Bài 8 NHIỄM SẮC THỂ
I . Mục tiêu
* Kiến thức : Kt : nêu được tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể ở mỗi loài.
Mô tả được cấu trúc hiển vi điển hình của NST ở kì giữa của nguyên phân
Hiểu được chức năng của NST đối với sự di truyến các tính trạng.
* Kỹ năng : Quan sát kênh hình hợp tác nhóm nhỏ.
* Thái độ : Yêu quý môn học, có thái độ hăng say tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị :
1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng sinh học 9 .
2. Phương pháp : quan sát phân tích so sánh thảo luận nhóm.
3. Đồ dùng dạy học : Tranh phóng ta hình 8.(1,2,3,4,5)sgk
III. Các bước lên lớp :
1. Ổn định : .
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
3. Bài mới : Trong các tế bào sinh dưỡng các nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp. Các NST cũng tồn tại thành từng cặp. Vậy NST có mối liên hệ như thế nào đối với các nhân tố di truyền?
12 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5474 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Chương II: Nhiễm sắc thể, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : ……4…….
Ppct : ……8…..
NS…….….. ND…………………
Chương II NHIỄM SẮC THỂ
Bài 8 NHIỄM SẮC THỂ
I . Mục tiêu
* Kiến thức : Kt : nêu được tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể ở mỗi loài.
Mô tả được cấu trúc hiển vi điển hình của NST ở kì giữa của nguyên phân
Hiểu được chức năng của NST đối với sự di truyến các tính trạng.
* Kỹ năng : Quan sát kênh hình hợp tác nhóm nhỏ.
* Thái độ : Yêu quý môn học, có thái độ hăng say tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị :
1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng sinh học 9 .
2. Phương pháp : quan sát phân tích so sánh thảo luận nhóm.
3. Đồ dùng dạy học : Tranh phóng ta hình 8.(1,2,3,4,5)sgk
III. Các bước lên lớp :
1. Ổn định : .
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
3. Bài mới : Trong các tế bào sinh dưỡng các nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp. Các NST cũng tồn tại thành từng cặp. Vậy NST có mối liên hệ như thế nào đối với các nhân tố di truyền?
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hđ1 Tìm hiểu tính đặc trưng của loài.
Gv treo tranh 8.1
(?) Thế nào là cặp NST tương đồng?
Yêu cầu hs thảo luận nhóm phân biệt bộ NST đơn bội và bô NST lưỡng bội
Gv nhận xét chốt lại kiến thức
*Gv lưu ý hs bộ NST lưỡng bội của tế bào có nguồn gốc 1 NST từ bố, 1 NST từ mẹ
Yêu cầu hs đọc bảng 8 và so sánh trả lời
(?) Số lượng NST lưỡng bội của loài có phản ánh sự tiến hoá của loài không?
Gv yêu cầu hs quan sát hình 8.2
(?) Nêu số NST lưỡng bội của Ruồi giấm?
Mô tả hình dạng các NST co trong đó
Gv phân tích cặp NST giới tính tương đồng, còn có cặp NST không tương đồng(XX),(XY)
(?)NST có hình dạng đặc trưng là gì?
(?)NST có có cấu trúc đặc trưng như thế nào?
Gv nhận xét tổng kết.
Hđ2 Tìm hiểu cấu trúc đặc trưng của NST
Gv thông báo : Ở kì giữa của quá trình phân bào NST có hình dạng đặc trưng và cấu trúc hiển vi của NST được mô tả ở kì này.
Treo tranh 8.3-> 8.5
(?)Mô tả hình dạng ,cấu trúc của NST
hoàn thành mục r /25.
Gv tổng kết chốt lại kiến thức .
Hđ3 Chức năng của NST
Gv phân tích ¨ sgk: NST là cấu trúc mang gen do đó nhân tố di truyền được xác định ở NST. NST có khả năng tự nhân đôi liên quan đến ADN
I./ Tính đặc trương của bộ NST.
Hs quan sát rút ra nhận xét
TK: Trong tế bào sinh dưỡng NST tồn tại thành từng cặp tương đồng giồng nhau về hình thái kích thước .
Hình thành nhóm thảo luận
Các nhóm báo cáo.
