Giáo án Sinh học 6 - Trường THCS Nguyễn Trọng Bình

I-MỤC TIÊU

- Phát biểu được khái niệm thụ phấn.

- Nêu được đặc điểm chính của hoa tự thụ phấn

- Phân biệt hoa thụ phấn, giao phấn.

- Nhận biết những đặc điểm chính của hoa thích hợp với lối thụ phấn nhờ sâu bọ.

II-CHUẨN BỊ :

- Tranh sự thụ phấn.

III-HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :;

1- Ổn định lớp :

2- Kiểm tra bài cũ :

3- Bài mới:

-Giới thiệu bài.

-Phát triển bài.

 

doc74 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6009 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 6 - Trường THCS Nguyễn Trọng Bình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiÕt36 04-01-2010 Thơ phÊn I-MỤC TIÊU … Phát biểu được khái niệm thụ phấn. Nêu được đặc điểm chính của hoa tự thụ phấn Phân biệt hoa thụ phấn, giao phấn. Nhận biết những đặc điểm chính của hoa thích hợp với lối thụ phấn nhờ sâu bọ. II-CHUẨN BỊ : Tranh sự thụ phấn. III-HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :; Ổn định lớp : 2- Kiểm tra bài cũ : 3- Bài mới: -Giới thiệu bài. -Phát triển bài. HOẠT ĐỘNG CỦA GV. HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1 : Tìm hiểu hoa tự thụ phấn và giao phấn. Mục tiêu: phải biết phân biệt hoa tự thụ phấn và giao phấn. Giaó viên hướng dẫn học sinh quan sát H30.1 để trả lời câu hỏi + Thế nào là hiện tượng thụ phấn. + Hoa tự thụ phấn là gì? Giáo viên đặc vấn đề hoa tự thụ phấn cần những điều kiện nào. Giaó viên chốt lại đặc điểm của hoa tự thụ phấn. Giáo viên gợi ý giao phấn là hiện tượng hạt phấn chuyển đến đầu nhụy của hoa khác. Giaó viên cho học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi Giaó viên kết luận sự giao phấn nhờ nhiều yếu tố. Hoạt động 2 : Tìm hiểu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ Mục tiêu nhận biết đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ. Giáo viên cho học sinh quan sát tranh. + Hoa có đặc điểm nào để thu hút sâu bọ? Giáo viên nhận xét và tổng hợp ý các đặc điểm chính của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ. Giaó viên cho học sinh đọc kết luận chung ở SGK. *Hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy gọi là hiện tượng thụ phấn. I-HOA TỰ THỤ PHẤN VÀ GIAO PHẤN: Hoa tự thụ phấn: Hs quan sát H30.1 (chú ý vị trí của nhụy và nhị) Học sinh lần lượt thực hiện mục Đ SGK. Kết luận. Hoa tự thụ phấn là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó Đặc điểm: + Hoa lưỡng tính + Nhụy và nhị chín đồng thời. Hoa giao phấn. - Học sinh đọc U SGK. - Học sinh lần lượt trả lời câu hỏi. + Nêu được đặc điểm là hoa đơn tính, lưỡng tính có nhụy và nhị không chín cùng một lúc. *Kết luận: Những hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhụy của hoa khác gọi là hoa giao phấn. Đặc điểm: + Hoa đơn tính, lưỡng tính. + Có nhụy và nhị không chín cùng một lúc. + Hoa giao phấn được thực hiện nhờ nhiều yếu tố: sâu bọ, gió, người. II- ĐẶC ĐIỂM CỦA HOA GIAO PHẤN NHỜ SÂU BỌ: Học sinh quan sát vật mẫu, tranh( chú ý đặc điểm của nhụy và nhị) trả lời câu hỏi SGK Các nhóm trình bày kết quả. Học sinh tự bổ sung và tóm tắt các đặc điểm chính của hao nhờ sâu bọ. Kết luận: Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có đặc điểm : Màu sắc sặc sỡ, mùi thơm. Đĩa mật nằm ở đáy hoa. Hạt phấn và đầu nhụy có chất dính. 4 -Kiểm tra đánh giá : Thụ phấn là gì? Thế nào là hoa tự thụ phấn ? Hoa giao phấn khác với hoa tự thụ phấn ở điểm nào? Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có đặc điểm gì? 5 - Hướng dẫn về nhà : Học thuộc bài, chú ý tìm ví dụ từng cách thụ phấn. Xem bài mới”thụ phấn (tt)”. Chuẩn bị: cây bắp đang trổ cờ chín TiÕt 37 06/01/2010 THỤ PHẤN(tt) I-MỤC TIÊU Giải thích được những tác dụng của những đặc điểm hoa thụ phấn nhờ gió. Hiểu được hiện tượng giao phấn-via trò của con người.Thụ phấn cho hoa góp phần nâng cao năng suất, phẩm chất cây trồng. II-CHUẨN BỊ : Tranh thụ phấn nhờ gió. III-CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1-Ổn định lớp : 2- Kiểm tra bài cũ : Thế nào là hoa thụ phấn? Hoa giao phấn? Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ như thế nào. 3- Bài mới: -Giới thiệu bài. -Phát triển bài. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. Hoạt động 1 : Tìm hiểu đặc điểm hoa thụ phấn nhờ gió. Mục tiêu: học sinh phải biết được vị trí , đặc điểm của hoa đực, (đặc điểm) của hao cái. Giaó viên hướng dẫn học sinh quan sát H30.3 và H30.4 trả lời câu hỏi. + Nhận xét vị trí của hoa đực và hoa cái? + Vị trí đó có tác dụng gì? Trong cách thụ phấn nhờ gió. Yêu cầu học sinh đọc U mục 3 làm phiếu học tập: ĐĐ của hoa Tác dụng Hoa tập trung ở ngọn cây Bao hoa thường tiêu giảm. Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng. Hạt phấn nhiều nhỏ nhẹ Đầu nhụy dài có nhiều lông. Giáo viên sửa phiếu học tập. So sánh hao thụ phấn nhờ gió, sâu bọ? Hoạt động 2 : ứng dụng kiến thức về thụ phấn. + Hảy kể những ứng dụng về sự thụ phấn của con người? + Khi nào hao cần thụ phấn bổ sung? + Con người đã làm gì để tạo đủ cho hoa thụ phấn. Giaó viên tổng hợp ý thụ phấn của hoa nhằm: + Tăng sản lượng của hạt. + Tạo ra các giống lai mới.ï I-ĐẶC ĐIỂM CỦA HOA THỤ PHẤN NHỜ GIÓ: Học sinh quan sát H30.3 SGK trang 101. Học sinh đọc U trang 101 đầu trang yêu cầu: hoa đực ở trên để tung hạt phấn. Các nhóm thảo luận, trao đổi hoàn thành phiếu học tập. 1-2 nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ sung. Học sinh tập trung thảo luận các đặc điểm của bao hoa, nhụy và nhị. Kết luận. Đặc điểm hoa thụ phấn nhờ gió : Hoa thường tập trung ở ngọn cây. Bao hoa thường tiêu giảm. Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng. Hạt phấn nhiều nhỏ và nhẹ. Đầu nhụy dài có nhiều lông. II- ỨNG DỤNG KIẾN THỨC VỀ THỤ PHẤN: Học sinh đọc U trang 101. 1-2 học sinh suy nghĩ trả lời. Yêu cầu nếu được ứng dụng về sự thụ phấn của con người. Khi thụ phấn tự nhiên gặp khó khăn. Con người nuôi ong trực tiếp thụ phấn cho hoa. Học sinh ghi kết luận. Kết luận: Con người chủ động giúp cho hoa giao phấn làm tăng sản lượng quả và hạt, tạo được những giống lai mới có phẩm chất tốt và có năng suất cao. 4 -Kiểm tra đánh giá : Hoa thụ phấn nhờ gío và đặc điểm gì? Trong trường hợp nào thụ phấn nhờ người là cần thiết? 