I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng.
1. Về kiến thức.
- Phát biểu được khái niệm chu kì tế bào.
- Mô tả được diễn biến cơ bản của các giai đoạn khác nhau của chu kì tế bào
- Trình bày được các kì của nguyên phân.
- Nêu được cơ chế đièu khiển quá trình phân bào và hậu quả của những rối loạn trong quá trình điều hòa phân bào.
- Nêu được ý nghĩa của nguyển phân.
2. Về kỹ năng.
- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình, làm việc theo nhóm nhỏ.
- Rèn kỹ năng công tác độc lập với SGK.
3. Thái độ
Giáo dục ý thức hợp tác trong nhóm nhỏ.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. GV:
- Tranh vẽ minh họa chu kì tế bào và quá trình nguyên phân như các hình 18.1 và 18.2 SGK.
- Các phiếu học tập: số 1 và số 2
2. HS:
- Ôn lại vai trò của ATP trong tế bào.
III. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Ổn định trật tự lớp. (1p)
- Sĩ số lớp 10A1: 10A2: 10A3:
2. Kiểm tra bài cũ vào bài mới.(3p)
- GV hỏi:
6 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/07/2022 | Lượt xem: 313 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 10 - Tiết 18, Bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân - Tạ Thị Mai Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp dạy : 10 A1 10A2 10A3
Chương IV: PHÂN BÀO
Tiết 18 - Bài 18: CHU KÌ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng.
1. Về kiến thức.
- Phát biểu được khái niệm chu kì tế bào.
- Mô tả được diễn biến cơ bản của các giai đoạn khác nhau của chu kì tế bào
- Trình bày được các kì của nguyên phân.
- Nêu được cơ chế đièu khiển quá trình phân bào và hậu quả của những rối loạn trong quá trình điều hòa phân bào.
- Nêu được ý nghĩa của nguyển phân.
2. Về kỹ năng.
- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình, làm việc theo nhóm nhỏ.
- Rèn kỹ năng công tác độc lập với SGK.
3. Thái độ
Giáo dục ý thức hợp tác trong nhóm nhỏ.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. GV:
- Tranh vẽ minh họa chu kì tế bào và quá trình nguyên phân như các hình 18.1 và 18.2 SGK.
- Các phiếu học tập: số 1 và số 2
2. HS:
- Ôn lại vai trò của ATP trong tế bào.
III. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Ổn định trật tự lớp. (1p)
Sĩ số lớp 10A1: 10A2: 10A3:
Kiểm tra bài cũ vào bài mới.(3p)
GV hỏi:
Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu về hô hấp tế bào. (15p)
Hoạt động của GV (1)
Hoạt động của HS (2)
Nội dung (3)
- GV treo tranh phóng to hình 18.1 SGK tr.72 lên bảng, yêu cầu HS quan sát kết hợp với đọc thông tin đoạn 1 của mục I tr.71 SGK để trả lời các câu hỏi sau:
+ Chu kì tế bào là gì?
+ Kể tên các giai đoạn của chu kì tế bào?
- GV gọi 1 – 2 rả lời.
- GV bổ sung và kết luận
- GV yêu cầu HS tiếp tục nghiên cứu SGK thảo luận nhóm theo bàn để tìm hiểu diễn biến các pha ở kì trung gian bằng cách hoàn thành PHT số 1 trong 4 phút.
- GV phát PHT
- GV theo dõi các nhóm hoàn thành PHT
- GV yêu cầu 1 nhóm trình bày kết quả PHT của nhóm, nhóm khác theo dõi để nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và kết luận.
- GV yêu cầu HS tiếp tục nghiên cứu 2 đoạn còn lại của mục I để trả lời các câu hỏi sau:
+ Chu kì tế bào được điều khiển như thế nào?
+ Khi nào tế bào của cơ thể đa bào mới phân chia?
+ Điều gì xảy ra nếu cơ chế điều khiển chu kì tế bào bị rối loạn? Cho ví dụ?
- GV gọi 2 – 3 HS trả lời
- GV nhận xét và kết luận.
- Quan sát tranh, đọc SGK để tìm ý trả lời:
+ khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào
+ kì trung gian và quá trình nguyên phân
- Trả lời
- Nghe và ghi nhớ.
- nghe và xác định nhiệm vụ học tập
- Nhận PHT
- Nghiên cứu SGK, suy nghĩ, thảo luận nhóm để hoàn thành PHT
- Cử đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Nghe, chỉnh sửa PHT của nhóm và ghi nhớ
- Nghiên cứu SGK để tìm ý trả lời.