Nhóm khác nhận xét
TK: Bộ NST lưỡng bội là bộ NST chứa các NST tương đồng. NST đơn bội là Bộ NST chứa 1 NST của cặp tương đồng.
Hs đọc bảng 8 so sánh bộ NST của người và các loài còn lại trả lời các câu hỏi. Hs thấy được số lượng NST trong bộ NST của loài không phản ánh trình độ tiến hoa 1của loài.
Quan sát tranh 8.2 trả lời. Chú ý hình dạng của các nhiễm sắc thể giới tính. Nêu hình dạng các NST có trong bộ NST của loài ruồi giấm.
Hs trả lời
TK: Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng
II./ Cấu trúc của NST
Thu nhận kiến thức
Quan sát tranh
Mô tả hình dạng. Hoàn thành nội dung mục r/25
TK:Ở kì giữa NST gồm 2cromatit gắn với nhau ở tâm động
Hình dạng: Hình hạt, Hình que, hình chữ V…. .Dài 0,5->50 Mm. Đường kính 0,2 -> 2Mm
III./ chức năng của NST.
Nghiên cứu thông tin mục ¨ ghi nhớ theo sự hướng dẫn của gv.
TK: NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN chính nhờ sự tự saocủa ADN dẫn đến sự tự nhân đôi của NST. Nhờ đó các gen mang quy định tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào.
4. Củng cố : Hs đọc ghi nhớ.
4.1./ Thế nào là tính đặ trưng của bộ NST?
a./ Mỗi loài có bộ NST riêng b./ Mỗi loài có số lượng NST khác nhau.
c. Mỗi loài NST có hình dạng khác nhau d. / Mỗi loài NST có kích thước khác nhau.
4.2./ NST có vai trò gí đối với sự di truyền các tính trạng?
a./ Mang các tính trạng tốt b./ Mang màu sắc tính trạng
c./ Mang gen quy định tính trạng d./ Mang trạng thái biểu hiện tính trạng.
5. Dặn dò : Học bài cũ, soạn trước bài 9.
6. Rút kinh nghiệm……………………………………………..………………….……………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần : …5……….
Ppct : …9……..
NS…….….. ND…………………
Bài 9 NGUYÊN PHÂN
I . Mục tiêu
* Kiến thức : Trình bày được sự biến đổi hình thái NST trong chu kì phân bào.
Trình bày được những diễn biến cơ bản của NST qua các kỳ nghuyên phân.
Phân tích được ý nghĩa của nguyên phân đối với sự sinh sản và sinh trưởng của cơ thể
* Kỹ năng : Quan sát kênh hình hợp tác nhóm nhỏ.
* Thái độ : Yêu quý môn học, có thái độ hăng say tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị :
1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng sinh học 9 .
2. Phương pháp : PP quan sát phân tích so sánh thảo luận nhóm
3. Đồ dùng dạy học : tranh phóng ta hình 8.(1,2,3,4,5)sgk.
III. Các bước lên lớp :
1. Ổn định : .
2. Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra 15 phút )
1/. Phân biệt bộ nhiễm sắc thể đơn bội và bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội ?
2/. Nêu vai trò của NST đối với sự di truyền các tính trạng?
3. Bài mới : Trong các tế bào sinh dưỡng các nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hđ1 Tìm hiểu sự biến đổi hình thái NST trong chu kỳ tế bào
Gv phân tích hình 9.1 phản ánh kỳ trung gian chiếm nhiều thời gian trong chu kỳ tế bào. Kỳ này tế bào lớn lên và có nhân đôi NST
Yêu cầu hs quan sát hình 9.1 trả lời câu hỏi
(?) Chu kỳ tế bào gồm những giai đoạn nào?
Yêu cầu Hs quan sát hình 9.2 thảo luận nhóm
(?) Nêu sự biến đổi hình thái NST ?
Treo bảng phụ cho hs host5 đông 5nhóm hoàn thành.
Hình thái NST
Kì trung gian
Kỳ
Đầu
Kỳ giữa
Kỳ sau
Kỳ cuối
Mức độ duỗi xoắn Mức độ duỗi xoắn
Gv nhận xét tổng kết.
Hđ2 : Hướng dẫn tìm hiểu những diễn biến cơ bản của NST trong nguyên phân.
Treo tranh 9.2 và 9.3 lên bảng.
