Giáo án Sinh học 9

 I. MỤC TIÊU:

1- KIẾN THỨC:

ã Học sinh xác định được thành phần hoá học của prôtêin nêu được tính đặc thù và đa dạng của protein.

ã Mô tả được cấu trúc của prôtêin và nêu được vai trò của chúng.

ã Nêu được chức năng của prôtêin

2- KỸ NĂNG:

ã Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.

ã Rèn tư duy so sánh, liên hệ thực tế.

ã Kỹ năng hoạt động nhóm.

3- GIÁO DỤC: Giáo dục tinh thần học tập, niềm vui khi được nghiên cứu sinh học.

 II: CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên:

 - Giáo án.

 - Phương tiện hỗ trợ: H 18 phóng to.

2.Học sinh: Như hướng dẫn bài trước.

 

doc55 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2275 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:18 Ngày soạn:10/10/2008 ngày dạy: Bài: 18 protein I. Mục tiêu: 1- Kiến thức: Học sinh xác định được thành phần hoá học của prôtêin nêu được tính đặc thù và đa dạng của protein. Mô tả được cấu trúc của prôtêin và nêu được vai trò của chúng. Nêu được chức năng của prôtêin 2- Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình. Rèn tư duy so sánh, liên hệ thực tế. Kỹ năng hoạt động nhóm. 3- Giáo dục: Giáo dục tinh thần học tập, niềm vui khi được nghiên cứu sinh học. II: Chuẩn bị: 1.Giáo viên: - Giáo án. - Phương tiện hỗ trợ: H 18 phóng to. 2.Học sinh: Như hướng dẫn bài trước. III. Tiến trình: 1. ổn định tổ chức: (1’) Kiểm diện........................................... 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) ? Trả bài kiểm tra. 3. Bài mới: (35’) Vào bài: Tính đặc thù và đa dạng của AND được quy định bởi các yếu tố nào ? ( số lượng, thành phần , trình tự sắp xếp các nucleotit ; tính đa dạng được quy định bởi sự sắp xếp khác nhau của 4 loại nucleotit ). Vậy sự đa dạng và đặc thù của protein có gì khác với AND chúng ta nghiên cứu bài 18. Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1. Tìm hiểu cấu trúc của protein. ? Các nhóm nghiên cứu c và h 18. ? Nêu thành phần cấu tạo hoá học của protein ? ? Đơn phân của protein là gì ? Thảo luận nhóm : ? Tính đa dạng và đặc thù của protein được quy định bởi những yếu tố nào ? Ú số lượng, thành phần , trình tự sắp xếp các axid amin. ? Đặc điểm cấu trúc nào của protein đã tạo nên đa dạng và đặc thù của nó ? Ú đặc điểm cấu trúc theo nguyên tắc đa phân với 20 loại axid amin đã tạo nên tính đa dạng và đặc thù của protein . Các nhóm báo cáo kết qủa, nhận xét kết quả của các nhóm khác ,GV hoàn thiện kiến thức cho học sinh . Giáo viên: Giảng về các bậc cấu trúc của protein ? Tính đặc trưng của protein được thể hiện qua cấu trúc không gian như thế nào ? Ú Tính đa dạng và đặc thù của protein còn được thể hiện ở cấu trúc bậc 3 ( cuộn đặc trưng cho từng loại protein ) bậc 4 ( theo số lượng và số loại chuỗi axid amin ). ? Trả lời câu hỏi vào bài ? Hoạt động 2. Tìm hiểu chức năng của protein . ? Các nhóm nghiên cứu c ? Chức năng của protein là gì ? Ú cấu trúc , xúc tác, điều hoà quá trình trao đổi chất. Giáo viên: chức năng vận chuyển hêmôglôbin của máu, protein dạng sợi ở tế bào cơ( miozin, actinin) giúp cơ co; tạo kháng thể, cung cấp năng lượng, chống đỡ cơ học, truyền xung thần kinh. Thảo luận nhóm : ? Vì sao protein dạng sợi là nguyên liệu cấu trúc rất tốt ? Ú vì các vòng xoán dạng sợi được bện chặt lại với nhau tạo thành dây chịu lực rất tốt. ? Vai trò của một số enzim đối với sự tiêu hoá thức