+ 1 cách chặt chẽ nhờ 1 hệ thống tinh vi
+ Khi nhận được tín hiệu bên trong hoặc bên ngoài
+ Cơ thể bị bệnh. VD: ung thư
- 2 -3 HS trả lời
- Nghe và ghi nhớ kiến thức.
I. Chu kì tế bào
1. Khái niệm.
- Chu kì tế bào là một chuỗi các sự kiện liên tục mang tính chu kì mà tế bào phải trải qua giữa các lần phân bào, trong đó mỗi chu kì được tính bằng khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào.
- Gồm 2 giai đoạn chính:
+ Kì trung gian: chiếm phần lớn thời gian.
+ Quá trình nguyên phân: chiếm thời gian ngắn trong chu kì.
2. Diễn biến cơ bản ở kì trung gian.
- Gồm 3 pha nhỏ: G1, S, và G2
- Diễn biến mỗi pha (đáp án PHT số 1)
3. Điều hòa chu kì tế bào.
- Được điều khiển 1 cách chặt chẽ bằng 1 hệ thống tinh vi giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển bình thường.
- Các tế bào của cơ thể đa bào chỉ phân chia khi nhận được các tín hiệu từ bên ngoài cũng như bên trong
- Nếu cơ chế điều khiển bị rối loạn thì cơ thể bị lâm bệnh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình nguyên phân (20p)
(1)
(2)
(3)
- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục 1 tr.72 SGK để trả lời các câu hỏi sau:
+ Nguyên phân có ở những loại tế bào nào?
+ Kể tên các giai đoạn của nguyên phân?
+ Kết quả của quá trình nguyên phân?
- GV gọi 1 HS trả lời.
- GV hỏi: Vậy nguyên phân là gì?
- GV gọi 1 HS trả lời rồi kết luận.
- GV yêu cầu HS nhiên cứu kênh hình và kênh chữ về phân chia nhân ở tr.73, 74 SGK, thảo luận nhóm (2 bàn quay lại với nhau) để hoàn thành PHT số 2 trong 7 phút.
- GV phát PHT
- GV theo dõi các nhóm hoàn thành PHT
- GV kẻ bảng trong PHT lên bảng để HS chữa. Để khuyến khích tinh thần học tập, thi đua giữa các nhóm GV sẽ thu 1 PHT của nhóm hoàn thành sớm nhất
- GV yêu cầu 3 nhóm lên bảng trình bày kết quả PHT của nhóm (mỗi nhóm 1 cột), nhóm khác theo dõi để nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và kết luận.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung mục 2 tr.74 SGK để trả lời các câu hỏi sau:
+ Khi nào xảy ra phân chia tế bào chất?
+ Nêu sự khác biệt trong phân chia tế bào chất ở tế bào thực vật và tế bào động vật?
- GV gọi 1 HS trả lời rồi kết luận.
- Nghiên cứu thông tin SGK, tìm ý để trả lời
+ Tế bào sinh dưỡng
+ Gồm phân chia nhân và phân chia tế bào chất
+ Từ 1 tế bào mẹ thành 2 tế bào con giống hệt mẹ
- Trả lời
- Khái quát lại kiến thức để trả lời
- Trả lời, nghe, ghi nhớ kiến thức
- Nghe
- Nhận PHT
- Thảo luận để hoàn thành PHT 1 cách nhanh nhất
- 3 nhóm cử đại diện lên bảng trình bày, nhóm khác theo sõi để nhận xét, bổ sung
- Chỉnh sửa HPT của nhóm và ghi nhớ
- Nghiên cứu SGK để tìm ý trả lời
+ Khi hoàn tất phân chia nhân (kì cuối)
+ Tế bào thực vật: phân chia từ mặt phảng xích đạo ra đến màng tế bào, tế bào động vật lại thắt dần lạiở vị trí mặt phẳng xích đạo.
II. Quá trình nguyên phân.
1. Khái niệm
- Nguyên phân là hình thức phân chia tế bào ở sinh vật nhân thực, trong đó vật chất di truyền được phân chia đồng đều cho các tế bào con.
- Kết quả: Qua 1 lần nguyên phân từ 1 tế bào mẹ ban đầu (2n) tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống hệt mẹ.
2. Diễn biến.
a, Phân chia nhân
Nội dung kiến thức HS cần lĩnh hội là đáp án của PHT số 2.
b, Phân chia tế bào chất
- Xảy ra khi hoàn tất việc phân chia nhân (kì cuối)
- Diễn biến:
+ Tế bào động vật màng sinh chất thắt dần lại ở vị trí mặt phẳng xích đạo
+ Tế bào thực vật: hình thành vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của nguyên phân (5p)
(1)
(2)
(3)
- GV yêu cầu HS tự lực nghiên cứu nội dung mục III tr.74 để trả lời các câu hỏi sau vào vở:
+ Ý nghĩa sinh học của nguyên phân?