Yêu cầu HS dựa vào thông tin mục II và quan sát hình 9.3 trả lời các câu hỏi r.
(?)Nêu hình thái NST ở kỳ trung gian ?
Gv giảng giải giới thiệu: kì đầu Màng nhân và nhân con tiêu biến hai trung tử tách nhau tiến về hai cực của tế bào.
(?) Hãy chỉ ra bộ phận nào của tế bào mới xuất nhiện có liên quan tới sụ hoạt động vận động của NST
Treo tranh câm 9.2 II và bảng phụ.
Yêu cầu HS quan sát tranh hoàn thành bảng phụ.
Gv chốt lại các kiến thức .
Kết quả của nguyên phân là từ 1 tế bào con có bộ NST giống như bộ NST của TB mẹ.
Hđ3 Ý nghĩa của nguyên phân.
Nêu ý nghĩa của nguyên phân?
Gv nhận xét tổ kết.
I./ Biến đổi hình thái NST trong chu kỳ tế bào
Quan sát hình 9.1 thu nhận thông tin.
Quan sát tranh.
Trả lời các câu hỏi.
Hs chu kỳ tế bào gồm các giai đoạn: giai đoạn
trung gian và giai đoạn nguyên phân.
Hoạt động nhóm hoàn thành bảng phụ.
Hình thái NST
Kì trung gian
Kỳ
Đầu
Kỳ giữa
Kỳ sau
Kỳ cuối
Mức độ duỗi xoắn Mức độ duỗi xoắn
Nhiều nhất
Ít
Cực đại
Ít
Nhiều
TK: Chu kỳ tế bào gồm các giai đoạn:giai đoạn trung gian(TB lớn lên và nhân đôi NST) và giai đoạn nguyên phân(có sự phân chia NST và TB chất) tạo ra hai TB mới.
NST có hình dạng đặc trưng khi đóng xoắn cực đại ở kỳ giữa.
II./ Nhữmg diễn biến của NST trong quá trình nguyên phân.
1./ Kì trung gian.
Quan sát tranh.
Nghiên cứu thông tin trả lời các câu hỏi.
Hs khác nhận xét.
Nêu được hình thái NST ở kỳ trung gian.
Tk:NST dài mảnh duỗi xoắn
-NST nhân đôi thành NST kép.
-Trung tử nhân đôi thành hai trung tử.
2./ Nguyên phân.
Quan sát tranh nghiên cứu cá nhân trả lời
Hs thảo luận nhóm từng kỳ.
Hoàn thành tranh câm.
Hs khác bổ sung.
TK:
+ Kỳ đầu: NST kép bắt đầu đóng soắn và co ngắn côn có hình thái rõ rệt nhất.NST kép dính vào các sợi tơ của thoi phân bào.
+ Kỳ giữa: Các NST kép đóng xoắn cực đại xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo.
+Kỳ sau: Từng NST chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân ly về hai cực của Tb
+ Kỳ cuối Các NST đơn giãn xoắn dài ra ở dạng sợi mảnh dần thành NS chất.
III./ Ý nghĩa của nguyên phân.
Hs nghiên cứu thông tin trả lời .
TK: nguyên phân là hình thức sinh sản của tế bào và là cơ sở của sự lớn lên của cơ thể đồng thời duy trì sự ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ.
4. Củng cố : Hs đọc ghi nhớ
4.1./ sự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào của chu kỳ tế bào?
a. kỳ đầu. b.kỳ sau. c.kỳ trung gian. d. kỳ cuối.
4.2./ Ở ruồi Giấm 2n = 8. Một tế bào của ruồi Giấm đang ở kỳ sau của quá trình nguyên phân. Số NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu?
a. 4 b. 8 c. 16 d. 32
5. Dặn dò : Học bài cũ, soạn trước bài 10, kẻ bảng 10 vào vở.
6. Rút kinh nghiệm……………………………………………………………....………………….……………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần : ……5…….
Ppct : ……10…..
NS…….….. ND…………………
Bài 10 GIẢM PHÂN
I . Mục tiêu
* Kiến thức : Trình bày được những biến đổi cơ bản của NST qua các kí của giảm phân.
Nêu được sự khác nhau giữa giảm phân I và giảm phân II.
Phân tích được những sự kiện quan trọng có liên quan tới cặp NST tương đồng.
