Giáo án Sinh học Lớp 7 - Bài 30: Ôn tập phần 1 "Động vật không xương sống"

I. MỤC TIÊU :

1.Kiến thức:

v Đạt chuẩn:

- Trình bày khái niệm về các ngành của động vật không xương sống.

- Mô tả hình dạng, cấu tạo và các đặc điểm sinh lí của các động vật không xương sống.

- Nêu đặc điểm chung của các ngành động vật không xương sống.

- Nêu ý nghĩa thực tiễn của động vật không xương sống trong tự nhiên và trong đời sống .

v Trn chuẩn;

- Khái quát được tính đa dạng của động vật không xương sống .

- Giải thích sự thích nghi của động vật không xương sống với môi trường .

2.Kĩ năng:Rèn cho học sinh: Kĩ năng phân tích tổng hợp, hoạt động nhóm, khái quát hoá, hệ thống hoá kiến thức.

3.Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích môn học .

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC :

 1. Giáo viên :

 - Phim trong nội dung bảng 1 + 2 +3 + 4

 - Tranh bảng 1 SGK .

 2. Học sinh :Chuẩn bị bài ở nhà, phiếu học tập.

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 12/07/2022 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Bài 30: Ôn tập phần 1 "Động vật không xương sống", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17 : Tiết 34 – Bài 30 : ÔN TẬP PHẦN I ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG . I. MỤC TIÊU : 1.Kiến thức: Đạt chuẩn: - Trình bày khái niệm về các ngành của động vật không xương sống. - Mô tả hình dạng, cấu tạo và các đặc điểm sinh lí của các động vật không xương sống. - Nêu đặc điểm chung của các ngành động vật không xương sống. - Nêu ý nghĩa thực tiễn của động vật không xương sống trong tự nhiên và trong đời sống . Trên chuẩn; - Khái quát được tính đa dạng của động vật không xương sống . - Giải thích sự thích nghi của động vật không xương sống với môi trường . 2.Kĩ năng:Rèn cho học sinh: Kĩ năng phân tích tổng hợp, hoạt động nhóm, khái quát hoá, hệ thống hoá kiến thức. 3.Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích môn học . II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC : 1. Giáo viên : - Phim trong nội dung bảng 1 + 2 +3 + 4 - Tranh bảng 1 SGK . 2. Học sinh :Chuẩn bị bài ở nhà, phiếu học tập. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC : Tiết 34 – Bài 30: ÔN TẬP PHẦN I ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG . * Hoạt động 1: Tìm hiểu tính đa dạng của động vật không xương sống . Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - Yêu cầu : + Đọc thông tin SGK tr 99. + Thảo luận nhóm hoàn thành mục tr 100 1. Ghi rõ tên ngành của 5 nhóm động vật vào chỗ để trống trên hình . 2. Ghi tên loài động vật vào chỗ trống ở dưới mỗi hình - HS thảo luận nhóm , cử đại diện trình bày , nhóm khác nhận xét , bổ sung . Bảng 1 : Các đại diện của ĐVKXS: Tên ngành Đại diện Đặc điểm Ngành Động vật nguyên sinh Chỉ là 1 tế bào và thực hiện đủ các chức năng sống của cơ thể Trùng roi - Có roi . - Có nhiều hạt diệp lục . - Sinh sản: Phân đôi Trùng biến hình - Có chân giả. - Nhiều không bào - Luôn luôn biến hình - Sinh sản: Phân đôi Trùng giày - Có miệng và khe miệng . - Nhiều lông bơi - Sinh sản: Phân đôi và tiếp hợp Ngành ruột khoang Cơ thể có đối xứng toả tròn. Cơ thể có 2 lớp tế bào. Ruột dạng túi Hải quỳ - Cơ thể hình trụ - Nhiều tua miệng - Thường có vách xương đá vôi Sứa - Cơ thể hình chuông - Thuỳ miệng kéo dài Thuỷ tức - Cơ thể hình trụ - Có tua miệng Các ngành Giun Cơ thể có đối xứng 2 bên Kí sinh: Có giác bám, vỏ cuticun Sán dây - Cơ thể dẹp - Sinh sản: Lưỡng tính Giun đũa - Cơ thể hình ống dài, tròn - Có vỏ cuticun Sinh sản: Phân tính Giun đất - Cơ thể phân đốt - Có chân bên. - Sinh sản: Ghép đôi Ngành Thân Mềm Cơ thể mềm, không phân đốt, có vỏ đá vôi, có khoang áo, hệ tiêu hoá phân hoá, cơ quan di chuyển đơn giản Ốc sên - Vỏ đá vôi xoắn ốc - Có chân lẻ - Đầu tiêu giảm: di chuyển để lại đường dài ¦ Lớp chân rìu - Đào lỗ đẻ trứng. Trai sơng - Hai vỏ đá vôi - Có chân lẻ - Vùi mình trong bùn ¦ đầu tiêu giảm - Tự vệ nhờ 2 mảnh vỏ Mực - Vỏ đá vôi tiêu giảm hay mất - Cơ chân phát triển thành 8 hay 10 tua miệng - Cơ quan di chuyển ở phần đầu ¦ lớp chân đầu. - Đẻ trứng và chăm