Giáo án Sinh học 9

I. Mục tiêu - Nêu được mục đích,nhiệm vụ và ý nghĩa của DTH

- Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen

- Hiểu và nêu được một số thuật ngữ, kí hiệu trong di truyền học

II/ Phương tiện, thiết bị: Tranh phóng to hình 1 (SGK)

III/ Hoạt động dạy học

1, Vào bài: GV giới thiệu vai trò của di truyền học và Menđen là người đặt ra nền móng

2, Tiến trình bài dạy

 

doc111 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1635 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày thực hiện:25/8/08 PHần I: di truyền và biến dị Chương 1: các thí nghiệm của menđen Tiết 1- Bài 1: menđen và di truyền học I/ Mục tiêu - Nêu được mục đích,nhiệm vụ và ý nghĩa của DTH Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen Hiểu và nêu được một số thuật ngữ, kí hiệu trong di truyền học II/ Phương tiện, thiết bị: Tranh phóng to hình 1 (SGK) III/ Hoạt động dạy học 1, Vào bài: GV giới thiệu vai trò của di truyền học và Menđen là người đặt ra nền móng 2, Tiến trình bài dạy -GV cho HS làm bài tập mục I -HS liên hệ bản thân để xác định những điểm giống ( khác) bố mẹ: Màu da, chiều cao,mũi -GV gọi một số HS báo cáo kết quả -GV kết luận: Những điểm giống là do di truyền, những điểm khác là do biến dị -HS dựa trên cơ sở kết luận của GV+ thông tin SGK để hoàn chỉnh khái niệm biến dị, di truyền -GV nhắc lại khái niệm và giải thích thêm mối quan hệ giữa BD-DT-SS -HS nghiên cứu thông tin để nắm nội dung và ý nghĩa thực tế của di truyền học -GV giới thiệu sơ lược theo SGK -GV gọi 1 HS đọc tiểu sử của Menđen -GV nêu sơ lược việc nghiên cứu di truyền ở thế kỷ 19 và giới thiệu phương pháp nghiên cứu của Menđen -HS nghiên cứu hình 1,2; thảo luận để nêu nhận xét về đặc điểm của cặp tính trạng đem lai -HS nhắc lại nội dung phương pháp -GV nhấn mạnh tính độc đáo trong phương pháp nghiên cứu của Menđen và giải thích nguyên nhân Menđen chọn đậu Hà lan làm đối tượng nghiên cứu -HS nghiên cứu thông tin nêu khái niệm và lấy ví dụ cụ thể cho từng thuật ngữ -GV dùng 1 sơ đồ lai ( ví dụ sơ đồ lai trong hình 2,3 SGK) để giới thiệu các kí hiệu -HS nhắc lại kí hiệu trên 1 sơ đồ khác I/ Di truyền học 1, Khái niệm - Biến dị SGK - Di truyền - Mối quan hệ giữa BD-DT-SS : BD,DT tiến hành song song với quá trình sinh sản 2, Nội dung của di truyền học ( SGK ) II/ Menđen- Người đặt nền móng cho DTH: 1, Tiểu sử Menđen ( 1822-1884) 2, Phương pháp nghiên cứu (hình1,2) - Đối tượng : Đậu Hà lan - Nội dung : (SGK) III/ Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền học: 1, Một số thuật ngữ (SGK) 2, Kí hiệu : ( Sơ đồ lai SGK) 3, Kiểm tra - Đánh giá HS trả lời câu hỏi CH: Trình bày nội dung phương pháp phân thích các thế hệ lai của Menđen - Đọc các sơ đồ lai trong bảng 2 (tr.8) 4, Dặn dò- Củng cố: -HS đọc ghi nhớ -Xem trước bài 2 Ngày thực hiện: 28/8/08 Tiết 2-Bài 2 : lai một cặp tính trạng I/ Mục tiêu - Trình bày và phân tích được TN lai 1 cặp tính trạng của Menđen - Nêu được khái niệm kiểu hình, kiểu gen tính trạng trội, tính trạng lặn - Phát biểu được nội dung qui luật phân li - Giải thích được