* Kỹ năng : Quan sát kênh hình,hợp tác nhóm nhỏphân tích, so sánh.
* Thái độ : Yêu quý môn học, có thái độ hăng say tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị :
1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng sinh học 9 .
2. Phương pháp : quan sát phân tích so sánh thảo luận nhóm.
3. Đồ dùng dạy học : Tranh phóng ta hình 8.(1,2,3,4,5)sgk.
III. Các bước lên lớp :
1. Ổn định : .
2. Kiểm tra bài cũ:
1./ Nguyên phân trải qua những giai đoạn nào? Những diễn biến của NST trong quá trình nguyên phân?
2./ Nêu ý nghĩa của quá trình giảm phân?
3. Bài mới :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hđ1 Tìm hiểu những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân so sánh với nguyên phân.
Treo tranh 10 sgk .
Cho hs quan sát tranh hoàn thành các câu hỏi ê
Treo bảng phụ cho hs hoàn thành bảng phụ.
Các kỳ
Những diễn biến cơ bản của NST
Lần phân bào 1
Lần phân bào 2
Kỳ đầu
Kỳ giữa
Kỳ sau
Kỳ cuối
Gv nhận xét tổng kết chốt lại kiến thức. Giảng giải bổ sung về quá trình nguyên phân.
- Trong quá trình giảm phân có thể xảy ra sự bắt chéo các NST tạo ra các biến dị là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá.
Hđ2 Tìm hiểu ý nghĩa của giảm phân.
(?) Giữa hai quá trình giảm phân (I và II) có gì khác nhau?
(?) Kết quả của hai quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân có gì khác nhau?
(?) Các tế bào con sinh ra trong giảm phân có bộ NST như thế nào so với tế bào mẹ? Điều đó có ý nghiũa gì?
Gv nhận xét .
I./ Những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân.
Hs thu nhận thông tin. Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Nhóm khác bổ sung hoàn thành bảng 10 sgk.
Các kỳ
Những diễn biến cơ bản của NST
Lần phân bào 1
Lần phân bào 2
Kỳ đầu
NST xoắn và co ngắn
Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc.
NST co lại cho thấy số lượng NST kép trong bộ đơn bội.
Kỳ giữa
Tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Kỳ sau
Diễn ra sự phân chia độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng về 2 cực của TB
2 Cromatittrong từng cặp NST tách nhau ở tâm độngrồi phân li về hai cực của TB
Kỳ cuối
Các NST đơn bội kép nằm trong 2 nhân mới được hình thành.
Các NST đơn bội nằm trong 2 nhân mới hình thành.
II./ Ý nghỉa của giảm phân.
Căn cứ vào bảng 10 hs nghiên cứu thông tin trả lời.
Nêu sự giống và khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân:
Hs các tế bào con của Qt giảm phân có bộ NST giảm đi 1 nửa so với tb mẹ. Nhờ đó bộ NST lưỡng bội được bảo toàn khi tổ hợp trong thụ tinh.
TK: Tạo ra các tế bào con có bộ NST đơn bội khác nhau về nguồn gốc.
4. Củng cố : Hs đọc ghi nhớ
4.1./ Ở ruồi Giấm 2n = 8. Một tế bào của ruồi Giấm đang trong quá trình giảm phân. Số NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu trong các giai đoạn sau?
Lần phân bào 1
Lần phân bào 2
Kỳ đầu
Kỳ giữa
Kỳ sau
Kỳ cuối
5. Dặn dò : Học bài cũ, soạn trước bài 11
6. Rút kinh nghiệm……………………………………………..………………….……………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần : ………6….
Ppct : …11……..
NS…….….. ND…………………
Bài 11 PHÁT SINH GIAO TỬ VÀ THỤ TINH
I . Mục tiêu
* Kiến thức : Trình bày được quá trình phát sinh giao tử ở động vật.Nêu được các điểm giống và khác nhau trong quá trình phất sinh giao tử đực và cái. Xác định được thực chất củ qua 1trình phát sinh giao tử. Thấy được ý nghĩa của giảm phân trong di truyền và biến dị.
* Kỹ năng : Quan sát, tư duy, so sánh phân tích.
* Thái độ : Yêu quý môn học, có thái độ hăng say tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị :
1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng sinh học 9.