ăn ở khoang miệng và dạ dày ? ? Nguyên nhân của bệnh tiểu đường là gì ? Ú sự thay đổi bất thường tỉ lệ insulin do tuyến tuỵ tiết ra là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường. Các nhóm báo cáo kết qủa, nhận xét kết quả của các nhóm khác ,GV hoàn thiện kiến thức cho học sinh . I. Cấu trúc của protein(15’) . - Thành phần cấu tạo hoá học: Được cấutạo từ 4 nguyên tố cơ bản : C.H,O,N; thuộc loại đa phân có khối lượng phân tử lớn. -Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân,mỗi đơn phân là các axid amin . - Tính đa dạng và đặc thù của protein được quy định bởi số lượng, thành phần , trình tự sắp xếp các axid amin. - Đặc điểm cấu trúc theo nguyên tắc đa phân với 20 loại axid amin đã tạo nên tính đa dạng và đặc thù của protein. - Tính đa dạng và đặc thù của protein còn được quy định bởi cấu trúc không gian: bậc 1,2,3,4. II. Chức năng của protein(20’) . - Protein là thành phần cấu tạo nên chất nguyên sinh, các bào quan và màng sinh chất. - Protein là thành phần chủ yếu của các enzim có tác dụng thúc đẩy các phản ứng hoá học nên có vai trò xác tác cho các quá trình trao đổi chất. - Protein là thành phần cấu tạo nên phần lớn hoocmon có vai trò điều hoà quá trình trao đổi chất trong tế bào và trong cơ thể. Ngoài ra protein còn có chức năng :vận chuyển hemoglobin của máu, protein dạng sợi ở tế bào cơ ( miozin, actinin) giúp cơ co; tạo kháng thể,cung cấp năng lượng, chống đỡ cơ học, truyền xung thần kinh. 4. Củng cố, kiểm tra đánh giá:(3’) - Đọc ghi nhớ SGK. - Hãy đánh dấu x vào ă trước câu trả lời đúng: 1. Tính đặc thù của protein do các yếu tố nào quy định ? ă a. Số lượng, thành phần , trình tự sắp xếp các axid amin . ă b. ở các dạng cấu trúc không gian của protein . ă c. ở chức năng của protein . ă d. Cả a,b. 2. Vì sao nói protein có vai trò quan trọng đối với cơ thể ? ă a. Là thành phần cấu trúc của tế bào trong cơ thể. ă b. Làm chất xúc tác và điều hoà quá trình trao đổi chất. ă c. Bảo vệ cơ thể, tham gia vào các hoạt động sống của tế bào . ă d. protein luôn luôn biến thành gluxit, lipit cho cơ thể sử dụng. ă đ. Sự hoạt động của protein được biểu hiện thành các tính trạng của cơ thể. 3. Protein thực hiện được chức năng chủ yếu ở những bậc cấu trúc nào sau đây ? ă a. Cấu trúc bậc 1. ă b. Cấu trúc bậc 1 và bậc 2. ă c. Cấu trúc bậc 2 và bậc 3. ă d. Cấu trúc bậc 3 và bậc 4. 5. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho tiết học sau: (1’) - Học bài theo nội dung SGK và vở ghi - Trả lời các câu hỏi SGK - Đọc mục em có biết, mục 19. IV,rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... Tuần 10 Tiết:19 Ngày soạn: 10/10/2008 ngày dạy: Bài: 19 mối quan hệ giữa gen và tính trạng I. Mục tiêu: 1- Kiến thức: Học sinh nêu được mối quan hệ giữa ARN và protein thông qua những hiểu biết về sự hình thành chuỗi axid amin . Giải thích được mối quan hệ giữa gen Ú mARN Ú protein tính trạng. 2- Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình. Rèn tư duy so sánh, liên hệ thực tế. Kỹ năng hoạt động nhóm. 3- Giáo dục: II: Chuẩn bị: 1.Giáo viên: - Giáo án. - Phương tiện hỗ trợ: H19.1 Ú 3; Đĩa CD mô tả sự hình thành chuỗi axid amin . 2.Học sinh: Như hướng dẫn bài trước. III. Tiến trình: 1. ổn định tổ chức: (1’) Kiểm diện.................................................... 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) ? Trình bày quá trình tự nhân đôi của AND, quá trình tổng hợp mARN ? 