mới.
-Nếu xét sự di truyền của từng cặp tính trạng :
+ Màu sắc hạt :
+ Hình dạng:
Sự di truyền của từng cặp tính trạng tuân theo định luật 2 của Menđen .
- Tích tổ hợp giữa tỷ lệ các cặp tính trạng :(3:1)x(3:1) =(9:3:3:1) =(3:1)²trùng với kêt quả thu gọn của thí nghiệm.
Sự di truyền của mỗi cặp tính trạng tương phản không phụ thuộc vào nhau.
2. Nội dung định luật 3 của Menđen :
Khi lai 2 cơ thể thuần chủng khác nhau về 2 hay nhiều cặp tính trạng tương phản thì sự di truyền của cặp tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của cặp tính trạng kia , F2 thu được tỷ lệ (3:1)ⁿ (với n là số cặp tính trạng tương phản).
3 Giải thích định luật của Menđen theo thuyết nhiễm sắc thể.
Định luật 3 của Menđen về sự phân li độc lập của các cặp tính trạng tương phản được giải thích bằng:
+ Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST trong giảm phân hình thành giao tử.
+ Sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong thụ tinh.
-Điều kiện cần thiết :
+ Các cặp tính trạng tương phản phải nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.
+ Mỗi cặp gen quy định một cặp tính trang.
B – trơn > b – nhăn ; A – vàng > a – xanh .
Kiểu gen Kiểu hình
9( A_B_) vàng trơn
3( A_bb) vàng, nhăn
3( aaB_) xanh, trơn
1aabb 1(aabb) xanh, nhăn
Sơ đồ phóng to của hình 56 trang 105 SGK.
III- Công thức tổng quát:
-Lai 1 cặp tính trạng
+ Tỉ lệ phân li kiểu hình 3:1.
+ Tỉ lệ phân li kiểu gen 3ạ
-Lai 2 cặp tính trạng.
+ Tỉ lệ phân li kiểu hình 9: 3: 3: 1 = ( 3: 1)2
+ Tỉ lệ phân li kiểu gen : 9 = 32
-Lai nhiều cặp tính trạng.
+ Tỉ lệ phân li kiểu hình : ( 3 : 1 )ⁿ
+ Tỉ lệ phân li kiểu gen : 3 ⁿ
- Bảng công thức khái quát của Menđen.
IV- Những điều kiện nghiệm đúng của định luật 3 Menđen:
- Các cặp bố mẹ phải thuần chủng về tính trạng đem lai.
- Tính trạng phải trội hoàn toàn. Số cá thể phân tích phải lớn
- Các cặp gen xác định các cặp tính trạng tương phản phải nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau .
- Các cặp gen phải tác động riêng rẽ lên sự hình thành tính trạng
V- ý nghĩ của định luật 3 của Menđen:
- Định luật phân li độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên của các cặp tính tính tương phản làm xuất hiện biến dị tổ hợp -> làm cho sinh vật đa dạng và phong phú. Trong tự nhiên những loài sinh vật có số gen càng lớn -> số kiểu tổ hợp các gen càng lớn.
- Tính đa dạng và phong phú của sinh vật có lợi cho tiến hoá -> sinh vật thích nghi hơn với các điều kiện môi trường khác nhau.
- Tính đa dạng của sinh vật có ý nghĩa trong thực tiễn. Con người có thể chọn ra những tính trạng có lợi cho mình nhờ lai giống -> tạo ra nhiều giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt.
- GV yêu cầu HS phát biểu lại khái niệm lai 1 cặp tính trạng và cho ví dụ.
- HS trả lời.
- GV lấy ví dụ về phép lai hai cặp tính trạng tương phản
- GVyêu cầu HS đọc SGK và nêu khái niệm về lai hai và nhiều cặp tính trạng.
- HS phát biểu kháI niệm.
- GV yêu cầu HS cho ví dụ.
- HS lấy ví dụ.
- GV yêu cầu HS đọc SGK trang 103 , nêu thí nghiệm và kêt quả của thí nghiệm
-HS nêu thí nghiệm và kết quả.
-GV tóm tắt thí nghiệm lên bảng
-GV yêu cầu HS nhận xét:
+Kết quả thí nghiệm của Men Đen từ P t/ c F1.
+Kết quả của F2 .
+Sự di truyền của từng cặp tính trạng.
-HS trao đổi nhóm và đại diện nhóm phát biểu nhận xét.
-GV chính xác hoá.
-GV đưa ra khái niệm biến dị tổ hợp.
-GV yêu cầu HS nhận xét tích tổ hợp giữa tỷ lệ các cặp tính trạng :(3:1)x(3:1).
-HS nhận xét.
-GV lấy thêm ví dụ khác mà Men Đen đã tiến hành trên các đối tượng khác.
- GV yêu cầu HS :
+ Từ thí nghiệm của Men Đen hãy phát biểu nội dung định luật 3.
- GVyêu cầu HS đọc SGK trang 104.
- GV hướng dẫn HS giải thích nội dung định luật 3 của Menđen theo thuyết nhiễm sắc thể.
- GV đưa ra câu hỏi: Điều kiện để có sự phân li độc lập của các căp tính trạng tương phản là gì ?
- HS nghiên cứu SGK và trả lời.
- GV yêu cầu: dựa vào kết quả thí nghiệm, dựavàophần giải thích định luật hãy viết tỉ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình ở F2 ?
- Học sinh trả lời.
- Giáo viên treo sơ đồ hình 56 trang 105 “ Cơ sở tế bào học của định luật 3 của Men Đen ” lên bảng và yêu cầu :
+ Dựa vào lý thuyết đã học và sơ đồ trong SGK hãy lên bảng trình bày lại sơ đồ trên bảng ?
- HS lên trình bày.
- GV củng cố.
- GV hướng dẫn học sinh xây dựng công thức tổng quát.
- GV đưa ra bảng công thức khái quát trang 106 và giải thích cho HS
- GV yêu cầu HS đọc SGK trang 106 và trả lời câu hỏi
+ Trình bày những điều kiện nghiệm đúng của định luật 3 của Menđen ?
- GV giải thích về các điều kiện nghiệm đúng.
- Giáo viên yêu cầu HS đọc phần V SGK trang 107, và trả lời câu hỏi:
+ Nêu ý nghĩa của định luật 3 của Menđen ?
- HS trả lời.
C. Củng cố: ( 2 phút)
GV thuyết triình lại những phần kiến thức trọng tâm của bài học.
GV yêu cầu HS:
+Trả lời câu hỏi cuối bài.
+Làm bài tập 3, 4 trang 107 SGK.
File đính kèm:
- Sinh tong hop protein.doc