kết quả TN theo quan niệm Menđen - Rèn kĩ năng phân tích ( kênh hình, số liệu...) II/ Phương tiện, thiết bị: Tranh phóng to hình 2.1,2,3(SGK) Bảng phụ + Phiếu học tập (ghi phần bài tập 2-tr.9); bảng 2 III/ Hoạt động dạy học 1,Kiểm tra bài cũ : Trình bày nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai 2,Vào bài: GV dựa trên cơ sở KT bài cũ : Nghiên cứu 1VD cụ thể để xem kết quả như thế nào? 3,Tiến trình bài dạy - HS nghiên cứu thông tin và trình bày cách tiến hành( hình 2.1) - GV bổ sung hoàn chỉnh - HS nghiên cứu bảng 2 - GV giới thiệu các khái niệm: kiểu hình, tính trội, tính lặn - HS phân tích bảng 2 , dựa vào bảng để ghi sơ đồ lai, điền tỉ lệ KH ở F2 sau đó nhận xét kết quả TN ở F1, F2 - GV gọi 1 HS lên ghi sơ đồ lai (chọn 1 trong 3 TN ở bảng 2) - GV nhấn mạnh vai trò như nhau của P trong di truyền - HS dựa vào sự phân tích trên để làm bài tập (điền từ vào chỗ ....) - Gọi 1 HS lên bảng ghi kết quả; HS khác nhận xét và bổ sung GV hoàn chỉnh BT - GV giới thiệu về quan điểm di truyền hoà hợp và quan điểm của Menđen về giao tử thuần khiết - HS quan sát hình 2.3 để thảo luận nhóm trả lời 2 câu hỏi ở phần BT - Đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung - GV hoàn chỉnh BT và giải thích kết quả của Menđen - GV cho HS đọc nội dung quy luật theo SGK I/ Thí nghiệm Menđen 1, Thí nghiệm P : Hoa đỏ ´ Hoa trắng F1 : Hoa đỏ F2 : 3 Hoa đỏ : 1 Hoa trắng 2, Khái niệm : (SGK) - Tính trạng trội: Biểu hiện ở F1 - Tính trạng lặn: -------------- F2 - Kiểu hình : Tổ hợp tính trạng 3, Kết quả thí nghiệm P thuần chủng, khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản thì F1 đồng tính, F2 phân li theo tỉ lệ 3 trội:1 lặn II/ Menđen giải thích kết quả thí nghiệm 1, Giải thích: - Mỗi tính trạng do 1 cặp nhân tố di truyền qui định - Qui ước : (SGK) - Tỉ lệ các loại giao tử ở F1 là 1A:1a tỉ lệ hợp tử ở F2 là 1AA :2Aa :1aa - F2 có tỉ lệ 3 hoa đỏ:1 hoa trắng là vì : Thể dị hợp (Aa) biểu hiện ra KH trội giống thể đồng hợp tử AA Kết luận : Trong QT phát sinh giao tử có sự phân li của cặp nhân tố di truyền. Trong thụ tinh có sự tổ hợp lại của các nhân tố di truyền 2, Nội dung qui luật phân li:(SGK) 4, Kiểm tra - Đánh giá GV cho HS phân biệt các khái niệm KH, tính trội, tính lặn...(Dựa vào sơ đồ hình 2.3) 1 HS khác nhắc lại nội dung qui luật phân li 5, Dặn dò- Củng cố: -HS đọc ghi nhớ -Xem trước bài 3 -GV hướng dẫn làm BT4: Do F1 toàn mắt đen đ Mắt đen là tính trạng trội, mắt đỏ là tính trạng lặn. Qui định gen A là mắt đen, gen a là mắt đỏ. Ta có sơ đồ lai tương tự hình 2.1 (Kết quả F2 : 3 mắt đen : 1 mắt đỏ ) Ngày thực hiện: 04/9/08 Tiết 3-Bài 3 : lai một cặp tính trạng ( tiếp theo) I/ Mục tiêu : - Hiểu và trình được nội dung, mục đích và ứng dụng của phép lai phân tích. Nắm khái niệm KG, thể đồng hợp, thể dị hợp - Hiểu và giải thích được vì sao qui luật phân li cỉ nghiệm đúng trong những điều kiện nhất định - Nêu được ý nghĩa của qui luật phân li đối với lĩnh vực sản xuất - Hiểu và phân biệt được sự di truyền trội không hoàn toàn(DT trung gian) với di truyền trội hoàn toàn - Phát triển tư duy lí luận ( phân tích, so sánh) II/ Phương tiện, thiết bị: Bảng phụ + Hình 3 ( ghi kết quả lai phân tích ở BT mục III + Khái niệm phép lai phân tích (BT điền từ)) III/ Hoạt động dạy học 1,Kiểm tra bài cũ : Gọi 1 HS lên bảng ghi kết quả KG,KH theo sơ đồ lai P : Thân cao ´ Thân thấp AA aa F1 ? F2 ? 