THỤ TINH, KẾT HẠT VÀ TẠO QUẢ
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Trình bầy được quá trình thụ tinh, kết hạt và tạo quả.
2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết.
3. Thái độ: - Giáo dục hs vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng trong cuộc sống.
II. Phương pháp: Trực quan, so sánh.
III. Phương tiện:
- Gv: Chuẩn bị hình 31.1 (sgk).
-HS: Xem kĩ bài ở nhà.
IV. Tiến trình lên lớp:
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số HS
2/ Kiểm tra bài cũ:
H: Cho biết những đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió? Những đặc điểm đó có lợi gì?
H: Trong thực tế con người chủ động thụ phấn nhằm mụch đích gì ? Thường ứng dụng cho những loại cây nào ?
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1731 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 tuần 21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:12/01/2014 Ngày dạy:13-18/01/2014
Tuần 21 Tiết PPCT: 39
THỤ TINH, KẾT HẠT VÀ TẠO QUẢ
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Trình bầy được quá trình thụ tinh, kết hạt và tạo quả.
2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết.
3. Thái độ: - Giáo dục hs vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng trong cuộc sống.
II. Phương pháp: Trực quan, so sánh.
III. Phương tiện:
- Gv: Chuẩn bị hình 31.1 (sgk).
-HS: Xem kĩ bài ở nhà.
IV. Tiến trình lên lớp:
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số HS
2/ Kiểm tra bài cũ:
H: Cho biết những đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió? Những đặc điểm đó có lợi gì?
H: Trong thực tế con người chủ động thụ phấn nhằm mụch đích gì ? Thường ứng dụng cho những loại cây nào ?
3/ Giảng bài mới:
Vào bài: Tiếp theo thụ phấn là hiện tượng thụ tinh để dẫn đến kết hạt và tạo quả.
GV: Ghi tên bài lên bảng
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoat động 1: Tìm hiểu hiện tượng nảy mầm của hạt phấn.
Gv: Treo hình 31.1; yêu cầu hs tìm hiểu t.tin sgk và quan sát tranh 31.1, trả lời:
H: Mô tả htượng nảy mầm của hạt phấn?
Hs mô tả theo t.tin sgk.
-Gv: Bổ sung trên H: 31.1, nhấn mạnh:
+ Hạt phấn hút chất nhầy trương lên, nảy mầm thành ống phấn.
+ T.b sinh dục đực chuyển tiếp phần đầu ống phấn.
+ Ống phấn xuyên qua đầu nhụy và vòi nhụy vào trong bầu....
-Hs: 1 đến 2 hs nhắc lại htượng thụ phấn...
-Gv: Chốt lại kiến thức cho hs ghi bài ...
1. Hiện tượng nảy mầm của hạt phấn.
+ Hạt phấn hút chất nhầy trương lên, nảy mầm thành ống phấn.
+ T.b sinh dục đực chuyển đến phần đầu ống phấn.
+ Ống phấn xuyên qua đầu nhụy và vòi nhụy vào trong bầu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu thụ tinh ở thực vật.
-Gv: Yêu cầu hs q.sát tiếp H: 31.1, cho hs thảo luận nhóm:
H: Sự thụ tinh xảy ra ở phần nào của hoa?
Ở noãn.
H: Sau khi thụ phấn đến lúa thụ tinh có những hiện tượng nào xảy ra?
Hiện tượng t.b sinh dục đực kết hợp với t.b sinh dục cái.
H: Vậy thụ tinh là gì?
Thông tin sgk.
-Hs: Lần lượt trả lời, bổ sung cho nhau...
-Gv: Nhận xét, bổ sung trên tranh ...
H: Tại sao nói thụ tinh là dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính?
Vì có sự kết hợp của 2 tbsd : đực + cái.
-Gv: bổ sung, nhấn mạnh: Sinh sản có sự tham gia của tế bào s.d đực và t.b sinh dục cái trong thụ tinh gọi là sinh sản hữu tính...
2. Thụ tinh.
- Thụ tinh là quá trình kết hợp tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử.
Hoạt động 3: Tìm hiểu quá trình kết hạt và tạo quả.
-Gv:Yêu cầu hs tìm hiểu t.tin sgk
H: Hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành?
Do noãn tạo thành.
H: Noãn sau khi thụ tinh sẽ hình thành những bộ phận nào của hạt?
Vỏ noãn thành vỏ hạt, còn lại tạo thành hạt, bao nhiêu số noãn là bấy nhiêu hạt
H: Quả do bộ phận nào của hoa tạo thành ? Quả có chức năng gì?
Bầu nhụy phát triển thành quả. Quả chứa hạt.
-Hs: Trả lời. Gv: Nhận xét, bổ sung trên tranh.
-Gv: Liên hệ thực tế, giáo dục hs không hái hoa, bẻ cành làm ảnh hưởng đến phát triển của quả....
3. Kết hạt và tạo quả.
Sau khi thụ tinh:
- Hợp tử phát triển thành phôi.
- Noãn phát triển thành hạt chứa phôi.
- Bầu phát triển thành quả chứa hạt.
* Các bộ phận khác còn lại héo và rụng đi.
