Tiết : 07
Bài : 08
I.Mục tiêu bài học :
1.Kiến thức :
+ HS làm được mô hình tế bào lớn lên và phân chia
+ Mô tả được các giai đoạn lớn lên và phân chia của tế bào
2.Kĩ năng :
+ Rèn kĩ năng quan sát vẽ tìm tòi kiến thức .
+ Kĩ năng hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
+ Tăng cường kỹ năng thực hành, thao tác trình bày vở thí nghiệm.
3.Thái độ : Yêu thích môn học
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1004 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 bài 8: Sự lớn lên và phân chia của tế bào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 05-09-2012
SỰ LỚN LÊN VÀ
PHÂN CHIA CỦA TẾ BÀO .
Tiết : 07
Bài : 08
I.Mục tiêu bài học :
1.Kiến thức :
+ HS làm được mô hình tế bào lớn lên và phân chia
+ Mô tả được các giai đoạn lớn lên và phân chia của tế bào
2.Kĩ năng :
+ Rèn kĩ năng quan sát vẽ tìm tòi kiến thức .
+ Kĩ năng hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
+ Tăng cường kỹ năng thực hành, thao tác trình bày vở thí nghiệm.
3.Thái độ : Yêu thích môn học
II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
1.Giáo viên :
+ ĐDDH: Tranh vẽ phong to H8.1, 8.2 SGK.
+ Dụng cụ:Bong bóng, keo, đất sét.
2.Học sinh : Ôn lại khái niệm trao đổi chất ở cây xanh
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định tình hình lớp : (1’)
- Điểm danh học sinh
- Chuẩn bị kiểm tra bài cũ
2. Kiểm tra bài cũ : 5’
a. Câu hỏi kiểm tra:
+ TB thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào ?
+ Hình dạng kích thức của chúng như thế nào ?
b. Dự kiến trả lời:
- Vách, màng sinh chất, nhân và chất TB
- Hình dạng và kích thướckhác nhau
3. Giảng bài mới :
CÁC BƯỚC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
VỞ THỰC HÀNH
NHỮNG ĐIỂM LƯU Ý
Bước 1: Tình huống xuất phát
- Gợi ý học sinh về sự thay đổi kích thước của cây ở các thời điểm khác nhau.
- Đặt câu hỏi:
+ Theo các em, cây lớn lên như thế nào?
- Yêu cầu học sinh vẽ các giai đoạn lớn lên của cây ?
- Hs tưởng tượng ra các giai đoạn lớn lên của cây (vài ngày, vài tuần, vài tháng, vài năm)
Bước 2: Hình thành biểu tượng ban đầu
- Quan sát tìm các hình vẽ đúng và sai trong khi học sinh vẽ
- Khuyến khích HS nêu những suy nghĩ, nhận thức ban đầu của mình về quá trình cây lớn lên dưới dạng các câu hỏi
- HS vẽ các giai đoạn lớn lên của cây (vài ngày, vài tuần, vài tháng, vài năm)
theo suy nghĩ cá nhân của mình
- HS nêu câu hỏi:
+Khi cây lớn lên các tế bào có lớn lên theo không?
+ Số lượng tế bào có tăng lên cùng với sự lớn lên của cây không?
+ Việc tưới nước, bón phân có tác động gì tới sự thay đổi của các tế bào?
Vẽ các giai đoạn
- Mô tả cây lớn lên theo suy nghĩ của các em
- Ghi câu hỏi thắc mắc của cá nhân vào vở thực hành
Bước 3: Xây dựng giả thuyết và thiết kế phương án thí nghiệm
- Chọn và giới thiệu các hình vẽ của HS về biểu tượng ban đầu
- Gợi ý HS đề xuất giả thuyết trên cơ sở các nhóm biểu tượng
+ GT1.........
+ GT2.........................
+ GT3..........................
+ GT4.
