BÀI 41. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI
I) MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài này học sinh phải:
- Phân tích được vai trò của điều kiện địa lí,cách li địa lí và CLTN trong các hình thức hình thành loài bằng con đường địa lí thông qua ví dụ cụ thể.
- Nêu được đặc điểm của sự hình thành loài bằng con đường sinh thái. Cho ví dụ minh họa.
- Trình bày được cơ chế hình thành loài nhanh bằng con đường lai xa và đa bội hóa.
- Nêu được thực chất của quá trình hình thành loài mới và vai trò của các nhân tố tiến.
- Phát triển năng lực tư duy cho học sinh (phân tích, tổng hợp, so sánh).
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5754 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 12 bài 41: Quá trình hình thành loài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
III) SOẠN GIÁO ÁN BÀI:
BÀI 41. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài này học sinh phải:
- Phân tích được vai trò của điều kiện địa lí,cách li địa lí và CLTN trong các hình thức hình thành loài bằng con đường địa lí thông qua ví dụ cụ thể.
- Nêu được đặc điểm của sự hình thành loài bằng con đường sinh thái. Cho ví dụ minh họa.
- Trình bày được cơ chế hình thành loài nhanh bằng con đường lai xa và đa bội hóa.
- Nêu được thực chất của quá trình hình thành loài mới và vai trò của các nhân tố tiến.
- Phát triển năng lực tư duy cho học sinh (phân tích, tổng hợp, so sánh).
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
SGK và tư liệu có liên quan.
Hình 41.1; 41.2; 41.3; SGK.
Phiếu học tập số 41.1;
Hình ảnh hay tranh vẽ có liên quan.
PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC
Phương pháp thuyết trình tìm tòi bộ phận.
Phương pháp vấn đáp Ơrixtic.
Phương pháp Dạy học đặt và giải quyết vấn đề (GQVĐ)
Biểu diễn phương tiện trực quan tìm tòi bộ phận.
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
Ổn định lớp. (Kiểm diện)
Kiểm tra bài cũ.
Loài sinh học là gì? Các tiêu chuẩn phân biệt hai loài thân thuộc?
Vai trò của các cơ chế cách li đối với quá trình tiến hóa?
Tiến trình bài mới.
Giáo viên (GV): Nhận xét và kết luận và đặt vấn đề vào bài mới.
GV : Bài 40 đã giúp các em nắm được loài là gì? Các tiêu chuẩn phân biệt hai loài thân thuộc? Vậy thì loài được hình thành như thế nào? Nó diên ra theo những con đường nào? Những cơ chế nào đã thúc đẩy quá trình hình thành loài mới? Bài hôm nay sẽ giúp các em trả lời những câu hỏi trên.
Bài 41: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI
GV : Vào bài mới
Hoạt động dạy và học
Nội dung
GV : Các em hãy vận dụng kiến thức đã học và kiến thức trong bài 40 Sinh học (SH) nâng cao (NC). Hãy cho biết tiêu chuẩn để phân biệt hai loài trong tự nhiên.
Học sinh (HS): Các tiêu chuẩn về hình thái, tiêu chuẩn địa lí – sinh thái, tiêu chuẩn sinh lí – sinh hóa, tiêu chuẩn cách li sinh sản.
GV : Vậy theo các em thì thực chất của hình thành loài mới là gì?
HS: Thực chất của hình thành loài là cải biến thành phần kiểu gen của quàn thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra hệ gen mới, cách li sinh sản với quàn thể gốc.
GV: Hình thành loài mới diễn ra theo những con đường khác nhau sau đây chúng ta chỉ đề cập một số phương thức hình thành loài chủ yếu:
Thực chất của hình thành loài là cải biến thành phần kiểu gen của quàn thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra hệ gen mới, cách li sinh sản với quần thể gốc.
Hoạt động 1: Làm việc với SGK, tư liệu và trả lời câu hỏi lệnh SGK trang 169để HS nắm được hình thành loài bằng con đường địa lí.
I) Hình thành loài bằng con đường địa lí.
(Dạy theo phương pháp vấn đáp tìm tòi bộ phận hay Đàm thoại Ơrixtic )
GV: Yêu cầu học sinh đọc nội dung mục I SGK trang 168: Và trả lời câu hỏi sau: Loài chim sẻ ngô (Parus major) phân bố ở đâu? Loài có những nòi chính nào? Đặc điểm của các nòi đó?