3. Bài mới: (35’) Vào bài: Gen mang thông tin cấu trúc của protein trong nhân tế bào còn protein được tổng hợp ở tế bào chất . Vậy giữa AND và protein có quan hệ với nhau không ? Qua vật trung gian nào ? Em hãy phán đoán ( Học sinh nêu các phán đoán , Giáo viên ghi lại vào góc bảng để giúp Học sinh giải quyết……) Để tìm câu trả lời đúng chúng ta nghiên cứu bài 19.Hoạt động 1. Tìm hiểu mối quan hệ giữa ARN và protein . ? Các nhóm nghiên cứu c . ? Hãy cho biết cấu trúc trung gian và vai trò của nó trong mối quan hệ giữa gen và protein ? I. Mối quan hệ giữa ARN và protein(20’) . - Gen mang thông tin cấu trúc của protein ở trong nhân . - Protein được tổng hợp từ tế bào chất. - mARN là dạng trung gian trong mối quan hệ giữa gen và protein , vai trò truyền đạt thông tin về cấu trúc protein Ú mARN là dạng trung gian trong mối quan hệ giữa gen và protein , vai trò truyền đạt thông tin về cấu trúc protein . ? Các nhóm nghiên cứu c và h 19.1 Thảo luận nhóm : ? Các loại nucleotit nào ở mARN và tARN liên kết với nhau ? Ú A-U, G-X,.. ? Tương quan về số lượng giữa axid amin và nucleotit của mARN khi ở trong riboxom ? Ú 3 nucleotit Ú 1 axid amin . Các nhóm báo cáo kết qủa, nhận xét kết quả của các nhóm khác ,GV hoàn thiện kiến thức cho học sinh , nhấn mạnh: Sự hình thành chuỗi axid amin diến ra theo nguyên tắc bổ sung và khuôn mẫu, do đó trình tự các nucleotit trên mARN quy định trình tự các axid amin trong chuỗi ( theo nguyên tắc 3 nucleotit Ú 1 axid amin ). Giảng H19.1 chú ý: - axid amin mở đầu Methionin ( AUG), axid amin kết thúc thuộc 1 trong 3 bộ ba UAG, UAA, UGA. Yêu cầu trả lời câu hỏi vào bài….. Hoạt động 2. Tìm hiểu Mối quan hệ giữa gen và tính trạng. ? Các nhóm nghiên cứu c , H19.2và sơ đồ. Thảo luận nhóm : ? Hãy giải thích: - Mối liên hệ giữa các thành phần trong sơ đồ theo trình tự 1,2,3. - Bản chất của mối liên hệ trong sơ đồ Các nhóm báo cáo kết qủa, nhận xét kết quả của các nhóm khác ,GV hoàn thiện kiến thức cho học sinh . Nhấn mạnh: Trình tự của các nucleotit trên gen quy định trình tự các nucleotit trên mARN , rồi trình tự các nucleotit trên mARN lại quy định trình tự các axid amin trên chuỗi axid amin tạo thành protein . Protein tham gia vào cấu trúc và hoạt động của tế bào để quy định của cơ thể. - Khi tổng hợp protein thì các nucleotit trên mARN và tARN liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung. - Khi tổng hợp protein cứ 3 nucleotit trên tARN tổng hợp ( mã hoá) một axid amin . II.Mốiquan hệ giữa genvà tính trạng(15’). Gen Ú mARN Ú Protein Ú tính trạng. - Mối quan hệ: + Gen là khuôn mẫu tổng hợp mARN, + mARN là khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi axid amin cấu thành protein . + Protein biểu hiện thành các tính trạng của cơ thể. - Bản chất của mối quan hệ gen Ú mARN Ú protein là trình tự các nucleotit trong AND quy định trình tự các nuclêotit trong mARN, qua đó quy định trình tự các axid amin tạo thành protein . 4. Củng cố, kiểm tra đánh giá:(3’) - Đọc ghi nhớ SGK. - Vì sao nói mARN là vật chất trung gian giữa gencấu trúc và protein ? - Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được thể hiện như thế nào ? 5. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho tiết học sau: (1’) - Học bài theo nội dung SGK và vở ghi - Trả lời các câu hỏi SGK - Đọc mục em có biết. - Chuẩn bị mục20. IV,rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... Tiết:20 Ngày soạn: 15/10/2008 ngày dạy: Bài: 20 thực hành Quan sát và lắp ráp mô hình adn I. Mục tiêu: 1- Kiến thức: Ôn tập lại kiến thức về AND cho Học sinh . 2- Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích mô hình để thu nhận kiến thức. Rèn tư duy so sánh, liên hệ thực tế. Kỹ năng hoạt động nhóm. 3- Giáo dục: Giáo dục ý thức, thái độ học tập nghiêm túc cho học sinh. Hình thành đức tính kiên trì, bền bỉ trong công tác thực hành. II: Chuẩn bị: 1.Giáo viên: - Giáo án. - Phương tiện hỗ trợ: Mô hình phân tử AND đã được tháo lắp ráp hoàn chỉnh. Hộp đựng mô hình cấu trúc phân tử AND ở dạng tháo rời với số lượng 6 bộ. Màn hình , mấy chiếu. Đĩa CD về cấu trúc, cơ chế tự sao , cơ chế tổng hợp ARN, cơ chế tổng hợp protein và máy vi tính. 2.Học sinh: Như hướng dẫn bài trước. III. Tiến trình: 1. ổn định tổ chức: (1’) Kiểm diện.................................................................... 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) ? Trình bày thành phần cấu tạo của ADN ? ? Trình bày mối quan hệ giữa gen và tính trạng được thể hiện như thế nào ? 3. Bài mới: (35’) Vào bài: Dựa vào kiểm tra bài cũ... Hoạt động của GV Hoạt động của Học sinh Hoạt động 1. Quan sát mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN. (5’) - 6 nhóm Học sinh tiến hành thực hành. + 3 nhóm đầu lần lượt thay nhau quan sát mô hình phân tử ADN . + 3 nhóm sau quan sát hình chiếu phân tử ADN. - Trong quá trình Học sinh quan sát phân tử ADN ngoài việc theo dõi hoạt động thực hành của cả lớp , đến từng nhóm và tiến hành kiểm tra kết quả quan sát của Học sinh thông qua các câu hỏi: ? Vị trí tương đối của 2 mạch nucleotit ? ? Số cặp nucleotit trong mỗi chu kì xoắn là bao nhiêu ? ? Các loại nucleotit nào liên kết với nhau ? Yêu cầu : Vừa trả lời vừa chỉ được đúng trên mô hình. Hoạt động 2. Lắp ráp mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN. Cho các nhóm thay nhau lắp ráp mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN . Yêu cầu : - Khi lắp mạch thứ nhất cho hàon chỉnh cha cần chú ý tới các trình tự khoảng cách các nucleotit trên đoạn mà cần lựa chọn chiều cong của đoạn cho hợp lý vừa đảm bảo khoảng cách đều đặn so với trục giữa vừa khớp với chiều lợn đoạn mạch trên. - Khi lắp ráp mạch thứ hai vịêc lựa chọn các đoạn mạch để lắp phải đảm bảo đúng nguyên tắc bổ sung nghĩa là đoạn mạch phải có trình tự các nucleotit tương ứng với trình tự nucleotit trên đoạn mạch thứ nhất theo đúng NTBS . Đoạn mạch  thế thường có chiều cong tương ứng và đều đặn với đoạn mạch thứ nhất. - Khi lắp xong cần kiểm tra tổng thể về các mặt: + Chiều xoắn của hai mạch. + Khoảng cách đều giữa hai mạch. + Số cặp nucleotit của mỗi chu kì xoắn. + Sự liên kết thành cặp theo nguyên tắc bổ sung giữa các nucleotit . Hoạt động 3. Xem phim. - Giáo viên chiếu lên màn hình những hoạt động lắp ráp mô hình phân tử ADN . - Giới thiệu nội dung của đoạn phim để Học sinh theo dõi: + Các hoạt động lắp ráp + Mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN . - Một số nhóm quan sát mô hình phân tử ADN một số nhóm quan sát hình chiếu của phân tử ADN . Sau đó trao đổi công việc quan sát cho nhau để mỗi nhóm đều quan sát được cả mô hình và hình chiếu của phân tử ADN. - Các nhóm thảo luận để rút ra kết luận trả lời câu hỏi : - Số cặp nucleotit trong mỗi