4/Củng cố:
Hs: Đọc phần ghi nhớ sgk, phần “Em có biết”.
- GV: Thụ tinh là gì?
- GV: quả do bộ phận nào của hoa tạo thành?
5/ Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài
- Trả lời câu hỏi và bài tập SGK/tr104
- Đọc phần “Em có biết”
- Nghiên cứu bài 32, trả lời các câu hỏi sau:
+ Căn cứ vào đặc điểm nào để chia các loại quả?
+ Có mấy loại quả chính? Cho ví dụ?
V. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn:12/01/2014 Ngày dạy:13-18/01/2014
Tuần 21 Tiết PPCT: 40
CHƯƠNG VII: QUẢ VÀ HẠT
Bài 32 : CÁC LOẠI QUẢ
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Nêu được các đặc điểm hình thái, cấu tạo của quả: quả khô, quả thịt
2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, thực hành, so sánh.
3. Thái độ: - Giáo dục hs vận dụng kiến thức để bảo quản quả và hạt sau khi thu hoạch.
II. Phương pháp:
- Trực quan, thực hành, so sánh.
III. Phương tiện:
- Gv: Chuẩn bị tranh: 32.1, các loại quả trong bài học....
- Hs: Mỗi nhóm chuẩn bị: 3 đến 5 loại quả...
IV. Tiến trình lên lớp:
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số HS
2/ Kiểm tra bài cũ:
H: Trình bày hiện tượng thụ phấn và hiện tượng thụ tinh ?
H: Trình bày sự kết hạt và tạo quả?
3/ Giảng bài mới:
Vào bài: -Gv: Giới thiệu bài mới ...
GV: Ghi tên bài lên bảng
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoat động 1: Tập chia nhóm các loại quả.
-Gv: Yêu cầu hs để mẫu vật lên bàn để quan sát và phân chia chúng theo các nhóm.
-Hs : Quan sát mẫu vật, lựa chọn chia quả thành các nhóm...
-Gv: Cho hs trả lời:
H: Có thể phân chia các quả đó thành mấy nhóm?
2 nhóm (quả khô và quả thịt).
H: Dựa vào đ.đ nào để phân chia nhóm?
Dựa vào hình dạng, số hạt, đ.đ của hạt....
-Hs: Đại diện nhóm trả lời ý kiến của nhóm mình...
-Gv: Nhận xét, bổ sung trên tranh ...
-Gv: Chuyển ý: sau khi chúng ta phân chia các loại quả. Vậy để biết chúng có những loại quả? có đ.đ gì ? ta sang phần 2
1. Căn cứ vào đặc điểm nào để phân chia các loại quả.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại quả chính.
-Gv: Cho hs nhắc lại k.t:
H: Quả chia thành những nhóm chính nào?
-Hs: 2nhóm: Quả khô và quả thịt.
H: Vậy trong H: 32.1 quả nào thuộc nhóm quả khô ? quả nào thuộc nhóm quả thịt ?
-Hs: Trả lời .... Gv: Nhận xét, bổ sung....
H: Cho biết đ.đ của nhóm quả khô ? quả thịt ?
-Hs: trả lời .
-Gv: Cho hs phân biệt nhóm quả khô:
H: Quan sát phần vỏ của quả chò với vỏ quả cải khi chín chúng có gì khác nhau?
Vỏ quả cải nẻ, còn vỏ quả chò không nẻ.
H: Có mấy loại quả khô ? cho Vd ?
-Hs:Trả lời....Gv: N.xét, bổ sung
-Gv: Cho hs phân biệt nhóm quả thịt:
H: Cắt quả chanh và quả bơ quan sát bên trong xem chúng có gì khác nhau?
Khac nhau: Quả chanh mọng nước, còn quả bơ có hạt to cứng.
-Gv: Quả bơ có hạt to cứng bên trong là quả hạch. Quả chanh căng mọng, nhiều nước gọi là quả mọng...
H: Cho Vd về quả mọng và quả hạch?
-Hs: Liên hệ thực tế trả lời ...
GV tích hợp GDBVMT
2. Các loại quả.
Dựa vào đặc điểm của vỏ quả có thể chia thành 2 nhóm quả chính: Quả khô và quả thịt.
a.Quả khô: Khi chín vỏ khô cứng mỏng.
Vd: Quả đậu Hà Lan...
+ Quả khô nẻ: quả cải, quả bông...
+ Quả khô nẻ không nẻ: quả chò...
b.Quả thịt: Khi chín thì mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quả.
Vd: Quả cà chua...
+ Quả mọng: quả đu đủ, quả chanh...
+ Quả hạch: quả xoài, quả táo...
4/Củng cố:
Hs: Đọc phần ghi nhớ sgk, phần “Em có biết”.
5/ Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài
- Trả lời câu hỏi và bài tập SGK/tr107
- Đọc phần “Em có biết”
- Nghiên cứu bài 33, trả lời các câu hỏi sau:
+ Hạt gồm những bộ phận nào?
+ Phân biệt hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm.
V. Rút kinh nghiệm
Tân Phú, ngày tháng năm 2014
DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
( kí ghi rõ họ tên)
File đính kèm:
- sinh 6 HKII mau PGD Thoi binh.doc