HS: Trả lời:
+ Loài chim sẻ ngô phân bố Khắp châu Âu, châu Á, Bắc phi, và trên các đảo vùng Địa Trung Hải.
+ Loài chim sẻ ngô có ba nòi chính: Đó là nòi Trung Quốc, nòi Ấn Độ và Âu.
+ Đặc điểm của các nòi.
- Nòi Châu Âu: Sải cánh dài 70 – 80mm lưng vàng, gáy xanh, ...
- Nòi Ấn Độ: sải cánh dài 55 – 70 mm lưng bụng đều xám, ...
- Nòi Trung Quốc: sải cánh dài 60 – 65mm lưng vàng, gáy xanh, ....
GV: Chốt lại kiến thức và chỉ rõ cho HS biết SGK viết lỗi là nòi Châu Âu có đặc điểm là lưng xanh bụnh vàng, không phải là lưng vàng, gáy xanh.
GV: Yêu cầu học sinh đọc nội dung mục I SGK trang 168: Và trả lời câu hỏi sau: Giữa các nòi nơi nào có dạng lai tư nhiên? Nơi nào không? " Kết luận được điều gì?
HS: Trả lời:
+ Nơi tiếp giáp giữa các nòi Châu Âu và nòi Ấn Độ, nòi Ấn Độ và nòi Trung Quốc đều có dạng lai tự nhiên " đây là các nòi cùng loài
+ Tại vùng thượng lưu sông Amua các nòi Châu Âu và TQ cùng tồn tại mà không có dạng lai " đây là giai đoạn chuyển từ nòi địa lí sang loài mối
GV: Yêu cầu học sinh giải lệnh SGK: Hãy phân tích vai trò của điều kiện địa lí đối với sự hình thành loài?
HS: Trả lời:
+ Điều kiện địa lí làm cho các quần thể trong loài bị cách li nhau. Þ Cách li sinh sản.
+ Điều kiện địa lí khác nhau dẫn đến loài chịu sự chi phối của các nhân tố khác nhau quy định các hướng chọn lọc cụ thể Þ rồi hình thành nòi địa lí rồi tới hình thành lòai mới.
GV: Loài mở rộng khu phân bố, chiếm những vùng lãnh thổ mới, có điều iện địa chất, khí hậu khác nhau hoặc khu phân bố bị chia cắt bởi do các vật cản địa lí. Do đó các cá thể trong loài bị cách li sinh sản với nhau.
Trong điều kiện sống khác nhau đó, chọn lọc tự nhiên tích lũy biến dị theo những hướng khác nhau dần dần hình thành loài mới.
GV: Yêu cầu học sinh giải lệnh SGK. Hình thành loài bằng con đường địa lí đã gải thích cho quan niệm của Dacuyn như thế nào?
+ Cơ sở chung để Đacuyn xây dựng luận điểm về nguồn gốc thống nhất các loài?
+ Theo các em quan niệm của Đacuyn về hình thành loài mới như thế nào?
HS: Trả lời: Chọn lọc tự nhiên diễn ra theo những chiều hướng khác nhau, trên quy mô rộng lớn và thời gian dài tạo ra sự phân li tính trạng dẫn đến hình thành loài mới. Đây là cơ sở để Đacuyn xây dựng luận điểm về nguồn gốc thống nhất các loài.
GV: Vậy: Hình thành loài địa lí đã gải thích cho quan niệm của Đacuyn về con đường phân li tính trạng. Chứng minh toàn bộ sinh hiới ngày nay là kết quả của quá tình tiến hóa từ một nguồn gốc chung.
Ví dụ:Chim sẻ ngô Trung Quốc
+ Loài chim sẻ ngô phân bố Khắp châu Âu, châu Á, Bắc phi và trên các đảo vùng Địa Trung Hải.
+ Loài chim sẻ ngô có ba nòi chính: Đó là nòi Trung Quốc, nòi Ấn Độ và nòi Châu Âu.
+ Đặc điểm của các nòi
- Nòi Châu Âu: Sải cánh dài 70 – 80mm lưng xanh, bụng vàng.
- Nòi Ấn Độ: sải cánh dài 55 – 70 mm lưng bụng đều xám, ...
- Nòi Trung Quốc: sải cánh dài 60 – 65mm lưng vàng, gáy xanh, ....