2,Vào bài: Có thể thu được kết quả nào khác Menđen không? - GV giới thiệu các khái niệm KG, thể đồng hợp, thể dị hợp - GV ghi 2 sơ đồ lai lên bảng SĐ1: P : Hoa đỏ ´ Hoa trắng AA aa SĐ2: P : Hoa đỏ ´ Hoa trắng Aa aa - HS thoả luận nhóm để làm BT SGK - Đại diện 2 nhóm lên ghi kết quả - GV đưa đáp án và nêu vấn đề: KH trội có KG như thế nào? Vậy để xác định được KG cần phải làm gì? - GV liên hệ 2 kết quả ở sơ đồ trên và giới thiệu phép lai phân tích - HS làm việc cá nhân để điền từ vào vở BT - GV gọi HS báo cáo kết quả, HS khác nhận xét bổ sung - 1HS nhắc lại khái niệm phép lai phân tích - GV nhấn mạnh mục đích phép lai phân tích và ứng dụng trong chọn giống - HS nghiên cứu thông tin, thảo luận để trả lời câu hỏi: Tương quan trội-lặn trong tự nhiên? Xác định tính trang trội-lặn nhằm mục đích gì? Để xác định độ thuần chủng của giống cần sử dụng phép lai nào? - HS trả lời lần lượt các câu hỏi theo thứ tự - GV tổng kết - HS quan sát hình 3 để thảo luận, làm bài tập, sau đó điền từ - 1 nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung.GV tổng kết III/ Lai phân tích Sơ đồ 1 P: Hoa đỏ ´ Hoa trắng AA aa G: A a F1 Aa Hoa đỏ Sơ đồ 2 P: Hoa đỏ ´ Hoa trắng Aa aa G: A , a a F1 Aa aa 1 hoa đỏ : 1 hoa trắng - Khái niệm: (SGK) -Mục đích: Kiểm tra KG của cơ thể mang tính trạng trội -> Kiểm tra độ thuần chủng của giống IV/ ý nghĩa của tương quan trội-lặn - Tương quan trội-lặn là vấn đề phổ biến ở SV trong đó tính trạng trội là có lợi - Trong chọn giống cần phát hiện các tính trạng trội để tập trung các gen trội về cùng 1 KG nhằm chọn ra những giống có ý nghĩa kinh tế - Để tránh sự phân li của giống cần kiểm tra độ thuần chủng của phép lai phân tích V/ Trội không hoàn toàn -Thí nghiệm: Hoa Loa kèn - Khái niệm: (xuất hiện KH trung gian) 3, Kiểm tra - Đánh giá 1 HS nhắc lại khái niệm phép lai phân tích, 1HS làm BT3 4, Dặn dò- Củng cố: -HS đọc ghi nhớ -Xem trước bài 4 + làm BT4 Ngày thực hiện: 08/9/08: Tiết 4-Bài 4: lai hai cặp tính trạng I/ Mục tiêu: - Mô tả được thí nghiệm lai 2 cặp tính trạng của Menđen - Biết phân tích kết quả thí nghiệm lai 2 cặp tính trạng của Menđen - Hiểu và phát biểu được nội dung qui luật phân li độc lập - Giải thích được khái niệm Biến dị tổ hợp - Phát triển kĩ năng phân tích kết quả TN II/ Phương tiện, thiết bị: Tranh phóng to hình 4+ Bảng phụ (bảng4) Bảng phụ + Phiếu học tập (ghi phần bài tập 2-tr.9); bảng 2 III/ Hoạt động dạy học 1,Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2 HS lên bảng ghi kết quả KH ở 2 sơ đồ lai: P: Hạt vàng ´ Hạt xanh P: Hạt trơn ´ Hạt nhăn F1 : ? F1 ? F2 ? F2 ? - 1 HS khác nêu khái niệm phép lai phân tích và ý nghĩa của phép lai phân tích trong sản xuất? 2,Vào bài: Dựa trên cơ sở KT bài cũ : Nếu như trong cùng 1 phép lai, kết