- HS quan sát + so sánh sự giống nhau và khác nhau
- Đề xuất giả thuyết:
+ GT1: Các tế bào trong cây lớn lên nhờ hấp thụ các chất dinh dưỡng làm cây lớn lên
+ GT2: Số lượng tế bào trong cây tăng lên nhiều lần à cây lớn lên.
+ GT3: Các tế bào mới được tạo ra nhờ việc tách ra từ các tế bào cũ có sẵn trong cây
+ GT4: Cây hút nước và chất dinh dưỡng làm tăng số lượng và kích thước của tế bào à cây lớn lên.
- HS ghi các giả thuyết của cá nhân vào vở thực hành
- Thảo luận và đưa ra các giả thuyết chung của nhóm
- Có thể ghi lại các giả thuyết chung của nhóm
GV hướng dẫn HS - thảo luận giữa các nhóm.
- Nhiều lớp không nêu được GT3, nên GV cần có gợi ý định hướng
- Đặt câu hỏi nghi vấn để hướng HS tới việc đề xuất phương án kiểm chứng giả thuyết
- Thảo luận nhóm à đề xuất phương án làm mô hình kiểm chứng giả thuyết
+ Làm mô hình tế bào bằng bong bóng
+ cho nước vào à bong bóng tăng kích thước
+ tiến hành phân chia “tế bào”
- Ghi phương án kiểm chứng của cá nhân và của nhóm
Lưu ý: bong bóng được sử dụng ở đây tương tự như một tế bào
Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu
- GV hướng HS tới phương án làm mô hình kiểm chứng giả thuyết
- Tiến hành làm mô hình bong bóng như đề xuất của phương án (cách thực hiện xem phần “rút kinh nghiệm”)
- Vẽ lại hình ảnh mới quan sát được và chú thích các bộ phận tương ứng vào vở thực hành
- Ghi chép quá trình
- Vẽ lại
- Lưu ý HS các thao tác an toàn khi dùng kéo,
Giáo viên đóng vai như "trọng tài" cho cuộc thảo luận và chuẩn hóa mối liên quan.
Bước 5: Kết luận và hệ thống hóa kiến thức
- Giới thiệu tranh H8.1 (Sơ đồ sự lớn lên của tế bào); H8.2 (Sơ đồ sự phân chia tế bào);
- Phát phiếu học tập
à Kết luận chung về cấu tạo và chức năng của hoa
- Quan sát + chỉnh sữa lỗi sai trên chú thích hình vẽ (không được mở sgk)
- Đối chiếu với hình vẽ ban đầu
- Hòan thành phiếu học tập
à Kết luận về sự lớn lên và phân chia tế bào
1. Sự lớn lên của tế bào
Tế bào non có kích thước nhỏ, lớn dần thành tế bào trưởng thành nhờ quá trình trao đổi chất.
2. Sự phân chia tế bào
- Đầu tiên, từ một nhân phân thành hai nhân
- Tế bào chất phân chia
- Vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào cũ thành hai tế bào mới.
- Vẽ lại hình hoàn chỉnh + chú thích
- Ghi kết luận cá nhân vào vở thực hành à thảo luận nhóm rút ra kết luận chung
Lưu ý HS sự phát triển (biến đổi) từng bộ phận
Phiếu học tập:
Điền vào chỗ trống các từ thích hợp: ( 2 nhân, phân chia, ngăn đôi, 2 )
Quá trình phân bào: đầu tiên hình thành sau đó chất TB , vách TB hình thành .. TB cũ thành .. TB con.
4. Dặn dò, chuẩn bị tiết sau : (3’)
Học bài và trả lời câu hỏi sgk
Đọc mục “ Em có biết”
Mỗi nhóm chuẩn bị 1 số cây có rễ rửa sạch như : cây cam, rau cải, nhãn, dền
IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung :
File đính kèm:
- GIAO AN SINH HOC LOP 6 GA 3.doc