2. Phương pháp : Trực quan, hoạt động nhóm, giảng giải.
3. Đồ dùng dạy học : Tranh vẽ hình 11,
III. Các bước lên lớp :
1. Ổn định : .
2. Kiểm tra bài cũ:
1/. Nêu những diễn biến cơ bản của NST qua các kì giảm phân?
2/. Nêu nhữmg điểm giống và khác nhau cơ bản giữa ngiảm phân 1 và giảm phân 2?
3. Bài mới : Khi cơ thể sing vật trưởng thàng có 1 nhóm tế bào sinh dưỡng tách ra làm nhiệm vụ sinh sản các tế bào này gọi là tế bào sinh dục nguyên thuỷ. Quá trình phát sinh giao tử gồm những giai đoan nào.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hđ1 Tìm hiểu sự phát sinh giao tử.
Treo tranh phóng to hình 11. giới thiệu hình.
Yêu cầu hs đọc thông tin 4 dòng đầu trang 35 kết hợp quan sát tranh mô tả cơ chế phát sinh giao tử.
Yêu cầu hs trình bày cơ chế phát sinh giao tử theo từng giới?
Gv nhận xét chốt lại cơ chế phát sinh giao tử
Cho hs hoạt đông 5nhóm trả lới câu hỏi:
(?) Quá trình phát sinh giao tử đực và cái giống và khác nhau khác nhau ở điểm nào?
Treo bảng phụ cho hs báo cáo.
Giống
Khác
Phát sinh g.t cái
Phát sinh g.t đực
Gv nhận xét chốt lại kiến thức .
Hđ2 Tìm hiểu thụ tinh.
Cho hs nhắc lại khái niệm thụ tinh.
Cho hs nghiên cứu thông tin trả lời các câu hỏi:
(?)Thành phần nào tham gia vào quá trình thụ tinh?
(?) Kết quả của quá trình thụ tinh?
(?) cho hs trả lời câu hỏi 6/ 35 ?
Hđ3 Tìm hiểuý nghĩa của giảm phân và thụ tinh.
Cho hs nghiên cứu thông tin cá nhân tím ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh về các mặt: Di truyền, biến dị và tiến hoá?
I./ Sự phát sinh giao tử
Quan sát tranh 11.
Đọc thông tintrang 35mô tả qua 1trình phát sinh giao tử.
Hs trình bày trên tranh vẽ quá trình phát sinh giao tử đực và cái.
Hs hoạt động nhóm so sánh hai cơ chế phát sinh giao tử đực thấy được sự khác nhau cơ bản tử giai đoạn giảm phân 1 và kết qủa.
Đại diện nhóm báo cáo và nhận xét.
Giống
Các tb mầm ng.phân liên tiếp nhiều lần.
Noãn bào và tinh bào nguyên phân cho giao tử.
Khác
Phát sinh giao tử cái
Phát sinh g.t đực
- N.B bậc 1 qua hai lần giảm phân cho 3 thể cực và 1 tế bào trứng.
- chỉ có tế bào trứng mới có khẳ năng thụ tinh.
- T.B bậc 1 qua hai lần giảm phân cho bốn tinh trùng.
- 4 tinh trùng đều có khả năng thụ tinh.
TK: (hs chép nội dung trong bảng)
II./ Thụ tinh
Nhắc lại kiến thức vế thụ tinh.
Nghiên cứu thông tin trả lời các câu hỏi.
Các thành phần tham gia vào qua trình thụ tinh là: tinh trùng và trừng.
Kết quả tạo ra hợp tử mang bộ NST lưỡng bội khác nhau về nguồn gốc.
Do quá trình phân li độc lập trong giảm phân các giao tử đã có sụ khác nhau vể nguồn gốc NST
TK: Thụ tinh là hiện tượng 1 tế bào trứng kết hợp với 1 tinh trùng tạo thành hợp tử.
III./ Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh
Hs nghiênm cứu thông tin trả lời các yêu cầu của GV
TK: Nhờ sự phân li và tổ hợp NST mà bộ NST của loài được duy trì qua các thế hệ.
Sự tổ hợp ngẫu nhiên các giao tử tạo ra các biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống.
4. Củng cố : Hs đọc ghi nhớ
4.1./ Trình bày quá trình phát sinh giao tử ỡ động vật.