hợp cả 2 tính trạng VT xà XN thì kết quả như thế nào? 3,Tiến trình bài dạy - HS quan sát h.4, nghiên cứu thông tin để thảo luận nhóm, điền từ vào chổ trống - 1HS lên điền vào bảng phụ kết quả của nhóm, nhóm khác nhận xét, bổ sung - 1HS nhắc lại nội dung TN, GV ghi sơ đồ lai - GV giải thích thêm về mối quan hệ giữa tỉ lệ từng cặp và tỉ lệ KH ở F2(SGK) và cho biết sự di truyền độc lập của từng cặp tính trạng (phân tích tỉ lệ và so sánh với tỉ lệ ở 2 sơ đồ trong KTBC) - GV gợi ý : Tỉ lệ KH vàng trơn = Tỉ lệ KH vàng Tỉ lệ KH trơn - HS vận dụng để tính tỉ lệ các KH còn lại, dựa vào kết quả thu được để điền từ (BT) - 1HS đọc lại kết quả điền sau khi đã bổ sung hoàn chỉnh - GV giới thiệu nội dung qui luật phân li độc lập (kết quả BT) - GV nhấn mạnh : từ mối quan hệ giữa kết quả ở F2 với tỉ lệ từng cặp tính trạng có thể biết được đặc điểm di truyền của các cặp tính trạng (DT độc lập ) đ ứng dụng khi giải BT I/ Thí nghiệm Menđen 1, Thí nghiệm P : Vàng, trơn ´ Xanh ,nhăn F1 : Vàng, trơn F2 : 9 VT : 3VN : 3XT : 1XN Tỉ lệ từng cặp : vàng/ xanh : 3/1 Trơn/ nhăn : 3/1 2, Khái niệm : - Các tính trạng di truyền độc lập - Tỉ lệ mỗi KH ở F2 = tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành II/ Biến dị tổ hợp - Khái niệm : Là BD xuất hiện do sự tổ hợp lại các tính trạng của P - Nguyên nhân: Do sự phân li độc lập và tổ hợp lại các cặp tính trạng làm xuất hiện các KH khác P 4, Kiểm tra - Đánh giá: 1 HS nhắc lại TN lai 2 cặp tính trạng của Menđen và trả lời câu hỏi : Căn cứ vào đâu mà Menđen cho rằng các tính trạng DT độc lập với nhau? 1 HS làm BT 3 và cho biết BDTH là gì? 5, Dặn dò- Củng cố: -HS đọc ghi nhớ - Suy nghĩ : Vì sao kết quả thu được như thí nghiệm của Menđen? Ngày thực hiện: 11/9/08 Tiết 5-Bài 5: lai hai cặp tính trạng ( tiếp theo) I/ Mục tiêu: - Giải thích được kết quả TN lai 2 cặp tính trạng theo quan điểm Menđen - Trình bày được qui luật phân li độc lập - Phân tích được ý nghĩa của QL phân li độc lập đối với chọn giống và tiến hoá - Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình II/ Phương tiện, thiết bị: Bảng phụ + Hình 5.1 phóng to III/ Hoạt động dạy học 1,Kiểm tra bài cũ : Viết sơ đồ lai biểu diễn TN lai 2 cặp tính trạng của Menđen 2,Vào bài: Menđen đã giải thích kết quả này như thế nào? 3,Tiến trình bài dạy - HS nghiên cứu thông tin, nêu cách viết sơ đồ lai; xác định KG theo qui ước - GV hướng dẫn cách xác định KG của giao tử, hợp tử ; gọi 1vài HS lên bảng xác định các hợp tử ở F2.Trên cơ sở đó cho HS thảo luận, trả lời câu hỏi SGK - GV cho HS hoàn chỉnh câu hỏi và tiếp tục thảo luận để điền từ thích hợp - GV gợi ý : Khi xác định tỉ lệ mỗi KG ở F2 - HS quan sát trên sơ đồ h.5-1 để tìm xem có những KG nào biểu hiện ra từng KH là vàng trơn,vàng nhăn... - Cử đại diện 1 nhóm lên điền vào bảng, nhóm khác nhận xét bổ sung - GV hoàn thiện và kết luận theo nội dung qui luật phân li độc lập - HS nghiên cứu thông tin phần IV, tả lời các câu hỏi: * Nguyên nhân xuất hiện BDTH là gì? * QL phân li độc lập có ý nghĩa như thế nào trong việc giải thích nguyên nhân xuất hiện