Giáo án Sinh học 8 tiết 22: Hô hấp và các cơ quan hô hấp

Chương VI: HÔ HẤP

Bài 20: HÔ HẤP VÀ CÁC CƠ QUAN HÔ HẤP

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này HS phải:

 1. Kiến thức: - Nêu ý nghĩa hơ hấp.

- Mô tả cấu tạo của cc cơ quan trong hệ hơ hấp ( mũi, thanh quản, khí quản, khí quản, phế quản v phổi) lin quan đến chức năng của chng.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát tranh hình, sơ đồ phát hiện kiến thức và hoạt động nhóm .

3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ cơ quan hô hấp.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Chuẩn bị của giáo viên:- Băng: một cuộn; Mô hình cấu tạo hệ hô hấp người; tranh phóng to hình 20.1,20.2,20.3 SGK.

2. Chuẩn bị của học sinh: Ôn tập cấu tạo hệ hô hấp ở động vật và xem trước bài hô hấp và các cơ quan hô hấp.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5454 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 8 tiết 22: Hô hấp và các cơ quan hô hấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Ngày soạn 27/10 /2013 Tiết 22 Ngày dạy 30/10/2013 Chương VI: HÔ HẤP Bài 20: HÔ HẤP VÀ CÁC CƠ QUAN HÔ HẤP I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này HS phải: 1. Kiến thức: - Nêu ý nghĩa hơ hấp. - Mô tả cấu tạo của cc cơ quan trong hệ hơ hấp ( mũi, thanh quản, khí quản, khí quản, phế quản v phổi) lin quan đến chức năng của chng. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát tranh hình, sơ đồ phát hiện kiến thức và hoạt động nhóm . 3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ cơ quan hô hấp. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Chuẩn bị của giáo viên:- Băng: một cuộn; Mô hình cấu tạo hệ hô hấp người; tranh phóng to hình 20.1,20.2,20.3 SGK. 2. Chuẩn bị của học sinh: Ôn tập cấu tạo hệ hô hấp ở động vật và xem trước bài hô hấp và các cơ quan hô hấp. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp:8A1:……................................................; 8A2:……........................................................; 8A3:……….........................................................; 8A4:….....................................................……; 8A5:……..............................................................; 8A6:….…......................................................… 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Hoạt động dạy và học: * Mỡ bài: Nhờ đâu máu lấy được oxy để cung cấp cho các tế bào và thải được cacbonic ra khỏi cơ thể (HS: Nhờ hô hấp nhờ sự thở ra hít vào ..) - Hô hấp là gì? Hô hấp có vai trò như thế nào với cơ thể sống? Hoạt động 1:Tìm hiểu về hô hấp Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV hướng dẫn học sinh nghiên cứu thông tin SGk và quan sát tranh hình 20.1 SGK trang 64 .Trao đổi nhóm trả lời câu hỏi : + Hô hấp là gì ? + Hô hấp gồm những giai đoạn chù yếu nào? + Sự thở có ý nghĩa gì với hô hấp ? + Hô hấp có liên quan như thế nào với các hoạt động sống của tế bào và cơ thể ? - GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận - GV đánh giá kết quả các nhóm và bổ sung hoàn thiện kiến thức : Gluxit +O2----à ATP + CO2 + H2O ATP : cần cho mọi hoạt động sống của tế bào - GV yêu cầu học sinh tự rút ra kết luận - Cá nhân tự nghie6n cứu thông tin , quan sát hình 20.1 trang 64 SGK ghi nhớ kiến thức - Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời - Đại diện nhóm trình bày kết quả nhóm khác nhận xét bổ sung - HS theo dõi sơ đồ và hoàn thiện kiến thức - HS tự rút ra kết luận về hô hấp và vai trò của hô hấp *Tiểu kết: - Hố hấp là quá trình cung cấp oxy cho các tế bào và thải khí cacbonic ra khỏi cơ thể . - Nhờ hô hấp mà oxy được lấy vào để oxy hóa các hợp chất hữu cơ tạo ra năng lượng( ATP) cần cho mọi hoạt động sống của cơ thể. - Hô hấp gồm 3 giai đọan: Sự thở , sự trao đổi khí ở phổi , sự trao đổi khí ở tế bào. Hoạt động 2:Các cơ quan trọng hệ hô hấp của người và chức năng hô hấp của chúng: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV hướng dẫn HS nghiên cứu thông tin qua bảng 20 và quan sát tranh hình 20.2, 20.3 SGK trang 65, 66 .Trao đổi nhóm trả lời câu hỏi : + Hệ hô hấp gồm những cơ quan nào ? + Cấu tạo của các cơ quan hệ hô hấp ? - GV yêu cầu HS rút ra kết luận về cơ quan hô hấp - GV tiếp tục nêu câu hỏi : + Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ấm ẩm không khí bảo vệ cơ quan hô hấp ? + Đặc điểm cấu tạo nào của phổi làm tăng diện tích bề mặt trao đổi khí ? + Chức năng của đườnhg dẫn khí và hai lá phổi ? - Gv yêu cầu các nhóm trình bày kết quả - GV nhận xét đánh gía kết quả các nhóm bổ sung và giảng giải thêm : + Trong suốt đường dẫn khí đều có hệ thống mao mạch và lớp chất nhầy + Cấu tạo phế nang và trao đổi khí ở phế nang - GV hỏi thêm : + Đường dẫn khí có chức năng làm ấm khôngkhí vậy tại sao mùa động đôi khi chúng ta vẫn bị nhiểm lạnh vào phổi ? + Chúng ta cần có biện pháp gì để bảo vệ cơ quan hô hấp ? - Cá nhân tự nghiên cứu thông tin SGK thông qua bảng 20 quan sát mô hình và tranh ảnh xác định vị trí các cơ quan hô hấp - Một số học sinh trình bày trên mô hình các cơ quan hô hấp - HS khàc theo dõi nhận xét và bổ sung - HS tự rút ra kết luận - HS tiếp tục trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời Yêu cầu nêu được : + Mao mạch : Làm ấm không khí + Chất nhầy ; Làm ẩm không khí + Lông mũi :Ngăn bụi + Phế nang : Làm tăng diện tích trao đổi khí - Đại diện nhóm trình bày kết quả nhóm khác nhận xét bổ sung -HS tự rút ra kế luận -Trao đổi nhóm trả lời *Tiểu kết: Cơ quan hô hấp gồm: - Đường dẫn khí: mũi, thanh quản, khí quản, phế quản: Ngăn bụi, lm ấm, lm ẩm khơng khí v diệt vi khuẩn. - Hai là phổi: Thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài. IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 1. Củng cố: - HS đọc kết luận trong SGK 1. Thế nào là hô hấp ?Vai trò của hô hấp với các hoạt động của cơ thể ? 2. Cấu tạo các cơ quan hô hấp phù hợp với chức năng như thế nào ? 2. Dặn dò: - Học bài trả lời câu hỏi SGK - Đọc mục “Em có biết” và xem trứơc bài : Hoạt động hô hấp *Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docSinh 8 - Tiet 22.doc