4.2./ Vì sao bộ NST của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ.
4.3./ Câu nào sau nay đúng ?
a./ Từ 1 tinh nguyên bào sau giảm phân tạo ra 3 tinh trùng.
b./ Từ 1 noãn nguyên bào sau giảm phân tạo ra 3 tế bào trứng và 1 thể định hướng.
c./ Từ 1 tinh nguyên bào sau giảm phân tạo ra 3 tinh trùng.
d./ Từ 1 noãn nguyên bào sau giảm phân tạo ra 3 tế bào trứng và 1 thể định hướng.
5. Dặn dò : Học bài cũ, soạn trước bài 12
6. Rút kinh nghiệm………………………………………………..………………….………………………
…………………………………………..……………………………………..…………….………………………
Tuần : ……6…….
Ppct : ……12……..
NS…….….. ND…………………
Bài 12 CƠ CHẾ XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH
I . Mục tiêu
* Kiến thức : Mô tả được 1 số đặc điểm của NST giới tính. Trình bày được cơ chế xác định giới tính và các yếu tố môi trường trong và ngoài ành hưởng đến sự phân hoá giới tính
* Kỹ năng : Quan sát tranh, hoạt động nhóm, khái quát hoá, tư duy tổng hợp.
* Thái độ : Yêu quý môn học, có thái độ hăng say tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị :
1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng sinh học 9 .
2. Phương pháp : Trực quan, hoạt động nhóm, nghiên cứu cá nhân, dạy học hợp tác.
3. Đồ dùng dạy học : Tranh vẽ 12.1, 12.2, bảng phụ.
III. Các bước lên lớp :
1. Ổn định : .
2. Kiểm tra bài cũ:
1/.Trình bày cơ chế phát sinh giao tử ở động vật?
2/.Vì sao bộ NST của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ?
3. Bài mới : Mỗi loài có 1 bộ NST chung vậy các tính trang giới tính đực và cái có do NST quy định? Bộ NST của loài giữa hai giới có gì khác nhau?
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hđ1 Tìm hiểu NST giới tính .
Treo tranh 12.1.Yêu cầu hs nghiên cứu thông tin quan sát tranh 12.1 trả lời các câu hỏi.
(?) Bộ NST người chia thành mấy nhóm? Ký hiệu từng nhóm?
Gọi hs lên bảng xác định loại NST trên tranh vẽ
(?) Các nhóm NST trên có đặc điểm chung nào?
(?) Nêu chức năng của NST giới tính?
Gv nhận xét chốt lại kiến thức . Giảng giải tổng hợp hoá.
Lưu ý NST giới tính có cả trong tb sinh dưỡng, NST giới tính mang các gen quy định các tính trạng giới tính và cả các tính trạng không liên quan tới giới tính.
(?) Ở người bộ NST giới tính giữa nam và nữ có gì khác nhau?
Gv thông báo ở người và 1 số loài khác thì cặp NST giới tính đồng hợp=> giới cái, dị hợp => giới đực. Một số loài khác thí ngược lại. Một số loài có NST giới tính chỉ có 1NST .
Treo bảng phụ cho hs hoàn thành
NST
Giới tính
Sinh dưỡng
Nơi tồn tại
Kiểu bắt cặp
Mang các gen
Gv nhân xét tổng kết. Cho hs ghi nội dung bảng
Hđ2 Cơ chế xác định giới tính .
Treo tranh 12.2 yêu cầu hs nghiên cứu thông tin thực hiện các lệnh q/39
(?) Có mấy loại trứng và tính trùng tạo ra qua giảm phân?
(?) Giới tính do trứng hay tinh trùng quyết định?
(?)Tại sao tỷ lệ con trai và con gái là xấp xỉ 1:1?
Gv giảng giải tỷ lệ con trai : con gái theo từng giai đoạn phát triển.
Tổng kết.
Hđ3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính.
Yêu cầu hs nghiên cứu thông tin £ sgk.
(?) Nêu những yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính?
Gv nhận xét tổng kết .
I./ Nhiễm sắc thể giới tính.
Quan sát tranh nghiên cứu thông tin trả lời các câu hỏi.
Bộ NST chia thành 2 nhóm NST thường và NST giới tính.
Lên bảng xác định loại NST.