+ Nơi tiếp giáp giữa các nòi Châu Âu và nòi Ấn Độ, nòi Ấn Độ và nòi Trung Quốc đều có dạng lai tự nhiên " đây là các nòi cùng loài
+ Tại vùng thượng lưu sông Amua các nòi Châu Âu và TQ cùng tồn tại mà không có dạng lai " đây là giai đoạn chuyển từ nòi địa lí sang loài mối
+ Điều kiện địa lí làm cho các quần thể trong loài bị cách li nhau. Þ Cách li sinh sản.
+ Điều kiện địa lí khác nhau dẫn đến loài chịu sự chi phối của các nhân tố khác nhau quy định các hướng chọn lọc cụ thể Þ rồi hình thành nòi địa lí rồi tới hình thành lòai mới.
Vậy: Hình thành loài địa lí đã gải thích cho quan niệm của Đacuyn về con đường phân li tính trạng. Chứng minh toàn bộ sinh hiới ngày nay là kết quả của quá tình tiến
HÌNH THÀNH LOÀI BẰNG CON ĐƯỜNG SINH THÁI
(Dạy theo phương pháp thuyết trình tìm tòi bộ phận)
II) Hình thành loài bằng con đường sinh thái.
(Dạy theo phương pháp thuyết trình tìm tòi)
GV: Hình thành loài bằng con đường địa lí. Các cá thể cùng loài thuộc những vùng đại lí khác nhau và thích nghi theo những hướng khác nhau, cách li với nhau dẫn đến hình thành loài mới. Vậy theo các em các cá thể cùng chung sống trong một vùng địa lí có thể bị cách li với nhau, thích nghi theo những hướng khác nhau và dẫn đến hình thành loài mới không?
GV: Các cá thể cùng vùng địa lí vẫn có thể bị cách li, thích nghi theo những hướng khác nhau và dẫn đến hình thành loài mới.
GV: Các cá thể sống trên cùng một khu vực địa lí lại cách li, thích nghi theo những hướng khác nhau. Theo các em chúng là những sinh vật như thế nào?
GV: Chúng có thể là động vật di chuyển nhiều như chim hay thú được không?
GV: Mà đó là những sinh vật không hoặc ít di chuyển như ở thực vật hay những động vật it di chuyển. Ví dụ như ốc sên, trai...
GV: Theo các em sinh vật ít di chuyển thì có liên quan gì đến hình thành loài mới?
GV: Do ít di chuyển mà ngay trong cùng một khu vực địa lí các quần thể của loài cách li, và được chọn lọc theo hướng thích nghi với những điều kiện sinh thái khác nhau dẫn đến hình thành những nòi sinh thái rồi hình thành loài mới.
GV: Sau đây là một số ví dụ về hình thành loài bằng con đường sinh thái.
Ví dụ:Các quần thể thực vật ở bãi bồi ở sông Vônga. Về hình thái thì không có gì sai khác với các quần thể tương ứng ở trong bờ sông. Nhưng chu kì sinh trưởng của chúng lại khác nhau: Thực vật ở bãi bồi sông chu kì sinh trưởng thường bắt đầu muộn, vào cuối tháng 5 đầu tháng 6, khi mùa lũ kết thúc và ra hoa kết hạt trước khi lũ về. Trong khi đó các quần thể tương ứng ở trong bờ sông lại ra hoa kết hạt đúng mùa lũ. Do chênh lệch về thời kì sinh sản mà hai quần thể này cách li sinh sản với nhau. Trong điều kiện cách li như vậy sự tiếp tục tích lũy các đột biến theo những hướng khác nhau sẽ làm phát sinh loài mới.
+ Phương thức này thường gặp ở thực vật và động vật ít di chuyển.
+ Trong cùng một khu phân bố các quần thể của loài cách li, và được chọn lọc theo hướng thích nghi với những điều kiện sinh thái khác nhau dẫn đến hình thành những nòi sinh thái rồi hình thành loài mới.
Ví dụ:Các quần thể thực vật ở bãi bồi ở sông Vônga. Mặc dù cùng có chung khu phân bố địa lí nhưng lại thích nghi với điều kiện sinh thái khác nhau. Dẫn đến hình thành nòi sinh thái khác nhau rồi hình thành loài mới.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK, PHT và trả lời câu hỏi lệnh SGK trang 169để HS nắm được hình thành loài bằng đột biến lớn.
III) Hình thành loài bằng đột biến lớn.