chu kì xoắn là 10 cặp. - Các loại nucleotit giữa 2 mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung: A-T; G-X và ngược lại. - Các nhóm thảo luận và lần lượt lắp ráp mô hình phân tử ADN . - Báo cáo kết quả , các nhóm khác nhận xét và nghe đánh giá của Giáo viên. Theo dõi phim và lời giới thiệu của giới thiệu của đoạn phim và của Giáo viên, ghi những nội dung cơ bản vào vở. 4. Củng cố, kiểm tra đánh giá:(3’) ? Vị trí tương đối của 2 mạch nucleotit ? ? Số cặp nucleotit trong mỗi chu kì xoắn là bao nhiêu ? ? Các loại nucleotit nào liên kết với nhau ? ? Nêu cách Lắp ráp mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN. 5. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho tiết học sau: (1’) - Vẽ hình 15 cấu trúc không gian của phân tử ADN. - Đọc mục 21. IV,rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... Tuần 11 Tiết:21 Ngày soạn: 20/10/2008 Ngày dạy: Kiểm tra 1 tiết I. Mục tiêu: 1- Kiến thức: Nhằm kiểm tra,đánh giá sự lĩnh hội kiến thức của Họcsinh trong nửa họckỳ I. Đánh giá sự hình thành kỹ năng học tập. 2- Kỹ năng: Kiểm tra các kỹ năng học tập cơ bản. 3- Giáo dục: Giáo dục thái độ học tập Sinh học cho học sinh II: Chuẩn bị: 1.Giáo viên: - Giáo án. - Phương tiện hỗ trợ: 2.Học sinh: Như hướng dẫn bài trước. III. Tiến trình: 1. ổn định tổ chức: (1’) Kiểm diện................................................................. 2. câu hỏi Kiểm tra bài (44’): Câu 1. - Hãy đánh dấu x vào ă trước câu trả lời đúng (3 điểm): Di truyền là hiện tượng con sinh ra: ă a. Giống như bố, mẹ. ă b. Giống bố. ă c. Giống mẹ. ă d. Giống nhau. 2. Menđen cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt di truyền độc lập vì : ă a.Tỉ lệ mỗi kiểu hình ở F2 bằng tích các tỉ lệ của các cặp tính trạng hợp thành nó. ă b. F2 phân ly kiểu hình theo tỉ lệ 9 vàng, trơn:3 vàng, nhăn:3 xanh, trơn:1 xanh, nhăn. ă c. Tất cả F1 có kiểu hình vàng, trơn. ă d. Cả a,b. 3. Vì sao bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ? ă a. Qua giảm phân , bộ NST đặc trưng của loài (2n) được phân chia liên tiếp 2 lần tạo ra các bộ NST đơn bội (n) ở các giao tử. ă b. Nhờ quá trình giảm phân và thụ tinh bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ. ă c. Trong thụ tinh các giao tử mang bộ NST đơn bội (n) kết hợp ngẫu nhiên với nhau tạo ra hợp tử có bộ NST lưỡng bội (2n) đặc trưng của loài. ă d. Cả a,b,c. Câu 2. a.Phát biểu nội dung định luật phân li độc lập ? Nêu ý nghĩa của định luật đối với sinh vật và thực tiễn ?(1điểm) b. ở cà chua, lá chẻ là trội hoàn toàn so với là nguyên, quả tròn là trội hoàn toàn so với quả có múi. Khi lai giữa cà chua lá chẻ, quả tròn với cà chua lá nguyên, quả có múi thì F2 có tỉ lệ kiểu gen và tỉ lệ kiểu hình như thế nào ? Biết mỗi gen quy định một tính trạng. (3 điểm). Câu 3. a. Mô tả cấu trúc không gian của phân tử AND ? (2điểm) b. Vì sao NST có thể nhân đôi và di truyền tính trạng từ thế hệ này sang thế hệ khác ? (2điểm). 3. thu bài và chấm điểm: Đáp án: Câu 1. 