Giáo án Sinh học 8 tuần 34

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

_ HS trình bày rõ được tác hại của một số bệnh tình dục phổ biến (lậu, giang mai, HIV/AIDS).

_ Nêu được những đặc điểm sống chủ yếu của các tác nhận gây bệnh (vi khuẩn lậu, giang mai và virút gây AIDS) và triệu chứng để có thể phát hiện sớm, điều trị đủ liều.

_ Xác định rõ các con đường lây truyền để tìm cách phòng ngừa đối với mỗi bệnh.

2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng:

_ Tổng hợp khái quát hoá kiến thức.

_ Thu thập thông tin tìm ra kiến thức.

_ Hoạt động nhóm.

3. Thái độ : Giáo dục ý thức tự giác phòng tránh, sống lành mạnh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

_ Tranh phóng to hình 64 SGK.

_ Tư liệu về bệnh tình dục.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1464 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 8 tuần 34, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34 Ngày : 06/05/2006 Tiết 67 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức _ HS trình bày rõ được tác hại của một số bệnh tình dục phổ biến (lậu, giang mai, HIV/AIDS). _ Nêu được những đặc điểm sống chủ yếu của các tác nhận gây bệnh (vi khuẩn lậu, giang mai và virút gây AIDS) và triệu chứng để có thể phát hiện sớm, điều trị đủ liều. _ Xác định rõ các con đường lây truyền để tìm cách phòng ngừa đối với mỗi bệnh. 2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng: _ Tổng hợp khái quát hoá kiến thức. _ Thu thập thông tin tìm ra kiến thức. _ Hoạt động nhóm. 3. Thái độ : Giáo dục ý thức tự giác phòng tránh, sống lành mạnh. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC _ Tranh phóng to hình 64 SGK. _ Tư liệu về bệnh tình dục. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động 1 : TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ TRIỆU CHỨNG BIỂU HIỆN CỦA BỆNH Hoạt động của thầy Hoạt động của trò + Cho biết tác nhân gây bệnh lậu và giang mai? + Bệnh lậu và giang mai có triệu chứng như thế nào? _ GV ghi ý kiến của nhóm lên bảng. _ GV cần lưu ý: Hiểu biết của HS lớp 8 rất ít về vấn đề này nên cũng không cần đi sâu, nhưng GV nên giảng giải thêm. + Xét nghiệm máu và bệnh phẩm để phát hiện bệnh. + Ở cả hai bệnh này đều nguy hiểm ở điểm: Người bệnh không có biểu hiện gì bên ngoài nhưng đã có khả năng truyền vi khuẩn cho người khác qua quan hệ tình dục. _ Cá nhân tự nghiên cứu thông tin SGK và bảng 64.1, 64.2 tr.200, 201. _ Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi. _ Đại diện nhóm trình bày đáp án, nhóm khác nhận xét (HS có thể trình bày các giai đoạn tiến triển của bệnh giang mai bằng sơ đồ). Kết luận: _ Tác nhân gây bệnh: Do sông cầu khuẩn và xoắn khuẩn gây nên. _ Triệu chứng gồm hai giai đoạn: + Giai đoạn sớm: Chưa có biểu hiện. + Giai đoạn muộn (trong bảng 64.1, 64.2). Hoạt động 2 : TÁC HẠI CỦA BỆNH LẬU VÀ GIANG MAI Hoạt động của thầy Hoạt động của trò + Bệnh lậu và giang mai gây tác hại như thế nào? _ Ở bệnh này GV cần giảng thêm về hiện tượng phụ nữ bị lậu khi sinh con (bình thường) rất dễ bị mù loà vì vi khuẩn lậu ở âm đạo xâm nhập vào mắt gây mù. _ HS tiếp tục nghiên cứu SGK ® trả lời câu hỏi ® HS khác bổ sung. Yêu cầu: Nêu rõ tác hại của bệnh này ở cả nam và nữ. Kết luận: Tác hại của bệnh lậu và giang mai: Trong bảng 64.1, 64.2. Hoạt động 3 : CÁC CON ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN VÀ CÁCH PHÒNH TRÁNH Hoạt động của thầy Hoạt động của trò + Cho biết con đường lây truyền bệnh lậu và giang mai? + Cần có những cách nào để phòng tránh bệnh lậu và giang mai? _ GV lưu ý: Sẽ có nhiều ý kiến và các nhóm về biện pháp phòng