BDTH? - GV bổ sung hoàn chỉnh và minh hoạ thâm bằng cách giới thiệu số KH ở F2 xuất hiện càng nhiều nếu P khác nhau càng nhiều ( P khác nhau n cặp tính trạng thì số KH ở F2 là 2n) đ Số BDTH càng nhiều III/ Menđen giải thích kết quả thí nghiệm -Sơ đồ hình 5.1 F2 có 16 tổ hợp là kết quả tổ hợp ngẫu nhiên qua thụ tinh giữa 4 loại giao tử đực và 4 loại giao tử cái - Bảng 5: KG ở F2: 9A-B- : 3A-bb : 3 aaB-: 1aabb KH ở F2 : 9VT : 3 VN : 3XT : 1XN -Nội dung qui luật phân li độc lập: Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử IV/ ý nghiã của QL phân li độc lập - Sự phân li độc lập của các cặp nhân tố di truyền trong QT phát sinh giao tử và sự tổ hợp tự do của chúng trong QT thụ tinh là cơ chế chủ yếu tạo nên các BDTH có ý nghĩa quan trọng đối với chọn giống và tiến hoá 4, Kiểm tra - Đánh giá Dùng câu hỏi và bài tập cuối bài 5, Dặn dò- Củng cố: Chuẩn bị TH theo bài 6 : Mỗi HS gieo 10-15 lần/ 1 nội dung và ghi kết quả vào vở BT Ngày thực hiện:15/9/08 Tiết 6-Bài 6: thực hành: tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loại I/ Mục tiêu: - Biết cách xác định xác suất của 1 và 2 sự kiện đồng thời xảy ra thông qua việc gieo các đồng kim loại - Biết vận dụng xác suất để biểu thị được tỉ lệ các loại giao tử và tỉ lệ các KG trong lai 1 cặp tính trạng II/ Phương tiện, thiết bị: Mỗi HS có 2 đồng xu cùng loại đ Làm theo nội dung hướng dẫn ở SGK, ghi kết quả và mang đến lớp - GV chuẩn bị bảng phụ III/ Hoạt động dạy học 1,Kiểm tra bài cũ : - 1 HS lên bảng làm BT4 SGK - 1 HS khác nhắc lại kết quả TN của Menđen và phát biểu nội dung qui luật phân li độc lập 2,Vào bài: QT phân li và tổ hợp lại của các cặp nhân tố di truyền là cơ chế của các qui luật trong TN của Menđen. Để nắm vững hơn về cách phát sinh giao tử , cách hình thành các loại giao tử và tỉ lệ các kiểu gen trong lai 1 cặp tính trạng đ Tiến hành bài TH 3,Tiến trình bài dạy - GV nêu mục tiêu của bài đ HS nhắc lại cách làm (theo nội dung SGK) - Các nhóm tổng hợp kết quả vào bảng 6.1 - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình. Thư kí ghi kết quả lên bảng. Các nhóm so sánh tỉ lệ %S và %N sau đó thảo luận để liên hệ với tỉ lệ giao tử F1 trong lai 1 cặp tính trạng - Các nhóm tiến hành tương tự nội dung thứ 1 (chỉ khác là gieo 2 đồng KL cùng lúc) - GV cho 2 nhóm so sánh với tỉ lệ KG ở F2 trong lai 1 cặp tính trạng (1AA : 2Aa : 1aa) - GV giải thích : P(SS) = P(S) . P(S) = 1/2 . 1/2= 1/4 P(SN)= P(S).P(N) = 1/4 P(NS)= P(N).P(S) = 1/4 ị P(SN) = 1/2 P(NN)= P(N) . P(N) = 1/4 ị P(SS) : P(SN) : P(NN) = 1: 2: 1 I/ Mục tiêu (SGK) II/ Cách tiến hành 1, Gieo 1 đồng kim loại: Kết quả ( bảng 6.1) P(S) = P(N) = 1/2 = (50%) 2, Gieo 2 đồng lim loại: - Cách tiến hành (SGK) - Kết quả : Bảng 6.2 1 SS : 2 SN : 1 NN đ Tương đương tỉ lệ KG ở F2 trong lai 1 cặp tính trạng của Menđen III/ Thu hoạch : HS ghi các kết quả thảo luận vào vở ( bảng 6.1 ; 6.2 và so sánh) 4, Kiểm tra - Đánh giá - Qua báo cáo kết quả của từng cá nhân, của nhóm - GV nhận xét về ý thức tổ chức kỉ luật 5, Dặn dò- Củng cố: Làm các BT tr.22 + Xem lại các TN của Menđen Ngày