GV: Hoàn thành hiếu học tập 41 sau:
Họ và tên:
............................... nhóm.... TỜ LÀM VIỆC
................................
................................
................................ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 40
Hãy đọc nội dung mục III SGk trang 170; 171, trả lời lệnh trang 170 và hoàn thành bảng sau. Trong 5 phút?
Con đường
hình thành
Tiêu chí
Đa bội hóa khác nguồn
Đa bội hóa cùng nguồn
Cấu trúc lại bộ NST
Điểm
Đối tượng
2 điểm
Ví dụ
3 điểm
Cơ chế
4,5 điểm
CỦNG CỐ
Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau:
Thực chất của quá trình hình thành loài là gì?
Nhận định nào sau đây là sai khi phát biểu về quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí:
Thường gặp ở cả thực vật và động vật.
Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật.
Các quần thể trong loài bị cách li bởi các chướng ngại địa lí.
Chọn lọc tự nhiên tích lũy các đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau dẫn đến hình thành nòi địa lí rồi nòi mới.
Thể song nhị bội là cơ thể tế bào có chứa bộ NST
Hai bộ NST đơn bội của hai loài bố và mẹ khác nhau.
Hai bộ NST lưỡng bội của hai loài bố và mẹ khác nhau.
Bộ NST đơn bội của bố và bộ NST lưỡng bội của mẹ.
Bộ NST đơn bội của mẹ và bộ NST lưỡng bội của bố.
Trong tự nhiên con đường hình thành loài nhanh nhất là con đường?
Lai xa và đa bội hóa.
Sinh thái.
Địa lí.
Sinh thái – Địa lí.
Hình thành loài bằng con đường sinh thái thường gặp ở:
Thực vật và động vật di động.
Thực vật và động vật ít di động.
Động vật giao phối hay di động.
Thực vật và động vật kí sinh.
DẶN DÒ.
Học và trả lời câu hỏi trong SGK trang 172.
Đọc trước bài 42 nguồn gốc chung và chiều hướng tiến hóa của sinh giới
Đáp án phiếu học tập (Tờ nguồn)
TỜ LÀM VIỆC
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 40.
Con đường
hình thành
Tiêu chí
Đa bội hóa khác nguồn
Đa bội hóa cùng nguồn
Cấu trúc lại bộ NST
Điểm
Đối tượng
+ Thường ở TV
+ Ít gặp ở ĐV
Phổ biến ở TV
Cả TV và ĐV
2 điểm
Ví dụ
Lai xa giữa lúa mì và cỏ dại tạo ra con lai bất thụ vì tế bào con lai chứa bộ NST của 2 loài bố và mẹ. Con lai bất thụ. Sau khi đa bội hóa (2n) Þ(4n) loài này hữu thụ.
Lúa mạch đen (2n) tứ bội hóa thành dạng (4n)
+ NST số 2 của người có thể do sự sáp nhập 2 NST của vượn người
+ Bộ NST của Tinh tinh và người khác nhau ở 9 NST có đảo đoạn qua tâm
3 điểm
Cơ chế
+ Lai xa giữa hai cơ thể khác loài. Tạo ra con lai có bộ NST là 2n (Một n có nguồn gốc từ bố một n từ mẹ)
+ Đa bội hóa cơ thể con lai (2nÞ4n)
+ Sau khi đa bội con lai hữu thụ. Cá thể này cách li di truyền các thể khác, Nếu dạng này thích nghi với ngoại cảnh và tồn tại sẽ dẫn đến hình thành loài mới
+ Thể tứ bội được hình thành do sự kết hợp 2 giao tử 2n được tạo ra qua giảm phân của cơ thể lưỡng bội 2n.
+ Khi đó có những thể tứ bội thích nghi sẽ phát triển thành một quần thể tứ bội mới và trở thành loài mới vì cách li sinh sản với quần thể gốc lưỡng bội 2n
+ Do đột biến cấu trúc NST, đặc biệt là các đột biến đảo đoạn, chuyển đoạn làm thay đổi cấu trúc và chức năng của gen trong nhóm liên kết mới, làm thay đổi kích thước hình dạng NST.
+ Các cá thể đó nếu thích nghi với điều kiện môi trường chúng sẽ được nhân lên hình thành loài mới
4,5 điểm
Người soạn
Trần Ngọc Hải Đăng
File đính kèm:
- BAI 41 QUA TRINH HINH THANH LOAI.doc