NST Giới tính có thể tồn tại thành từngcặp tương đồng hoặc không. Mang gen quy định giới tính và vài tính trạng khác.
Thu nhận thông tin.
Hs quan sát tranh vẽ nhận biết được sự khác nhau giữa 2 bộ NST.
Hính thành nhóm thảo luận nhóm hoàn thành
NST
Giới tính
Sinh dưỡng
Nơi tồn tại
Thành từng cặp tương đồng hoặc không.
Thành từng cặp tương đồng.
Kí hiệu
X hoặc Y
A
Mang các gen
Quy định giới tính và vài tính trạng khác
Quy định hầu hết các tính trạng của cơ thể
II./ Cơ chế NST xác định giới tính.
Quan sát tranh nghiên cứu thông tin thực hiện các lệnh q/39
Có 1 loại trứng và 2 tinh trùng được tạo ra sau giảm phân.
Giới tính do tinh trùngquyế định.
Do tỷ lệ tinh trùng sinh sa là 1:1 và sự tổ hợp diễn ra tự do.
TK: Sự phân ly các cặp NSTtrong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh là cơ chế xác định giới tính.
III./ Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính.
Nghiên cứu thông tin trả lời câu hỏi.
TK: Giới tính do các yếu tố quy định :
+Môi trường trong cơ thể: Hoocmôn4 biến đổi giới tính .
+ Môi trưởng ngoài cơ thể: Nhiệt độ,nồng độ CO2, ánh sáng.
Ý nghĩa chủ động điều chỉnh tỷ lệ đực và cái theo mục đích sản suất
4. Củng cố : Hs đọc ghi nhớ
4.1. Những điểm khác giữa NST giới tính và NST thường?
4.2. Tại sao cấu trúc dân sốtỷ lệ nam nữ luôn là 1 :1
5. Dặn dò : Học bài cũ, soạn trước bài 13, chuan bị kiểm tra 15 phút.
6. Rút kinh nghiệm…………………………………………………………………………………………………..…
Tuần : ……7…….
Ppct : ……13…..
NS…….15….. ND……21……
Bài 13 DI TRUYỀN LIÊN KẾT
I . Mục tiêu
* Kiến thức : Hiểu được những ưu thế của Ruồi giấm đối với nghiên cứu di truyền. Mô tả và giải thích được thí nghiệm của Morgan. Nắm được ý nghĩa của di truyền liên kết đặc biệt trong lĩnh vực chọn giống và tiến hoá.
* Kỹ năng : nhận biết, khái quát hoá, tư duy logic, tổng hợp hóa.
* Thái độ : Yêu quý môn học, có thái độ hăng say tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị :
1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng sinh học 7 .
2. Phương pháp : Tích cực, độc lập diễn giải, thảo luận nhĩm.
3. Đồ dùng dạy học : Tranh 13 Sgk, bảng thí nghiệm của Morgan.
III. Các bước lên lớp :
1. Ổn định : .
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút
A./ Trắc nghiệm:
1. Trong các cấu trúc dân số tỷ lệ Nữ : Nam xấp xỉ bằng nhau là do:
A. Do hai loại tinh trùng mang X hoặc mang Y được tạo ra với tỷ lệ ngang nhau
B. Tinh trùng mang X và Mang Y thu tinh với tỷ lệ ngang nhau.
C. Các hợp tử mang XX hoặc XY được sống trong môi trường giống nhau.
D. Tất cả các ý đều đúng.
2. Giới tính của đa số loài giao phối được xác định:
A. Sau khi thụ tinh. B. Trước khi thụ tinh.
C. Trong khi thụ tinh. D. Không thể xác định.
3. NST nào Mang gen quy địnhgiới tính và các tính trạng thường liên quan đến giới tính
A. NST giới tính B. NST Lưỡng bội đơn C. Không có NST nào D. NST Lưỡng bội kép E. NST sinh dưỡng (NST thường)
4. Bộ NST có trong giao tử cái và đực lần lượt là:
A. 22X và 22Y B. 22A + Y và 22A +X . C. 22A + X và 22A + Y. D. 23X và 23 Y
5. Bộ NST người có số lượng lần lượt là:
A. 22 A + XX B. 44 A + XY C. Không có câu nào đúng. D. 22 + X E. 44 A + XX
B./ Tự luận:
1./ Những điểm khác giữa NST giới tính và NST thường?