thực hiện:14/9/08 Tiết 7-Bài 7 : luyện tập I/ Mục tiêu : - Củng cố, khắc sâu, mở rộng nhận thức về các qui luật di truyền - Biết vận dụng lí thuyết vào giải bài tập - Rèn kĩ năng giải các bài tập trắc nghiệm khách quan II/ Phương tiện, thiết bị: - Bảng phụ ghi các dạng BT cơ bản 1, Trường hợp lai 1 cặp tính trạng P F1 (HS điền) F2 (HS điền) - Dị hợp lai phân tích - Đồng gợp lai phân tích - P thuần chủng : trội hoàn toàn - P thuần chủng : trội không hoàn toàn (- 1 trội : 1 lặn) ? (- 100% Trội ) ? (- Trội ) ? (- Trung gian ) ? (- 3 trội : 1 lặn) ? (-1 trội : 2 trung gian : 1 lặn) ? 2, Trường hợp lai 2 cặp tính trạng: P thuần chủng , DT độc lập đ F1 ? ( 100%) ; F2 có ? (4) KH với tỉ lệ ? ( 9:3:3:1). Tỉ lệ mỗi KH bằng ? ( tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành chúng). Tỉ lệ các KH bằng ? ( tích tỉ lệ các cặp tính trạng) III/ Hoạt động dạy học: 1,Kiểm tra bài cũ : - GV treo bảng phụ tóm tắt kết qủa ( chỉ ghi cột P), yêu cầu HS điền tiếp vào các cột còn lại ( chổ ? ) 2,Vào bài: Dựa vào kết quả tóm tắt trên , vận dụng giải 1 số BT 3,Tiến trình bài dạy - GV treo bảng tóm tắt cách giải 1 số dạng BT cơ bản - HS nghiên cứu lần luợt các dạng - Mỗi dạng GV lấy 1 VD để HS áp dụng và giải: VD1: ở cà chua hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng. Xác định kết quả các phép lai sau: A, P thuần chủng : Hoa đỏ ´ Hoa trắng B, P : Hoa đỏ ´ Hoa trắng - HS thảo luận để làm BT VD2: ở lúa, thân cao trrọi hoàn toàn so với thân thấp. Cho lai cây lúa thân cao với cây lúa thân thấp. Kết quả thu được 130 cây thân cao : 127 cây thân thấp. Hãy xác định KG của P và viết soe đồ lai VD3: ở gà : Lông đen(A) trội so với lông trắng (a). Khi cho gà lông đen lai với Lông trắng thu được 5 lông đen : 12 lông đốm : 6 lông trắng. giải thích kết quả và xác định KG của P (GV hướng dẫn HS cùng giải các BT trên) - GV lưu ý không đi sâu vào dạng BT này ( được nghiên cứu kĩ ở PTTH) - HS tự giải và báo cáo kết quả ; nêu căn cứ để giải I/Tóm tắt các dạng BT cơ bản và cách giải A/ Lai 1 cặp tính trạng: Dạng 1: ( BT thuận): Biết KH ở P, tính trội , tính lặn đ Xác định KH, KG của F1, F 2 Cách giải: Bứơc 1: Qui ước gen Bước 2 : Xác định KG của P Bước 3: Viết sơ đồ lai (VD1) Dạng 2 : (BT nghịch) : Dựa vào kết quả lai ở F1 , F2..đ Xác định KG, KH ở P và lập sơ đồ lai Cách giải : Bước 1: Qui ước gen ( Nếu cần) Bước 2 : Rút gọn tỉ lệ KH ở con, đưa về tỉ lệ quen thuộc đ Xác định KG, KH ở P ( Nếu chưa biết tỉ lệ KH ở con đ Căn cứ vào KH, KG của F để xác định loại giao tử mà F nhận được từ P đ KG, KH ở P) Bước 3: Lập sơ đồ lai và xác định kết quả ( VD2, VD3) B/ Trường hợp lai 2 cặp tính trạng Có 2 dạng BT thuận và nghịch tương tự lai 1 cặp tính trạng ( Để giải loại BT này cần căn cứ vào QL phân li độc lập và kết quả các TN của Menđen) II/ Bài tập vận dụng (SGK) BT1: a BT3: b,d BT2: d BT4: b hoặc c BT5 : d 4, Kiểm tra - Đánh giá - Qua việc giải các BT 5, Dặn dò- Củng cố: - GV nhấn mạnh mối quan hệ giữa lí thuyết (QL Menđen) với việc giải BT và những kiến thức mở rộng khác Menđen ( trội không hoàn toàn) - Lưu ý