tránh ® GV nên hướng vào những biện pháp có tính chất giáo dục ý thức tự giác của cá nhân. _ GV ghi lại những ý kiến của nhóm lên bảng. _ GV đánh giá phần thảo luận. _ GV hỏi thêm: + Theo em làm thế nào để giảm bớt tỉ lệ người mắc bệnh tình dục trong xã hội hiện nay. _ GV hướng HS vào hoạt động có tính chất cộng đồng như là tuyên truyền, giúp đỡ . . . _ Cá nhân tự nghiên cứu SGK và thông tin do GV cung cấp ® ghi nhớ kiến thức. _ Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến trả lời. Yêu cầu: + Chủ yếu đề ra biện pháp phòng tránh bệnh. _ Đại diện nhóm trình bày ® nhóm khác bổ sung. ® HS rút ra kết luận. _ HS có thể thảo luận để thống nhất ý kiến trả lời. Kết luận: Cách phòng tránh bệnh tình dục: + Nhận thức đúng đắn về bệnh tình dục. + Sống lành mạnh. + Quan hệ tình dục an toàn. IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: _ Bệnh lậu và bệnh giang mai do tác nhân nào gây nên và biểu hiện như thế nào? _ Cần có những biện pháp gì để phòng tránh bệnh tình dục? V. DẶN DÒ _ Học bài trả lời câu hỏi SGK. _ Đọc mục “Em có biết?”. _ Sưu tầm tư liệu về AIDS. _ Kẻ bảng 65 tr.203 vào vở. ÔN TẬP HỌC KỲ II Tiết 68 I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức _ Hệ thống hoá kiến thức đã học trong năm. _ Nắm chắc kiến thức cơ bản trong chương trình Sinh học lớp 8. 2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng: _ Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, nối kết kiến thức. _ Tư duy tổng hợp khái quát hoá. _ Hoạt động nhóm. 3. Thái độ _ Giáo dục ý thức học tập. _ Ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể, bảo vệ cơ thể tránh bệnh tật. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC _ Tranh một só hệ cơ quan – cơ chế điều hoà bằng thần kinh, thể dịch. _ Tranh tế bào (có điều kiện dùng máy chiếu). III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động 1 : ÔN TẬP KIẾN THỨC HỌC KỲ II Hoạt động của thầy Hoạt động của trò _ GV cho các nhóm hoàn chỉnh bảng từ 66.1 ® 66.8 mỗi nhóm 2 bảng. _ GV cho các nhóm bổ sung hoàn chỉnh luôn kiến thức ở từng bảng (như sách GV) (Nếu có máy chiếu: Sau khi HS thảo luận xong, GV chiếu lại toàn bộ nội dung ôn tập để HS có hệ thống kiến thức). _Các nhóm trao đổi hoàn thành nội dung của mình. _ Đại diện nhóm trình bày kết quả theo thứ tự nhóm SGK, nhóm khác nhận xét bổ sung. _ HS có thể đọc lại nội dung của từng bảng kiến thức. Hoạt động 2 : TỔNG KẾT SINH HỌC 8 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò _ Chương trình sinh học 8 giúp em có những kiến thức gì về cơ thể người và vệ sinh? _ GV nhận xét đánh giá kết quả. _ Nếu còn thời gian GV cho HS tự trả lời câu hỏi SGK tr.212, hết thời gian thì giao về nhà. _ HS tự nghiên cứu SGK tr.211 ® trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời. _ Yêu cầu nêu được: + Tế bào đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống. + Các hệ cơ quan trong cơ thể có cấu tạo phù hợp với chức năng. + Các hệ cơ quan hoạt động nhịp nhàng là sự điều khiển của hệ thần kinh và thể dịch ® tạo sự thống nhất. + Cơ thể thường xuyên trao đổi chất với môi trường để tồn tại và phát triển. + Cơ quan sinh sản thực hiện chức năng đặc biệt, đó là sinh sản bảo vệ nòi giống. + Biết các tác nhân gây hại cho cơ thể và biện pháp rèn luyện bảo vệ cơ thể tránh tác nhân, để hoạt động có hiệu quả. _ Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ _ GV nhận xét đánh giá thái độ học tập của HS trong năm. _ GV nhắc nhở kiến thức cơ bản chương trình sinh học đã học. V. DẶN DÒ Ôn tập theo nội dung đã cho chuẩn bị cho sinh học 9.

File đính kèm:

  • docTuan 34 SINH 8.doc