1-a;2-d;3-d Câu 2.a. Phát biểu nội dung định luật phân li độc lập (1/2 điểm) Nêu ý nghĩa của định luật đối với sinh vật và thực tiễn(1/2 điểm). b. – Quy định kiểu gen :1/2 điểm. - Sơ đồ lai F1 : 1 điểm . - Sơ đồ lai F2: 1 điểm . - Kết luận tỉ lệ kiểu gen ; kiểu hình: 1/2 điểm . Câu 3. a. AND là một chuối xoắn kép gồm hai mạch song song xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải , ngược chiều kim đồng hồ. Các nucleotit giữa hai mạch liên kết với nhau bằng các liên kết hidro tạo thành từng cặp. Mỗi chu kì xoắn cao 34 Å gồm 10 cặp nucleotit . Đường kính vòng xoắn là 20 Å. (2 điểm ). b. – Do AND tự nhân đôi ( 1 điểm ) - Do AND sao chép đúng bản gốc( 1 điểm ). IV,rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... CHƯƠNG IV. Biến dị Tiết:22 Ngày soạn: 20/10/2008 ngày dạy: Bài: 21 đột biến gen I. Mục tiêu: 1- Kiến thức: Học sinh trình bày được khái niệm biến dị. Xác định được nguyên nhân của biến dị. Nêu được tính chất biểu hiện và vai trò của đột biến gen đối với sinh vật và con người. 2- Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình. Rèn tư duy so sánh, liên hệ thực tế. Kỹ năng hoạt động nhóm. 3- Giáo dục: Giáo dục ý thức, thái độ học tập nghiêm túc cho học sinh, giải thích được các hiện tượng thực tế. II: Chuẩn bị: 1.Giáo viên: - Giáo án. - Phương tiện hỗ trợ: H 21.1 Ú 4; Mô hình các dạng đột biến của gen ( 1 mô hình a, 1-b,1-c,1-d) 2.Học sinh: Như hướng dẫn bài trước. III. Tiến trình: 1. ổn định tổ chức(1’): Kiểm diện....................................................................... 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) ? Thu bài thu hoạch của Học sinh . 3. Bài mới: (35’) Vào bài: Trong thực tế, một quần thể loài sinh vật có những đặc điểm chung lại xuất hiện những cá thể của loài mang những đặc điểm khác với đồng loại của chúng người ta gọi là những dạng biến dị. Biến dị có thể xảy ra do nhiều tác nhân khác nhau tạo nên các dạng đột biến gen và đột biến NST . Bài học hôm nay chúng ta nghiên cứu về đột biến gen. Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1. Hình thành khái niện gen. ? (Nhắc lại ) gen là gì ? ? Các nhóm nghiên cứu c và h 21.1. Thảo luận nhóm : ? Cấu trúc của đoạn gen ( số lượng, trình tự và thành phần của các cặp nucleotit ) bị biến đổi khác với cấu trúc của đoạn gen ban đầu như thế nào ? ? Đột biến gen là gì ? Các nhóm báo cáo kết qủa, nhận xét kết quả của các nhóm khác ,GV hoàn thiện kiến thức cho học sinh . Giáo viên tổ chức trò chơi: - Treo H21.1a,b,c,d có các mảnh bìa gắn có thể tháo ra được , trên đó có ghi các bazơ nitric. - Gọi 3 nhóm Học sinh (3 em) - Em thứ nhất làm đột biến mất 1 cặp nucleotit . - Em thứ hai làm đột biến thêm 1 cặp nucleotit . - Em thứ ba làm đột biến thay thế 1 cặp nucleotit . Ú kết luận nhóm hoàn thành tốt. Hoạt động 2. Tìm hiểu nguyên nhân phát sinh đột biến. ? Các nhóm nghiên cứu c . ? Nêu nguyên nhân phát sinh đột biến gen ? Hoạt động 3. Tìm hiểu vai trò của đột biến gen. ? Các nhóm nghiên cứu cvà h 21.2,3,4. ? Chức năng của gen là gì ? ? Vậy , khi cấu trúc của gen thay đổi có làm thay đổi chức năng của gen không ? Vì sao ? Ú Sự biến đổi cấu trúc của gen có thể dẫn đến sự biến đổi cấu trúc của protein và có thể làm biến đổi kiểu hình. ? Hãy cho biết các kiểu hình trong H21.2,3,4 và cho biết: Đột biến nào có lợi, đột biến nào có hại cho bản thân sinh vật hoặc đối với con người ? Giải thích: - Các đột biến gen thường có hại cho sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen đã qua chọn lọc và duy trì lâu đời, gây ra rối loạn trong tổng hợp protein . - Phần lớn đột biến gen thường ở trạng thái lặn và được biểu hiện ra kiểu hình ở thể đồng hợp, trong điều kiện ngoại cảnh thích hợp. Qua giao phối nếu gặp tổ gen thích hợp thì một đột biến vốn là có hại