2./ Tại sao cấu trúc dân số tỷ lệ nam nữ luôn là 1 :1
*Đáp án:
A./ Trắc nghiệm: ( mỗi ý đúng 1 điểm)
1 D 2 A 3 A 4 C 5 C
B./ Tự luận:
1./
NST
Giới tính
Sinh dưỡng
Nơi tồn tại
Thành từng cặp tương đồng hoặc không.
Thành từng cặp tương đồng.
Kí hiệu
X hoặc Y
A
Mang các gen
Quy định giới tính và vài tính trạng khác
Quy định hầu hết các tính trạng của cơ thể
1điểm
1điểm
1điểm2 ./Trong các cấu trúc dân số tỷ lệ Nữ : Nam xấp xỉ bằng nhau là do:
Quá trình phân ly và tổ hợp NST diễn ra ngẫu nhiên 0,5 điểm
Hai loại tinh trùng mang X hoặc mang Y được tạo ra với tỷ lệ ngang nhau 0,5 điểm
Tinh trùng mang X và Mang Y có tỷ lệ thụ tinh với trứng ngang nhau. 0,5 điểm
Các hợp tử mang XX hoặc XY được sống trong môi trường giống nhau. 0,5 điểm
3. Bài mới : Có những phép lai hai hay nhiều tính trạng nhưng kết quả không tuân thủ theo các định luật của Menđen. Có 1 nhà bác học đã nghiên cứu và giải thích các phép lai đó và củng cố cho các định luật của Menden : Thomas Hunt Morgan.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hđ1 Tìm hiểuthí nghiệm của Morgan
Cho hs nghiên cứu thông tin.
(?) Taị sao Morgan lại chọn đối tượng nghiên cứu là ruồi Giấm?
Treo tranh vẽ13 trình bày thí nghiệm của Morgan.
Giảng giải có những thí nghiệm lai hai cặp tính trạng nhưng không tuân theo các định của Menden.
Yêu cầu hs thực hiện lệnh ê mục I
Gv nhận xét giải thích bổ sung chốt lại đáp án.
Hđ2 Tìm hiểu ý nghĩa của di truyền liên kết.
Gv đặt tình huống : ở ruồi giấm 2n = 8 nhưng ruồi giấm có khoảng 4000 gen vậy các gen sẽ phân bô như thế nào?
Treo tranh vẽ sơ đồ lai di truyền độc lập với di truyền liên kết gen.
Yêu cầu hs so sánh kêt quả của hai phép lai.
(?) Nêu ý nghĩa của hiện tượng di truyền liên kết gen?
Nhận xét tổng kết.
I./ Thí nghịêm của Morgan
Nghiên cứu thông tin.
Trả lời câu hỏi(nêu đước các ưu thế của ruồi Giấm trong nghiên cứu DTH)
Quan sát tranh vẽ theo dõi thí nghiệm của Morgan.
Thu nhận thông tin.
Hình thành nhóm thực hiện các lệnh ê mục I.
Đại diện các nhóm trình bày.
Các nhóm khác nhận xét.
+Vì nay là phép lai giữa cá thể mang TT trội với cá thể mang TT lăn.
+ Nhằm xác định kiểu gen của ruồi đực.
+ kết quả lai phân tích cho 2 tổ hợp mà ruồi cái thân đen cánh cụt cho 1 giao tử " ruồi đực cho hai giao tử.
Các gen quy định các tính trạng cùng phân li về 1 giao tử.
+ Phát biểu được khái niệm di truyền liên kết gen.
TK:Các gen quy định nhóm tính trạng name trên 1 NST cùng phân li về 1 giao tử và cùng dược tổ hợp trong quá trình thụ tinh.
II./ Ý nghĩa của di truyền liên kết.
Hs các gen sẽ phải mang nhiều gen.
Quan sát tranh so sánh kết quả hai phép lai thấy được sự khác nhau về các biến dị tổ hợp.
Nêu ý nghĩa của hiện tượng di truyến liên kết gen.
TK: Trong TB mỗi NST mang nhiều gen tạo thành nhóm liên kết gen.
Trong chọn giống có thế chọn những nhóm
File đính kèm:
- Chương II NST.doc