5 - Hướng dẫn về nhà : Học thuộc bài, chú ý các đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió. Làm bài tập trang 102. Đọc bài” em có biết” Xem bài mới”sự thụ tinh kết hạt và tạo quả”. TiÕt38 12/01/2010 Bài 31 THỤ TINH- KẾT QUẢ VÀ TẠO QUẢ I-MỤC TIÊU Học sinh hiểu được thụ tinh là gì? Phân biệt thụ phấn và thụ tinh , thấy được mối quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh. Nhận biết dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính. Xác định sự biến đổi các bộ phận của hoa thành hạt sau khi thụ tinh. II-CHUẨN BỊ : Tranh sự thụ tinh, kết hạt và tạo quả. III-CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1- Ổn định lớp :; Kiểm tra bài cũ : Hoa thụ phấn nhờ gió có đặc điểm gì? Trong những trường hợp nào người ta cần thụ phấn thêm cho hoa. 3- Bài mới: -Giới thiệu bài. -Phát triển bài. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1 : Tìm hiểu sự thụ tinh. Mục tiêu: học sinh nắm được hiện tượng nảy mầm. Sự thụ tinh nhờ sự kết hợp của tế bào sinh dục đực và cái. a) Hiện tượng nẫûy mầm của hạt phấn : Giaó viên treo tranh sự thụ tinh và hỏi. + Mô tả hiện tượng nảy mầm của hạt phấn? - Giáo viên giảng: hạt phấn hút chất nhầy trương lên nẩy mầm thành ống phấn. + Tế bào sinh dục đực chuyển đến phần đầu ống phấn . b) Sự thụ tinh : Gv yêu cầu Hs tiếp tục quan sát H31.1 và U mục 02 SGK . + Nêu hệ thống câu hỏi hướng dẫn Hs khai thác U . + sự thụ tinh xãy ra tại phần nào của hoa + Sụ thụ tinh là gì ? Tại sao nói sự thụ tinh là dấu hiệu cơ bản cuả sinh sản hữu tính . - Gv nhấn mạnh sự sinh sản có sự tham gia cuả tế bào sinh dục đực và cái trong thụ tinh sinh sản hữu tinh1 ? Hoạt động 2 : Tìm hiểu sự kết hạt và tạo quả . -Mục tiêu : Hs biết sự kết hạt tạo quả do hợp tử sau thụ tinh . Gv yêu cầu Hs trả lời câu hỏi . Gv nhận xét và sửa chữa bổ sung . Gv hướng dẫn cho Hs rút ra kết luận . I-HIỆN TƯỢNG NẨY MẦM CUẢ HẠT PHẤN : Học sinh đọc U trang 103mục 01 Quan sát H31.1 . Học sinh chỉ vào tranh mô tả sự nẩy mầm cuả hạt phấn và đường đi cuả ống phấn Hs nghe và ghi nhớ kiến thức * Kết luận. Hạt phấn hut1 chất nhầy trương lên mầm thành ống phấn . Tế bào sinh dục đực chuyển đến đầu nhuỵ cuả ống phấn . Ống phấn xuyên qua đầu vòi và vào trong bầu nhuỵ II- THỤTINH: Học sinh đọc U . và quan sát H31.1 suy nghĩ trả lời . + Sự thụ tinh xãy ra ở noãn + Sự thụ tinh là sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sing dục cái ra thành hợp tử . + Dấu hiệu cuả sinh sản hữu tính là sự kết hợp tế bào sinh dục đực và cái . * Kết luận: Thụ tinh là quá trinh 2 kết hợp tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử . III- KẾT HẠT VÀ TẠO QUẢ : Hs đọc U . cuối trang 103 và trả lời 03 câu hỏi SGK . Kết luận : Sau khi thụ tinh : + Hợp tử phôi . + Noãn Hạt chứa phôi . + Bầu Quả chứa hạt . + Các bộ phận khác cuả hoa héo và rụng . Hs đọc khung đỏ . 4 -Kiểm tra đánh giá : Thế nào là sự thụ tinh ? Sau khi thụ tinh sẽ hinh2 thành những bộ phận nào ? 5 - Hướng dẫn về nhà : Học sinh học thuộc bài cần nắm quá trình thụ tinh và kết hạt tạo quả . Đọc bài “Em có biết “ Xem bài mới “ Cấu tạo quả “ Đem vật mẫu quả cà ,chanh ,xòai , lê ki ma, đậu xanh khô , quả sao . TiÕt 39 13/01/2010 Bài 32 CÁC LOẠI QUẢ I-MỤC TIÊU Biết cách phân chia quả thành các nhóm khác nhau . Dựa vào đặc điểm cuả vỏ quả để phân chia quả thành 02 nhóm chính là quả khô và quả thịt . Vận dụng kiến thức để biết bảo quản chế biến quả và hạt sau thu hoạch II-CHUẨN BỊ : Tranh các loại quả . III- c¸c b­íc lªn líp : 1- Oån định lớp :; 2- Kiểm tra bài cũ : Thụ tinh là gì ? Thế nào là sinh sản hữu tính ? Sau khi thụ tinh hình thành những bộ phận ? 