+ Ý nghĩa thực tiến của nguyên phân?
- GV yêu cầu 1 HS đọc câu trả lời của mình, HS khác nhận xét bổ sung.
- GV bổ sung và kết luận.
- Nghiên cứu SGK để trả lời câu hỏi
- Đọc câu trả lời của mình.
- Nghe, ghi nhớ kiến thức.
III. Ý nghĩa của quá trình nguyên phân
1. Ý nghĩa sinh học
- Đối với sinh vật đơn bào: là cơ chế sinh sản, đuy trì ổn định bộ NST của loài.
- Đối với sinh vật đa bào:
+ Làm tăng số lượng tế bào → cơ thể sinh trưởng – phát triển, tái sinh mô, cơ quan
+ Duy trì ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể.
2. Ýnghĩa thực tiễn
Nguyên phân là cơ sở của các phương pháp nhân giống vô tính (giâm, chiết, ghép, nuôi cấy mô)
4. Củng cố, hoàn thiện kiến thức. (7)
GV yêu cầu HS thảo luận để trả lời câu hỏi sau:
1. Tại sao sau khi nhân đôi NST không tách nhau ngay mà còn đính nhau ở tâm động sẽ có lợi gì ?
2. Tại sao NST lại phải co xoắn tới mức cực đại rồi mới phân chia các nhiễm sắc tử về 2 cực của tế bào ?
3. Do đâu nguyên phân lại tạo ra được 2 tế bào con có bộ NST giống hệt tế bào mẹ?
4. Điều gì xảy ra nếu ở kì giữa của nguyên phâ, thoi phân bào bị phá hủy?
Đáp án:
1 Giúp phân chia đồng đều vật chất di truyền
2. NST co xoắn để khi phân li về 2 cực tế bào được dễ dàng và không bị rối, sau khi phân chia xong, chúng phải dãn xoắn thì gen mới phiên mã được.
3. NST được nhân đôi sau đó phân chia đồng đều
4. Nếu thoi phân bào bị phá hủy mà các NST vẫn được nhân đôi thì nhiễm sắc tử không thể di chuyển về các tế bào con và tạo ra các tế bào tứ bội.
5. Dặn dò (1p)
1. Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài.
2. Đọc mục “Em có biết”
3. Nghiên cứu, phân tích cấu trúc bài 19 ra vở bài tập.
Tờ làm việc
PHIẾU HỌC TẤP SỐ 1
Tên nhóm: Lớp: Thời gian: 3 phút
Nghiên cứu nội dung đoạn thứ 2 của mục I tr.71 SGK, thảo luận nhóm theo bàn để hoàn thành bảng sau:
Các pha của kì trung gian
Diễn biến cơ bản
Pha G
Pha S
Pha G2
Tờ làm việc
PHIẾU HỌC TẤP SỐ 2
Tên nhóm: Lớp: Thời gian: 5 phút
Nghiên cứu kênh hình và kênh chữ về quá trình nguyên phân ở tran 73, 74 SGK, thảo luận nhóm (2 bàn) để hoàn thành bảng sau:
Các kì phân chia nhân
Diễn biến cơ bản
NST
Màng nhân
Thoi vô sắc
Kì đầu
Kì giữa
Kì sau
Kì cuối
Tờ nguồn
PHIẾU HỌC TẤP SỐ 1
Các pha của kì trung gian
Diễn biến cơ bản
Pha G
Tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng của tế bào
Pha S
ADN nhân đôi → NST nhân đôi → 2 ADN và NST kép (2 NST đơn dính với nhau ở tâm động).
Pha G2
Tổng hợp tất cả các chất còn lại cần thiết cho tế bào.
Tờ nguồn
PHIẾU HỌC TẤP SỐ 2
Các kì phân chia nhân
Diễn biến cơ bản
NST
Màng nhân
Thoi vô sắc
Kì đầu
NST kép co xoắn
Màng nhân tiêu biến
Xuấn hiện
Kì giữa
NST kép co xoắn cực đại → xếp thành hàng trên mặt phẳng xích đạo
-
Được đính vào 2 phía của NST tại tâm động
Kì sau
Các nhiễm sắc tử tách nhau và di chuyển trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào
-
Co rút kéo các NST đơn về cực của tế bào
Kì cuối
NST dãn xoắn dần và lại bắt đầu vào kì trung gian
Dần xuất hiện ở mỗi cực của tế bào bao lấy các NST
Dần biến mất
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_10_tiet_18_bai_18_chu_ki_te_bao_va_qua.doc