Giáo án Sinh học Lớp 6 - Bài 35: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm - Năm học 2020-2021 - Lương Thị Kim Yến

2. Bài học

A. Hoạt động mở đầu (5’)

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay.kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

GV: Cho HS quan sát mẫu vật hạt đỗ: Khô và đã nảy mầm

GV hỏi: Nhận xét kích thước hạt, điểm mới của hạt ở 2 trạng thái này?

HS: trả lời

GV: Chuẩn KT

GV hỏi: Bằng sự hiểu biết thực tế, muốn hạt nảy mầm cần phải làm gì?

HS trả lời: Ngâm hạt vào nước sau đó ủ ấm

GV: chuẩn KT, dẫn dắt vào bài mới

“ Hạt giống sau khi thu hoạch được phơi khô và bảo quản cẩn thận, có thể giữ lâu. nếu đem gieo hạt đó chổ đất ẩm và thoáng thì sau một thời gian hạt sẽ nẩy mầm”.

B. Hình thành kiến thức mới (20’)

- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Mở bài: Hạt giống sau khi thu hoặch được phơi khô và bảo quản cẩn thận, có thể cất giữ trong một thời gian dài mà không có gì thay đổi.

Nhưng nếu đem gieo hạt đó vào đất thoáng và ẩm hoặc tưới nước thì hạt sẽ nảy mầm. Vậy hạt nảy mầm cần nhứng điều kiện gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua các thí nghiệm của bài.

Hoạt động 1: Thí nghiệm về những điều kiện cần cho hạt nảy mầm.

Mục tiêu: Nêu được các điều kiện cần cho sự nảy mầm của hạt (nước, nhiệt độ,.)

 