3- Bài mới: -Giới thiệu bài. -Phát triển bài. HOẠT ĐỘNG CỦA GV. HOẠT ĐỘNG CỦA HS. Hoạt động 1 : Tập chia nhóm các loại quả . Mục tiêu: Dưạ vào hình dạng ,số hạt, đặc điểm cuả hạt để phân chia . Gv cho học sinh đặt mẫu lên bàn ,quan sát kĩ và xếp thành nhóm + Dựa vào đặc điểm nào để phân chia nhóm ? Hướng dẫn Hs phân tích các bước cuả việc phân chia nhóm quả Gv nhận xét sự phân chia cuả Hs . Hoạt động 2 : Các loại quả chính . -Mục tiêu : Biết dựa vào vỏ quả để phân loại quả khô và quả thịt Gv cho Hs đọc U SGK yêu cầu Hs xếp các quả thành 02 nhóm theo tiêu chuẩn đã biết Goị các nhóm khác nhận xét về sự xếp loại quả Gv giúp Hs hoàn thiện xếp các loại quả . Phân loại các loại quả khô . Gv yêu cầu Hs quan sát vỏ quả khô khi chín và nhận xét chia quả khô thành 02 nhóm . + Ghi lại đặc điểm cuả từng nhóm quả khô . + Goị tên 02 nhóm quả khô . Gv nhận xét và rút ra kết luận . Phân loại các loại quả thịt . Gv yêu cầu Hs đọc U SGK để tím hiểu 02 nhóm quả thịt Gv giải thích thêm về quả hạch và cho Hs tự rút ra kết luận . Gv cho Hs đọc khung đỏ SGK. I- CĂN CỨ VÀO ĐẶC ĐIỂM NÀO ĐỂ PHÂN CHIA CÁC LOẠI QUẢ : Quan sát vật mẫu, lựa chọn đặc điểm chia quả thành các nhóm - Tiến hành phân chia quả theo đặc điểm nhóm đã chọn . Họïc sinh nêu các đặc điểm để phân chia quả . Kết luận.: Dựa vào hình dạng ,số hạt ,đặc điểm cuả hạt để phân chia nhóm quả II- CÁC LOẠI QUẢ CHÍNH : Học sinh đọc U .SGK trang 106 đầu trang để biết tiêu chuẩn cuả 02 nhóm quả chính . 1- Các loại quả khô : Thực hiện xếp quả vào 02 nhóm theo các tiêu chuẩn vỏ quả khi chín . Hs tiến hành quan sát và phân chia các loại quả khô thành 02 nhóm vỏ nẻ và vỏ không nẻ . Đặt tên mỗi nhóm quả . * Kết luận: Quả khô chia thành 02 nhóm . Quả khô nẻ : khi chín khô vỏ quả có khả năng tự tách ra . - Quả khô không nẻ khi chín khô vỏ quả không tự tách ra . 2) Các loại quả thịt : Hs đọc U SGK và quan sát H32.1 . - Dùng dao cắt ngang , quả cà chua , táo để tìm đặc điểm cuả quả mọng và quả hạch . * Kết luận : Quả thịt gồm 02 nhóm : Quả mọng phần thịt quả dày mọng nước Quả hạch có hạch cứng chứa hạt ở bên trong . 4 -Kiểm tra đánh giá : Dựa vào đặc điểm naò để phân biệt quả khô và quả thịt ? - Quả mọng khác quả hạch ở điểm nào ? 5 - Hướng dẫn về nhà : Học thuộc bài chú ý tìm thí dụ từng loại quả . Đọc thêm bài”Em có biết “ Xem trước bài “ Hạt và các bộ phận cuả hạt “ Chuẩn bi hạt dậu đen , đậu xanh , bắp ,luá ( ươm trước 03 ngày ) . Ngày soạn :………………………………………….. Tiết : ……………………………. Ngày dạy :……………………………………………. Tuần :………………………….. Bài 33 HẠT VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA HẠT I-MỤC TIÊU BÀI HỌC: Kể tên các bộ phận của hạt. Phân biệt được hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm. Biết cách nhận biết hạt trong thực tế. Biết cách lựa chọn và bảo quản hạt giống. II-CHUẨN BỊ : Tranh hạt đậu và hạt thóc. III- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1- Oån định lớp ; 2- Kiểm tra bài cũ : Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt quả khô và quả thịt? Quả mọng khác với quả thịt ở điểm nào? 3- Bài mới: -Giới thiệu bài. -Phát triển bài. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY. HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ. Hoạt động 1 : Tìm hiểu các bộ phận của hạt. Mục tiêu: Phải biết hạt gồm các bộ phận, vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ. Giaó viên hướng dẫn học sinh bóc vỏ hạt ngô, đậu đen và dùng kính lúp quan sát đối chứng với hình ở SGK trang 108. + Hạt gồm những bộ phận nào ? Giáo viên nhận xét và kết lại các kiến thức về bộ phận của hạt. Hoạt động 2 : Phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm. -Mục tiêu : Biết được sự khác và giống nhau của hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm. Căn cứ vào bảng xanh trang 108 học sinh phải tìm được điểm giống và khác nhau giữa hạt ngô và đậu. Yêu cầu học sinh đọc U mục 2 tìm ra điểm giống và khác chủ yếu giữa hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm. + Hạt 1 lá mầm khác với hạt 2 lá mầm ở điểm nào? - Giáo viên nhận xét và tổng hợp ý đặc điểm cơ bản phân biệt hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm. I- CÁC BỘ PHẬN CỦA HẠT: Quan sát H33.1, H33.2 xem kỹ các bộ phận của hạt và đối chiếu với vật mẫu. Học sinh ghi kết quả vào bảng xanh trang 108. Học sinh trả lời và có thể bổ sung rút ra kết luận. Kết luận.: Hạt gồm: vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ. + Vỏ: bảo vệ hạt + Phôi :(lá mầm, thân mầm, chồi mầm, rễ mầm) + Chất dinh dưỡng:(lá mầm, phôi nhủ): II- PHÂN BIỆT HẠT 1 LÁ MẦM VÀ HẠT 2 LÁ MẦM: Học sinh so sánh phát hiện điểm giống và khác nhau giữa 2 loại hạt . Học sinh đọc đọc U và tìm điểm khác nhau chủ yếu giữa 2 loại đó là số lá mầm, vị trí chất dự trữ. Học sinh trả lời học sinh khác bổ sung. * Kết luận: Sự khác nhau chủ yếu của hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm là số lá mầm có trong phôi. -Học sinh đọc kết luận chung khung đỏ SGK 4 -Kiểm tra đánh giá : Hạt gồm những bộ phận nào? Tìm những điểm giống và khác nhau giữa hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm. 5 - Hướng dẫn về nhà : Học thuộc bài chú ý các bộ phận của hạt điểm giống và khác nhau của hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm. Làm bài tập trang 109 SGK. Xem trước bài “ Phát tán của quả và hạt “ . Chuẩn bị: quả sao, nổ , cải, ké, ớt. trâm bầu, đậu bắp. Ngày soạn :………………………………………….. Tiết : ……………………………. Ngày dạy :……………………………………………. Tuần :………………………….. Bài 34 PHÁT TÁN CỦA QUẢ VÀ HẠT I-MỤC TIÊU BÀI HỌC: Phân biệt các cách phát tán của quả và hạt. Tìm ra đặc điểm của quả và hạt phù hợp với cách phát tán. II-CHUẨN BỊ : Tranh các loại quả phát tán khác nhau. III- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1- Ổn định lớp : 2- Kiểm tra bài cũ : Hạt gồm những bộ phận nào? Tìm điểm giống nhau và khác nhau giữa hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm. 3- Bài mới: -Giới thiệu bài. -Phát triển bài. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY. HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ. Hoạt động 1 : Tìm hiểu các cách phát tán của quả và hạt. Mục tiêu: Học sinh biết quả phát tán nhờ gió, động vật, con người và tự phát tán. Yếu tố nào giúp quả và hạt phát tán được? Quả và hạt thường được phát tán ra xa cây mẹ bằng cách nào? Giaó viên chốt lại 3 cách phát tán: tự phát tán, gió, động vật. Hoạt động 2 : Tìm hiểu đặc điểm thích nghi với cách phát tán của quả và hạt. -Mục tiêu : Biết đặc điểm thích nghi với cách phát tán : cánh, lông, gai móc… Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát vật mẫu H34.1 tìm đặc điểm thích nghi như: cánh của quả, chùm lômng, mùi vị, đường nứt ở vỏ. Giáo