sóc trứng - Tự vệ: Phun mực và chạy trốn Ngành chân khớp Có các phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau Con tôm - Có cả chân bơi,chân bò - Thở bằng mang Nhện - Cơ thể phân thành 3 phần rõ rệt - Có 4 đôi chân - Thở bằng phổi và ống khí Châu chấu - Cơ thể phân thành 3 phần rõ rệt - Có 1 đôi râu, 3 đôi chân, 2 đôi cánh. - GV nhận xét. ? Nhận xét tính đa dạng của động vật không xương sống ? (Động vật không xương sống đa dạng về cấu tạo , lối sống nhưng vẫn mang đặc điểm đặc trưng của mỗi ngành thích nghi với điều kiện sống ) - Cá nhân HS trả lời câu hỏi , HS khác nhận xét , bổ sung cho nhau . - GV nhận xét . I. Tính đa dạng của Động vật không xương sống : * Hoạt động 2 : Tìm hiểu sự thích nghi của động vật không xương sống : Hoạt động của thầy và trò Nội dung - Yêu cầu : + Đọc thông tin SGK tr 100. + Thảo luận nhóm hoàn thành mục tr 101 SGK 1. Ghi vào cột 2 một số động vật trong bảng 1 mà em biết đầy đủ . 2. Ghi vào cột 3 môi trường sống của động vật . 3. Ghi vào cột 4 (kiểu dinh dưỡng ) , cột 5 (kiểu di chuyển ) , cột 6 ( kiểu hô hấp ) của động vật đó để chứng tỏ chúng thích nghi với môi trường sống . - HS thảo luận nhóm , cử đại diện trình bày , nhóm khác nhận xét , bổ sung . Bảng 2 : Sự thích nghi của động vật với môi trường sống : STT Tên động vật Môi trường sống Sự thích nghi Kiểu dinh dưỡng Kiểu di chuyển Kiểu hô hấp 1 2 3 4 5 6 1 Trùng roi xanh Nước ao , hồ Tự dưỡng , dị dưỡng Bơi bằng roi Khuyếch tán qua màng cơ thể 2 Trùng biến hình Nước ao , hồ Dị dưỡng Bơi bằng chân giả Khuyếch tán qua màng cơ thể 3 Trùng giày Nước bẩn (cống,) Dị dưỡng Bơi bằng lông Khuyếch tán qua màng cơ thể 4 Hải quỳ Đáy biển Bắt mồi, tiêu hoá Sống cố định Khuyếch tán qua da 5 Sứa Trong nước biển Bắt mồi, tiêu hoá Bơi lội tự do Khuyếch tán qua da 6 Thuỷ tức Ở nước ngọt Bắt mồi, tiêu hoá - Lộn đầu - Sâu đo Khuyếch tán qua da 7 Sán dây Kí sinh ở ruột người Nhờ chất hữu cơ có sẵn Di chuyển Hô hấp yếm khí 8 Giun đũa Kí sinh ở ruột người Nhờ chất hữu cơ có sẵn Ít di chuyển Hô hấp yếm khí 9 Giun đất Sống trong đất Aên chất mùn Đào đất để chui Khuyếch tán qua da 10 Oác sên Trên cây Aên lá , chồi , củ Bò bằng cơ chân Thở bằng phổi 11 Trai song Nước ngọt Aên vụn hữu cơ Thụ động Thở bằng mang 12 Mực Nước biển Aên thịt động vật nhỏ Bơi bằng xúc tu và khoang áo Thở bằng mang 13 Tôm Ở nước (ngọt , mặn ) Bắt mồi, tiêu hoá Di chuyển bằng chân bơi , chân bò , đuôi Thở bằng mang 14 Nhện Ơû cạn Bắt mồi, tiêu hoá “ Bay” bằng tơ , bò Phổi và ống khí 15 Châu chấu Ở cạn Ăn lá cây và chồi non Bò, bay và nhảy Ống khí - GV nhận xét . II. Sự thích nghi của động vật không xương sống : * Hoạt động 3 : Tìm hiểu tầm quan trọng thực tiễn của động vật không xương sống : Hoạt động của thầy và trò Nội dung - Yêu cầu : + Thảo luận nhóm hoàn thành mục tr 101 SGK - HS thảo luận nhóm , cử đại diện trình bày , nhóm khác nhận xét , bổ sung . Bảng 3 : Tầm quan trọng thực tiễn của động vật không xương sống : STT Tầm quan trọng thực tiễn Tên loài 1 Làm thực phẩm Tôm ,mực, vẹm 2 Có giá trị xuất khẩu Mực , tôm. 3 Được nhân nuôi Tôm , vẹm, cua. 4 Có giá trị dinh dưỡng chữa bệnh Mật ong, giun đất. 5 Làm hại cơ thể động vật và người Sán dây , giun đũa , chấy, trùng roi, trùng kiết lị 6 Làm hại thực vật Ốc sên , nhện đỏ , sâu hại.... - GV nhận xét . III. Tầm quan trọng thực tiễn của động vật không xương sống : 4. Đánh giá , củng cố : Em hãy lựa chọn các từ ở cột B sao cho tương ứng với câu ở cột A : Cột A Cột B 1. Cơ thể chỉ là 1 tế bào nhưng thực hiện đủ các chức năng sống của cơ thể . 2. Cơ thể đối xứng tỏa tròn, thường hình trụ hay hình dù với 2 lớp tế bào . 3. Cơ thể mềm, dẹp, kéo dài hay phân đốt . 4. Cơ thể mềm, thường không phân đốt . 5. Cơ thể có bộ xương ngoài bằng kitin, có phần phụ phân đốt . a. Ngành Chân khớp b. Các ngành giun c. Ngành Ruột Khoang d. Ngành Thân mềm e. Ngành động vật nguyên sinh * Đáp án : 1.e 2.c 3.b 4.d 5a 5. Danë dò : - Ôn tập lại toàn bộ phần động vật không xương sống . IV. RÚT KINH NGHIỆM :

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_bai_30_on_tap_phan_i_dong_vat_khong_x.doc