docx3 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Bài 35: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm - Năm học 2020-2021 - Lương Thị Kim Yến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THCS Long Biên Họ và tên giáo viên: Lương Thị Kim Yến Tổ: Tự nhiên Tiết 42_Bài 35: NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN CHO HẠT NẢY MẦM Môn: Sinh học; lớp 6A1,2,3,4. Thời gian thực hiện: 45 phút I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được các điều kiện cần cho sự nảy mầm của hạt (nước, nhiệt độ,...) + Điều kiện bên trong : Chất lượng hạt giống + Điều kiện bên ngoài : nước, không khí, nhiệt độ. - Vận dụng trong sản xuất : Giải thích được cơ sở khoa học của một số biện pháp kĩ thuật gieo trồng và bảo quản hạt giống. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, làm thí nghiệm về những điều kiện cần cho hạt nảy mầm, theo các bước : Chọn hạt thí nghiệm, chuẩn bị dụng cụ, các tiến hành, kết quả, phân tích kết quả và rút ra nhận xét và kết luận. - Kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật. chăm sóc hạt khi đem gieo. 4. Năng lực: - Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề - Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận. II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của GV : - Làm thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 SGK/ 113,114 2. Chuẩn bị của HS : - Mỗi nhóm đã làm thí nghiệm 1, mang kết quả đến lớp. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Kiểm tra bài cũ Chọn nội dung ở cột A nối với cột B để được câu trả lời đúng rồi điền vào cột trả lời: Cột A Cột B Trả lời 1/ Tự phát tán 2/ Phát tán nhờ gió. 3/ Phát tán nhờ động vật. a. Hạt và quả có cánh hoặc túm lông nhẹ. b.Vỏ quả không tự tách ra, quả nhẹ. c. Vỏ quả có khả năng tự tách hoặc mở ra để hạt rơi ra ngoài. d. Quả có gai, móc hoặc quả và hạt là thức ăn của động vật. 1 – 2 – 3 – 2. Bài học A. Hoạt động mở đầu (5’) - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. GV: Cho HS quan sát mẫu vật hạt đỗ: Khô và đã nảy mầm GV hỏi: Nhận xét kích thước hạt, điểm mới của hạt ở 2 trạng thái này? HS: trả lời GV: Chuẩn KT GV hỏi: Bằng sự hiểu biết thực tế, muốn hạt nảy mầm cần phải làm gì? HS trả lời: Ngâm hạt vào nước sau đó ủ ấm GV: chuẩn KT, dẫn dắt vào bài mới “ Hạt giống sau khi thu hoạch được phơi khô và bảo quản cẩn thận, có thể giữ lâu. nếu đem gieo hạt đó chổ đất ẩm và thoáng thì sau một thời gian hạt sẽ nẩy mầm”. B. Hình thành kiến thức mới (20’) - Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động. Mở bài: Hạt giống sau khi thu hoặch được phơi khô và bảo quản cẩn thận, có thể cất giữ trong một thời gian dài mà không có gì thay đổi. Nhưng nếu đem gieo hạt đó vào đất thoáng và ẩm hoặc tưới nước thì hạt sẽ nảy mầm. Vậy hạt nảy mầm cần nhứng điều kiện gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua các thí nghiệm của bài. Hoạt động 1: Thí nghiệm về những điều kiện cần cho hạt nảy mầm. Mục tiêu: Nêu được các điều kiện cần cho sự nảy mầm của hạt (nước, nhiệt độ,...) Hoạt động của GV Hoạt động của HS B1:GV yêu cầu các nhóm để cốc thí nghiệm của mình lên bàn.( thí nghiệm 1 SGK/ 113) ? Hạt đỗ ở cốc nào đã nảy mầm ? ? Giải thích tại sao hạt đỗ ở các cốc khác không nảy mầm được. ? Nêu kết luận về điều kiện cần cho hạt nảy mầm qua thí nghiệm 1. B2:GV yêu cầu : HS để kết quả của thí nghiệm 2 lên bàn quan sát và thực hiện lệnh tam giác SGK/114. B3:GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin và cho biết : ? Ngoài 3 điều kiện trên, sự nảy mầm của hạt còn phụ thuộc vào những yếu tố nào ? ? Để hạt nảy mầm nhiều, ta cần chú ý điều gì khi gieo hạt. HS : Để 3 cốc kết quả thí nghiệm đã làm lên bàn quan sát và trả lời câu hỏi của GV. Hạt đỗ trong cốc có bông ẩm nảy mầm, vì : Cốc 1 không có đủ độ ẩm, cốc 2 không có đủ không khí. Đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét bổ sung. - HS để kết quả của thí nghiệm 2 lên bàn quan sát, suy nghĩ thực hiện lệnh tam giác sgk/114. - Yêu cầu nêu được: - Hạt không nảy mầm được vì nhiệt độ quá thấp. Cần có nhiệt độ thích hợp. Đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét bổ sung. - Cá nhân HS trả lời câu hỏi của GV. - HS rút ra kết luận. Tiểu kết: Hạt nảy mầm cần có đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp, ngoài ra hati phải có chất lượng tốt không bị sứt sẹo, sâu mọt, không bị mốc hoặc bị sâu bệnh. Hoạt động 2: Những hiểu biết về điều kiện nảy mầm của hạt được vận dụng như thế nào trong sản xuất. Mục tiêu: Vận dụng trong sản xuất : Giải thích được cơ sở khoa học của một số biện pháp kĩ thuật gieo trồng và bảo quản hạt giống. Hoạt động của GV Hoạt động của HS B1:GV: yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học để thực hiện lệnh tam giác SGK/ 114 B2: GV bổ sung, hoàn thành kiến thức cho HS. * Liên hệ thực tế : - Nước, không khí, nhiệt độ thích hợp có vai trò quan trọng đối với sự nảy mầm của hạt. - HS cần có ý thức bảo vệ môi trường ổn định cần thiết cho sự nảy mầm của hạt. - Đại diện HS trình bày, HS khác nhận xét bổ sung. HS thảo luận nhóm thống nhất ý kiến : - HS nêu được : - Đảm bảo hạt có đủ không khí để hô hấp, hạt mới không bị thối, chết. - Làm cho đất thoáng khi gieo hạt mới có đủ không khí để hô hấp. - Tránh nhiệt độ thấp, giữ ấm cho hạt hạt nẩy mầm. - giúp hạt gặp điều kiện thuận lợi, nhiệt độ, độ ẩm, độ thoáng đất tránh sâu bệnh. - hạt không bị mối mọi, nấm mốc phá hoại. Tiểu kết: Khi gieo hạt phải làm đất tơi xốp, phải chăm sóc hạt gieo: chống úng, chống hạn, chống rét. Phải gieo hạt đúng thời vụ. * Ghi nhớ :SGK trang 115 C. Hoạt động luyện tập - Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được. - GV củng cố nội dung bài. GV đưa bài tập: Chọn đáp án đúng.1 / Để cho hạt nảy mầm không cần điều kiện nào?A. Đủ nước.B. Nhiệt độ thích hợp.C.Đủ khí nitơD. Hạt giống tốt. 2. Khi gieo hạt cần phải: A. Gieo đúng thời vụ. B. Làm đất tơi xốp, chống úng, hạn và rét C. Thường xuyên để ngập nước và thắp đèn. D. Cả A và B. D. Hoạt động vận dụng - Mục tiêu: + Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học. + Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Yêu cầu hs đọc mục “Em có biết” cuối trang 115. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Đọc trước bài 36. Xem lại kiến thức về rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt. * Rút kinh nghiệm bài học:

File đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_6_bai_35_nhung_dieu_kien_can_cho_hat_na.docx