viên hướng dẫn giúp học sinh rút ra kết luận . I- CÁC CÁCH PHÁT TÁN CỦA QUẢ VÀ HẠT: Học sinh quan sát hình 34.1 và những quả , hạt mang đến lớp. Học sinh thực hiện yêu cầu ở bảng xanh trang 111 SGK. Ba học sinh trả lời ghi vào bảng phụ. Các học sinh khác theo dõi có thể bổ sung. Kết luận.: Phát tán là đi xa hơn nơi nó sống. Có 3 cách phát tán cùa quả và hạt. + Tự phát tán. + Nhờ gió. + Nhờ động vật. II- ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI VỚI CÁC CÁCH PHÁT TÁN CỦA QUẢ VÀ HẠT: Học sinh chia các quả và hạt thành 3 nhóm theo cách phát tán. Học sinh quan sát đặc điểm bên ngoài của quả và hạt. Suy nghỉ trao đổi trong nhóm tìm đặc điểm phù hợp với cách phát tán. * Kết luận: Quả và hạt phát tán nhờ gió thường có túm lông, cánh. Quả và hạt phát tán nhờ động vật thường có gai móc để bám, vỏ hạt không bị tiêu hóa. Quả tự phát tán thường là quả khô nẻ. Ngoài ra quả và hạt phát tán nhờ người và nước. 4 -Kiểm tra đánh giá : Có mấy cách phát tán của quả và hạt. Quả và hạt phát tán nhờ động vật có nững đặc điểm gì? Quả và hạt phát tán nhờ gió có đặc điểm gì? 5 - Hướng dẫn về nhà : Học thuộc bài chú ý các cách phát tán của quả và hạt. Xem trước bài”Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm” Chuẩn bị: Tổ 1 hạt đậu trên bông ẩm Tổ 2 Hạt đậu trên bông khô. Tổ 3 Hạt đậu ngập trong nước. Tổ 4 Hạt đậu trên bông ẩm để trong tủ lạnh Ngày soạn :………………………………………….. Tiết : ……………………………. Ngày dạy :……………………………………………. Tuần :………………………….. Bài 35 NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN CHO HẠT NẢY MẦM I-MỤC TIÊU BÀI HỌC: Thông qua thí nghiệm học sinh phát hiện các điều kiện cần cho hạt nảy mầm. Giải thích được cơ sở khoa học của một số biện pháp kỹ thuật gieo trồng và bảo quản hạt giống. II-CHUẨN BỊ : Các thí nghiệm đã làm trước ở nhà. III- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1- Ổn định lớp :; 2- Kiểm tra bài cũ : Có mấy cách phát tán của quả và hạt? Các đặc điểm của từng cách phát tán của và hạt. 3- Bài mới: -Giới thiệu bài. -Phát triển bài. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY. HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ. Hoạt động 1 : Thí nghiệm về những điều kiện cần cho hạt nảy mầm. Mục tiêu: Học sinh phải biết kết quả khi làm thí nghiệm. Yêu cầu học sinh tìm hiểu: + Nguyên nhân hạt không nảy mầm và nảy mầm được. + Hạt nảy mầm cần những điều kiện gì? Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu thí nghiệm 2 SGK và trả lời mục Đ. + Ngoài 3 diều kiện trên sự nảy mầm của hạt còn phụ thuộc vào yếu tố nào? - Giáo viên chốt lại các điều kiện cần cho hạt nảy mầm, học sinh ghi lại kết luận. Hoạt động 2 : Vận dụng kiến thức và sản xuất. -Mục tiêu : Ứng dụng vào thực tế để biết được cách bảo quản hạt giống, biện pháp gieo trồng. Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK để tìm cơ sở khoa học của mỗi biện pháp. Giáo viên cho học sinh ghi kết luận. Giáo viên giáo dục cách bảo quản hạt giống. I- THÍ NGHIỆM VỀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN CHO HẠT NẢY MẦM: Học sinh làm thí nghiệm ở nhà và điền kết quả vào bảng xanh trang 113. Chú ý phân biệt hạt nảy mầm với hạt chỉ nứt vỏ khi no nước. Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi. + Hạt không nảy mầm vì thiếu nước, thiếu không khí. Học sinh đọc nội dung thí nghiệm yêu cầu nêu được điều kiện nhiệt độ. Học sinh đọc 9 SGK cuối trang 114 và trả lới câu hỏi. Yêu cầu nêu được chất lượng hạt giống(điều kiện bên trong). Kết luận.: Hạt nảy mầm cần đủ nước, không khí, nhiệt độ thích hợp. Ngoài ra cần hạt chất, không bị sâu mọt, còn phôi. II- NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ ĐIỀU KIỆN NẢY MẦM CỦA HẠT ĐƯỢC VẬN DỤNG THẾ NÀO TRONG SẢN XUẤT? Học sinh đọc 9 rút ra được cơ sở khoa học của từng biện pháp. * Kết luận: Gieo hạt bị mưa to ngập úng phải tháo nước để thoáng khí. Phải bảo quản tốt hạt giống để hạt đủ phôi mới nẩy mầm được. Làm đất tơi xốp để đủ không khí. Phủ rơm khi trời rét để giữ nhiệt độ thích hợp. 4 -Kiểm tra đánh giá : Hạt nảy mầm tốt cần những điều kiện nào? Các biện pháp được ứng dụng trong sản xuất là gì? 5 - Hướng dẫn về nhà : Học thuộc bài chú ý các điều kiện cần cho hạt nảy mầm tốt. Đọc “Em có biết”. Xem trước bài”Tổng kết về cây có hoa” Ngày soạn :………………………………………….. Tiết : ……………………………. Ngày dạy :……………………………………………. Tuần :………………………….. Bài 36 TỔNG KẾT VỀ CÂY CÓ HOA I-MỤC TIÊU BÀI HỌC: Hệ thống hóa kiến thức về cấu tạo chức năng chính các cơ quan của cây xanh có hoa. Tìm được mối quan hệ giữa các cơ quan và các bộ phận của cây tạo thành cơ thể toàn vẹn. Vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng thực tế trong trồng trọt. II-CHUẨN BỊ : Bảng con: kẻ bảng xanh trang 116, H36.1. III- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1- Ổn định lớp : 2- Kiểm tra bài cũ : Nêu những điều kiện bên ngoài cần cho hạt nảy mầm? Vận dụng kiến thức vào sản xuất như thế nào cho hạt nảy mầm tốt? 3- Bài mới: -Giới thiệu bài. -Phát triển bài. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY. HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ. Hoạt động 1 : Tìm hiểu về sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan ở cây có hoa. Mục tiêu: biết hệ thống hóa kiến thức về cấu tạo và chức năng chính các cơ quan của cây xanh có hoa. Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu bảng cấu tạo và chức năng trang 116. Giáo viên cho học sinh điền vào tranh. + Tên các cơ quan của cây có hoa. + Đặc điểm cấu tạo chính(chữ). + Chức năng chính(số). Từ tranh hòan chỉnh. + Các cơ quan sinh dưỡng có cấu tạo như thế nào? Và có chức năng gì? + Các cơ quan sinh sản có cấu tạo và chức năng như thế nào? + Nhận xét về mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan. Hoạt động 2 : Tìm hiểu sự thống nhất và chức năng giữa các cơ quan ở cây có hoa. -Mục tiêu : Biết được mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan để ứng dụng kiến thức vào thực tế. Yêu cầu học sinh đọc mục 9 suy nghĩ và trả lời câu hỏi. + Những cơ quan nào của cây có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về chức năng. - Lấy ví dụ ở mục Đ rễ không hút nước nên lá không quang hợp được. I- CÂY LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT: Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan ở cây có hoa: Học sinh đọc bảng cấu tạo và chức năng của mổi cơ quan và lựa mục tương ứng ghi vào sơ đồ cây có hoa. Học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi. + Học sinh thảo luận tìm ra mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của mỗi

File đính kèm:

  • docsinh hoc 6.doc
Giáo án liên quan