có thể trở thành có lợi. I. Đột biến gen là gì ? (15’) - Đột biến gen là những biến đổi về số lượng, trình tự và thành phần của các cặp nucleotit xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN. - Đột biến gen gồm các dạng: + Mất một cặp nucleotit . + Thêm một cặp nucleotit. + Thay thế một cặp nucleotit. II. Nguyên nhân phát sinh đột biến gen. (10’) - Do tác nhân hoá học, vật lí , sinh học làm rối loạn quá trình tự sao chép của phân tử ADN. - Con người có thể chủ động tạo ra đột biến gen theo hướng có lợi. III. Vai trò của đột biến gen. (10’) - Đa số các đột biến gen gây hại cho sinh vật. - Một số đột biến,gen có lợi cho sinh vật và con người : ở lúa, 4. Củng cố, kiểm tra đánh giá: - Đọc ghi nhớ SGK. - Hãy đánh dấu x vào ă trước câu trả lời đúng: 1. Nguyên nhân gây ra đột biến là : ă a. Do quá trình giao phối giữa các cá thể khác loài. ă b. Do sự rối loạn trong quá trình tự sao chép của ADN dưới tác dụng của các yếu tố tự nhiên. ă c. Con người gây ra đột biến nhân tạo bằng các tác nhân vật lí hoặc hoá học. ă d. Cả b,c. 2. Tại sao đột biến thường có hại cho sinh vật nhưng lại có lợi cho trồng trọt và chăn nuôi? ă a. Nếu đột biến gen thể hiện ra kiểu hình thì thường có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen và gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp protein . ă b. Đột biến gen có ý nghĩa đối chăn nuôi, trồng trọt vì trong thực tế có những đột biến có lợi cho con người. ă c. Đột biến có thể làm tăng khả năng thích ứng của sinh vật với các điều kiện ngoại cảnh. ă d. Cả a,b,c. 5. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho tiết học sau: - Học bài theo nội dung SGK và vở ghi - Trả lời các câu hỏi SGK - Đọc mục 22. IV,rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... Tuần 12 Tiết:23 Ngày soạn: 25/10/2008 ngày dạy: Bài: 22 đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể I. Mục tiêu: 1- Kiến thức: Học sinh trình bày được khái niệm đột biến cấu trúc NST . Xác định được nguyên nhân của đột biến cấu trúc NST. Nêu được tính chất biểu hiện và vai trò của đột biến cấu trúc NST đối với sinh vật và con người. 2- Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình. Rèn tư duy so sánh, liên hệ thực tế. Kỹ năng hoạt động nhóm. 3- Giáo dục: Giáo dục ý thức, thái độ học tập nghiêm túc cho học sinh, giải thích được các hiện tượng thực tế. II: Chuẩn bị: 1.Giáo viên: - Giáo án. - Phương tiện hỗ trợ: H. 22; bảng phụ và các đoạn NST biểu diến các dạng đột biến cấu trúc NST . 2.Học sinh: Như hướng dẫn bài trước. III. Tiến trình: 1. ổn định tổ chức: (1’) Kiểm diện..................................................................................... 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) ? Đột biến gen là gì ? Nêu các dạng đột biến ? ? Tại sao đột biến thường có hại cho sinh vật nhưng lại có lợi cho trồng trọt và chăn nuôi? 3. Bài mới: (35’) Vào bài: Dựa vào kiểm tra bài cũ: Đột biến cấu trúc NST có đặc điểm giống và khác đột biến gen ở những đặc điểm nào ? Bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu vấn đề này. Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1. Tìm hiểu đột biến cấu trúc NST . ? Các nhóm nghiên cứu c và h 22. Thảo luận nhóm : ? Các NST sau khi bị biến đổi khác với NST ban đầu như thế nào ? - ở H 22a NST bị mất 1 đoạn H

File đính kèm:

  • docgiao a hay sinh hoc.doc
Giáo án liên quan