về tính đa dạng của BT, phải biết vận dụng linh hoạt các kiến thức để có cách giải ngắn nhất - Đọc trứoc bài NST Ngày thực hiện:22/9/08 Chương 2:nhiễm sắc thể Tiết8-Bài 8 : nhiễm sắc thể I/Mục tiêu: -Nêu được tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài -Mô tả được cấu trúc hiển vi điển hình của NST ở kì giữa của NP -Hiểu được chức năng của NST đối với sự di truyền các tính trạng -Rèn được kĩ năng QS và phân tích kênh hình II/Phương tiện , thiết bị Hình 8.1->5 + Bảng 8 III/Hoạt động dạy học: 1/,Vào bài: ở chương 1 cho thấy sự di truyền các tính trạng có liên quan đến các nhân tố di truyền nằm trên các NST.Vậy thực chất các nhân tố di ttruyền là gì? NST là gì?NST có cấu trúc và chức năng như thế nào? 2/,Tiến trình bài dạy: -HS nghiên cứu thông tin phần I +H.8.1 để nắm khái niệm cặp NST tương đồng -GV nêu khái niệm -HS phân biệt bộ NST đơn bội ,bộ NST lưỡng bội (qua thông tin) -GV giới thiệu các kí hiệu trên -HS nghiên cứu bảng 8 để ttrả lời 2 câu hỏi -GV gọi HS ttrả lời, HS khác nhận xét, bổ sung -GV kết luận:Số lượng NST trong bộ lưỡng bội không phản ánh mức độ tiến hoá của loài -HS nghiên cứu thông tin và H.8.3 -GV giới thiệu sơ lược hình dạng, kích thước NST -HS nghiên cứu thông tin H.8.5-> Xác định vị trí tâm đông, cromatit trên hình -HS khác trình bày cấu trúc siêu hiển vi của NST -GV phân tích thông tin để làm rõ chức năng DT của NST I/Tính đặc trưng của bộ NST: -Trong TB sinh dưỡng: NST luôn tồn tại thành từng cặp đồng dạng (giống nhau về hình dạng, kích thước nhưng khác nhau về nguồn gốc)-> Bộ lưỡng bội(2n) -Trong giao tử : Chứa bộ đơn bội (n) chỉ gồm 1 trong 2 NST của cạp tương đồng -Mỗi loài có bộ NST đặc trưng vêf số lượng,hình dạng(bảng 8) -ở loài đơn tính: Cá thể đực và cái khác nhau ở cặp NST giới tính(XX hoặc XY) II/Cấu trúc của NST: 1,Hình dạng, kích thước(H.8.3) 2,Cáu trúc siêu hiển vi (h.8.5) III/ Chức năng của NST: -Cấu trúc mang gencó bản chất là AND(mang thông tin DT) -Truyền đạt thông tin DT (do có khả năng tự nhân đôi 3,Kiểm tra,đấnh giá: Câu 1: HS đánh dấu vào đầu câu ttrả lời đúng nhất: Cặp NST tương đồng là cặp NST: a,Giống nhau về hình thái, kích thước b,Gồm 1 NST có nguồn gốc từ bố và 1 NST có nguồn gốc từ mẹ c,Cả a và b Câu 2: Điền từ thích hợp vào chổ ......bằng cách ghép các số 1,2..với các chữ A,B A.Bộ NST lưỡng bội là.... 1,Bộ NST chứa các cặp NSt tương đồng B.Bộ NST đơn bội là.... 2,Bộ NST chứa 1 trong 2 NST trong cặp tương đồng 3,Kí hiệu 2n NST 4,Kí hiệu n NST (Đáp án: Câu 1 : c Câu 2 : A-1,3 : B- 2,4 4,Dặn dò, củng cố: Sau khi HS hoàn chỉnh BT -> Cho 1 HS đọc lại Về nhà đọc trước bài 9 Ngày thực hiện:25/9/08 Tiết9-Bài 9 : nguyên phân I/Mục tiêu: -Trình bày được những đổi hình thái NST (Chủ yếu là sự đóng, duỗi xoắn trong chu kì tế bào) - Trình bày được nhữđiễniễn biến cơ bản của NST qua các kì của NP -Phân tích được ý nghĩa của NP đối với sự sinh trưởng và sinh sản của cơ thể -Tiếp tục phát triển kĩ năng phân tích kênh hình II/Phương tiện , thiết bị Tranh cắt rời các kì NP + Bảng 9.1(phiếu học tập có thể dùng bản trong) Băng VCD “nguyên phân”(+ Máy chiếu ) + Tivi + Đầu VIDEO III/Hoạt động dạy học: 1/Kiểm tra bài cũ: Mô tả cấu trúc siêu hiển vi NST 2/,Vào bài: Mỗi loài có bộ NST đặc trưng về hình dạng, kích thước.Tuy nhiên. trong chu kì TB,hình thái NST biến đổi liên tục chứ không cố định.Trên đây chỉ là bản mô tả cấu trúc NST ở kì giữa NP.Vậy NP là gì?Hình thái NST biến đổi như thế nào? 3/,Tiến trình bài dạy: -HS nghiên cứu thông tin phần I + H.9.1 để nắm các giai đoạn của chu kì TB -Hs nêu khái niệm chu kì TB -Gv giới thiệu thêm về thời gian các giai đoạn trong chu kì Tb, về khái niệm NST -HS nghiên cứu H.9.2 để thảo luận và làm BT -Gv gọi đại diện 1 nhóm HS lên điền vào bảng phụ ,nhóm khác nhận xét, bổ sung -GV kết luân: Hình thái NST biến đổi liên tục thể hiện qua sự đóng, duỗi xoắn(bảng 9.1) nhưng cấu trúc được duy trì không đổi qua các thế hệ -Gv cho HS phân biệt khái niệm NST kép với NST đồng dạng Phương án 1: -HS xem băng”NP” -Gv điều khiển cho dừng lại từng kì,lưu ý HS quan sát chủ yếu về sự biến đổi hình thái NST chứ khg đi sâu vào các chi tiết khác (BĐ thoi vô sắc,trung thể,nhân.. -HS ghi tóm tắt vào bảng9.2(bảng câm) -Gv cho các HS khác nhận xét, bổ sung -GV đưa đáp án -Gv giới thiệu thêm về sự phân chia nhân và TBC Phương án 2: HS quan sát hình vẽ+ nghiên cứu thông tinđể thảo luận, điền vào bảng sau đó xem băng để kiểm tra, đối chiếu -Gv giúp HS nắm bản chất NP thông qua kết quả -Gv cho HS ghi số NST của mỗi kì để ghi nhớ khi làm BT -HS dựa vào kết quả để thảo luận về ý nghĩa của NP đối với cơ thể(GV gợi ý: Số lượng TB qua NP thay đổi ntn ?Số lượngNST?) -GV nhấn mạnh vai trò NP đối với cơ thể I/Biến đổi NST trong chu kì TB: Kì -NST tự nhân đôi trung gian -Duỗi xoắn -Kì đầu: BĐ đóng xoắn Chu kì TB NP - Kì giữa:Đóng cực đại -Kì sau: BĐ duỗi xoắn -Kì cuối: Duỗi hoàn toàn -Hình thái NSTbiến đổi qua các kì biểu hiện ở mức độ đóng, duỗi xoắn nhg cấu trúc vẫn ổn định II/Những diễn biến cơ bản của NST trong NP *Diễn biến: 1/Kì đầu: NST kép bắt đầu co ngắn và dính vào sợi tơ phân bào ở tâm động 2/Kì giữa: NST kép co ngắn cực đại, xếp 1 hàng trên mặt phẳng xđ thoi vô sắc 3/Kì sau: 2 NST đơn trong NST kép tách ra, phân li về 2 cực TB 4/Kì cuối: NSt đơn duỗi xoắn,nằm gọn trong 2 nhân mới *Kết quả: 1 TB( 2nNST) -> 2 TB (2nNST) *Bản chất: Sự sao chép y nguyên bộ NST 2n từ TB mẹ sang TB con III/ý nghĩa của nguyên phân -Là phương thức sinh sản của TB và sự lớn lên của cơ thể -Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ 4/Củng cố:1HS nhắc lại biến đổi của NST qua các kì NP -Gọi 1 HS lên bảng ghép các mảnh bìa cắt rời vào các diễn biến đã ghi ở bảng phụ cho phù hợp 5/Dặn dò:Về nhà học ghi nhớ Ngày thực hiện:29/9/08 Tiết 10-Bài 10 : giảm phân I/Mục tiêu: -Trình bày được những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của GP - Nêu được những điểm khác nhau cơ bảnở từng kì của GPI và GPII -Phân tích được những sự kiện quan trọng có liên quan đến cặp NST tương đồng -Tiếp tục phát triển kĩ năng phân tích kênh hình và quan sát đồng thời phát triển tư duy lí luận (p

File đính kèm:

  • docSinh 9.doc